Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 504-TC/BH

Hà Nội , ngày 20 tháng 11 năm 1991

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TẮC VÀ BIỂU PHÍ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 155-HĐBT ngày 15-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 30-HĐBT ngày 10-3-1988 và Chỉ thị số 363-CT ngày 6-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành và triển khai chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
Căn cứ Quyết định số 45-QĐ/TC ngày 2-2-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 503/TC-BH ngày 20-11-1991 của Bộ Tài chính cho phép Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam triển khai bảo hiểm vật chất xe cơ giới;
Theo đề nghị của ông Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc và biểu phí bảo hiểm xe cơ giới.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1-1-1992. Các quyết định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các ông Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Giám đốc Sở Tài chính các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phạm Văn Trọng

(Đã Ký)

 

QUY TẮC

BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 504/TC-BH ngày 20-11-1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Trên cơ sở chủ xe yêu cầu và nộp phí bảo hiểm theo quy định. Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là BAOVIET) nhận bảo hiểm những loại hình bảo hiểm sau đây:

Phần I:

BẢO HIỂM THIỆT HẠI VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI

Phạm vi bảo hiểm: Với loại bảo hiểm này BAOVIET bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xảy ra do chiếc xe được bảo hiểm trong những trường hợp sau đây:

1. Tai nạn do xe đâm va, lật đổ.

2. Cháy, nổ, bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa đá.

3. Mất cắp toàn bộ xe.

4. Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.

Ngoài ra BAOVIET sẽ thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:

a. Ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị tai nạn.

b. Kéo xe bị thiệt hại đến nơi sửa chữa gần nhất hoặc đảm bảo an toàn cho xe.

c. Giám định tổn thất, nếu thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Tuy nhiên trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường không vượt quá số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.

Không thuộc phạm vi bảo hiểm: BAOVIET không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất của xe xảy ra do những nguyên nhân sau:

1. Hao mòn tự nhiên. Giảm dần chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa.

2. Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc, thiết bị, kể cả máy thu thanh, điều hoà nhiệt độ, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra.

3. Mất cắp bộ phận của xe.

4. Hành động cố ý phá hoại của chủ xe, lái xe.

Những quy định áp dụng cho phần I (về Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới):

1. Giá trị bảo hiểm của xe do BAOVIET và chủ xe thoả thuận theo giá trị thực tế tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

2. Trường hợp chủ xe yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn thì phải thông báo cho BAOVIET biết trước 10 ngày. BAOVIET sẽ hoàn lại 90% phí bảo hiểm của thời gian còn lại. Nếu trước khi huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm mà xe được bảo hiểm bị tai nạn đã được BAOVIET bồi thường thì chủ xe không được hoàn lại phí bảo hiểm của thời gian còn lại.

3. Giám định tai nạn: Những vụ tai nạn ước tính 500.000 đồng trở lên, BAOVIET sẽ tiến hành giám định với sự có mặt của chủ xe để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại của xe. Trường hợp hai bên không đạt được sự thoả thuận thì hai bên sẽ chọn giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp để tiến hành giám định. Đối với những vụ tai nạn nhỏ (dưới 500.000) mà không có điều kiện giám định hoặc cảnh sát giao thông lập biên bản thì chủ xe phải khai báo thật đầy đủ chi tiết nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn, mức độ thiệt hại và thu thập đầy đủ chứng từ để BAOVIET xét bồi thường.

4. Trường hợp xe bị mất cắp, chủ xe hoặc lái xe phải báo ngay cho cơ quan công an, BAOVIET nơi gần nhất và chính quyền địa phương nơi xe bị mất cắp để lập biên bản và có kế hoạch điều tra xử lý vụ việc. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày bị mất cắp chủ xe phải xác nhận lại bằng văn bản cho BAOVIET.

5. Bồi thường tổn thất bộ phận:

a. Khi xe được bảo hiểm bị tổn thất bộ phận BAOVIET bồi thường cho chủ xe số tiền tối đa không vượt quá tỷ lệ phần trăm của bộ phận đó đối với giá trị toàn bộ xe và tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của xe (có bảng tỷ lệ tổng thành kèm theo).

b. Trong quá trình sửa chữa xe được bảo hiểm nếu phải thay bộ phận mới thì BAOVIET chỉ bồi thường giá trị thực tế của bộ phận đó trước khi xe bị tổn thất và theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của bộ phận đó.

c. BAOVIET bồi thường toàn bộ chi phí sơn lại xe nếu trên 50% diện tích sơn của xe bị hư hỏng do tai nạn gây ra.

6. Bồi thường tổn thất toàn bộ thực tế hoặc ước tính:

a. Nếu số tiền bảo hiểm bằng giá trị thực tế của xe thì BAOVIET sẽ bồi thường cho chủ xe toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.

b. Nếu xe được bảo hiểm dưới giá trị thực tế của xe thì BAOVIET bồi thường tổn thất theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của xe khi tham gia bảo hiểm.

c. Nếu xe được bảo hiểm trên giá trị thực tế của xe BAOVIET sẽ bồi thường bằng giá trị thực tế của xe khi xảy ra tai nạn.

d. Khi xe được bảo hiểm bị tổn thất mà BAOVIET đã bồi thường tổn thất toàn bộ cho chủ xe, BAOVIET có quyền thu hồi hoặc xử lý chiếc xe đó. Nếu xe bảo hiểm dưới giá trị thì BAOVIET sẽ thu hồi giá trị còn lại (xác xe theo tỷ lệ phần trăm giữa số tiền bảo hiểm và giá trị thực tế của xe).

e. Trường hợp quá hai (2) tháng mà xe cơ giới bị mất cắp hoặc mất tích không tìm được thì BAOVIET sẽ bồi thường cho chủ xe toàn bộ số tiền bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Nếu sau khi bồi thường mà tìm lại được xe thì chiếc xe đó thuộc quyền sở hữu của BAOVIET.

7. BAOVIET áp dụng mức miễn bồi thường không khấu trừ đối với những vụ tổn thất ước tính đến 100.000 đồng.

8. Khi yêu cầu bồi thường chủ xe cung cấp cho BAOVIET những tài liệu sau đây:

- Giấy yêu cầu bồi thường,

- Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm,

- Biên bản giám định xe,

- Các chứng từ hoá đơn liên quan đến việc sửa chữa hoặc mua mới, - Biên bản mất cắp hoặc mất tích xe (trong trường hợp mất cắp, mất tích),

- Các chứng từ liên quan đến trách nhiệm người thứ ba, nếu có.

9. Thời hạn yêu cầu bồi thường là 4 tháng kể từ ngày xe bị tai nạn.

Phần II:

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA

(Bảo hiểm bắt buộc theo Nghị định số 30-HĐBT ngày 10-3-1988 của Hội đồng Bộ trưởng).

Phạm vi bảo hiểm: Tuỳ thuộc vào giới hạn trách nhiệm bảo hiểm BAOVIET có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại do việc sử dụng xe cơ giới của chủ xe gây ra cho người thứ ba bao gồm:

1. Thiệt hại về người.

2. Thiệt hại về tài sản.

Ngoài ra BAOVIET sẽ thanh toán các chi phí cần thiết và hợp lý liên quan đến vụ tai nạn (nếu có). Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.

Người thứ ba ở đây không bao gồm hành khách, những người có mặt trên xe và tài sản của họ.

Không thuộc trách nhiệm bảo hiểm:

BAOVIET không chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đối với:

1. Tư trang, hành lý, hàng hoá và tài sản chở trên xe.

2. Lái, phụ xe, hành khách và những người có mặt trên xe.

3. Những người mà lái xe phải nuôi dưỡng như: cha, mẹ, vợ, chồng, con.

4. BAOVIET không chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp chủ xe (lái xe) gây ra tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm đối với nạn nhân.

Những quy định áp dụng cho phần II (Về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe).

1. Số tiền bảo hiểm: Chủ xe có trách nhiệm tham gia bảo hiểm theo mức trách nhiệm tối thiểu được Bộ Tài chính quy định trong biểu phí.

Ngoài ra chủ xe có thể tham gia bảo hiểm trên mức trách nhiệm tối thiểu nếu chủ xe có nhu cầu.

2. Khi xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm BAOVIET cùng chủ xe và các ngành liên quan (Công an, Toà án, Việc kiểm sát) tham gia thương lượng hoà giải bồi thường dân sự. Trường hợp phải giải quyết bồi thường dân sự tại Toà án nhân dân thì BAOVIET tham gia với tư cách là người dự sự.

3. Khi yêu cầu bồi thường chủ xe có trách nhiệm chuyển cho BAOVIET tất cả các những khiếu nại của bên bị thiệt hại và những chứng từ văn bản liên quan đến vụ tai nạn, bao gồm;

a. Các văn bản điều tra và xử lý tai nạn:

- Tờ khai tai nạn của chủ xe.

- Biên bản khám nghiệm hiện trường.

- Biên bản khám nghiệm xe và tài sản bị thiệt hại.

- Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có).

- Biên bản hoà giải (trong trường hợp hoà giải).

- Quyết định của Toà án (nếu có).

b. Các chứng từ hoá đơn làm cơ sở cho việc bồi thường:

- Thiệt hại về người bao gồm các hoá đơn chứng từ viện phí làm chân tay giả, mắt giả, tiền tàu xe, mai táng phí, giấy chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi bên bị thiệt hại công tác, chứng nhận mức thu nhập của nạn nhân và các chứng từ liên quan khác.

- Thiệt hại về tài sản: các chứng từ hoá đơn, liên quan đến việc sửa chữa, mua mới của tài sản bị thiệt hại.

c. Các chứng từ liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba (nếu có).

4. Thời hạn yêu cầu bồi thường là 6 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn. Trường hợp vụ tai nạn không thương lượng được mà phải giải quyết tại Toà án thì sau 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực thi hành.

Những quy định áp dụng cho cả hai phần I + II:

1. Giấy yêu cầu bảo hiểm của chủ và giấy chứng nhận bảo hiểm của BAOVIET cấp cho chủ xe được coi như hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh bằng Quy tắc này.

2. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở biểu phí của Bộ Tài chính ban hành.

3. BAOVIET chỉ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo hiểm.

4. Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc được thể hiện trên giấy chứng nhận bảo hiểm.

5. Khi xe lưu hành lái xe phải mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm và phải xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

6. Trong thời hạn bảo hiểm nếu có sự chuyển quyền sở hữu của xe, thì quyền lợi bảo hiểm vẫn còn hiệu lực cho chủ xe mới. Trường hợp nếu chủ xe cũ không chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới thì BAOVIET sẽ hoàn phí cho chủ xe cũ và làm thủ tục cho chủ xe mới theo biểu phí ngắn hạn.

7. Khi xe bị tai nạn chủ xe (hoặc lái xe) phải tìm mọi cách cứu chữa nạn nhân, hạn chế thiệt hại đồng thời phải báo ngay cho cơ quan Công an, BAOVIET nơi gần nhất để phối hợp giải quyết hậu quả tai nạn. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn chủ xe phải xác nhận lại bằng văn bản gửi cho BAOVIET.

Chủ xe không được di chuyển, tháo dỡ hoặc sửa chữa xe khi chưa có ý kiến của BAOVIET. Trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn cho xe hoặc vì phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền (Cảnh sát giao thông, Chính quyền địa phương).

8. Trường hợp vụ tai nạn liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba thì chủ xe phải bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho BAOVIET, kèm theo toàn bộ hồ sơ, chứng từ cần thiết có liên quan. Nếu chủ xe không thực hiện đầy đủ quy định trên thì BAOVIET có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường.

9. Trường hợp có sự tranh chấp giữa chủ xe với BAOVIET nếu không giải quyết được bằng thương lượng sẽ đưa ra Toà án nhân dân hoặc Trọng tài kinh tế giải quyết.

Mọi tranh chấp liên quan đến Quy tắc này đều được giải quyết theo luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Những điểm loại trừ áp dụng cho cả hai phần I + II:

BAOVIET không chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất xảy ra do:

1. Xe không đủ điều kiện kỹ thuật để lưu hành theo quy định trong Điều lệ trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ của Liên Bộ Giao thông vận tải - Nội vụ.

2. Chủ xe (lái xe) vi phạm nghiêm trọng điều lệ giao thông đường bộ như:

- Xe không có giấy phép lưu hành,

- Lái xe không có bằng lái hoặc có nhưng không hợp lệ,

- Lái xe uống rượu bia, sử dụng chất ma tuý hoặc các chất kích khác trong khi điều khiển xe,

- Xe chở chất cháy, nổ trái phép,

- Xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách quy định.

- Xe đi vào đường cấm hoặc đi đêm không có đèn,

- Xe có hệ thống lái bên phải.

3. Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa.

4. Những thiệt hại gián tiếp như: do xe bị tai nạn làm đình trệ sản xuất kinh doanh hay làm giảm giá trị thương mại của tài sản bị thiệt hại.

5. Thiệt hại do chiến tranh.

6. Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận riêng.