Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/2009/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 21 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIÊM VU, QUYỀN HAN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH TÂY NINH

ỦY BAN NHẨN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BNG-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2009 của liên bộ Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ về việc hướng dần chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu to chức của Sở Ngoại vụ thuộc ủy ban nhân dân câp tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 45/2005/QĐ-UB ngày 28 tháng 4 năm 2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc thành lập Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 269/TTr-SNV ngày 11 tháng 9 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh.

Điều 2. Giám đốc Sở Ngoại vụ có trách nhiệm phổi hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quỵết định số 61/2005/QĐ-UB ngày 28/4/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tô chức bộ máy của Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh.

Điều 4. Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sờ: Nội vụ. Ngoại vụ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Uy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi Nhận:
- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Ngoại giao
- Bộ Nội vụ
- Cục KTVB (Bộ Tư pháp);
- Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh;
- TTTU-HĐNĐ tỉnh
-Như điều 4;TT Công báo
- Lưu VT, VPUBNĐ tỉnh

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Hùng Việt

 

QUY ĐỊNH

CHÚC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ NGOẠI VỤ TỈNH TÂY NINH

Chương I

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

Điều 1. Vi trí và chức năng

Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp Uy ban nhân dân tinh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác ngoại vụ và biên giới trên địa bàn tỉnh; các dịch vụ công thuộc phạm vi quán lý nhà nước của Sờ và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân câp, ủy quyên cùa Uy ban nhân dân tỉnh và theo quy dịnh của Pháp luật.

Sở Ngoại vụ tỉnh Tây Ninh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ dạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao.

Chương II

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình UBND cấp tỉnh:

a) Dự thảo quyct định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thâm quyền ban hành cùa UBND tỉnh về công tác ngoại vụ, biên giới.

b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch dài hạn năm năm và hàng năm, các chương trình, đề án, dự án về công tác ngoại vụ, biên giới; biện pháp tô chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực ngoại vụ, biên giới thuộc phạm vi quản lý của Sở.

c) Dự thảo văn bản quy dinh về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, phó các dơn vị thuộc Sơ.

2. Trinh Chủ tịch UBND tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, chi thị thuộc thảm quvên ban hành của Chủ tịch UBND tinh về công tác ngoại vụ, biên giới dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị trực thuộc Sở theo quy định cùa pháp luật.

3. Hướng dẫn kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kê hoạch, chương trình, đề án, dự án và các vấn đề khác về công tác ngoại vụ, biẻn giới; sau khi được phê duyệt tổ chức thông tin, tuyên truyền, p'nc> biến, giáo dục về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Sờ.

4. Tổ chức và quàn lý đoàn ra và đoàn vào:

a) Quản lý các đoàn công tác đi nước ngoài và đón tiếp các đoàn nước ngoài đến thăm và làm việc trên địa bàn tỉnh theo quy định cùa pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh;

b) Tham mưu UBND tinh tổ chức đón tiếp các đoàn khách quốc tế den thăm và làm việc với tỉnh; chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tô chức các doàri đi công tác nước ngoài cùa lãnh đạo UBND tinh; thống kẻ, tông hợp các đoàn di nước ngoài cùa cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của UBND tinh.

5. Công tác lãnh sự:

a) Tiếp nhận hồ sơ, kiêm tra, quản lý và đề nghị câp, gia hạn, sửa đôi, bó sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện công tác xuất nhập cảnh cùa người Việt Nam và người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; theo dối tổng hợp tinh hình di trú của công dân Việt Nam và công dân nước ngoài tại địa bàn tinh; xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp nảy sinh trong công tác lãnh sự tại địa phương;

c) Hướng dẫn quản lý các hoạt động của các cá nhân tô chức nước ngoài liên quan đen nhân thân, tài sản, đi lại, làm ăn, sinh sổng, học tập, công tác, du lịch, kinh doanh, đầu tư trên địa bàn tỉnh tuân thù các quy định cùa pháp luật Việt Nam.

6. Về thông tin đối ngoại:

a) Phối hợp với các cơ quan liên quan triên khai chương trình, kê hoạch thông tin tuyên truyền dối ngoại của địa phương đã được UBND tỉnh phê duyệt,

b) Cung cấp thông tin liên quan đến dịa phương đê phục vụ công tác tuyêri truyền đối ngoại cho Bộ Ngoại giao và các cơ quan có thâm quyên;

c) Tổ chức thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin về tình hình chính trị - ari ninh, kinh tế quốc tế và khu vực phục vụ phát triển kinh tể xã hội địa phương;

d) Thống nhất quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại địa phương; xây dựng chương trinh hoạt động, tổ chức việc tiếp và trả lời phòng vấn cùa lãnh đạo UBND tinh, cung cấp thông tin có định hướng, theo dõi và quản lý hoạt động cùa phóng viên nước ngoài theo quy định của pháp luật.

7. Đổi với các tổ chức phi chính phù và các cá nhân nước ngoài:

a) Phổi hợp VỚI các cơ quan liên quan xúc tiến vận động, quán lý hoạt động cua các khoán viện trợ thuộc các chương trình hoặc dự án nhân đạo, phát triên và viện trợ khân câp của các tô chức phi chính phủ nước ngoài giúp địa phương theo quy định của pháp luật;

b) Hỗ trợ thủ tục hành chính trong việc triển khai các chương trinh hoặc dự án nhân đạo, phát trién và viện trợ khân cấp do các tổ chức phi chính phù nước ngoài giúp dờ địa phương.

8. Vê công tác biên giới lãnh thổ quốc gia:

a) Là cơ quan thường trực của UBND tỉnh về công tác biên giới của tinh, giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về biên giới tại địa phương theo quy định của pháp luật;

b) Là cơ quan thường trưc của Ban chỉ đao phân giới cam mốc của tinh; chủ tri, phôi hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức: khảo sát đơn phương, song phương; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện công tác phán giới căm mốc theo yêu cầu của Ban chỉ đạo phâri giới cam mốc cùa tỉnh;

c) Theo dồi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Ngoại giao tình hình thực hiện các điêu ước quốc tế về biên giới quốc gia, quy chế quản lý biên giới trên đât liên và các tranh chấp nãy sinh trên đất liền thuộc địa bàn tỉnh;

d) Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách cùa Đảng và Nhà nước về biên giới quốc gia; hướng dần, kiểm tra quảri lý các văn bản, tài liệu bản đồ và hồ sơ về biên giới thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

9. về kinh tế đối ngoại:

a) Giúp UBND tỉnh triên khai thực hiện chương trình hoạt động đối ngoạii phục vụ phát triên kinh tế - xã hội của địa phương sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Phôi hợp với các cơ quan liên quan, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thu thập, lựa chọn và thẩm tra các đối tác nước ngoài vào kinh doanh, liên doanh, liên kết kinh tế, đầu tư tại địa phương theo sự phân công của UBND tinh;

c) Tham gia công tác xúc tiến kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển kinh te - xã hội của địa phương; giúp các doanh nghiệp của địa phương mở rộng hợp tác với các nước.

10. về văn hóa đối ngoại:

a) Tổ chức thực hiện chương ưình hoạt động văn hóa đối ngoại cùa địa phương sau khi được UBND tinh phê duyệt;

b) Phối hợp với các cơ quan liên quan tô chức các sự kiện văn hóa đôi ngoại tại dịa phương và việc xây dụng, quảng bá hình ảnh con người, văn hóa của địa phương ở nước ngoài;

1 1. Về người Việt Nam ở nước ngoài:

a) Triển khai thực hiện chương trình, kề hoạch và chính sách đối với người Việt Nam ờ nước ngoai tại địa phương theo hướng dân cùa Bộ Ngoại giao;

b) Phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh trong công tác thông tin tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật cùa Đàng và Nhà nước đối với người Việt nam ờ nước ngoài; vận động, hướng dẫn và hỗ trợ người Việt Nam ờ nước ngoài và thân nhân của họ tại địa phương;

c) Định kỳ tổng kết, đánh giá và đề xuất kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ờ nước ngoài và thân nhân cùa họ tại địa phương;

12. Tổ chức hội nghị, hội thảo, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; tổ chức triển khai thực hiện điều ước quốc tế tại địa phương:

a) Thống nhất quản lý các hoạt động về tổ chức hội nghị, hội thảo, ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế, thực hiện điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật;

b) Báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo cùa cấp có thâm quyền hướng giải quyết những vấn đề phát sinh phức tạp trong công tác ngoại vụ, biên giới của tỉnh.

13. Triển khai thực hiện chương trinh cải cách hành chính cùa Sở theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính cùa UBND tỉnh.

14. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực ngoại vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác ngoại vụ, biên giới thuộc UBND cấp huyện.

15. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiên bộ khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thông thông tin, lưu trừ, phục vụ công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực ngoại vụ và biên giới.

16. Kiểm tra, thanh ưa và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chổng tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lĩnh vực ngoại vụ, biên giới theo quy định cùa pháp luật hoặc theo phân cấp cùa UBND tinh.

17. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ ngoại vụ, biên giới được giao theo quy định của UBND tỉnh và Bộ Ngoại giao.

18. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Sờ; quàn lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế dộ đãi ngộ, dào tạo, bồi dường cán bộ, công chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thường, kỷ luật dối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Sờ theo quy định cùa pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh.

19. Quản lý tài sản, tài chính được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định cùa pháp luật và phân cấp của UBND tinh.

20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Lãnh đạo Sở:

a) Sở Ngoại vụ có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.

b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân câp tinh, Chù tịch Uy ban nhân dân cấp tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động cùa Sở;

c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đôc Sờ và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở văng mặt, một Phó Giám đốc Sờ được Giám đốc uỷ nhiệm điều hành các hoạt động cua Sở.

d) Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Ngoại giao ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở:

- Văn phòng.

- Thanh tra.

- Phòng Lãnh sự .

- Phòng Quản lý Biên giới.

- Phòng Quan hệ quốc tế.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ, công chức là trường, phó các phòng chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện theo quy định về tiêu chuân và phân câp quản lý cán bộ, cóng chức hiện hành cùa tinh.

3. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:

- Trung tâm Dịch vụ đối ngoại (có Quyết định thành lập riêng).

Căn cứ đặc điếm và yêu cầu thực tế ở địa phương, Giám đốc Sở Ngoại vụ chủ tri, phối hợp với Giám đốc Sờ Nội vụ trinh Chù tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyêt định thành lập tô chức sự nghiệp thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật cấp trưởng, cấp phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở được thực hiện theo quy định về tiêu chuân và phân câp quản lý cán bộ, công chức hiện hành của tỉnh.

Điều 4. Biên chế

1. Biên chê hành chính cùa Sở Ngoại vụ do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trong tông biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương giao;

2. Biên chế sự nghiệp của đơn vị trực thuộc Sở Ngoại vụ do ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo định mức biên chế và theo quy định của pháp luật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 5. Giám đốc Sở Ngoại vụ có trách nhiệm quy định nhiệm vụ cụ thể cùa các phòng chuyên môn; Ọuy che to chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp trực thuộc và xây dựng Quy chế làm việc của Sở Ngoại vụ để tổ chức thực hiện.

Điều 6. Giao Sơ Ngoại vụ phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn công tác ngoại vụ, biên giới thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện (đôi với những huyện có đường biên giới lãnh thổ quốc gia trên bộ).

Điều 7. Trong quá trình thực hiện, quy định này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tỉnh hình thực tế và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ, theo đề nghị cùa Giám đốc Sở Ngoại vụ, Giám đôc Sở Nội vụ và quyết địrih của ủy ban nhân dân tỉnh./.