Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 508/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 02 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SƯU TẦM, SỐ HÓA, BẢO QUẢN, PHỤC HỒI VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TƯ LIỆU HÁN - NÔM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2020- 2024

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;

n cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009;

n cứ Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Xét đề nghị của Giám đốc Văn hóa và Thể thao,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Sưu tầm, số hóa, bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị tư liệu Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020- 2024 với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm và nghĩa vụ cho các họ tộc, các làng và nhân dân về việc bảo tồn, phát huy di sản Hán - Nôm, một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Sưu tầm, bảo quản, phục hồi, dịch thuật, số hóa và phát huy giá trị di sản Hán - Nôm phục vụ nhu cầu nghiên cứu lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị của các cơ quan, tổ chức.

3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo tồn, phát huy di sản Hán - Nôm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

II. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Các làng, dòng họ, tư gia, các cơ sở tôn giáo, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp,... nơi có lưu giữ tư liệu Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Đối tượng áp dụng

Tư liệu Hán - Nôm quý hiếm được lưu giữ tại các làng, dòng họ, tư gia, các cơ sở tôn giáo, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp,... trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như: sắc phong, chế phong, chiếu chỉ, lệnh chỉ, gia phả, địa bạ, đinh bạ, văn bằng, văn bản hành chính, sách văn học, lịch sử, y sách, hương ước, văn cúng...

3. Cơ quan thực hiện

- Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế.

III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Sưu tầm, số hóa nhiều loại hình tư liệu Hán - Nôm quý hiếm lưu giữ tại các làng, dòng họ, tư gia, các cơ sở tôn giáo... như: sắc phong, chế phong, chiếu chỉ, lệnh chỉ, gia phả, địa bạ, đinh bạ, văn bằng, văn bản hành chính, sách văn học, lịch sử, y sách, hương ước, văn cúng,... dự kiến sẽ thực hiện tại 100 làng, 320 họ tộc (nhà thờ họ), 40 phủ đệ và tư gia, 30 cơ sở tôn giáo...với khoảng 120.000 - 130.000 trang tư liệu.

2. Triển khai các biện pháp hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi cho các chủ sở hữu tư liệu Hán - Nôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời, tổ chức tập huấn bảo quản, tu bổ, phục chế tư liệu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tại Thư viện.

3. Tổ chức phân loại khoa học, biên mục tư liệu theo nguyên tắc và phương pháp thư viện học; xác định giá trị, lựa chọn, bảo quản an toàn để nâng cao tuổi thọ tư liệu, phục vụ việc khai thác, sử dụng tư liệu tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

4. Ứng dụng công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý, cơ sở dữ liệu điện tử Hán - Nôm phù hợp dễ dàng tra cứu trên phần mềm chung của thư viện, chia sẻ tài nguyên và cải thiện dịch vụ cung cấp thông tin cho người dùng tin trên mạng LAN và mạng internet của Thư viện, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, phục vụ bạn đọc mang tính phổ biến, phục vụ mục đích sử dụng như trưng bày, triển lãm, phục chế trao đổi,...đồng thời tích hợp vào trang thông tin của Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế (EDIC), cơ sở dữ liệu phát triển dịch vụ đô thị thông minh, tạo điều kiện thuận lợi trong tra cứu dữ liệu, phục vụ công tác nghiên cứu.

5. Cải thiện trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật cho hoạt động nghiệp vụ nhằm bảo quản an toàn tư liệu của cá nhân, tổ chức. Từ đó, phân phối tư liệu dạng số trên CD-ROM cho các gia đình/dòng họ là chủ sở hữu của tư liệu Hán - Nôm để lưu giữ lâu dài.

6. Quảng bá và phát huy giá trị di sản Hán - Nôm trên địa bàn Thừa Thiên Huế, đồng thời là nguồn tư liệu phong phú, đa dạng trong công tác xây dựng hồ sơ di tích của các bảo tàng, di tích; chắt lọc những quy định mang tính bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc để vận dụng trong xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (nghiên cứu nội dung của các Hương ước); ứng dụng cho các doanh nghiệp dược phẩm, các nhà thuốc đông y để sản xuất thuốc và phục vụ khám chữa bệnh (Y sách),...

7. Mở cuộc vận động sâu rộng nhằm phát huy vai trò tích cực của quần chúng nhân dân, của các làng xã, họ tộc trong việc sưu tầm, số hóa, bảo quản, phục hồi và phát huy di sản tài liệu Hán - Nôm.

8. Nghiên cứu phục chế một số tư liệu Hán - Nôm quý hiếm bị hư hỏng, rách nát không thể phục hồi lại được.

IV. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2020-2024 (chi tiết tại phụ lục kèm theo)

2. Kinh phí thực hiện:

- Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, vận động sự đóng góp cùa các làng, dòng họ và doanh nghiệp có liên quan.

- Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, hàng năm Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Tài chính dự trù kinh phí, tham mưu UBND tỉnh bố trí theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HỆN

1. Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện và chất lượng nội dung Kế hoạch. Định kỳ báo cáo UBND tỉnh về tiến độ và kết quả thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách tạo điều kiện về thủ tục pháp lý, tài chính phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động bảo tồn di sản Hán - Nôm và phù hợp với các quy định hiện hành sớm trình UBND tỉnh phê duyệt nội dung và kinh phí.

- Chỉ đạo Thư viện Tổng hợp tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức quản lý và điều hành triển khai cụ thể.

2. Sở Tài chính

- Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn lực thực hiện Kế hoạch; trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí ngân sách thực hiện hàng năm, đảm bảo theo kế hoạch đã được phê duyệt Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện nội dung chi, mức chi công tác sưu tầm, thu thập, bảo quản và phục chế tư liệu quý hiếm theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Căn cứ vào Kế hoạch và nhiệm vụ triển khai Đề án đề phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ kinh phí thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các cơ chế chính sách, cơ chế tài chính phục vụ cho công tác sưu tầm, bảo quản, phục chế tư liệu Hán-Nôm.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp, hỗ trợ các phương tiện, biện pháp kỹ thuật phục vụ việc số hóa tư liệu Hán - Nôm.

6. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

Chỉ đạo các đơn vị, phòng ban liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai theo kế hoạch. Vận động các làng, dòng họ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để bảo đảm công tác sưu tầm, số hóa tư liệu Hán Nôm đạt chất lượng theo tiến độ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể Thao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VP: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, VH, GD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Dung

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số 508/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Nhiệm vụ

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị thực hiện, phối hợp

 

Năm 2020

 

 

 

1

Điền dã, thống kê, lập danh mục các địa điểm có tư liệu Hán- Nôm cần sưu tầm, số hóa; Lập các thủ tục để mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác sưu tầm, số hóa,...

Năm 2019

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã và thành phố Huế.

2

Mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ các nội dung theo Kế hoạch;

Năm 2020

Sở Văn hóa và Thể thao

Các cơ quan, đơn vị liên quan.

3

Tiến hành sưu tầm, số hóa tại các làng, họ tộc, tư gia, các cơ sở tôn giáo,... trên địa bàn huyện Phú Lộc, Phú Vang. Dự kiến số lượng 30 làng, 90 họ tộc, 10 phủ đệ, 10 cơ sở tôn tôn giáo... với 40.000 trang tư liệu;

Năm 2020

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện Phú Lộc, Phú Vang, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán - Nôm.

4

Tiến hành phục chế một số tư liệu Hán - Nôm quý hiếm trên địa bàn huyện Phú Lộc, Phú Vang

Năm 2020

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện Phú Lộc, Phú Vang, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán - Nôm.

5

Tổ chức tập huấn kỹ năng bảo quản tại nguồn cho các chủ sở hữu và phục chế các tư liệu quý hiếm bị hư hỏng nặng (tập huấn cho 30 làng với 150 người tham gia);

Năm 2020

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã và thành phố Huế, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán Nôm.

6

Tổ chức phân loại, biên mục, nhập cơ sở dữ liệu các tư liệu đã được số hóa;

Năm 2020

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Văn hóa và Thể thao

7

Tổ chức 01 đợt tập huấn bảo quản, tu bổ, phục chế tư liệu tại Thư viện tỉnh;

Năm 2020

Sở Văn hóa và Thể thao

Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh đang sử dụng tư liệu Hán - Nôm phục vụ công tác trưng bày, lưu trữ.

7

Tập huấn bảo quản, tu bổ, phục chế tư liệu tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2020

Sở Văn hóa và Thể thao

Thư viện Tổng hợp tỉnh.

8

Tổ chức 01 cuộc Hội thảo khoa học xác định tầm quan trọng của công tác bảo tồn di sản Hán - Nôm.

Năm 2020

Sở Văn hóa và Thể thao

Các cơ quan, đơn vị liên quan, các nhà nghiên cứu Hán - Nôm.

9

Biên dịch và in 01 cuốn sách khoảng 500 trang tư liệu.

Năm 2020

Sở Văn hóa và Thể thao

Các cơ quan, đơn vị liên quan.

 

Năm 2021

 

 

 

1

Tiến hành sưu tầm, số hóa tại các làng, họ tộc, tư gia, các cơ sở tôn giáo,... trên địa bàn huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền. Dự kiến 30 làng, 80 họ tộc, 10 cơ sở tôn giáo,... với 45.000 trang tư liệu.

Năm 2021

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện Phong Điền, Quảng Điền, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán -Nôm.

2

Tiến hành phục chế một số tư liệu Hán - Nôm quý hiếm trên địa bàn huyện Phong Điền, Quảng Điền.

Năm 2021

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện Phong Điền, Quảng Điền, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán - Nôm.

3

Tổ chức tập huấn kỹ năng bảo quản tại nguồn cho các chủ sở hữu và phục chế các tư liệu quý hiếm bị hư hỏng nặng (tập huấn cho 40 làng với 180 người tham gia);

Năm 2021

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã và thành phố Huế, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán - Nôm.

4

Tổ chức phân loại, biên mục, nhập cơ sở dữ liệu các tư liệu đã được số hóa;

Năm 2021

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Văn hóa và Thể thao

5

Tổ chức 01 đợt tập huấn bảo quản, tu bổ, phục chế tư liệu tại Thư viện tỉnh.

Năm 2021

Sở Văn hóa và Thể thao

Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh đang sử dụng tư liệu Hán - Nôm phục vụ công tác trưng bày, lưu trữ.

6

Tập huấn bảo quản, tu bổ, phục chế tư liệu tại thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2021

Sở Văn hóa và Thể thao

Thư viện Tổng hợp tỉnh.

 

Năm 2022

 

 

 

1

Tiến hành sưu tầm, số hóa tại các làng, họ tộc, tư gia, các cơ sở tôn giáo ...trên địa bàn thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà. Dự kiến số lượng 40 làng, 80 họ tộc, 10 phủ đệ, ... với 20.000 trang tư liệu;

Năm 2022

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán -Nôm.

2

Tiến hành phục chế một số tư liệu Hán - Nôm quý hiếm trên địa bàn thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà.

Năm 2022

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán -Nôm.

3

Tổ chức tập huấn kỹ năng bảo quản tại nguồn cho các chủ sở hữu và phục chế các tư liệu quý hiếm bị hư hỏng nặng (tập huấn cho 40 làng với 100 người tham gia).

Năm 2022

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán -Nôm.

4

Tổ chức phân loại, biên mục, nhập cơ sở dữ liệu các tư liệu đã được số hóa;

Năm 2022

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Văn hóa và Thể thao

5

Biên dịch và xuất bản 01 cuốn sách khoảng 500 trang tư liệu;

Năm 2022

Sở Văn hóa và Thể thao

Các cơ quan, đơn vị liên quan.

6

Tổ chức 01 cuộc triển lãm sơ kết 02 năm sưu tầm, số hóa tư liệu Hán- Nôm và trao giấy chứng nhận cho các chủ sở hữu tư liệu.

Năm 2022

Sở Văn hóa và Thể thao

Các cơ quan, đơn vị liên quan.

 

Năm 2023

 

 

 

1

Tiến hành sưu tầm, số hóa tại thành phố Huế, huyện Nam Đông, huyện A Lưới. Dự kiến số lượng 20 làng, tổ dân phố, 20 phủ đệ, 70 họ tộc, tư gia, cơ sở tôn giáo... với 25.000 trang tư liệu;

Năm 2022

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Huế, huyện Nam Đông, huyện A Lưới, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán - Nôm.

2

Tiến hành phục chế một số tư liệu Hán - Nôm quý hiếm trên địa bàn tại thành phố Huế, huyện Nam Đông, huyện A Lưới.

Năm 2023

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Huế, huyện Nam Đông, huyện A Lưới, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán - Nôm.

3

Tổ chức tập huấn kỹ năng bảo quản tại nguồn cho các chủ sở hữu và phục chế các tư liệu quý hiếm bị hư hỏng nặng (tập huấn cho 20 làng với 60 người tham gia);

Năm 2023

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã và thành phố Huế, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán Nôm.

4

Tổ chức phân loại, biên mục, nhập cơ sở dữ liệu các tư liệu đã được số hóa;

Năm 2023

Sở Văn hóa và Thể thao

Sở Văn hóa và Thể thao

 

Năm 2024

 

 

 

1

Tổ chức 01 cuộc trưng bày, triển lãm, kết hợp trao tặng sắc phong (bản gốc hoặc bản sao phục chế) cho các làng, dòng tộc, ấn phẩm kỷ niệm, đĩa CD số hóa tư liệu Hán- Nôm, vinh danh các làng, dòng họ, tư gia, các cơ sở tôn giáo,...

Năm 2024

Sở Văn hóa và Thể thao

Các cơ quan, đơn vị liên quan.

2

Tiến hành phục chế một số tư liệu Hán - Nôm quý hiếm còn lại tại các huyện, thị xã và thành phố Huế.

Năm 2024

Sở Văn hóa và Thể thao

UBND, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã và thành phố Huế, các cá nhân, tập thể sở hữu tư liệu Hán - Nôm.

3

Biên dịch, xuất bản 01 cuốn sách khoảng 500 trang tư liệu;

Năm 2024

Sở Văn hóa và Thể thao

Các cơ quan, đơn vị liên quan.

4

Tổ chức tổng kết báo cáo kết quả 05 năm thực hiện Đề án.

Năm 2024

Sở Văn hóa và Thể thao

Các cơ quan, đơn vị liên quan.