ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2013/QĐ-UBND | Sóc Trăng, ngày 20 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN THỦY THÔ SƠ CÓ TRỌNG TẢI TOÀN PHẦN DƯỚI 1 TẤN HOẶC CÓ SỨC CHỞ DƯỚI 05 NGƯỜI KHI HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA THUỘC TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định điều kiện an toàn và phạm vi hoạt động của phương tiện thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa thuộc tỉnh Sóc Trăng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
ĐIỀU KIỆN AN TOÀN VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN THỦY THÔ SƠ CÓ TRỌNG TẢI TOÀN PHẦN DƯỚI 1 TẤN HOẶC CÓ SỨC CHỞ DƯỚI 05 NGƯỜI KHI HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA THUỘC TỈNH SÓC TRĂNG
(Kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 của UBND tỉnh Sóc Trăng)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về điều kiện an toàn và phạm vi hoạt động của phương tiện thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người (gọi tắt là phương tiện) dùng để vận chuyển hàng hóa hoặc chở người khi hoạt động trên đường thủy nội địa thuộc tỉnh Sóc Trăng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Quy định này không áp dụng đối với các phương tiện dùng vào mục đích quốc phòng, an ninh, hoạt động thể thao, giải trí, tàu cá.
Điều 2. Điều kiện an toàn
1. Thân phương tiện phải có kết cấu chắc chắn, đảm bảo kín nước; phương tiện hoạt động vào ban đêm phải có một đèn màu trắng, sáng khắp bốn phía, đặt ở phía mũi, cao ít nhất 0,6 m so với mặt nước;
2. Phương tiện chở người phải bố trí đủ chỗ ngồi ổn định, an toàn, cân bằng phương tiện và có đủ dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện.
Điều 3. Điều kiện đối với người lái phương tiện
1. Người lái phương tiện phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khỏe, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và được Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận.
2. Trường hợp sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh thì độ tuổi của người lái phương tiện phải đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, không quá 60 tuổi đối với nam.
Điều 4. Phạm vi hoạt động
Phương tiện chỉ được hoạt động ở các sông, kênh cách bờ không quá 15m theo hướng đi phía bên phải của phương tiện và đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.
Chương 2.
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 5. Trách nhiệm của Chủ phương tiện
1. Có trách nhiệm duy trì và đảm bảo các điều kiện an toàn của phương tiện theo quy định tại Điều 2 của Quy định này khi phương tiện hoạt động;
2. Bảo đảm người lái phương tiện phải đủ điều kiện theo Điều 3 của Quy định này và Luật giao thông đường thủy nội địa.
3. Không giao phương tiện cho người không đủ điều kiện lái phương tiện.
Điều 6. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện thường xuyên kiểm tra về điều kiện an toàn và phạm vi hoạt động của phương tiện tại địa bàn quản lý;
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở UBND các xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ các phương tiện của địa phương mình.
Điều 7. Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn
1. Hướng dẫn chủ phương tiện duy trì điều kiện an toàn của phương tiện;
2. Thường xuyên kiểm tra điều kiện an toàn, tình hình hoạt động và lập sổ theo dõi phương tiện; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra của UBND cấp huyện.
Điều 8. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa;
2. Tổ chức, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đường thủy tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
3. Thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm và tai nạn giao thông đường thủy nội địa đối với loại phương tiện này.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này;
2. Tổ chức việc đào tạo, cấp giấy chứng nhận học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa cho người lái phương tiện;
3. Phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa đối với người lái phương tiện;
4. Tổ chức, chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã kịp thời phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
- 1 Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và bến khách ngang sông đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 do tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 2 Quyết định 09/2014/QĐ-UBND về điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè hoạt động trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 3 Quyết định 68/2013/QĐ-UBND Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4 Quyết định 28/2013/QĐ-UBND định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5 Quyết định 02/2013/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn hoạt động của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6 Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy định điều kiện an toàn, phạm vi và thời gian hoạt động của phương tiện xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 7 Quyết định 26/2011/QĐ-UBND Quy định về điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 8 Quyết định 23/2010/QĐ-UBND Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới một tấn hoặc có sức chở dưới năm người hoặc bè trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 9 Quyết định 18/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về điều kiện an toàn kỹ thuật, phạm vi hoạt động đối với phương tiện giao thông thô sơ tham gia giao thông trên đường bộ thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 10 Quyết định 837/2007/QĐ-UBND về Quy định điều kiện hoạt động phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn, có sức chở dưới 05 người hoặc bè do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 11 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 12 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 18/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về điều kiện an toàn kỹ thuật, phạm vi hoạt động đối với phương tiện giao thông thô sơ tham gia giao thông trên đường bộ thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2 Quyết định 26/2011/QĐ-UBND Quy định về điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoạt động trên địa bàn tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành
- 3 Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Quy định điều kiện an toàn, phạm vi và thời gian hoạt động của phương tiện xe thô sơ ba, bốn bánh tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 4 Quyết định 02/2013/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn hoạt động của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5 Quyết định 68/2013/QĐ-UBND Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6 Quyết định 28/2013/QĐ-UBND định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người do thành phố Cần Thơ ban hành
- 7 Quyết định 09/2014/QĐ-UBND về điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè hoạt động trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 8 Quyết định 23/2010/QĐ-UBND Quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy thô sơ có trọng tải toàn phần dưới một tấn hoặc có sức chở dưới năm người hoặc bè trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 9 Quyết định 837/2007/QĐ-UBND về Quy định điều kiện hoạt động phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn, có sức chở dưới 05 người hoặc bè do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 10 Quyết định 55/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa và bến khách ngang sông đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 do tỉnh Sóc Trăng ban hành