Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5024/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ ĐIỀN LƯ, HUYỆN BÁ THƯỚC, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch nông thôn và các quy định của pháp luật có liên quan;

Căn cứ Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 4027/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045;

Căn cứ Công văn số 3295/BXD-QHKT ngày 27 tháng 7 năm 2023 của Bộ Xây dựng về đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2045;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 8901/SXD-QH ngày 15 tháng 12 năm 2023 về việc đồ án Quy hoạch chung đô thị Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 (kèm theo Tờ trình số 378/TTr- UBND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của UBND huyện Bá Thước).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị Điền Lư, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045, với những nội dung chính sau:

1. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch

1. Phạm vi lập quy hoạch

Phạm vi lập quy hoạch trên toàn bộ địa giới hành chính xã Điền Lư (gồm: thôn Sông Mã, thôn Võ, thôn Riềng, thôn Điền Giang, thôn Điền Lý, thôn Điền Tiến, thôn Triu, thôn Chiềng Lẫm và phố Điền Lư); có ranh giới như sau:

- Phía Đông giáp xã Lương Ngoại và xã Điền Trung;

- Phía Tây giáp xã Điền Quang;

- Phía Nam giáp xã Điền Trung;

- Phía Bắc giáp xã Ái Thượng và Lâm Trường Bá Thước.

2. Tính chất, chức năng đô thị

Là đô thị loại V, trung tâm tiểu vùng kinh tế phía Đông huyện Bá Thước, với các chức năng: công nghiệp, thương mại dịch vụ, phát triển đô thị.

3. Quy mô

3.1. Quy mô dân số:

- Dân số hiện trạng: 6.707 người;

- Dân số dự kiến năm 2030: 9.000 người;

- Dân số dự kiến năm 2045: 12.000 người.

3.2. Quy mô đất đai: Quy mô lập quy hoạch trên toàn bộ địa giới hành chính xã Điền Lư, tổng diện tích khoảng 17,15 km2 (1.714,96 ha).

4. Quy mô đất đai đô thị và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đạt được

4.1. Quy mô đất đai đô thị, chỉ tiêu sử dụng đất:

- Đất xây dựng đô thị: 488,02 ha;

- Khu đất dân dụng hiện trạng: 272,47 ha; khu đất dân dụng phát triển mới: 51,53 ha (97,3 m2/người), trong đó:

+ Đất nhóm nhà ở hiện trạng cải tạo: 211,68 ha.

+ Đất nhóm nhà ở phát triển mới: 29,10 ha (dân số phát triển mới 5.293 người), đạt chỉ tiêu 55 m2/người.

+ Đất dịch vụ - công cộng đô thị (hiện trạng và phát triển mới): 11,20 ha; đạt chỉ tiêu 9,33 m2/người.

+ Đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị đến năm 2045: 6,95 ha, đạt chỉ tiêu bình quân 5,8 m2/người.

+ Đất cây xanh toàn đô thị đến năm 2045 có tổng diện tích là 16,81 ha (trong đó: Diện tích cây xanh công cộng đô thị 6,95 ha; diện tích cây xanh chuyên dụng là 9,86 ha, bao gồm cây xanh cảnh quan và cây xanh cách ly), đạt chỉ tiêu bình quân 14,0 m2/người.

4.2. Chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng kỹ thuật:

- Tỷ lệ đất giao thông/diện tích đất xây dựng: 13,3%;

- Chỉ tiêu điện năng: 1.000-1.500 KWh/người - năm;

- Cấp nước sinh hoạt: 120 lít/người - ngày đêm;

- Thoát nước bẩn: 90% nước cấp;

- Thu gom xử lý rác thải: 1 Kg/ người - ngày;

- Thu gom xử lý: 100% chất thải;

- Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải thiết kế riêng biệt.

5. Định hướng phát triển không gian đô thị

5.1. Cơ sở hình thành phát triển, mô hình phát triển, định hướng phát triển đô thị:

5.1.1. Cơ sở hình thành phát triển của đô thị:

- Đô thị Điền Lư được lập quy hoạch dựa trên các cơ sở: Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Bá Thước đến năm 2045 được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Đô thị Điền Lư được xác định là trung tâm tiểu vùng kinh tế phía Đông huyện Bá Thước. Hướng phát triển đô thị: theo hướng Đông - Tây gắn với Quốc lộ 217 hành lang kinh tế Đông – Tây của tỉnh Thanh Hóa và đường tỉnh 523B.

5.1.2. Mô hình phát triển của đô thị: Cấu trúc không gian đô thị được tổ chức theo tuyến, điểm, trục lõi trung tâm kết nối với các khu vực phát triển ngoài vùng.

5.1.3. Định hướng phát triển đô thị: Phát triển trung tâm đô thị gắn kết với đường tỉnh 523B, quy hoạch hai tuyến đường, liên kết với mạng giao thông hiện có, để tạo thành khung giao thông khu vực trung tâm đô thị. Quy hoạch tuyến đường mới (tuyến đường đôi) tại phía Nam đường tỉnh 523B theo hướng Bắc - Nam, là trục chính đô thị cũng là trục cảnh quan đô thị. Trên cơ sở tuyến đường hiện trạng đi thôn Điền Tiến, quy hoạch tuyến đường theo hướng Đông - Tây giao cắt với đường tỉnh 523B và trục trung tâm mới đô thị, hướng đi xã Điền Trung.

5.2. Vị trí, quy mô các khu chức năng chính:

5.2.1. Vị trí, quy mô các khu vực đô thị

Toàn đô thị được quy hoạch thành 2 khu vực phát triển trên cơ sở sự khác biệt về địa hình, bán kính phục vụ làm yếu tố phân ranh với tổng dân số 12.000 người, gồm:

- Khu vực 1: Khu vực phía Tây Nam đô thị, có giới hạn bao gồm toàn bộ diện tích thôn Chiềng Lẫm, thôn Trìu, phố Điền Lư, thôn Điền Tiến, thôn Điền Lý. Quy mô diện tích khoảng 400,5 ha, dự kiến dân số khoảng 8.000 người.

- Khu vực 2: Khu vực phía Tây Bắc của đô thị, được giới hạn gồm toàn bộ diện tích thôn Riềng, thôn Võ, thôn Điền Giang, thôn Sông Mã và toàn bộ phần diện tích sông Mã (hồ thuỷ điện Bá Thước 2). Quy mô diện tích khoảng 1314,46 ha, dự kiến dân số khoảng 4.000 người.

5.2.2. Các khu vực chức năng chính

a) Khu ở, nhóm nhà ở:

- Các khu vực dân cư hiện hữu: Tổng diện tích đất ở hiện trạng khoảng 211,68 ha. Cơ bản giữ nguyên hiện trạng, ổn định, chỉnh trang khu vực dân cư hiện hữu phía Bắc, ven sông Mã, khu vực giáp Nhà máy thủy điện Bá Thước 2. Với đặc thù địa hình miền núi và phân bố dân cư phân tán, bố trí công trình công cộng: Nhà văn hóa, đất cây xanh, điểm trường để đáp ứng nhu cầu, bán kính phục vụ, đáp ứng với yêu cầu phát triển của đô thị loại V.

- Khu dân cư phát triển mới: Tổng diện tích đất dân cư phát triển khoảng 29,10 ha; hình thành các khu dân cư mới tập trung đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đô thị:

+ Dân cư phát triển tại khu vực trung tâm đô thị mới, dọc Quốc lộ 217, tầng cao từ 3-5 tầng.

+ Dân cư phát triển tại khu vực khác: Hình thức nhà ở thấp tầng (2-3 tầng), nhà vườn gắn với phong tục tập quán và cảnh quan sinh thái khu vực.

b) Cơ quan hành chính:

- Cơ quan hành chính cấp vùng như: Trạm kiểm lâm, Ban quản lý lâm trường, cơ bản ổn định ở vị trí hiện nay; tổng diện tích: 1,85 ha.

- Công sở xã Điền Lư, các cơ quan cấp đô thị: Hiện trạng có diện tích đất hạn hẹp và bố trí không tập trung khó khăn trong việc đi lại làm việc của người dân. Nên trong kỳ quy hoạch này xác định quy hoạch khu trung tâm hành chính đô thị mới có tổng diện tích khoảng 2,20 ha.

c) Công trình công cộng ngoài dân dụng:

- Đất y tế: Quy hoạch mới Bệnh viện Đa khoa tại khu vực trung tâm mới, phía Đông trục đường tránh đô thị. Kí hiệu lô đất YT-02, diện tích: 1,64 ha.

- Đất cây xanh chuyên dụng, cây xanh cảnh quan: Cây xanh cách ly bố trí quanh các khu vực sản xuất công nghiệp, làng nghề, nghĩa trang. Ngoài ra bố trí cây xanh cảnh quan mặt nước khu vực thôn Chiềng Lẫm tạo cảnh quan môi trường cho khu dân cư. Tổng diện tích: 9,86 ha.

- Đất quảng trường: Bố trí trên trục chính đô thị, đối diện công sở; ký hiệu lô đất QT-01, diện tích: 1,86 ha.

- Đất trung tâm văn hóa - thể dục thể thao: Quy hoạch mới tại vị trí trên trục chính đô thị, tiếp giáp với trung tâm hành chính đô thị. Gồm các hạng mục công trình: Nhà thi đấu, sân vận động và một số chức năng khác. Là nơi tổ chức sự kiện văn hóa, thể thao, trưng bày triển lãm, biểu diễn nghệ thuật… Ký hiệu lô đất VHTT-01, diện tích: 3,89 ha.

d) Đất công trình công cộng dân dụng:

- Đất trạm y tế: Trạm y tế hiện tại sẽ được điều chỉnh là trung tâm y tế của thị trấn trong tương lai. Kí hiệu lô đất YT-01, diện tích: 0,36 ha; mật độ xây dựng 50%, tầng cao 1-3 tầng; hệ số sử dụng đất 1,5 lần.

- Đất giáo dục: Tổng diện tích đất giáo dục cấp đô thị: 6,46 ha; cơ bản tôn trọng kế thừa hệ thống công trình giáo dục hiện nay của khu vực; một số thay đổi nhỏ như sau:

+ Cải tạo, chỉnh trang các cơ sở giáo dục hiện trạng đáp ứng tiêu chuẩn ngành.

+ Quy hoạch mới 01 cụm giáo dục cấp đô thị tại vị trí khu trung tâm mới của đô thị, kí hiệu lô đất: GD-04.

+ Quy hoạch thêm 01 điểm trường tại thôn Điền Giang, kí hiệu lô đất: GD-07.

- Đất cây xanh công viên - sân chơi: Tận dụng các sân thể thao thiết yếu hiện có, bố trí các khu cây xanh công viên, sân chơi phân tán trên toàn đô thị, trung tâm các khu vực dân cư để đảm bảo tiếp cận thuận lợi, nâng cao môi trường sống của người dân. Tổng diện tích đất là 6,95 ha.

- Đất nhà văn hóa: Tổng diện tích 2,18 ha; bổ sung hoặc nâng cấp, chỉnh sửa công trình nhà văn hóa đầy đủ cho các thôn.

e) Khu vực khai thác, chế biến vật liệu xây dựng:

Giữ nguyên tại khu vực núi Thung Moong, có phương án bảo vệ môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ và cảnh quan đô thị phù hợp với các quy định về công trình khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Kí hiệu lô đất SXKD-01, diện tích: 9,84 ha.

f) Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:

- Khu vực sản xuất công nghiệp - làng nghề bố trí tập trung tại khu vực tiếp giáp với bến xe đô thị phía Bắc thôn Chiềng Lẫm (chân núi Bường), nhằm di dời các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong khu vực đô thị; thuận tiện trong công tác quản lý, xử lý môi trường, cảnh quan đô thị. Kí hiệu lô đất CN- TTCN, diện tích: 9,0 ha.

- Khu vực Nhà máy thủy điện Bá Thước được cập nhật vị trí, ranh giới theo dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kí hiệu lô đất NMTĐ-01.

g) Thương mại dịch vụ:

- Bố trí các khu thương mại dịch vụ (TMDV) tại vị trí trung tâm đô thị và các điểm đầu mối giao thông quan trọng, cụ thể:

+ Tại khu vực nút giao Quốc lộ 217 và đường đường tỉnh 523B; khu vực trục trung tâm mới, khu vực làng Song kết hợp với dịch vụ du lịch ven sông Mã. Ký hiệu lô đất: TMDV-01 đến TMDV- 15. Tổng diện tích 15,0 ha.

+ Chợ Điền Lư: Là chợ hạng III, phát huy được thể mạnh là điểm thông thương, giao lưu hàng hóa giữa huyện Bá Thước, huyện Cẩm Thủy và các huyện lân cận. Ký hiệu lô đất: CH-01, diện tích khoảng 0,56 ha.

- Tổng diện tích đất TMDV- Chợ: 15,56 ha (ngoài ra cập nhật một số dự án đã được cấp phép xây dựng như: Trung tâm thương mại hạng III tại khu vực phố Điền Lư, diện tích sàn tối thiểu 10.000 m²).

h) Dịch vụ du lịch:

Tận dụng lợi thế địa hình, quy hoạch khu dịch vụ du lịch sinh thái gắn hồ thuỷ điện, các khu vực trải nghiệm,… dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ nhà hàng, ăn uống, trưng bày, kinh doanh các sản vật địa phương; bố trí tại 2 khu vực chính:

- Khu dịch vụ du lịch sinh thái cộng đồng tại đồi Quýt, đồi Mùn. Kí hiệu lô đất: DLST- 01, DLST- 02.

- Khu dịch vụ du lịch ven sông Mã: Phát triển dịch vụ du lịch chèo thuyền, ngắm cảnh sông Mã; kí hiệu lô đất: DLST- 03, DLST- 04, DLST- 05.

Tổng diện tích 39,19 ha.

i) Sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao:

Khu vực sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao trên cơ sở định hướng của huyện đã được thể hiện hoá trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và phù hợp với định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt. Nhu cầu phát triển các trang trại rau, mầu có sử dụng máy móc, áp dụng công nghệ tiên tiến để dần nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực. Tổng diện tích 79,8 ha.

6. Cơ cấu sử dụng đất theo chức năng

Bảng thống kê quy hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn:

STT

TÊN LOẠI ĐẤT

Ký hiệu

Giai đoạn đến 2030 (ha)

Giai đoạn đến 2045 (ha)

Tỷ lệ (%)

 

TỔNG DIỆN TÍCH LẬP QUY HOẠCH

 

1660,44

1714,96

100,0

Dân số dự báo (12000 người)

A

ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ (I+II+III)

 

433,50

488,02

28,5

I

KHU ĐẤT DÂN DỤNG HIỆN TRẠNG

 

272,47

272,47

15,9

1

Nhóm đất dân dụng hiện trạng

 

 

 

 

1.1

Đất nhóm nhà ở hiện trạng cải tạo

HT

211,68

211,68

12,3

1.2

Đất cơ quan, công trình công cộng hiện trạng

 

5,77

5,77

0,3

1.2.1

Đất dịch vụ - công cộng đơn vị ở

CC

1,75

1,75

 

1.2.2

Đất giáo dục hiện trạng

GD

3,66

3,66

 

1.2.3

Đất trung tâm y tế hiện trạng

YT-01

0,36

0,36

 

1.3

Đất cây xanh thể thao hiện trạng

CX

3,55

3,55

0,2

1.4

Đất giao thông hiện trạng

 

51,47

51,47

3,0

II

KHU ĐẤT DÂN DỤNG MỚI

 

31,43

51,53

3,0

1

Đất nhóm nhà ở mới

 

11,10

29,10

1,7

2

Đất cơ quan, công trình công cộng

 

3,33

5,43

0,3

2.1

Đất cơ quan, hành chính

CQ-01

2,20

2,20

 

2.2

Đất dịch vụ - công cộng đơn vị ở

CC

0,43

0,43

 

2.3

Đất giáo dục

GD

0,70

2,80

 

3

Đất cây xanh - công viên, sân chơi

CX;CXCV

3,40

3,40

0,2

4

Đất giao thông nội thị

 

13,60

13,60

0,8

III

KHU ĐẤT NGOÀI DÂN DỤNG

 

129,60

164,02

9,6

1

Đất cơ quan, công trình công cộng

CQ

1,85

1,85

0,1

2

Đất y tế (bệnh viện đa khoa)

YT-02

1,64

1,64

0,1

3

Đất trung tâm văn hóa - TDTT

VHTT-01

3,89

3,89

0,2

4

Đất quảng trường trung tâm

QT-01

 

1,86

0,1

5

Đất thể dục thể thao

TDTT-01

1,22

1,22

0,1

6

Đất văn hoá, tín ngưỡng

TN

1,14

1,14

0,1

7

Đất thương mại dịch vụ - chợ

 

6,42

15,56

0,9

7,1

Đất thương mại dịch vụ

TMDV

5,86

15,00

 

7,2

Chợ Điền Lư

CH-01

0,56

0,56

 

8

Đất du lịch sinh thái

DLST

20,77

39,19

2,3

9

Đất khu sản xuất vật liệu xây dựng

KTVL-01

9,84

9,84

0,6

10

Nhà máy thủy điện Bá Thước

NMTĐ-01

35,17

35,17

2,1

11

Khu xử lý chất thải rắn

KXLCTR

 

5,0

0,3

12

Đất nhà máy nước

NMN

0,6

0,6

0,0

13

Đất công trình hạ tầng kỹ thuật

HTKT

0,8

0,8

0,0

14

Đất công nghiệp - làng nghề

TTCN-LN

9,0

9,0

0,5

15

Đất bến xe; bãi đỗ xe

BX; BĐX

3,18

3,18

0,2

16

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NT

5,84

5,84

0,3

17

Đất cây xanh chuyên dụng, CXCQ

 

9,86

9,86

0,6

17,1

Đất cây xanh chuyên dụng

CXCL

5,32

5,32

 

17,2

Đất cây xanh cảnh quan

CXCQ

4,54

4,54

 

18

Đất giao thông đối ngoại

 

18,38

18,38

1,1

B

KHU NÔNG NGHIỆP VÀ CHỨC NĂNG KHÁC

 

1226,94

1226,94

71,5

1

Đất nông nghiệp

 

183,25

183,25

10,7

2

Đất nông nghiệp ứng dụng CNC

NNCNC

79,80

79,80

4,7

3

Đất đồi núi, lâm nghiệp

 

837,02

837,02

48,8

4

Đất mặt nước

 

126,87

126,87

7,4

7. Các quy định về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị

- Các điểm nhấn chính được xác định là: Khu vực phố Điền Lư; khu vực quảng trường trung tâm đô thị mới; khu vực cuối tuyến đường tránh Quốc lộ 217 đi xã Điền Quang.

- Các công trình hành chính, chính trị, văn hóa - thể thao, thương mại, dịch vụ, du lịch, y tế phải được nghiên cứu phù hợp với tính chất, chức năng của loại hình công trình và đặc trưng đô thị.

- Tổ chức các trục không gian, cảnh quan chính:

+ Cải tạo, nâng cấp cảnh quan các tuyến đối ngoại (Quốc lộ 217; đường tỉnh 523B). Các tuyến đường chính phục vụ du lịch và đô thị, tạo cảnh quan hấp dẫn, với các tiện ích công cộng thông minh, hiện đại, sinh thái, dễ tiếp cận.

+ Đề xuất bảo tồn, khai thác cảnh quan thiên nhiên hiện hữu về địa hình, cây xanh, sông hồ, mặt nước. Hạn chế mở rộng, đảm bảo cảnh quan tự nhiên và các giá trị văn hoá lịch sử của đô thị. Hình thành một số điểm dịch vụ du lịch ven sông Mã nhưng không xây dựng công trình kiên cố, khi thực hiện dự án yêu cầu đảm bảo quy định của pháp luật về đê điều.

- Kiểm soát chặt chẽ công trình xây dựng cao tầng để phù hợp với đặc điểm hiện trạng từng khu vực. Tại các khu vực giao cắt giữa các trục đường chính đô thị khuyến khích xây dựng các công trình cao tầng, hợp khối làm điểm nhấn và định hình không gian đô thị.

- Khuyến khích sử dụng các khu vực có đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để bổ sung quỹ đất phát triển đô thị, dịch vụ du lịch, các khu công viên cây xanh chuyên đề, các công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật đô thị.

8. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

8.1. Chuẩn bị kỹ thuật

* Cao độ nền:

- Căn cứ Quyết định số 2872/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Thanh hóa về việc phê duyệt phương án ứng phó thiên tai và tình huống khẩn cấp năm 2019, công trình thủy điện Bá Thước 2, huyện Bá Thước; hồ Thủy điện Bá Thước 2 có mực nước dâng bình thường (MNDBT) là 41,0 m, mực nước lòng sông hạ lưu là 36,79 m ứng với tần suất P=10%. Cao độ xây dựng cho đô thị như sau:

+ Khu vực hạ lưu đập thủy điện Bá Thước 2 (phía Nam núi Đồi Mun, núi Thung Moong): cao độ xây dựng ≥ 37,5 m.

+ Khu vực lòng hồ thủy điện Bá Thước 2 (phía Bắc núi Đồi Mun, núi Thung Moong): cao độ xây dựng ≥ 42,5 m.

- Căn cứ các dự án xây dựng hệ thống thủy điện bậc thang trên sông Mã có ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ thủy văn dòng sông, đặc biệt thủy điện Bá Thước 2 (bậc thang thứ 7 tính từ thượng nguồn), sông Mã trở thành các hồ chứa nước có dung tích lớn khi đó mực nước cao nhất, thấp nhất sẽ được kiểm soát. Vì vậy, lựa chọn cao độ xây dựng ≥ 42,5 m.

* Phương án san nền:

Hạn chế san lấp dẫn đến phá vỡ cảnh quan, địa hình tự nhiên; san nền cục bộ theo từng công trình; các công trình gần núi cần bố trí mương hở đón nước, mái taluy có thể kiên cố hóa hoặc không tùy theo địa chất và sự ổn định mái dốc.

8.2. Quy hoạch giao thông

a) Giao thông đối ngoại:

Hệ thống đường giao thông đối ngoại tuân thủ theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐTTg ngày 01/9/2021. Phù hợp với Quy hoạch giao thông toàn tỉnh (Quyết định số 3227/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 và Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến 2025, định hướng đến năm 2030).

- Quốc lộ 217: Quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe. Đoạn qua đô thị Điền Lư được quy hoạch với mặt cắt 1-1 (đi qua khu dân cư hiện hữu), lộ giới 26,0 m (mặt đường: 14,0 m, vỉa hè: 6,0x2=12,0 m).

- Đường tỉnh 523B: Từ đô thị Điền Lư (huyện Bá Thước) đi xã Cẩm Tú (huyện Cẩm Thủy), quy mô đường cấp III, 2 làn xe. Đoạn qua đô thị được quy hoạch với mặt cắt 2-2, lộ giới 20,5 m (mặt đường: 10,50 m; vỉa hè: 2x5,0=10,0 m).

b) Giao thông đô thị:

Hệ thống đường giao thông đô thị được thiết kế từ 2 - 4 làn xe, đảm bảo tốc độ thiết kế 40-60 km/h, bao gồm:

- Đường chính đô thị (song song với đường tỉnh 523B về phía Đông Nam) là trục phát triển mới và là trục cảnh quan của đô thị được quy hoạch với mặt cắt 3-3, lộ giới 30,0 m (mặt đường 7,5x2=15,0 m; phân cách: 3,0 m; vỉa hè: 6,0x2=12,0 m).

- Tuyến tránh đô thị mặt cắt 1-1 (tuyến tránh Nam và tuyến tránh Đông), lộ giới 26,0 m: Mặt đường 14,0 m, vỉa hè: 6,0x2=12,0 m.

- Tuyến tránh Đông đô thị mặt cắt 1-1 (song song với trục phát triển mới và là trục cảnh quan của đô thị), lộ giới 26,0 m: Mặt đường 14,0 m, vỉa hè: 6,0x2=12,0 m.

- Các tuyến đường liên khu vực, đường khu vực kết nối các khu chức năng, khu dân cư có mặt cắt 2-2 và 4-4:

+ Mặt cắt 2-2: Lộ giới 20,5 m (mặt đường: 10,50 m; vỉa hè: 2x5,0=10,0 m).

+ Mặt cắt 4-4: Lộ giới 17,5 m (mặt đường: 7,50 m; vỉa hè: 2x5,0=10,0 m).

- Các tuyến đường ngoài khu dân cư có mặt cắt 5-5: Mặt đường 7,5 m, 2 bên bố trí hành lang hạ tầng kỹ thuật.

* Tổng chiều dài đường chính đô thị là 5,32 km, đạt 1,22 km/km2.

* Tổng chiều dài đường liên khu vực là 13,06 km, đạt 2,99 km/ km2.

* Tổng chiều dài đường chính khu vực là 22,41 km, đạt 5,14 km/ km2.

c) Công trình đầu mối giao thông:

- Quy hoạch bến xe đô thị loại V tại khu vực vườn cam, thôn Chiềng Lẫm. Diện tích: 1,32 ha; tầng cao từ 2-3 tầng, mật độ xây dựng 50%, hệ số sử dụng đất 1,5 lần.

- Bố trí hệ thống bãi đỗ xe công cộng tập trung được quy hoạch tại các khu vực công trình công cộng đô thị, nơi tập trung đông người; tổng diện tích khoảng 1,86 ha. Ngoài ra hệ thống bãi đỗ xe công cộng được sẽ bố trí phân tán trong các khu dân cư thông qua các đồ án quy hoạch chi tiết; đảm bảo chỉ tiêu sử dụng cho toàn đô thị phải đạt được tối thiểu 2,5 m2/người.

d) Bến thuyền:

Bố trí 02 bến thuyền du lịch tại trí phía Nam sông Mã phục vụ nhu cầu thăm quan lòng hồ thuỷ điện Bá Thước 2.

8.3. Quy hoạch cấp nước

* Tổng nhu cầu dùng nước: Q = 1.850 m3/ng.đ.

* Nguồn cấp nước thô: Từ nguồn nước mặt sông Mã.

* Mạng lưới cấp nước:

- Nhà máy nước: Xây dựng nhà máy nước tại khu vực phía Bắc đô thị, công suất 3.000,0 m3/ng.đ; đảm bảo lưu lượng cấp nước cho đô thị và khu vực phụ cận (tuân thủ định hướng Quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt). Diện tích xây dựng nhà máy nước sạch khoảng 0,6 ha.

* Trạm bơm tăng áp: Xây dựng trạm bơm tăng áp đặt tại khu vực thôn Riềng để đảm bảo áp lực cung cấp nước đến các khu vực phía Nam đô thị.

8.4. Quy hoạch thoát nước

a) Thoát nước mưa:

- Khu vực nghiên cứu được chia làm 03 lưu vực thoát nước chính:

+ Lưu vực 1: Phía Tây Nam núi Bường. Nước mưa thoát về 2 trục tiêu thôn Chiềng Lẫm và thôn Trìu ra suối Đại Lạn.

+ Lưu vực 2: Kẹp giữa núi Bường và núi Đồi Mun, núi Thung Moong. Nước mưa thoát về trục tiêu thôn Điền Lý, Điền Giang ra suối Đại Lạn.

+ Lưu vực 3: Phía Bắc núi Đồi Mun, núi Thung Moong. Nước mưa thoát về trục tiêu làng Song ra sông Mã.

b) Thoát nước thải:

- Quy hoạch hệ thống thoát nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa, dọc tuyến cống thoát nước thải bố trí hố ga để xử lý sự cố và vét bùn, khoảng cách hố ga đảm bảo tiêu chuẩn. Hệ thống thoát nước thải thiết kế theo nguyên tắc tự chảy để tận dụng điều kiện địa hình, các trạm bơm được đặt ngầm đảm bảo cảnh quan đô thị.

- Nước thải sinh hoạt khu dân cư, khu công cộng sau khi được xử lý tại chỗ qua bể tự hoại của từng công trình sẽ được dẫn về các trạm xử lý nước thải đã được bố trí theo lưu vực thoát nước; toàn bộ nước thải của đô thị sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn giới hạn sau đó sẽ được thoát ra sông Mã.

- Nhu cầu xử lý nước thải sinh hoạt của đô thị: Q = 1.020,0 m3/ng.đêm (tính bằng 90% lưu lượng cấp nước).

- Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt đặt tại khu vực phía Đông Nam của đô thị công suất Q = 2.600,0 m3/ng.đêm; xử lý nước thải cho đô thị và vùng phụ cận (tuân thủ định hướng Quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt), tại đây nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra suối Đại Lạn.

8.5. Quy hoạch cấp điện

* Tổng nhu cầu: 6.600 KWA.

* Nguồn điện: Từ Lộ 378 trạm biến áp 110KV Bá Thước.

* Mạng lưới cấp điện:

- Lưới điện trung áp 35KV: Xây dựng mới tuyến điện trung áp 35KV đi ngầm cấp điện cho các trạm biến áp xây dựng mới.

- Trạm biến áp: Căn cứ nhu cầu sử dụng điện, quy mô dân số, công suất các trạm biến áp hiện có 12 trạm, quy hoạch bổ sung xây dựng mới 07 trạm biến áp.

8.6. Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động

- Tổng nhu cầu dịch vụ viễn thông của khu vực lập quy hoạch là: 3.900 đường dây thuê bao.

- Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng: Tiếp tục duy trì nâng cấp điểm bưu điện - văn hóa đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ của nhân dân trên địa bàn.

- Hạ tầng viễn thông:

+ Đầu tư nâng cấp trạm truy nhập vệ tinh, đảm bảo 90% số hộ được sử dụng hạ tầng mạng internet băng thông rộng.

+ Xây dựng các cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động thân thiện với môi trường, dùng chung cho các doanh nghiệp viễn thông trong khu vực nghiên cứu, phù hợp với việc triển khai ứng dụng các công nghệ thông tin di động thế hệ thứ tư 4G/5G và thế hệ mới sau 5G sẽ trở nên phổ biến và rộng rãi.

+ Đến năm 2025 phủ sóng 5G toàn khu vực.

+ Phạm vi bán kính phủ sóng của 01 trạm từ 300-500 m, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ thông tin di động băng thông rộng tốc độ cao, xây dựng cột ăng ten thân thiện với môi trường.

- Mạng truyền dẫn: Hướng tới xây dựng ngầm hóa toàn bộ các tuyến cáp dọc các tuyến đường chính, đường nội bộ trong khu vực nghiên cứu nhằm đảm bảo an toàn thông tin và mỹ quan đô thị.

8.7. Chất thải rắn và vệ sinh môi trường

- Thu gom, xử lý rác thải rắn: Chất thải rắn được thu gom 90% đến điểm tập kết sau đó vận chuyển đến khu xử lý rác tập trung của khu vực tại phía Tây đô thị (tuân thủ Quyết định số 1592/QĐ-UBND ngày 07/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án xử lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050).

- Nghĩa trang: Từng bước đóng cửa các nghĩa trang nhỏ lẻ, khoanh vùng trồng cây xanh cách ly hạn chế ảnh hưởng xấu tới môi trường; đồng thời di dời các khu nghĩa địa tự phát, các khu mộ nằm rải rác trong khu vực dân cư, các cánh đồng về nghĩa trang nhân dân được quy hoạch mở rộng tại các thôn Trìu, thôn Riềng và thôn Điền Lý.

9. Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường

Phát triển kinh tế, xã hội, đô thị hóa phải đi đôi với bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp, kế hoạch bảo vệ môi trường, bao gồm:

- Phát triển đô thị phải gắn liền với xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho các khu dân cư, đô thị tránh phát sinh chất thải ra môi trường.

- Kiểm soát môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án khi triển khai phải đảm bảo đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định, tăng cường giám sát kiểm tra định kỳ.

- Xây dựng chương trình quan trắc, bố trí các điểm quan trắc môi trường nước tại các vị trí nguồn tiếp nhận nước thải, vùng nước biển ven bờ, môi trường đất, không khí tại các khu vực trọng điểm.

10. Các hạng mục ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện

TT

Danh mục các dự án, hạng mục công trình

Nguồn vốn

I

Giai đoạn đến năm 2023

 

 

Đưa mốc giới quy hoạch ra thực địa, đồng thời tiến hành, lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng. Đáp ứng cho yêu cầu quản lý, kêu gọi đầu tư, chỉ đạo thực hiện quy hoạch

Vốn ngân sách

II

Giai đoạn 2023-2030

 

1

Cải tạo tuyến giao thông chính đô thị và hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm đô thị. Cải tạo hệ thống điện sinh hoạt, điện chiếu sáng đô thị, thoát nước thải, bãi rác đô thị; đáp ứng các tiêu chí đô thị loại V

Vốn ngân sách

2

Đầu tư XD Trạm cấp nước sạch

Vốn ngân sách

3

Hoàn thiện cầu Bến Kẹm

Vốn ngân sách

4

Cải tạo các công trình HTXH: Trường học, trạm y tế, trung tâm TDTT theo các tiêu chuẩn ngành, xây dựng công viên trung tâm thị trấn

Vốn ngân sách

5

Xây dựng chợ Điền Lư

Xã hội hóa

6

Xây dựng khu hành chính mới

Vốn ngân sách

7

Dự án hạ tầng các khu dân cư đô thị mới

Xã hội hóa

8

Đầu tư tuyến đường chính đô thị

Vốn ngân sách

9

Đầu tư Khu du lịch sinh thái ven sông Mã

Xã hội hóa

10

Đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 

11

Xây dựng hạ tầng Khu thương mại dịch vụ kết hợp dân cư khu vực trung tâm đô thị mới

Xã hội hóa

III

Giai đoạn 2031-2045

 

1

Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực phát triển mới Nam TL 523B

Vốn ngân sách

2

Xây dựng tuyến đường tránh phía Nam đô thị

 

3

Xây dựng tuyến đường tránh TL 523B

Vốn ngân sách

4

Đầu tư khu xử lý rác cấp huyện

Xã hội hóa

5

Đầu tư các trung tâm dịch vụ thương mại, cộng cộng tại khu vực này để tăng các yếu tố tạo thị

Xã hội hóa

11. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung

Ban hành Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung đô thị Điền Lư, huyện Bá Thước đến năm 2045 kèm theo quyết định phê duyệt đồ án.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND huyện Bá Thước có trách nhiệm:

- Hoàn chỉnh, xuất bản hồ sơ đồ án được duyệt để lưu trữ theo quy định; bàn giao hồ sơ, tài liệu đồ án quy hoạch chung đô thị cho Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa và địa phương, các ngành, đơn vị liên quan để lưu giữ, quản lý, đăng tải thông tin quy hoạch và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

- Tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch chung được duyệt chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt theo quy định tại khoản 12, Điều 29 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018.

- Chỉ đạo chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ quỹ đất quy hoạch xây dựng; tổ chức, quản lý việc lập quy hoạch chi tiết đô thị, đầu tư xây dựng tuân thủ theo quy hoạch chung đô thị được phê duyệt.

- Rà soát sự đồng bộ của các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác liên quan với quy hoạch chung đô thị; thực hiện điều chỉnh (nếu có) để đảm bảo đồng bộ giữa các quy hoạch.

- Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hằng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn khai thác từ quỹ đất bằng các cơ chế chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa có trách nhiệm thực hiện đăng tải nội dung hồ sơ quy hoạch được duyệt lên cổng thông tin điện tử Quốc gia www.quyhoach.xaydung.gov.vn.

3. Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND huyện Bá Thước; Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa và Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN.(QH BaThuoc_TM.1)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Xuân Liêm