ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5072/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;
Căn cứ Biên bản của các Hội đồng khoa học tư vấn xác định danh mục đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp Thành phố năm 2015;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 580/TTr-SKHCN ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này danh mục 10 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp Thành phố để tuyển chọn thực hiện trong kế hoạch năm 2015 (phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội có trách nhiệm thông báo và triển khai thực hiện tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố trong kế hoạch năm 2015 theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP THÀNH PHỐ ĐỂ TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số 5072/QĐ-UBND ngày 2 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
STT | Tên nhiệm vụ | Định hướng mục tiêu | Yêu cầu sản phẩm |
I | Chương trình 01C-03 |
|
|
1 | Nghiên cứu chế tạo nhựa kháng khuẩn làm vật liệu đựng thực phẩm, dược phẩm | Nghiên cứu quy trình công nghệ chế tạo nhựa kháng khuẩn dùng làm bao bì bảo quản thực phẩm và dược phẩm trong môi trường nhiệt đới Việt Nam | - Nghiên cứu chọn lựa tác nhân kháng khuẩn và nhựa tương hợp cho chế tạo vật liệu. - Mẫu vật liệu có khả năng kháng khuẩn và đánh giá khả năng, thời hạn kháng khuẩn của vật liệu chế tạo. - Hệ phụ gia thích hợp tối ưu cho mục đích sử dụng. - QTCN chế tạo hộp bao gói thực phẩm và lọ bảo quản dược phẩm, Quy trình sử dụng và bảo quản tối ưu cho sản phẩm; Đánh giá tương tác của bao bì với chất lượng của sản phẩm bảo quản. |
II | Chương trình 01C-04 |
|
|
2 | Giải pháp ứng dụng GIS trong công tác quản lý và phát huy giá trị hồ sơ tài liệu lưu trữ nhà đất qua các thời kỳ ở các khu phố cũ của thành phố Hà Nội. | - Lựa chọn được giải pháp tối ưu trong việc ứng dụng GIS vào công tác quản lý hồ sơ tài liệu nhà đất. - Bổ sung được thông tin cơ bản về lịch sử phát triển nhà đất qua các thời kỳ, thông tin về văn hóa, kiến trúc. | - Phần mềm số hóa được các thông tin về lưu trữ nhà đất. - Hướng dẫn sử dụng phần mềm. - Đề xuất quy trình và quy định về quản lý và lưu trữ tài liệu về nhà đất. |
3 | Nghiên cứu giải pháp quy hoạch và giải pháp quản lý không gian ngầm đô thị tại thủ đô Hà Nội | - Xác định các bất cập hiện nay trong công tác quản lý; dự báo các vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển hệ thống không gian ngầm đô thị của Thủ đô theo quy hoạch. - Đề xuất mô hình quản lý và các quy định của thành phố đối với hệ thống không gian ngầm đô thị tại đô thị trung tâm theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị. | - Đánh giá tổng hợp thực trạng cơ cấu quản lý, hệ thống các chính sách và thực tiễn công tác quản lý không gian ngầm đô thị tại Thủ đô Hà Nội. - Mô hình quản lý, cơ chế phối hợp quản lý trong hệ thống không gian ngầm đô thị tại đô thị trung tâm theo quy hoạch Chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 - Nghiên cứu các chính sách của Thành phố nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị - Định hướng cấu trúc các quy định của thành phố trong quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm đô thị tại Thủ đô Hà Nội. - Quy chế quản lý khai thác sử dụng không gian ngầm đô thị tại đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội |
III | Chương trình 01C-05 |
|
|
4 | Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ để xây dựng hệ thống sản xuất, cung ứng một số giống cây trồng nông nghiệp chất lượng cao ở Hà Nội | - Đánh giá được thực trạng sản xuất, cung ứng giống cây trồng nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội. - Xác định được bộ giống cây trồng nông nghiệp có hiệu quả cao, chất lượng tốt, ổn định của Hà Nội đối với 5 nhóm cây trồng; lúa (2-3 giống cho mỗi vùng), đậu tương, rau (bí, cà chua, dưa chuột), cây ăn quả (nhãn chín muộn, bưởi Diễn), hoa (hoa hồng, lan, lily, đồng tiền và cúc). - Xác định được công nghệ, quy mô sản xuất giống cho các giống cây trồng được lựa chọn. - Xác định được giải pháp cụ thể về cung ứng và kiểm soát, quản lý chất lượng giống. - Xây dựng được mô hình sản xuất, cung ứng các giống cây trồng được lựa chọn có hiệu quả. | - Dữ liệu về thực trạng sản xuất, cung ứng giống cây trồng nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội. - Bộ giống cây trồng nông nghiệp của Hà Nội cho 5 loại cây trồng, cụ thể: lúa (2-3 giống cho mỗi vùng), đậu tương vụ đông, rau (bí, cà chua, dưa chuột), cây ăn quả (nhãn chín muộn, bưởi Diễn), hoa (hoa hồng, lan, lily, đồng tiền và cúc), đảm bảo các tiêu chí: hiệu quả cao, chất lượng tốt, thích nghi và chống chịu sâu bệnh tốt, ổn định, phù hợp sản xuất hàng hóa. - Công nghệ, quy mô sản xuất giống cho các giống cây trồng được lựa chọn phù hợp với địa bàn Hà Nội. - Giải pháp cụ thể về cung ứng và kiểm soát, quản lý chất lượng giống. - Mô hình hệ thống sản xuất, cung ứng các giống cây trồng được lựa chọn, đảm bảo tính hiệu quả, chất lượng giống theo quy chuẩn Việt Nam, quy mô sản xuất và cung ứng giống đạt 10 - 15% diện tích sản xuất của mỗi nhóm cây trồng trên địa bàn Hà Nội. |
5 | Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp phát triển cơ giới hóa hiệu quả trong sản xuất lúa, đậu tương ở Hà Nội | - Đánh giá được thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội - Đề xuất được các giải pháp tổng thể (gồm giải pháp KHCN, thiết bị và giải pháp kinh tế xã hội) để phát triển cơ giới hóa trong sản xuất lúa, đậu tương ở Hà Nội. - Xây dựng được mô hình sản xuất lúa, đậu tương được cơ giới hóa các khâu (khép kín), quy mô cấp huyện, đảm bảo tính hiệu quả (hiệu quả kinh tế tăng từ 15 - 20% so với sản xuất đại trà), tổ chức gọn nhẹ, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, đảm bảo độ tin cậy để tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng. | - Dữ liệu thực trạng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội - Các giải pháp tổng thể (gồm giải pháp KHCN, thiết bị và giải pháp kinh tế xã hội) để phát triển cơ giới hóa trong sản xuất lúa, đậu tương ở Hà Nội. - Mô hình sản xuất lúa, đậu tương được cơ giới hóa các khâu (khép kín), quy mô cấp huyện (diện tích cần đạt 200-500 ha đối với lúa và từ 100ha trở lên đối với đậu tương), đảm bảo tính hiệu quả (hiệu quả kinh tế tăng từ 15 - 20% so với sản xuất đại trà), tổ chức gọn nhẹ, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, đảm bảo độ tin cậy để tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng. |
IV | Chương trình 01C-07 |
|
|
6 | Nghiên cứu giải pháp, công nghệ đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin thành phố Hà Nội | - Xây dựng bộ công cụ đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin thành phố Hà Nội. - Mô hình tổ chức và hoạt động đảm bảo an toàn, hiệu quả hệ thống thông tin thành phố Hà Nội - Triển khai thử nghiệm trên hệ thống thông tin Hà Nội | - Bộ công cụ đảm bảo phòng, chống, phát hiện và xử lý các nguy cơ mất an toàn thông tin thành phố Hà Nội đáp ứng các yêu cầu của bộ Thông tin và truyền thông. - Mô hình tổ chức và quy trình vận hành hệ thống đảm bảo hiệu quả cao, phù hợp với thành phố Hà Nội |
V | Chương trình 01C-08 |
|
|
7 | Nghiên cứu điều trị vết loét lâu liền bằng huyết tương giàu tiểu cầu phối hợp với ghép tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự thân. | - Nghiên cứu đặc điểm tại chỗ vết loét lâu liền. - Xây dựng quy trình sử dụng liệu pháp phối hợp huyết tương giàu tiểu cầu với ghép tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự thân trong điều trị vết loét lâu liền. - Đánh giá tác dụng điều trị vết loét lâu liền bằng huyết tương giàu tiểu cầu phối hợp với ghép tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự thân. - Chuyển giao công nghệ, thiết bị chiết xuất huyết tương giàu tiểu cầu, thiết bị lấy tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự thân tại 01 bệnh viện thuộc Sở Y tế Hà Nội. | - Thiết bị và quy trình chiết xuất huyết tương giàu tiểu cầu đến 8 lần. - Thiết bị và quy trình lấy tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự thân. - Quy trình điều trị vết loét lâu liền bằng huyết tương giàu tiểu cầu phối hợp với ghép tế bào gốc trung mô từ mô mỡ tự thân nhằm rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí, đảm bảo tính an toàn. - Việc triển khai quy trình kỹ thuật điều trị phải được Hội đồng y đức có thẩm quyền thông qua. - Đào tạo được từ 1 đến 2 thạc sỹ thuộc lĩnh vực liên quan. |
VI | Chương trình 01C-09 |
|
|
8 | Nghiên cứu chế tạo hệ thống đồng bộ xử lý nước ngầm có hàm lượng asen cao sử dụng cho ăn, uống, quy mô phân tán cấp cho các vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội với chi phí thấp | - Làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vật liệu và hệ thống đồng bộ xử lý nước ngầm có hàm lượng asen cao sử dụng cho ăn, uống. - Chế tạo thành công mô đun đồng bộ xử lý nước ngầm có hàm lượng asen cao sử dụng cho ăn, uống, công suất 5m3/ngày, chi phí thấp. - Chuyển giao thành công công nghệ chế tạo cho một doanh nghiệp để phát triển sản phẩm. | - Dây chuyền chế tạo vật liệu xử lý asen. - Vật liệu xử lý asen có khả năng xử lý asen đầu vào với hàm lượng tối đa là 0,7 mg/l đạt giới hạn cho phép. - Thiết bị đồng bộ xử lý nước ngầm có hàm lượng asen cao sử dụng cho ăn, uống: + Công suất xử lý: 5m3/ngày. + Nước đầu ra đạt QCVN: 2009/BYT. + Hệ thống có khả năng xử lý asen đầu vào với hàm lượng tối đa là 0,7 mg/l. + Suất đầu tư, chi phí xử lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thấp so với quy mô cấp nước tập trung hiện nay. - Hồ sơ thiết kế dây chuyền chế tạo vật liệu xử lý asen. - Quy trình công nghệ chế tạo vật liệu xử lý asen. - Hồ sơ thiết kế thiết bị đồng bộ xử lý nước ngầm có hàm lượng asen cao sử dụng cho ăn, uống, công suất 5m3/ngày. - Quy trình công nghệ chế tạo và vận hành thiết bị đồng bộ xử lý nước ngầm có hàm lượng asen cao sử dụng cho ăn, uống, công suất 5m3/ngày. |
9 | Dự án: chế tạo dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt công suất 15 tấn/ngày quy mô xã bằng phương pháp đốt, chi phí thấp phù hợp khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội. | - Chế tạo, lắp đặt, vận hành một mô đun hoàn chỉnh là dây chuyền thiết bị xử lý rác thải sinh hoạt công suất 15 tấn/ngày quy mô cấp xã. - Mô hình được triển khai, quản lý và khai thác theo cơ chế xã hội hóa. | - Dây chuyền thiết bị xử lý rác thải sinh hoạt quy mô xã phù hợp khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, với yêu cầu cụ thể sau: + Công suất xử lý 15 tấn/ngày. + Lò đốt và khí thải đảm bảo QCBVN 30:2012/BTNMT. - Chi phí đầu tư, xử lý và vận hành thấp (kinh tế hơn việc vận chuyển rác đi chôn lấp tại các trạm xử lý tập trung). |
VII | Chương trình 01X-12 |
|
|
10 | Xây dựng mô hình trường học chất lượng cao của Hà Nội trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. | - Đánh giá thực trạng và nhu cầu của xã hội về trường chất lượng cao của Hà Nội hiện nay. - Xây dựng được mô hình trường học chất lượng cao phù hợp với Hà Nội và thử nghiệm thực tiễn. - Đề xuất các giải pháp triển khai rộng rãi và hiệu quả mô hình trường chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội. | - Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng các trường chất lượng cao Hà Nội. - Mô hình và các yếu tố cấu thành, vận hành của trường chất lượng cao phù hợp với Hà Nội. Bộ máy quản lý, tổ chức gọn nhẹ và hiệu quả phù hợp với tinh thần cải cách hành chính, chương trình, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất và các dịch vụ đáp ứng các tiêu chí trường chất lượng cao Hà Nội - Hệ thống các giải pháp phù hợp, khả thi triển khai và nhân rộng trường chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội. - Kết quả triển khai, áp dụng tại 1 quận, huyện của Hà Nội. |
- 1 Quyết định 17/2014/QĐ-UBND về quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2 Thông tư 10/2014/TT-BKHCN về tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3 Quyết định 1173/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đợt 2 năm 2014 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4 Quyết định 1233/QĐ-UBND phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh Thanh Hóa đợt II năm 2014
- 5 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ
- 6 Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8 Quyết định 02/QĐ-UB năm 2002 quy định tạm thời về việc xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hằng năm của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1 Quyết định 17/2014/QĐ-UBND về quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2 Quyết định 1173/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đợt 2 năm 2014 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3 Quyết định 1233/QĐ-UBND phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh Thanh Hóa đợt II năm 2014
- 4 Quyết định 02/QĐ-UB năm 2002 quy định tạm thời về việc xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hằng năm của tỉnh Thừa Thiên Huế