- 1 Công văn 2617/BTC-QLCS năm 2022 thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 01/2023/TT-BTP quy định chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Quyết định 193/QĐ-BCT Kế hoạch Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023 của Bộ Công thương
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 513/QĐ-BTTTT | Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2023 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13/11/2020;
Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26/7/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 513/QĐ-BTTTT ngày 31/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
1. Việc tổ chức, thực hiện Kế hoạch đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Đánh giá đúng thực trạng về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý nhằm khắc phục, góp phần xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Phòng, chống, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nhằm đảm bảo kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn các quy định mới ban hành về xử lý vi phạm hành chính cũng như các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin và truyền thông.
5. Kịp thời động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Đảm bảo khách quan, hiệu quả, chính xác, thống nhất đúng với các quy định của pháp luật, nâng cao trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
1. Báo cáo tình hình theo dõi thi hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật (theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP)
a) Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế;
b) Cơ quan phối hợp: Thanh tra Bộ; các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành.
c) Chế độ báo cáo, thời gian chốt số liệu, đề cương báo cáo:
- Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện định kỳ hằng năm.
- Thời gian chốt số liệu báo cáo: tính từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/12/2023
d) Thời gian thực hiện:
- Vụ Pháp chế: Trước ngày 21/12/2023.
- Thanh tra Bộ; các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành: Trước ngày 15/12/2023.
2. Thống kê xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
a) Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế và Thanh tra Bộ;
b) Cơ quan phối hợp: các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành.
c) Thời gian thực hiện: cả năm 2023.
3. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
- Vụ Pháp chế tham mưu Lãnh đạo Bộ thành lập Đoàn khảo sát, kiểm tra, đánh giá việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, viễn thông, phát thanh, truyền hình, an toàn thông tin và tham mưu thành lập các Đoàn khảo sát, kiểm tra, đánh giá việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc phức tạp theo quy định.
Thành phần Đoàn kiểm tra gồm: Lãnh đạo và Chuyên viên Vụ Pháp chế theo dõi nghiệp vụ và lĩnh vực; đại diện các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ làm thành viên.
Thời gian thực hiện: năm 2023.
- Đối với khảo sát, kiểm tra, đánh giá việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, viễn thông, phát thanh, truyền hình, an toàn thông tin: Thực hiện trong Quý II, III, IV/2023.
- Đối với khảo sát, kiểm tra, đánh giá việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông đang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập hoặc đối với vụ việc phức tạp theo quy định (nếu có): Thực hiện thường xuyên trong năm 2023.
4. Thực hiện tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 37 Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021.
a) Cơ quan chủ trì: Vụ Pháp chế;
b) Cơ quan phối hợp: Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành.
c) Thời gian thực hiện: năm 2023.
1. Vụ Pháp chế
a) Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai, thực hiện Kế hoạch này;
b) Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch được giao phù hợp với tình hình, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể cũng như ngân sách của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2023;
c) Chủ trì, đôn đốc Thanh tra Bộ và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành trong việc thống kê, báo cáo công tác công tác tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ ký, ban hành đúng quy định.
2. Thanh tra Bộ và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành
a) Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch này phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 cấp cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện công tác kiểm tra tình hình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
c) Gửi Vụ Pháp chế các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (kể cả các quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành) và các Kết luận thanh tra, kiểm tra ngay sau khi được người có thẩm quyền ký ban hành để Vụ Pháp chế kiểm tra, theo dõi việc triển khai, thi hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định;
d) Phân công công chức thực hiện đầy đủ, chính xác công tác thống kê, báo cáo công tác tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và gửi về Vụ Pháp chế chậm nhất vào ngày 15/12/2023 để Vụ Pháp chế tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.
3. Thanh tra Bộ
a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành nghiên cứu, xây dựng tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
b) Nghiên cứu, xây dựng và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác xử lý vi phạm hành chính tại các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành, các Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực và các Sở Thông tin và Truyền thông.
4. Các Sở Thông tin và Truyền thông
a) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, điều tra, khảo sát theo thẩm quyền để báo cáo, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thông tin và truyền thông;
b) Nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền để kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực hợp lý để triển khai thi hành công tác thống kê, báo cáo và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật hành chính.
5. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện các nội dung trên được chi từ nguồn kinh phí của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ và các Cục có chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm bố trí kinh phí và các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Kế hoạch này./.
- 1 Công văn 2617/BTC-QLCS năm 2022 thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 01/2023/TT-BTP quy định chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Quyết định 193/QĐ-BCT Kế hoạch Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2023 của Bộ Công thương