- 1 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về phân định ranh giới rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 1 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về phân định ranh giới rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 508/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 28 tháng 8 năm 2024 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lƿnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư dự án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 03 tháng 5 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 36/2021/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước của tỉnh Kon Tum;
Căn cứ Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về giao triển khai chủ trương đầu tư dự án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về giao triển khai chủ trương đầu tư dự án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao triển khai điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Công văn số 2355/UBND-HTKT ngày 03 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hình thức tổ chức quản lý dự án đối với dự án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 97/TTr-SNN ngày 07 tháng 6 năm 2024 về phê duyệt dự án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025 (kèm theo Hồ sơ trình); đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 37/TTr-SKHĐT ngày 05 tháng 7 năm 2024 và Công văn số 2528/SKHĐT-ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025 với các nội dung chủ yếu như sau[1]:
1. Tên dự án: Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025.
2. Người quyết định đầu tư: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng
a) Mục tiêu đầu tư: Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Góp phần quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, góp phần giữ vững an ninh, trật tự khu vực triển khai dự án.
b) Quy mô đầu tư
- Trồng mới 670 ha rừng, trong đó: Trồng rừng phòng hộ 290 ha (bao gồm: lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà là 100 ha, lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tu Mơ Rông là 100 ha, lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy là 90 ha), trồng rừng đặc dụng 380 ha (thuộc lâm phần của Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray quản lý).
- Xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp (chi tiết tại Phụ lục đính kèm).
- Xác định ranh giới rừng với tổng chiều dài 2.992,0 km; cắm mốc bổ sung ranh giới rừng là 9.150 mốc.
5. Tổ chức khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi: Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
6. Địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất
- Địa điểm xây dựng: Trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Diện tích sử dụng đất:
+ Trồng rừng: Sử dụng 670 ha đất chưa có rừng, quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
+ Cắm mốc bổ sung: Sử dụng khoảng 1.464 m² đất (trên toàn bộ lầm phần các đơn vị đang quản lý, thực hiện).
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp: Khoảng 3.100 m² đất (thực hiện chủ yếu trên hiện trạng đất của công trình cǜ đã có, đất của các đơn vị đang sử dụng quản lý).
7. Loại, nhóm dự án; cấp công trình chính và thời hạn sử dụng công trình theo thiết kế
- Nhóm dự án: Dự án nhóm B.
- Loại, cấp công trình chính: Công trình lâm sinh; công trình dân dụng, cấp III (theo Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).
- Thời hạn sử dụng của công trình theo thiết kế: Công trình dân dụng tối thiểu 25 năm.
8. Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn
a) Số bước thiết kế: Thiết kế 02 bước (thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công).
b) Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn
(i) Công trình lâm sinh
- Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính Phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp.
- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh.
- Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định về phân định ranh giới rừng.
(ii) Công trình dân dụng (hạ tầng lâm nghiệp)
- QCVN 04-01:2015/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà ở và công trình công cộng.
- QCVN 06:2022/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
- QCVN 12:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.
- TCVN 4319:2012 - Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
- TCVN 4601:2012 - Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế.
- TCVN 5574:2018 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 5575:2012 - Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9362:2012 - Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
9. Tổng mức đầu tư
TT | Hạng mục chi phí | Giá trị (đồng) |
1 | Chi phí xây dựng | 118.494.963.000 |
2 | Chi phí quản lý dự án | 2.840.982.000 |
3 | Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng | 19.122.115.000 |
4 | Chi phí khác | 955.832.000 |
5 | Chi phí dự phòng | 13.586.108.000 |
| Tổng cộng | 155.000.000.000 |
(Bằng chữ: Một trăm năm mươi lăm tỷ đồng)
10. Nguồn vốn đầu tư và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án
- Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương hỗ trợ theo ngành, lƿnh vực (trong đó: Giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 100.000 triệu đồng); ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án: Từ kế hoạch năm 2024 trở đi.
11. Thời gian, tiến độ thực hiện: Từ năm 2024 (04 năm).
12. Hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng: Chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án.
13. Về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thủ tục đất đai: Chủ đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành.
14. Các nội dung khác
- Hình thức đầu tư: Trồng mới rừng đối với công trình lâm sinh; xây mới, cải tạo và sửa chữa đối với các công trình dân dụng.
- Giải pháp thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng và tổng mức đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định tại Công văn số 371/BC-SNN ngày 07 tháng 6 năm 2024 (trong đó: Hạng mục hạ tầng lâm nghiệp, xây mốc do Sở Xây dựng thẩm định tại các Công văn: số 494/SXD-TĐ ngày 11 tháng 4 năm 2023, số 1456/SXD-TĐ ngày 13 tháng 9 năm 2023, số 2202/SXD-TĐ ngày 27 tháng 12 năm 2023 và số 823/SXD-TĐ ngày 22 tháng 5 năm 2024).
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ đầu tư)
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tính chuẩn xác và tính hợp pháp của các thông tin, số liệu tại hồ sơ và tài liệu gửi kèm theo hồ sơ trình phê duyệt dự án.
- Có trách nhiệm rà soát, kế thừa các tài liệu, hạng mục đầu tư… tránh trùng lắp, phát sinh chi phí; tuyệt đối không chồng lấn, trùng lắp với nội dung thực hiện của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh; trong quá trình thực hiện các bước tiếp phải phối hợp tốt, chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện Dự án đảm bảo theo quy định, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trong quá trình triển khai bước thiết kế sau thiết kế cơ sở, Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, yêu cầu tư vấn kiểm tra, rà soát đảm bảo hồ sơ thiết kế tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, việc áp dụng các định mức, khối lượng, đơn giá trong hồ sơ dự toán xây dựng công trình đảm bảo thực hiện theo đúng theo quy định; đồng thời có trách nhiệm xác định, kiểm tra, rà soát đơn giá, giá thiết bị, cự ly vận chuyển, định mức… đảm bảo tiết kiệm, đúng đắn và phù hợp với giá cả thực tế trên thị thường, phù hợp công năng sử dụng, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tuyệt đối không lãng phí; chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện của mình nếu để xảy ra sai phạm, làm thất thoát ngân sách nhà nước.
- Tổ chức triển khai các bước tiếp theo theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng, về lâm sinh, về quản lý và sử dụng tài sản công; thực hiện và giải ngân nguồn vốn theo niên độ kế hoạch vốn được giao và các nội dung đã phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định trình phê duyệt dự án Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025; tổ chức thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện sai phạm, xử lý theo quy định.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUY MÔ ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG LÂM NGHIỆP DỰ ÁN BẢO VỆ, KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 508/QĐ-UBND ngày28 tháng 8 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. Ban Quản lý rừng đặc dụng Đăk Uy
1. Xây mới Nhà làm việc 01 tầng
- Nhà làm việc: diện tích 160 m²; móng bê tông cốt thép kết hợp xây đá chẻ; cột, dầm, sàn bê tông cốt thép; tường xây gạch không nung, nền lát gạch Granit, mái lợp tôn; hệ thống cửa nhôm, kính cường lực; hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy, chống sét, điều hòa hoàn chỉnh.
- Nhà để xe: diện tích 75 m², kết cấu thép, mái lợp tôn, nền bê tông.
- Sân bê tông diện tích 400 m².
2. Sửa chữa trạm bảo vệ rừng số 2: diện tích 53,29 m²; đục bỏ lớp vữa láng chống thấm sê nô, ô văng bị thấm, rêu mốc và láng chống thấm; thay mái bằng tôn; thay nền bằng gạch; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ và sơn lại; tháo dỡ và thay toàn bộ cửa đi, cửa sổ bằng cửa nhôm, kính cường lực…; thay mới toàn bộ hệ thống điện; sân bê tông diện tích 153,6 m².
3. Sửa chữa trạm bảo vệ rừng số 5: diện tích 53,29 m²; đục bỏ lớp vữa láng chống thấm sê nô, ô văng bị thấm, rêu mốc và láng chống thấm; thay mái bằng tôn; thay nền bằng gạch; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ và sơn lại; tháo dỡ và thay toàn bộ cửa đi, cửa sổ bằng cửa nhôm, kính cường lực…; thay mới toàn bộ hệ thống điện; làm sân bê tông diện tích 104,4 m² và bồn nước làm mới.
4. Sửa trạm bảo vệ rừng số 6: diện tích 53,29 m²; đục bỏ lớp vữa láng chống thấm sê nô, ô văng bị thấm, rêu mốc và láng chống thấm; thay mái bằng tôn; thay nền gạch; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ và sơn lại; tháo dỡ và thay toàn bộ cửa đi, cửa sổ bằng cửa nhôm, kính cường lực…; thay mới toàn bộ hệ thống điện; sân bê tông diện tích 132 m² và bồn nước làm mới.
5. Giếng khoan: 03 Giếng, chiều sâu khoảng 120 m/giếng và hệ thống cấp điện, nước hoàn chỉnh.
II. Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Hà
1. Xây dựng chòi canh lửa: 02 chòi, diện tích mỗi chòi 14,04 m², chiều cao sàn 10 m, chiều cao đỉnh mái 12,5 m; móng bê tông, hệ khung, sàn kết cấu thép, mái lợp tôn; hệ thống chống sét hoàn chỉnh.
2. Sửa chữa bể nước phòng cháy chữa cháy: đắp bờ đất gia cố rọ đá hồ nước chiều dài 12 m, chiều cao xếp rọ 4,5 m.
III. Ban Quản lý rừng phòng hộ Đăk Glei
1. Sửa chữa nhà làm việc
- Nhà làm việc 02 tầng: diện tích sàn 308,74 m²; đục, láng vữa xi măng, chống thấm sê nô, sảnh; trát, bả matit dặm vá; sơn lại toàn bộ tường, trần, trụ; thay mới toàn bộ cửa đi, cửa sổ bằng cửa nhôm, kính cường lực; thay nền gạch; thay mới toàn bộ đường ống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh; thay mới một số thiết bị điện.
- Nhà công vụ 01 tầng: diện tích 118,8 m²; đục, láng vữa xi măng và chống thấm sê nô; hay mới toàn bộ xà gồ, đà trần thép, mái tôn, trần tôn; xây mới tường ngăn phòng; vệ sinh sơn lại toàn bộ nhà; thay mới toàn bộ cửa đi, cửa sổ bằng cửa nhôm, kính cường lực; thay mới toàn bộ hệ thống điện.
- Nhà ăn và bếp 01 tầng: diện tích 59,04 m²; đục, láng vữa xi măng và chống thấm sê nô; hay mới toàn bộ xà gồ, đà trần thép, mái tôn, trần tôn; xây mới tường ngăn phòng; vệ sinh sơn lại toàn bộ nhà; thay mới toàn bộ cửa đi, cửa sổ bằng cửa nhôm, kính cường lực; thay mới toàn bộ hệ thống điện.
- Nhà để xe: diện tích 40,3 m²; đục, láng vữa xi măng và chống thấm sê nô; vệ sinh sơn lại toàn bộ nhà, cửa sắt kéo; thay mới toàn bộ xà gồ, mái tôn; thay mới toàn bộ hệ thống điện.
- Nhà vệ sinh: diện tích 21,12 m²; đục, láng vữa xi măng và chống thấm sê nô; vệ sinh sơn lại toàn bộ nhà; thay mới toàn bộ xà gồ, đà trần, mái tôn; thay mới toàn bộ cửa đi bằng cửa nhôm, kính cường lực; vệ sinh, sơn lại cửa panô; thay nền gạch; thay mới thay mới toàn bộ hệ thống đường ống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh; thay mới toàn bộ hệ thống điện.
- Cổng, tường rào: tổng chiều dài 136m; trát vá dặm, cạo bỏ và sơn lại toàn bộ trụ cổng, tường rào.
2. Xây mới Trạm Quản lý bảo vệ rừng số 5
- Nhà làm việc: diện tích 87 m²; móng bê tông cốt thép, kết hợp xây đá chẻ; trụ, dầm, sàn, lanh tô, ô văng bê tông cốt thép; tường xây gạch không nung, nền lát gạch Ceramic; cửa đi, cửa sổ nhôm, kính cường lực; xà gồ thép hộp, mái lợp tôn màu; hệ thống cấp điện, cấp thoát nước hoàn chỉnh.
- Cổng, tường rào, chiều dài L= 80 m (trong đó: tường rào song sắt L=20 m, tường rào khung lưới B40 L=60 m).
- Nhà xe diện tích: 75 m², kết cấu thép, mái lợp tôn, nền bê tông.
- Sân bê tông diện tích: 200 m²; giếng đào 25 m lắp ống buy giếng, lắp đặt hệ thống điện hoàn chỉnh.
3. Nâng cấp (làm mới) Trạm Bung Tôn
- Nhà làm việc xây mới: diện tích 87 m²; móng bê tông cốt thép; trụ, dầm, sàn, lanh tô, ô văng bê tông cốt thép; tường xây gạch không nung; nền lát gạch Ceramic; hệ thống cửa nhôm, kính cường lực; xà gồ thép hộp, mái lợp tôn màu,...; hệ thống cấp điện, cấp thoát nước hoàn chỉnh.
- Nhà để xe, diện tích 75 m²: kết cấu thép, mái lợp tôn, nền bê tông.
- Sân bê tông, diện tích 100 m².
4. Sửa chữa Trạm Đăk Nhoong
- Sửa chữa Nhà làm việc: diện tích 112 m²; đục bỏ lớp vữa láng chống thấm sê nô, ô văng bị thấm và rêu mốc, láng chống thấm lại sê nô mái, ô văng bằng vữa xi măng và quét sika chống thấm; thay mới nẹp nhựa trần tôn; phá dỡ lớp vữa trát tường bong tróc và trát lại; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ bị hoen ố, bạc màu và sơn cải tạo lại toàn bộ công trình; tháo dỡ và sơn sửa lại hệ thống cửa sắt và cửa gỗ; thay mới hệ thống điện, nước và thiết bị điện, nước bị hư hỏng.
- Bổ sung giếng khoan sâu 150 m;
- Sửa chữa, làm mới sân bê tông, diện tích 45,73 m².
5. Sửa chữa Trạm Rooc Nầm
- Sửa chữa Nhà làm việc: diện tích 64 m²; đục bỏ lớp vữa láng chống thấm sê nô, ô văng bị thấm và rêu mốc, láng chống thấm lại sê nô mái, ô văng bằng vữa xi măng và quét sika chống thấm; thay mới nẹp nhựa trần tôn; phá dỡ lớp vữa trát tường bong tróc và trát lại vữa xi măng; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ bị hoen ố, bạc màu và sơn cải tạo lại toàn bộ công trình; tháo dỡ và sơn sửa lại hệ thống cửa sắt; thay mới hệ thống điện, nước và thiết bị điện, nước bị hư hỏng.
- Hàng rào làm mới, dài 41,5 m; rãnh thoát nước, dài 30,8 m;
- Bổ sung: mái che khung thép lợp tôn diện tích 33,75 m², giếng khoan sâu 150 m, sân bê tông diện tích 102 m².
6. Sửa chữa Trạm số 1
- Sửa chữa Nhà làm việc: diện tích 105 m²; đục bỏ lớp vữa láng chống thấm sê nô, ô văng bị thấm và rêu mốc, láng chống thấm lại sê nô mái, ô văng bằng vữa xi măng và quét sika chống thấm; thay mới nẹp nhựa trần tôn; phá dỡ lớp vữa trát tường bong tróc và trát lại; phá dỡ nền lát gạch cǜ, lát lại gạch; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ bị hoen ố, bạc màu và sơn cải tạo lại toàn bộ công trình; tháo dỡ và sơn sửa lại hệ thống cửa sắt và cửa gỗ …; tháo dỡ và sơn sửa lại hệ thống cửa sắt; thay mới hệ thống điện, nước và thiết bị điện, nước bị hư hỏng.
- Sửa chữa nhà ăn, bếp: diện tích 18,6 m²; tháo dỡ mái tôn lợp lại tôn, phá dỡ lớp vữa trát tường bong tróc và trát lại; phá dỡ nền lát gạch cǜ, lát lại gạch; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ bị hoen ố, bạc màu và sơn cải tạo lại toàn bộ công trình; tháo dỡ và thay lại cửa nhôm, kính cường lực; thay mới hệ thống điện, nước và thiết bị điện, nước bị hư hỏng.
- Sửa chữa nhà vệ sinh: diện tích 11,6 m²; tháo dỡ mái tôn lợp lại tôn, phá dỡ lớp vữa trát tường và trát lại; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ bị hoen ố, bạc màu và sơn cải tạo lại toàn bộ công trình; thay mới hệ thống điện, nước và thiết bị điện, nước bị hư hỏng.
- Cải tạo sân bê tông, diện tích 36,73 m².
- Bổ sung giá đỡ bồn 2.000 lít, khung sắt hình, cao 4 m; bổ sung mái che sân bằng khung thép lợp tôn, diện tích 115 m².
7. Trạm số 2
- Sửa chữa nhà làm việc: diện tích 100 m²; đục bỏ lớp vữa láng chống thấm sê nô, ô văng bị thấm và rêu mốc, láng chống thấm lại sê nô mái, ô văng bằng vữa xi măng và quét sika chống thấm; tháo dỡ mái tôn lợp lại; phá dỡ lớp vữa trát tường bong tróc và trát lại; phá dỡ nền lát gạch cǜ khu bếp, lát lại gạch; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ bị hoen ố, bạc màu và sơn cải tạo lại toàn bộ công trình; thay mới hệ thống điện và thiết bị điện bị hư hỏng.
- Sửa chữa nhà vệ sinh: diện tích 11,2 m²; tháo dỡ mái tôn lợp lại tôn; phá dỡ nền lát gạch cǜ, lát lại gạch; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ bị hoen ố, bạc màu và sơn cải tạo toàn bộ công trình; thay mới hệ thống điện, nước và thiết bị điện, nước bị hư hỏng.
- Sửa chữa cổng, tường rào: chiều dài L= 121,9 m (song sắt, lưới thép, xây gạch).
- Bổ sung bể nước tự chảy và mái che khung thép, lợp tôn diện tích 49,4 m².
8. Trạm số 3
- Sửa chữa nhà làm việc: diện tích 110 m²; đục bỏ lớp vữa láng chống thấm sê nô, ô văng bị thấm và rêu mốc, láng chống thấm lại sê nô mái, ô văng bằng vữa xi măng và quét sika chống thấm; thay mới nẹp nhựa trần tôn; phá dỡ lớp vữa trát tường bong tróc và trát lại; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ bị hoen ố, bạc màu và sơn cải tạo lại toàn bộ công trình; tháo dỡ và sơn sửa lại hệ thống cửa gỗ; thay mới hệ thống điện, nước và thiết bị điện, nước bị hư hỏng.
- Bổ sung: bình năng lượng 01 KW và bộ tích điện, bể nước tự chảy thể tích 05 m3.
- Làm sân bê tông diện tích 28m², đường bê tông diện tích 24,5 m².
- Sửa chữa cổng, hàng rào khung thép V40 và lưới B40 34,15 m (trong đó: Cổng, tường rào khung thép V40 là 20,15 m; tường rào trụ bê tông lưới B40 là 14 m).
9. Trạm số 4
- Sửa chữa nhà làm việc: diện tích 119 m²; đục bỏ lớp vữa láng chống thấm sê nô, ô văng bị thấm và rêu mốc, láng chống thấm lại sê nô mái, ô văng bằng vữa xi măng và quét sika chống thấm; thay mái bằng tôn, trần tôn; phá dỡ lớp vữa trát tường bong tróc và trát lại; phá dỡ nền lát gạch cǜ khu bếp, lát lại gạch; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ bị hoen ố, bạc màu và sơn cải tạo lại toàn bộ công trình; tháo dỡ và sơn sửa lại hệ thống cửa; thay mới hệ thống điện, nước và thiết bị điện, nước bị hư hỏng.
- Sửa chữa nhà vệ sinh: diện tích 8,7 m²; đục bỏ lớp vữa láng chống thấm sê nô, ô văng bị thấm và rêu mốc, láng chống thấm lại sê nô mái, ô văng bằng vữa xi măng và quét sika chống thấm; phá dỡ nền lát gạch cǜ, lát lại gạch; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ bị hoen ố, bạc màu và sơn cải tạo lại toàn bộ công trình; thay mới hệ thống điện, nước và thiết bị điện, nước bị hư hỏng.
- Sửa chữa, làm lại sân bê tông với diện tích 20 m²; lắp bổ sung mái che khung sắt lợp tôn có diện tích 38 m².
- Sửa chữa cổng, tường rào chiều dài L= 778 m (song sắt, lưới thép).
- Bổ sung giếng đào 15 m, bình năng lượng 01 kW và bộ tích điện.
10. Trạm số 6:
- Sửa chữa nhà làm việc: diện tích 116,6 m²; đục bỏ lớp vữa láng chống thấm sê nô, ô văng bị thấm và rêu mốc, láng chống thấm lại sê nô mái, ô văng bằng vữa xi măng và quét sika chống thấm; thay mới nẹp trần tôn; phá dỡ lớp vữa trát tường bong tróc và trát lại; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ bị hoen ố, bạc màu và sơn cải tạo lại toàn bộ công trình; tháo dỡ và sơn sửa lại hệ thống cửa; thay mới hệ thống điện, nước và thiết bị điện, nước bị hư hỏng.
- Sữa chữa cổng tường rào chiều dài L= 64,8m (trong đó cổng tường rào song sắt 14,8 m; tường rào khung lưới B40 L=50m).
- Bổ sung mái che khung sắt lợp tôn diện tích 33,8m², bổ sung giếng khoan 120 m.
IV. Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham
1. Xây mới Trạm quản lý bảo vệ rừng số 4 Ngọc Tem
- Nhà làm việc: diện tích 87 m²; móng bê tông cốt thép kết hợp xây đá chẻ; trụ, dầm, sàn, lanh tô, ô văng bằng bê tông cốt thép; tường xây gạch không nung; nền lát gạch Ceramic, mái lợp tôn …; hệ thống cửa bằng nhôm, kính cường lực; hệ thống cấp điện, cấp thoát nước hoàn chỉnh.
- Cổng, tường rào: chiều dài L= 90m (trong đó: Cổng, tường rào song sắt 25 m; tường rào khung B40 chiều dài 75 m); có móng trụ bằng bê tông kết hợp xây đá chẻ, trụ bê tông cốt thép và bê tông cốt thép kết hợp xây gạch, tường xây gạch; cổng làm bằng sắt hộp.
- Nhà xe, diện tích: 75 m², kết cấu thép, mái lợp tôn, nền bê tông.
- Sân bê tông, diện tích 100 m².
- Giếng khoan: 120 m, lắp đặt hệ thống cấp điện, nước hoàn chỉnh.
2. Xây dựng nhà phụ trợ tại trụ sở chính: Nhà ở diện tích 100 m²; móng bê tông cốt thép kết hợp xây đá chẻ; trụ, dầm, sàn, lanh tô, ô văng bằng bê tông cốt thép; tường xây gạch không nung; nền lát gạch Ceramic, mái lợp tôn…; hệ thống cửa nhôm, kính cường lực; hệ thống cấp điện, cấp thoát nước hoàn chỉnh.
3. Sửa chữa trụ sở làm việc, diện tích: 623 m²; đục bỏ lớp vữa láng chống thấm sê nô, ô văng bị thấm và rêu mốc, láng chống thấm lại sê nô mái, ô văng bằng vữa xi măng và quét sika chống thấm; thay gạch nền; cạo bỏ lớp sơn vôi cǜ bị hoen ố, bạc màu và sơn cải tạo lại toàn bộ công trình; sửa chữa, thay mới toàn bộ hệ thống điện, nước.
- 1 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT quy định về phân định ranh giới rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Thông tư 06/2021/TT-BXD quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành