VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/QĐ-VKSTC-V12 | Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2016 |
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân số 63/2014/QH13;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Bãi bỏ những quy định trước đây của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Quyết định này.
Quyết định này thay thế các văn bản sau:
- Quyết định số 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát;
- Quyết định số 487/QĐ-VKSTC-V7 ngày 04 tháng 9 năm 2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. VIỆN TRƯỞNG |
TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về công tác tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý và quản lý đơn; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát; kiểm sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền.
Việc tiếp nhận, xử lý, quản lý và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Viện kiểm sát; giải quyết đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
2. Quy chế này được áp dụng đối với Viện kiểm sát các cấp.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đơn bao gồm: khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu.
2. Đơn thuộc thẩm quyền bao gồm: đơn thuộc thẩm quyền giải quyết và đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát.
3. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là khiếu nại, tố cáo và kiến nghị, phản ánh, đề nghị, yêu cầu mà theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết.
4. Đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết là khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan khác, nhưng theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết.
5. Điều kiện thụ lý đơn là những điều kiện mà pháp luật quy định người gửi đơn phải đáp ứng đầy đủ thì đơn mới được thụ lý.
6. Xử lý đơn là những việc làm cụ thể của đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc Viện kiểm sát các cấp đối với những đơn đã được tiếp nhận, bao gồm những việc sau: phân loại đơn; chuyển đơn đến các đơn vị cùng cấp có trách nhiệm trong trường hợp đơn thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình; chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền (đồng thời báo tin cho người gửi đơn) hoặc hướng dẫn người gửi đơn trong trường hợp đơn không thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình; hướng dẫn hoặc thông báo cho người gửi đơn trong trường hợp đơn chưa đủ hoặc không đủ điều kiện thụ lý.
7. Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp bao gồm: khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, thi hành tạm giữ, tạm giam và khiếu nại trong trình tự, thủ tục xem xét, quyết địnháp dụng các biện pháp xử lý hành chính tạiTòaán nhân dân.
8. Văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo là văn bản do Viện kiểm sát ban hành khi kết thúc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, bao gồm: quyết định giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung tố cáo; thông báo kết quả giải quyết tố cáo; các văn bản xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quy định chung về tiếp công dân
1. Việc tiếp công dân của Viện kiểm sát các cấp phải tuân thủ các quy định của Luật tiếp công dân, các quy định khác của pháp luật có liên quan và Quy chế này.
2. Nơi tiếp công dân của Viện kiểm sát bao gồm địa điểm tiếp công dân tại Trụ sở Viện kiểm sát và nơi làm việc khác do Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp công dân quy định và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm:
a. Bố trí địa điểm tiếp công dân ở vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Địa điểm tiếp công dân phải có biển hiệu, niêm yết nội quy và lịch tiếp công dân.
b. Phân công người tiếp công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế này.
4. Việc tiếp công dân phải được tiến hành công khai, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện tại nơi tiếp công dân; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân; tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; không được tiếp công dân ngoài nơi quy định.
5. Người tiếp công dân phải mặc trang phục Ngành đúng quy định; không hứa hẹn hoặc thông báo cho công dân nội dung hoặc kết quả giải quyết chưa được kết luận chính thức bằng văn bản; việc tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo và tài liệu, chứng cứ liên quan phải cấp giấy biên nhận.
6. Từ chối tiếp công dân trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân.
Điều 4. Tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh qua công tác tiếp công dân
1. Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.
2. Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân, gồm: số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ của người được tiếp, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.
Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
3. Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người gửi đơn viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
4. Việc xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tiếp nhận qua tiếp công dân được thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 28 Luật tiếp công dân và Điều 10 Quy chế này.
Điều 5. Nhiệm vụ tiếp công dân của các đơn vị
1. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên.
2. Nhiệm vụ của các đơn vị liên quan:
a. Khi được đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thông báo việc tiếp công dân, các đơn vị liên quan phải cử ngay người có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định; trường hợp vì lý do khách quan mà chưa tiếp được thì phải hẹn ngày tiếp và thông báo cho đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp biết.
b. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu xét thấy cần phải tiếp công dân thì đơn vị có trách nhiệm làm giấy mời công dân và thông báo cho đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp biết.
3. Phối hợp của các đơn vị trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân.
Khi nhận được yêu cầu của lãnh đạo đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, lãnh đạo các đơn vị liên quan có nhiệm vụ:
a. Cử người có trách nhiệm hoặc trực tiếp tiếp công dân.
b. Cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
c. Giải quyết hoặc chỉ đạo việc giải quyết vụ việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Tiếp công dân của Viện trưởng Viện kiểm sát
1. Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân theo quy định sau:
a. Định kỳ mỗi tháng trực tiếp tiếp công dân ít nhất 01 ngày đối với các trường hợp:
- Vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng công dân đề nghị kiểm tra lại;
- Vụ việc công dân đã gửi đơn nhiều lần, có dấu hiệu oan, sai, được dư luận quan tâm nhưng chưa được xem xét, giải quyết.
b. Tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp:
- Vụ việc có tính chất gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau;
- Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
- Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định tại điểm này.
2. Nhiệm vụ của đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các đơn vị liên quan trong việc tiếp công dân của Viện trưởng Viện kiểm sát
a. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau:
- Định kỳ lập danh sách công dân được tiếp để trình Viện trưởng chỉ đạo và gửi các đơn vị liên quan để chuẩn bị nội dung;
- Thực hiện hoặc đề nghị các đơn vị liên quan thực hiện các yêu cầu của Viện trưởng liên quan đến việc tiếp công dân;
- Ban hành văn bản thông báo kết quả kiểm tra gửi công dân đối với những vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng thuộc trường hợp cần được kiểm tra lại;
- Tham gia việc tiếp công dân của Viện trưởng; ghi biên bản tiếp công dân;
- Thông báo kết luận hoặc ý kiến chỉ đạo khác của Viện trưởng trong việc tiếp công dân.
b. Các đơn vị liên quan có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc Viện trưởng tiếp công dân theo danh sách do đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp gửi;
- Cử lãnh đạo đơn vị và Kiểm sát viên tham gia việc tiếp công dân của Viện trưởng;
- Thực hiện các yêu cầu của Viện trưởng hoặc đề nghị của đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp liên quan đến việc tiếp công dân.
c. Văn phòng Viện kiểm sát các cấp có nhiệm vụ:
- Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh nơi tiếp công dân; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện vật chất phục vụ việc tiếp công dân của Viện trưởng;
- Quản lý về công tác thông tin, báo chí liên quan đến việc tiếp công dân của Viện trưởng (nếu có).
3. Các vụ việc sau khi Viện trưởng tiếp công dân được xử lý như sau:
a. Nếu vụ việc do các đơn vị đang thụ lý xem xét, khi có văn bản giải quyết gửi công dân thì phải gửi đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp 01 bản để theo dõi, quản lý chung.
b. Nếu vụ việc đã được giải quyết bằng văn bản có hiệu lực pháp luật nhưng thuộc trường hợp cần được kiểm tra lại, sau khi kết thúc kiểm tra, các đơn vị báo cáo Viện trưởng kết quả kiểm tra bằng văn bản và gửi đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để thông báo cho công dân.
c. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kết luận hoặc ý kiến chỉ đạo khác của Viện trưởng đối với các vụ việc.
Điều 7. Bảo đảm trật tự, an toàn trong tổ chức tiếp công dân
Văn phòng Viện kiểm sát các cấp phối hợp với cơ quan Công an phụ trách địa bàn nơi tiếp công dân bảo đảm trật tự, an toàn nơi tiếp công dân; có biện pháp phòng chống cháy nổ theo quy định chung; xử lý kịp thời, kiên quyết các trường hợp lợi dụng quyền tự do dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật tại nơi tiếp công dân.
Điều 8. Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân thường xuyên
1. Người tiếp công dân phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nắm vững chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
2. Người làm công tác tiếp công dân được hưởng chế độ bồi dưỡng tiếp công dân và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.
Đơn gửi đến Viện kiểm sát từ tất cả các nguồn (kể cả đơn gửi đến lãnh đạo Viện) đều phải được tiếp nhận thống nhất qua một đầu mối là đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để xử lý và quản lý; không tiếp nhận đơn ngoài nơi quy định.
1. Đơn được phân loại như sau:
a. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết.
b. Đơn thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết.
c. Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết và kiểm sát việc giải quyết.
d. Đơn chưa đủ hoặc không đủ điều kiện thụ lý.
2. Xử lý đơn khiếu nại
a. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì thụ lý để giải quyết hoặc thực hiện thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
b. Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì trả lại đơn và tài liệu kèm theo (nếu có) cho người gửi đơn hoặc cá nhân, cơ quan đã chuyển đến, đồng thời hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát khác, thì chuyển đơn cùng tài liệu gửi kèm (nếu có) cho Viện kiểm sát có thẩm quyền, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết.
3. Xử lý đơn tố cáo
a. Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì thực hiện theo điểm a khoản 1 Điều 20 Luật tố cáo; đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì thụ lý và thực hiện thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
b. Đối với đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc kiểm sát việc giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì phải chuyển ngay đơn và các tài liệu gửi kèm theo (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết, nếu có yêu cầu; trường hợp đơn đã chuyển là tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì ngoài việc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, phải thông báo cho Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc giải quyết biết.
4. Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo có nhiều nội dung hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan
a. Đối với đơn có nhiều nội dung, trong đó có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì thụ lý nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, đồng thời có văn bản hướng dẫn người gửi đơn viết lại đơn khác theo nội dung còn lại gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
b. Trường hợp đơn có nhiều nội dung nhưng đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, mà từng nội dung này lại do các đơn vị khác nhau xem xét, thì đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp đề xuất bằng văn bản với Viện trưởng để phân công đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc giải quyết đơn, trả lời người gửi đơn.
5. Xử lý đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu
a. Đối với đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại các Chương về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b. Đối với đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, thì xử lý theo quy định tại Điều 14 Quy chế này.
c. Đối với đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến các đơn vị có trách nhiệm hoặc người có thẩm quyền để xem xét; trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết.
d. Đối với đơn liên quan đến việc yêu cầu bồi thường oan, sai theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát cấp mình, thì đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chuyển đến đơn vị Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự để xem xét.
6. Xử lý đơn chưa đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện thụ lý
a. Đối với đơn chưa đủ điều kiện để thụ lý, thì phải có văn bản hướng dẫn người gửi đơn bổ sung các nội dung, tài liệu cần thiết theo quy định.
b. Đối với đơn không đủ điều kiện thụ lý, thì trả lại đơn và có văn bản thông báo rõ lý do cho người gửi đơn; việc thông báo này chỉ thực hiện một lần cho một việc.
c. Không xem xét đối với đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp hoặc những đơn tố cáo đã được cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận mà tố cáo tiếp nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới.
Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có trách nhiệm:
a. Cập nhật đầy đủ vào sổ quản lý hoặc phần mềm quản lý đối với đơn đã được tiếp nhận, phân loại.
b. Chuyển kịp thời đến các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, nhiệm vụ xem xét, giải quyết; việc chuyển đơn giữa đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp với các đơn vị cùng cấp phải được lập danh sách có chữ ký của người giao và người nhận.
c. Hàng tuần, tháng đối chiếu số liệu thụ lý, kết quả giải quyết đơn với các đơn vị, bộ phận thuộc Viện kiểm sát cấp mình để việc quản lý được đầy đủ và thống nhất.
d. Đối với đơn do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí chuyển đến phải được quản lý riêng và đôn đốc các đơn vị, bộ phận liên quan thông báo kết quả hoặc tiến độ giải quyết cho cơ quan, người chuyển đơn biết.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Mục 1. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Điều 12. Thẩm quyền, thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo Bộ luật tố tụng hình sự, gồm: khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự; khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố; khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn; khiếu nại kết quả giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cán bộ điều tra, Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; khiếu nại kết quả giải quyết của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cấp phó, cán bộ điều tra.
2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo Bộ luật tố tụng dân sự, gồm: khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng dân sự.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo Luật tố tụng hành chính, gồm: khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hành chính.
4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án hình sự thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Chương về khiếu nại, tố cáo Luật thi hành án hình sự, gồm: khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân; khiếu nại hành vi, quyết định của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự.
5. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Chương về khiếu nại, tố cáo Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, gồm: khiếu nại hành vi, quyết định của người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; khiếu nại hành vi, quyết định của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong kiểm sát thi hành án dân sự, kiểm sát thi hành án hành chính, kiểm sát thủ tục xem xét, quyết địnháp dụng các biện pháp xử lý hành chính tạiTòaán nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định như sau:
a. Khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp nào do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp đó giải quyết. Nếu người khiếu nại không đồng ý với kết quả giải quyết mà khiếu nại tiếp, thì Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát cấp trên là quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật.
b. Khiếu nại hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện kiểm sát cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật.
c. Trong mọi trường hợp, quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định có hiệu lực pháp luật.
8. Thời hạn giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực tương ứng.
Điều 13. Nhiệm vụ và thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
1. Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại
a. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
- Khiếu nại theo quy định tại các điểm b, c và d khoản này hoặc khiếu nại khác theo quy định của pháp luật khi được Viện trưởng giao.
b. Đơn vị Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Khiếu nại trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
- Khiếu nại hành vi, quyết định quản lý, giáo dục phạm nhân của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân;
- Khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
c. Đơn vị Kiểm sát thi hành án dân sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại hành vi, quyết định của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền; kết quả giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
d. Các đơn vị nghiệp vụ khác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam.
- Khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra cùng cấp đã được Viện kiểm sát phê chuẩn; kết quả giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp đối với khiếu nại hành vi, quyết định tố tụng của cán bộ điều tra, Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; kết quả giải quyết của cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của của cấp phó, cán bộ điều tra.
2. Trách nhiệm phối hợp trong giải quyết khiếu nại
a. Theo đề nghị của đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại, các đơn vị nghiệp vụ khác và Viện kiểm sát cấp dưới có nhiệm vụ:
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Giải trình bằng văn bản với người có thẩm quyền giải quyết về hành vi, quyết định bị khiếu nại; trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới hoặc cơ quan có thẩm quyền khác giải trình, thì các đơn vị nghiệp vụ khác có ý kiến bằng văn bản đối với việc giải trình;
- Tham gia xác minh nội dung khiếu nại;
- Thẩm định nội dung khiếu nại và chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Phối hợp thực hiện các thủ tục khác của việc giải quyết khiếu nại.
b. Các đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại theo quy định tại các điểm b, c, và d khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo việc thụ lý và kết quả giải quyết khiếu nại về đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung.
3. Thủ tục giải quyết khiếu nại
a. Ban hành quyết định phân công người xác minh khiếu nại; việc xác minh phải có kế hoạch xác minh được phê duyệt; kết thúc xác minh phải có báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại và đề xuất hướng giải quyết khiếu nại.
b. Ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về hành vi, quyết định bị khiếu nại.
c. Ban hành văn bản đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.
d. Trong trường hợp kết quả xác minh nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại còn khác nhau, thì phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ và phải được lập biên bản; kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
đ. Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại phải được gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền.
e. Trong trường hợp người khiếu nại rút khiếu nại thì ban hành quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.
g. Việc sử dụng các văn bản trong quá trình giải quyết khiếu nại phải theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
h. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải có đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại (nếu có); quyết định phân công người xác minh; kế hoạch xác minh; tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp; báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; biên bản tổ chức đối thoại (nếu có); quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại (nếu có); các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Xử lý đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
1. Xác định loại đơn, điều kiện kiểm tra, xử lý đơn
a. Các trường hợp khiếu nại trong hoạt động tư pháp có quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát, nếu người khiếu nại tiếp tục gửi đơn đối với nội dung đã được giải quyết, thì được xác định là “Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật”.
b. Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát chỉ được xem xét kiểm tra khi có một trong những điều kiện sau: đơn bức xúc, kéo dài; đơn về những vụ việc có dấu hiệu oan, sai; đơn có sự chỉ đạo xem xét của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đơn được các cơ quan báo chí và dư luận quan tâm; đơn có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở trung ương hoặc địa phương.
c. Sau khi xác định đơn đã đáp ứng điều kiện và thuộc thẩm quyền kiểm tra của Viện kiểm sát cấp mình, đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình quyết định việc kiểm tra; nếu đơn thuộc thẩm quyền kiểm tra nhưng chưa đáp ứng điều kiện, thì lưu đơn để theo dõi, quản lý; nếu đơn thuộc thẩm quyền kiểm tra của Viện kiểm sát khác, thì chuyển Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết.
2. Trình tự kiểm tra
a. Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
b. Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát cấp tỉnh về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự; thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố; hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính do Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra.
c. Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra.
3. Thủ tục kiểm tra
a. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong việc kiểm tra.
b. Việc kiểm tra có thể áp dụng các biện pháp sau: kiểm tra lại hồ sơ giải quyết của cấp mình; yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo việc giải quyết và gửi hồ sơ giải quyết để kiểm tra; tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để nắm thông tin làm cơ sở kiểm tra; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại; tiến hành xác minh, lấy lời khai, trưng cầu giám định hoặc biện pháp khác khi thấy cần thiết.
c. Kết thúc việc kiểm tra, Viện kiểm sát thực hiện như sau:
- Nếu quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có căn cứ, đúng pháp luật, thì thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Nếu quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung giải quyết trước đó, thì xử lý như sau:
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực của Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên hủy bỏ và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới giải quyết lại;
+ Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự hủy bỏ và giải quyết lại;
+ Thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho người đã gửi đơn; nếu thấy cần thiết thì thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
d. Việc kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra tại mỗi cấp Kiểm sát chỉ thực hiện một lần.
Mục 2. GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Điều 15. Thẩm quyền, thời hạn giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp
1. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo Bộ luật tố tụng hình sự, gồm: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố.
2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo Bộ luật tố tụng dân sự, gồm: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng dân sự.
3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương về khiếu nại, tố cáo Luật tố tụng hành chính, gồm: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hành chính.
4. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong thi hành án hình sự được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Chương về khiếu nại, tố cáo Luật thi hành án hình sự, gồm: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát thi hành án hình sự.
5. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Chương về khiếu nại, tố cáo Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, gồm: tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền của Viện kiểm sát trong kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.
6. Thẩm quyền giải quyết tố cáo trong kiểm sát thi hành án dân sự, kiểm sát thi hành án hành chính, kiểm sát thủ tục xem xét, quyết địnháp dụng các biện pháp xử lý hành chính tạiTòaán nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp được quy định như sau:
a.Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát cấp nào do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp đó giải quyết, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
b. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết.
c. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết.
8. Thời hạn giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp được áp dụng theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực tương ứng.
Điều 16. Nhiệm vụ và thủ tục giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp
1. Nhiệm vụ của đơn vị chủ trì giải quyết tố cáo
a. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính;
- Tố cáo theo quy định tại các điểm b, c và d của khoản này hoặc tố cáo khác theo quy định của pháp luật khi được Viện trưởng giao.
b. Đơn vị Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được giao quản lý, giáo dục phạm nhân;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
c. Đơn vị Kiểm sát thi hành án dân sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình; hành vi vi phạm pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thuộc thẩm quyền trong kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
d. Các đơn vị nghiệp vụ khác có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình, bao gồm:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Kiểm tra viên, Kiểm sát viên cấp mình trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình trong tố tụng hình sự;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam.
2. Trách nhiệm phối hợp trong giải quyết tố cáo
a. Theo đề nghị của đơn vị chủ trì giải quyết tố cáo, các đơn vị nghiệp vụ khác và Viện kiểm sát cấp dưới có nhiệm vụ:
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
- Giải trình bằng văn bản với người có thẩm quyền giải quyết về hành vi bị tố cáo; trường hợp Viện kiểm sát cấp dưới hoặc cơ quan có thẩm quyền khác giải trình, thì các đơn vị nghiệp vụ khác có ý kiến bằng văn bản đối với việc giải trình;
- Tham gia xác minh nội dung tố cáo;
- Thẩm định nội dung tố cáo và chứng cứ, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
- Phối hợp thực hiện các thủ tục khác của việc giải quyết tố cáo.
b. Các đơn vị chủ trì giải quyết tố cáo theo quy định tại các điểm b, c, và d khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo việc thụ lý và kết quả giải quyết tố cáo về đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung.
3. Thủ tục giải quyết tố cáo
a. Ban hành quyết định phân công người xác minh tố cáo; việc xác minh phải có kế hoạch xác minh được phê duyệt; kết thúc xác minh phải có báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo và đề xuất hướng giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra.
b. Ban hành kết luận về nội dung tố cáo; áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Kết luận về nội dung tố cáo phải được gửi cho Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền và người bị tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu thông báo kết quả giải quyết tố cáo, thì gửi văn bản thông báo kết quả giải quyết cho người tố cáo.
c. Trong quá trình xác minh, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển đơn tố cáo và tài liệu, chứng cứ liên quan đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
d. Việc sử dụng các văn bản trong quá trình giải quyết tố cáo phải theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
đ. Việc giải quyết tố cáo phải được lập hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo phải có đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo; quyết định phân công người xác minh tố cáo; kế hoạch xác minh; báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; văn bản áp dụng biện pháp xử lý hoặc kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có); thông báo kết quả giải quyết tố cáo (nếu có); các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật.
KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
Điều 17. Thẩm quyền, nhiệm vụ thực hiện việc kiểm sát
1. Viện kiểm sát các cấp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp và cấp dưới theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khác tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại đối với hành vi của người có thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Đơn vị Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự.
4. Đơn vị Kiểm sát thi hành án dân sự có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình tiến hành kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự, thi hành án hành chính.
5. Trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong việc kiểm sát
a. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì kiểm sát:
Khi tiến hành kiểm sát, đơn vị chủ trì kiểm sát đề nghị các đơn vị nghiệp vụ cùng cấp, Viện kiểm sát cấp dưới phối hợp:
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc kiểm sát;
- Trao đổi ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản để xác định dấu hiệu vi phạm hoặc kết luận vi phạm của các cơ quan được kiểm sát;
- Lựa chọn áp dụng các biện pháp kiểm sát tương ứng và ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát;
- Cử Kiểm sát viên tham gia các cuộc trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
b. Trách nhiệm của đơn vị phối hợp kiểm sát:
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đề nghị của đơn vị chủ trì kiểm sát.
- Trường hợp phát hiện vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thông qua thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình, phải chủ động thông báo và kịp thời phối hợp với đơn vị chủ trì kiểm sát thực hiện nhiệm vụ kiểm sát theo quy định.
1. Các biện pháp được áp dụng khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp gồm có:
a. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo.
b. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình, cấp dưới và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát.
c. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát.
d. Trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền.
2. Căn cứ áp dụng các biện pháp kiểm sát quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a. Có cơ sở xác định dấu hiệu vi phạm hoặc có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
b. Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Việc áp dụng các biện pháp kiểm sát được quy định như sau:
a. Khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự và thi hành án hình sự được áp dụng tất cả các biện pháp kiểm sát; trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính được áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này; trong thi hành án dân sự được áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
b. Khi tiến hành kiểm sát việc giải quyết khiếu nại đối với hành vi của người có thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Viện kiểm sát áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
c. Một biện pháp kiểm sát có thể được áp dụng đồng thời đối với vụ việc cụ thể và đối với tình trạng vi phạm pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
4. Việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát được quy định như sau:
a. Sau khi kết thúc các biện pháp kiểm sát quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì ban hành kiến nghị.
Trường hợp qua nghiên cứu đơn, văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các nguồn thông tin khác và hồ sơ, tài liệu liên quan, nếu có đủ căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì có thể ban hành kiến nghị ngay mà không cần thiết phải áp dụng các biện pháp kiểm sát.
b. Việc áp dụng biện pháp trực tiếp kiểm sát phải ban hành quyết định; kết thúc biện pháp trực tiếp kiểm sát phải ban hành kết luận về kết quả kiểm sát; nếu có căn cứ kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì tùy theo mức độ vi phạm tiếp tục ban hành kiến nghị hoặc kháng nghị.
c. Trường hợp Viện kiểm sát ban hành yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhưng cơ quan được kiểm sát không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị, trừ trường hợp có lý do khách quan và đã được cơ quan được kiểm sát thông báo bằng văn bản, thì Viện kiểm sát ban hành kiến nghị gửi cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan được kiểm sát để có biện pháp quản lý, đôn đốc việc thực hiện, nếu xét thấy cần thiết.
d. Khi ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát, phải căn cứ vào quy định của pháp luật tương ứng với từng lĩnh vực để ấn định cụ thể thời hạn mà các cơ quan được kiểm sát phải trả lời hoặc thực hiện; trong trường hợp pháp luật tương ứng trong từng lĩnh vực không có quy định cụ thể về thời hạn, thì thực hiện như sau:
- Khi ban hành văn bản áp dụng biện pháp kiểm sát quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thì ấn định thời hạn là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản; trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
- Khi ban hành văn bản áp dụng biện pháp kiểm sát quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, thì ấn định thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản; trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
- Khi ban hành văn bản kết luận, kiến nghị, kháng nghị quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này, thì ấn định thời hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản; trường hợp có lý do khách quan cần kéo dài thời hạn và cơ quan được kiểm sát phải thông báo rõ lý do bằng văn bản, thì thời hạn là 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
đ. Việc ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và hoạt động kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị phải theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
5. Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị được quy định như sau:
a. Các kiến nghị, kháng nghị đã ban hành đều phải được tiến hành kiểm tra việc thực hiện, trừ trường hợp kiến nghị được ban hành theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
b. Việc kiểm tra phải xây dựng kế hoạch và ban hành quyết định; kết thúc kiểm tra phải có kết luận.
Điều 19. Các bước cụ thể trong thực hiện việc kiểm sát
1. Nghiên cứu đơn hoặc văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các nguồn thông tin khác và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; nếu cần thiết, có thể làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người tố cáo, người bị tố cáo, người có liên quan để xác minh những vấn đề cần làm rõ hoặc thu thập những thông tin, tài liệu, chứng cứ cần thiết khác.
2. Đối chiếu với các quy định tương ứng của pháp luật để xác định dấu hiệu vi phạm hoặc kết luận vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (về thẩm quyền, thủ tục, thời hạn và nội dung giải quyết).
3. Áp dụng các biện pháp kiểm sát phù hợp và ban hành kết luận, kiến nghị, kháng nghị theo quy định tại Điều 18 Quy chế này. Trong quá trình áp dụng các biện pháp kiểm sát, nếu thấy cần thiết thì tiếp tục thực hiện các bước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Việc tiến hành kiểm sát và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị đều phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ phải có đầy đủ các văn bản kiểm sát hoặc kiểm tra đã ban hành theo quy định và các tài liệu liên quan khác. Hồ sơ phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Nội dung quản lý nhà nước
1. Ban hành quy chế, chỉ thị và các văn bản hướng dẫn về tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
2. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản của ngành Kiểm sát về công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
3. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, trả lời thỉnh thị của cấp dưới về công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
4. Tổng kết thực tiễn, xây dựng báo cáo về công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Điều 21. Nhiệm vụ quản lý nhà nước
1. Trong phạm vi nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung quản lý nhà nước quy định tại Điều 20 Quy chế này.
2. Đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc Viện kiểm sát các cấp có nhiệm vụ tham mưu, giúp Viện trưởng cấp mình thực hiện đầy đủ nội dung quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
3. Các đơn vị khác thuộc Viện kiểm sát các cấp có nhiệm vụ định kỳ hàng tuần, tháng thông báo kết quả giải quyết đơn, kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc trách nhiệm đơn vị mình cho đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình.
Điều 22. Chế độ báo cáo, thông báo
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; thông báo với Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của ngành Kiểm sát theo quy định của pháp luật; báo cáo Quốc hội công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định tại Điều 31 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và thông báo đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
4. Khi nhận được đơn do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí chuyển đến, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo hoặc thông báo về việc xử lý, giải quyết cho cơ quan, người chuyển đơn biết theo quy định của pháp luật.
5. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp khi xây dựng các báo cáo định kỳ phải có nội dung về tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thuộc trách nhiệm của mình.
6. Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong buổi họp giao ban phải có nội dung về công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Điều 23. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp có trách nhiệm tham mưu, giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trong toàn ngành.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương căn cứ Quy chế này hướng dẫn thực hiện công tác tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp trong hệ thống Viện kiểm sát quân sự trong trường hợp thấy cần thiết.
Điều 24. Việc đảm bảo chế độ, chính sách, cơ sở vật chất, phương tiện trong tổ chức thực hiện
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm bảo đảm những điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả Quy chế này, bao gồm:
a. Bố trí địa điểm tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
b. In và cấp đầy đủ số, biểu mẫu phục vụ công tác Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; trang bị đầy đủ phương tiện cần thiết khác phục vụ công tác Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
2. Cục Kế hoạch - Tài chính thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất việc bố trí kinh phí nghiệp vụ trên cơ sở xây dựng quy định chi tiết về chế độ bồi dưỡng đặc thù đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn theo quy định chung và điều kiện vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Điều 25. Hiệu lực của Quy chế và việc sửa đổi, bổ sung Quy chế
1. Quy chế này thay thế Quy chế về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát (được ban hành theo Quyết định số 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) và Quyết định số 487/QĐ/VKSTC-V7 ngày 04 tháng 09 năm 2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
- 1 Quyết định 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 về Quy chế công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát
- 2 Quyết định 487/QĐ-VKSTC-V7 năm 2008 giao nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Quyết định 487/QĐ-VKSTC-V7 năm 2008 giao nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của cơ quan tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT quy định về phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 440/QĐ-BCT năm 2017 Quy chế Tiếp công dân của Bộ Công thương
- 3 Công văn 2207/VPCP-V.I năm 2016 về tình hình giải quyết khiếu nại liên quan đến Dự án Khu đô thị Thương mại-Du lịch Văn Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 1016/LĐTBXH-TTr năm 2016 về đảm bảo an ninh tại nơi tiếp công dân do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 111/2015/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân,Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo do Quốc hội ban hành
- 7 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015
- 8 Quyết định 947/QĐ-BXD năm 2015 về Nội quy, Quy chế tiếp công dân của Bộ Xây dựng
- 9 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
- 10 Hướng dẫn liên ngành 24/HD-VKSTC-TATC-BCA-BTP-BQP năm 2014 về phân loại đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng ban hành
- 11 Luật tiếp công dân 2013
- 12 Luật tố cáo 2011
- 13 Luật tố tụng hành chính 2010
- 14 Luật thi hành án hình sự 2010
- 15 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 16 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
- 17 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
- 1 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN&PTNT quy định về phối hợp trong việc báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 440/QĐ-BCT năm 2017 Quy chế Tiếp công dân của Bộ Công thương
- 3 Công văn 2207/VPCP-V.I năm 2016 về tình hình giải quyết khiếu nại liên quan đến Dự án Khu đô thị Thương mại-Du lịch Văn Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 1016/LĐTBXH-TTr năm 2016 về đảm bảo an ninh tại nơi tiếp công dân do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5 Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị quyết 111/2015/QH13 về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân,Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo do Quốc hội ban hành
- 7 Quyết định 947/QĐ-BXD năm 2015 về Nội quy, Quy chế tiếp công dân của Bộ Xây dựng
- 8 Hướng dẫn liên ngành 24/HD-VKSTC-TATC-BCA-BTP-BQP năm 2014 về phân loại đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Quốc phòng ban hành