Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2003/QĐ-UB

Tam Kỳ, ngày 9 tháng 6 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA IX VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2003-2010 VÀ NGHỊ QUYẾT 05 CỦA TỈNH UỶ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM VỀ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2002-2007.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp sửa đổi năm 1994;

- Căn cứ Nghị quyết số 24/ NQTW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc;

- Căn cứ kết luận Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương 7 ( phần 2) khóa IX ( số 11 KL/TU ngày 30/4/2003 của Tỉnh uỷ);

- Xét đề nghị của Ban Dân tộc và Miền núi.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này " Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc giai đoạn 2003-2010 và Nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ về một số chủ trương, giải pháp trọng tâm về dân tộc và miền núi giai đoạn 2002-2007 ".

Điều 2 : Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2.
- Văn phòng Chính phủ, Vụ Địa phương 1, Vụ ĐP 2.
- Uỷ ban Dân tộc.
- Thường vụ Tỉnh uỷ.
- TT HĐND, UBND tỉnh.
- Các Ban của Đảng, Đoàn thể
- Các Ban HĐND tỉnh.
- CPVP, CV
- Lưu VT , KTN

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Tiên

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨU BẢY BCH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHOÁ XI) VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2003 – 2010 VÀ NGHỊ QUYẾT 05 CỦA TỈNH UỶ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM VỀ DÂN TỘC, MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2002 – 2007
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2003/QĐ-UB ngày 9/6/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của BCH Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc giai đoạn 2003 - 2010 và Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 11/10/2002 của Tỉnh uỷ về một số chủ trương và giải pháp trọng tâm về dân tộc, miền núi giai đoạn 2002 - 2007, UBND tỉnh Quảng Nam xây dựng chương trình hành động như sau :

PHẦN THỨ NHẤT

MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH Ở MIỀN NÚI VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG THỜI GIAN QUA :

Thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW, ngày 27/11/1989 của Bộ chính trị, Quyết định 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế xã hội - miền núi, trong những năm qua tỉnh đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị để chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đã đạt được những kết quả quan trọng :

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển đáng kể; cơ sở hạ tầng kỹ thuật từng bước được đầu tư : diện tích khai hoang làm lúa nước được mở rộng, bình quân lương thực đầu người từ 163kg (năm 1997) tăng lên gần 200kg (năm 2002) . Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện tích cực bằng việc triển khai chương trình 661, giao khoán rừng, đất lâm nghiệp cho các địa phương, nhân dân quản lý, bảo vệ. Độ che phủ của rừng từ 42% năm 1997 lên trên 50% năm 2002. Một số ngành, nghề sản xuất và dịch vụ nhỏ đã phát triển tạo điều kiện thuận lợi cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều nơi đã có sản phẩm hàng hoá. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống như : đường giao thông, thuỷ lợi nhỏ, điện thắp sáng, trường học, trạm xá, nước sinh hoạt... được quan tâm đầu tư.

2. Lĩnh vực văn hoá - xã hội có những tiến bộ rõ rệt : giáo dục - đào tạo được quan tâm đầu tư; cơ sở vật chất trường lớp, đội ngũ giáo viên được tăng cường, chất lượng dạy và học được tăng lên. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có tiến bộ đảng kể. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền đã được tăng cường. Công tác nghiên cứu, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá xã hội truyền thống các dân tộc được chú trọng.

3. Tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thẻ ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được củng cố. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc được quan tâm. An ninh - quốc phòng ở miền núi và an ninh biên giới được tăng cường, đoàn kết dân tộc được giữ vững.

Tuy nhiên, những năm qua ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh vẫn còn khó khăn, yếu kém : sản xuất chưa ổn định, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, lúng túng; việc giải quyết lương thực tại chỗ ở một số địa bàn dân cư còn bấp bênh; tài nguyên rừng có nơi có lúc vẫn bị tàn phá; chưa hình thành phát triển được nghề rừng cho đồng bào.

Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu. Một số loại hình văn hoá - thông tin đến với đồng bào còn hạn chế, việc phục hồi và phát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật, những tập quán tốt chưa được quan tâm đúng mức. Giáo dục và đào tạo còn nhiều vấn đề bất cập. Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân nhất là ở vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc men còn thiếu; cán bộ y tế cơ sở chưa đủ theo yêu cầu phòng, chữa bệnh cho nhân dân.

Năng lực đội ngũ cán bộ nhất là cấp xã chưa đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu tinh thần tự lực vươn lên trong cán bộ và nhân dân vẫn còn. Một số ngành, đơn vị chưa thật sự sâu sát địa bàn miền núi nên việc tổ chức thực hiện công tác miền núi của ngành mình còn lúng túng. Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, miền núi còn hạn chế.

Mặt khác, do địa hình miền núi xa xôi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên tai, một bộ phận đồng bào các dân tộc vùng cao, biên giới sống phân tán, giao thông đi lại khó khăn, nên ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

PHẦN THỨ HAI

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KT-XH ĐẢM BẢO AN NINH - QUỐC PHÒNG Ở MIỀN NÚI VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2003 - 2007 VÀ ĐẾN 2010

Từ năm 2003 - 2007 và đến 2010, tất cả những chủ trương, chính sách, việc làm trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, phát triển KT-XH, ANQP ở miền núi và vùng dân tộc của tỉnh đều phải dựa trên các quan điểm đã đề ra tại Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 cảu BCH Trung ương Đảng và Nghị quyết 05 - NQ/TU ngày 11/10/2002 của Tỉnh uỷ để tổ chức thực hiện.

A. Mục tiêu :

Tạo chuyển biến rõ nét về phát triển kinh tế để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo để đến năm 2010 vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn (10%). Trên 90% hộ dân có đủ điện, nước sinh hoạt, xoá nhà tạm, 100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã, cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn, phấn đấu 90% dân số được xem truyền hình, 100% dân số được nghe đài. Nâng cao trình độ dân trí và năng lực đội ngũ cán bộ; đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ; hoàn thành định canh, định cư. Bảo vệ, phát triển rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn tốt môi trường sinh thái. Phát huy những giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng.

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thực hiện tốt công tác kết nghĩa nhằm góp phần đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở (đặc biệt là cấp cơ sở) bảo đảm hoạt động có hiệu quả, thiết thực, gắn được với dân và địa bàn nhằm tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Thực hiện tốt chính sách dân tộc.

B. Nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện :

I/ Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số :

1. Đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ, tạo điều kiện để nhanh chóng chuyển dịch mạnh, rõ nét cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi theo hướng kinh tế hàng hoá, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác tiên tiến, khả năng lao động, vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ.

1.1. UBND các huyện thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch hàng năm đối với việc khai hoang làm ruộng nước; ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn đẻ nhân dân tự khai hoang làm ruộng. Tập trung nguồn vốn chương trình 135 và vốn XDCB để xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ, các hình thức cấp nước khác để giải quyết nước cho cây trồng, vật nuôi. Có cơ chế chính sách hỗ trợ thêm từ ngân sách tỉnh để cùng nguồn kinh phí của các chính sách ưu đãi khác của Trung ương đối với các xã đặc biệt khó khăn để hỗ trợ về : giống lúa mới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ lao động để tăng vụ, tăng năng suất; phấn đấu đến năm 2007 có 70% diện tích lúa nước làm 2 vụ; hỗ trợ và hướng dẫn người dân cải tạo, xây dựng mô hình ruộng nước bậc thang, các loại cây màu cây công nghiệp có giảtị kinh tế cao.

1.2. Đẩy mạnh thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân :

- Phát triển cây đặc sản ở miền núi : quế, tiêu, boòng boong, măng tre. Thực hiện đề án bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh (Trà My), nghiên cứu phát triển cây sâm K7 (hiên) và các loại cây dược liệu khác. Mở rộng vùng trồng cây cao su, cây nguyên liệu giấy, sắn, dứa và các loại cây ăn quả có ''đầu ra ổn định''. Xâyd ựng và phát triển mô hình kinh tế trang trại trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, cá nước ngọt và các loại cây trồng, vật nuôi truyền thống, đặc sản ở miền núi bảo đảm theo quy hoạch, với quy mô hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, làng (thôn). Chú trọng phát triển hình thức ngân hàng bò. Đầu tư, hỗ trợ khôi phục, phát triển làng nghề, từng bước hình thành, phục hồi một số nghề truyền thống như : dệt vải, đan lát, mây tre, làm rượu cần, tà vạt tạo mô hình điểm, theo thế mạnh và đặc trưng của từng vùng. Làm tốt công tác thông tin, tiếp thị và thị trường. Có cơ chế, chính sách ưu đãi để tư nhân mạnh dạn đầu tư phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm sản, thủ công mỹ nghệ.

1.3. Từ năm 2003 đến 2005, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật và đội ngũ cán bộ cho trạm khuyến nông - lâm ở các huyện miền núi cao; đồng thời với việc xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ khuyến nông - lâm ở các TTCX và xã; nghiên cứu để lập Ban nông - lâm nghiệp xã. Sử dụng nguồn kinh phí của các chương trình, dự án khác nhau để hỗ trợ cho đồng bào có đủ giống lúa mới, năng suất cao để sản xuất. Bố trí nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm về đến xã, thông hướng dẫn đồng bào kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Chuyển dịch, thay đổi dần diện tích trồng lúa rẫy sang trồng các loại cây công nghiệp, cây nguyên liệu, cây dài ngày có giá trị kinh tế hàng hoá cao hơn.

2. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Phát triển mạnh nghề rừng ở miền núi, đặc biệt chú trọng đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sở Địa chính phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp & PTNT, các ngành chức năng, các địa phương thực hiện tốt công tác giao đất, khoán rừng cho làng, nhóm hộ và hướng dẫn các làng, thôn xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ và trồng rừng.

Sở Nông nghiệp &PTNT chủ trì phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá, Địa chính, Ban Dân tộc và Miền núi, các địa phương miền núi khẩn trương trình UBND tỉnh ban hành quy định về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, thôn, bản, khi được cấp có thẩm quyền giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng theo đúng Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với những diện tích rừng ở xa dân cư, đồng bào không có khả năng quản lý giao cho chính quyền địa phương, Chi cục Kiểm lâm quản lý. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trên tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyên truyền, vận động đồng bào sinh sống dọc theo tuyến đường này tham gia quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn khai thác gỗ, lâm sản trái phép. Tiếp tục củng cố, đổi mới hoạt động của các nông, lâm trường theo chỉ đạo của Trung ương.

Ban Dân tộc và Miền núi chỉ đạo Chi cục Định canh Định cư và Vùng kinh tế mới phối hợp với các địa phương và các ngành chức năng hướng dẫn khoanh vùng nương rẫy luân canh cho từng xã, thôn.

II/ Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống :

Tiếp tục phân cấp mạnh cho huyện và xã nguồn vốn các chương trình, dự án có mục tiêu, XDCB tập trung và các nguồn vốn khác để các huyện chủ động đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nhỏ, thiết yếu ở các xã, thôn. Tập trung vào các nhiệm vụ sau :

1. Về điện :

Hạ thế, kéo điện lưới đến các xã, thôn vùng cao, biên giới có thể kéo được để đến 2010 đạt cho được 90% hộ dân có đủ điện. Ở những địa bàn khó kéo điện lưới thì phát động mạnh phong trào làm thuỷ điện nhỏ.

2. Về giao thông - vận tải :

Trong năm 2003, Sở Giao thông - Vận tải hoàn chỉnh lại quy hoạch giao thông - vận tải miền núi. Trên cơ sở đó có kế hoạch tập trung khai thác có hiệu quả các tuyến đường Hồ Chí Minh, đường ven biên giới, và các tuyến đường lên miền núi đã được xây dựng. Triển khai xây dựng đường đông Trường Sơn.

Từ năm 2003 đến 2007, ưu tiên đầu tư các nguồn vốn mở đường ôtô đến 32 xã chưa có dường ôtô đến trung tâm xã, đảm bảo đi lại thông suốt hai mùa (mưa, nắng), khai thác tốt các đường đã và sẽ đầu tư để phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng miền núi. Trên cơ sở quy hoạch để đầu tư mở các đường từ trung tâm xã đến các cụm dân cư. Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì cùng Sở Giao thông - Vận tải tham mưu UBND tỉnh xem xét điều chỉnh dự án tổng quan đã được UBND tỉnh phê duyệt, để triển khai thực hiện từ năm 2004. Sở Kế hoạch & Đầu tư tìm nguồn vốn đầu tư (ODA...) và bố trí vốn kế hoạch hàng năm để ngành Giao thông - Vận tải tổ chức thực hiện. Dùng nguồn vốn chương trình 135 lồng ghép các nguồn vốn khác và huy động nhân dân đóng góp để đẩy mạnh phong trào làm đường liên thôn. Phấn đấu đến 2007 có 100% xã, thôn, điểm dân cư có đường dân sinh kinh tế lưu thông thuận lợi.

3. Về thuỷ lợi - nước sinh hoạt :

- Xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ kiên cố ở những diện tích ruộng tập trung, đồng thời phát triển các loại hình cấp nước khác đối với diện tích ruộng nhỏ, phân tán. Phấn đấu đến năm 2007 có 70 - 80% diện tích ruộng trong tổng diện tích canh tác lúa nước chủ động nước tưới.

- Tập trung giải quyết nước sạch cho các điểm dân cư ở các xã đặc biệt khó khăn đẻ đến năm 2007 có 80 - 90% điểm dân cư diện này có nước sạch cho nhân dân dùng. Chú ý kết hợp giữa cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất.

Sở Nông nghiệp & PTNT và Ban Dân tộc & Miền núi chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương liên quan có kế hoạch hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện hai nhiệm vụ nêu trên.

4. Về thương mại - mạng lưới chợ :

Trên có sở quy hoạch mạng lưới chợ của các huyện, từng bước xây dựng cửa hàng thương mại gắn với xây dựng mặt bằng họp chợ. Trước mắt, xây dựng chợ - cửa hàng thương mại ở các TTCX và ở những điểm thị tứ dọc theo các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ bằng các nguồn vốn đầu tư khác nhau. Tạo điều keịen và khuyến khích người dân ở các xã, thôn tự họp chợ. Sở Thương mại chủ trì phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu dể tổ chức hình thức chợ phiên - chợ văn hoá vùng cao; trước mắt ngay từ 2003 xây dựng đề án để thực hiện thí điểm chợ phiên ở một số TTCX. Tiếp tục đầu tư để nâng cấp cửa khẩu Đắc ốc (Nam Giang) thành cửa khẩu chính vàon ăm 2004 và trở thành cửa khẩu quốc tế từ năm 2005.

5. Về định canh định cư, quy hoạch dân cư - thực hiện tái định cư :

- Tiến hành điều tra đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình định canh định cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi để tiếp tục thực hiện việc bố trí, quy hoạch lại dân cư ở những nơi cần thiết, thực hiện định canh, định cư; quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, phúc lợi đối với những điểm tái định cư là làng (thôn) và đối với những điểm dân cư mới hình thành từ việc di dân. Triển khai thực hiện đầu tư hỗ trợ xoá nhà tạm cho đồng bào các dân tộc thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh. Thực hiện tốt, có hiệu quả dự án quy hoạch, bố trí, sắp xếp dân cư sở những nơi cần thiết và dự án phát triển sản xuất gắn chế biến tiêu thụ sản phẩm thuộc chương trình 135 của Chính phủ.

Trong năm 2003, Ban Dân tộc và Miền núi chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT, các ngành, địa phương liên quan xác định các dự án cần đầu tư để trình Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương về dự án quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc, bố trí dân cư gắn phát triển sản xuất ở 12 xã biên giới và địa bàn dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Ban Dân tộc & Miền núi phối hợp với các cơ quan và UBND các huyện có liên quan để thực hiện tốt công tác tái định cư cho đồng bào ở vùng lòng hồ thuỷ điện AVương, sông Tranh với phương châm sản xuất, đời sống ổn định, cao hơn trước khi di dời, tái định cư. Phấn đấu đến năm 2007 không còn du cư đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đến năm 2010 hoàn thành công tác định canh, định cư.

III/ Coi trọng và tập trung phát triển toàn diện con người tại chỗ :

1. Đối với giáo dục, đào tạo :

- Về mạng lưới trường, lớp : Tiếp tục mở rộng mạng lưới trường, lớp học. Ở xã có trường tiểu học, có các cụm lớp mần non mẫu giáo ở tận thôn bản; ở trung tâm cụm xã có trường trung học cơ sở, ở huyện có trường trung học phổ thông; hệ thống trường, lớp này phải có quy mô hợp lý, đảm boả thu nhận hết học sinh trên địa bàn. Xoá phòng học tạm thời, kiến cố hoá trường học nhất là ở các xã đặc biệt khó khăn. Tiếp tục kiện toàn hệ thoióng trường THCS nội trú cụm xã ở tất cả các TTCX thuộc các huyện vùng cao, nhằm tạo nguồn học sinh vào trường trung học phổ thông nội trú dân tộc tỉnh. Nâng cấp mở rộng cơ sở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh để trở thành một trung tâm đào tạo có chất lượng, tạo nguồn cán bộ cho địa bàn, theo thành phần dân tộc ở các địa phương.

- Nâng cao chất lượng dạy và học ở tất cả các cấp học : Có kế hoạch đào tạo, bố trí bảo đảm đủ giáo viên, chú ý giáo viên người tại chỗ cho các ngành học ở miền núi, vùng cao, có chính sách ưu đãi cho giáo viên, tiếp tục cấp giấy vở học sinh, sách giáo khoa để tạo điều kiện nâng cao chất lượng cơ bản ngay từ cấp học thấp nhất. Coi trọng đầu vào của trường nội trú TTCX, phổ thông dân tộc huyện và tỉnh, đổi mới cách đào tạo, đmả boả khi tốt nghiệp cấp học THPT các em học sinh vừa có trình độ văn hoá phổ thông vừa có nghề. Đối với số học sinh tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT không có khả năng, tiêu chuẩn để học lên cấp học cao hơn, lập kế hoạch hàng năm đưa các em vào học ở trường trung học chuyên nghiệp để tạo nguồn bổ sung cán bộ tuyến xã, thôn; góp phần đa dạng hoá lao động ngành, nghề trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện các chính sách đối với con em đồng boà dana tộc đi học cao đẳng, đại học.

- Về công tác phổ cập THCS, xoá mù chữu và chống tái mù chữ : Thực hiện đa dạng hoá phương pháp xoá mù chữ và chống tái mù chữ bằng các hoạt động của lực lượng thanh niên tình nguyện, của lực lượng biên phòng, của đơn vị kết nghĩa.

Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền, các ngành liên quan, các địa phương xây dựng phương án, chương trình, nội dung dạy chữ, tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân :

- Coi trọng củng cố, đầu tư về cơ sở, trang thiết bị và cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn, phấn đấu từng bước đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; chú ý nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng khám đa khoa khu vực ở các trung tâm cụm xã ở các huyện vùng cao, biên giới; đảm bảo đủ khả năng làm hạt nhân chỉ đạo các hoạt động ytế cộng đồng, y tế xã, y tế thôn bản. Đến năm 2005, xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất phòng khám đa khoa khu vực ở các TTCX.

- Ngành y tế tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao kiến thức cho đội ngũ y tế thôn bản, xã và cho y tế TTCX, y tế huyện để đến năm 2007 có 60 - 70% số xã có bác sỹ, y sỹ.

- Khống chế và không để xảy ra các loại dịch bệnh nhất là sốt rét. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Đặc biệt coi trọng các biện pháp tuyên truyền, chăm sóc đẻ hạ thấp tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hàng năm từ 2 - 3%; chăm sóc bà mẹ mang thai. Tuyên truyền, vận động hướng dẫn ăn, ở hợp vệ sinh, xây dựng môi trường sống làng, bản sạch đẹp, chú trọng công tác phòng bệnh. Thực hiện có hiệu quả chủ trương sinh đẻ có kế hoạch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giảm tỷ lệ sinh, nâng cao chất lượng sức khoẻ sinh sản.

3. Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân :

- Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu văn hoá thông tin vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Văn hoá - Thông tin tăng cường các hoạt động văn hoá, thông tin ở địa bàn các xã vùng cao, biên giới. Xây dựng chương trình, kế hoạch riêng (2004 - 2007) về nghiên cứu, sưu tầm và phổ biến các giá trị di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, những phong tục tập quán tốt đẹp; sưu tầm, biên soạn để giới thiệu những thành tích, tấm gương hy sinh đóng góp vào sự nghiệp chung trong chiến tranh cũng như trong hoà bình của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Sở Văn hoá - Thông tin xây dựng kế họach cụ thể về việc khối phục, gìn giữ kiến trúc nhà làng truyền thống của từng dân tộc, từng địa phương bằng biện pháp vận động, tham gia công sức của người dân và có sự hỗ trợ một phần của Nhà nước. Nghiên cứu, chọn lọc tổ chức các lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc. Từng bước sưu tầm hiện vật để hình thành phòng trưng bày dân tộc học tại bảo tàng tỉnh.

Coi trọng công tác vận động tuyên truyền để người dân tự hào, tự ý thức việc gìn giữ những vốn quý văn hoá, những tập quán truyền thống tốt của cộng đồng dân tộc mình; khắc phục, hạn chế, xoá bỏ các tập tục cũ có hại đến sản xuất, đời sống và đoàn kết dân tộc.

- Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, thôn bản văn hoá ở các huyện vùng cao, miền núi. Phấn đấu đến năm 2007 có từ 70 đến 80% làng (thôn) đăng ký thực hiện ''thôn bản văn hoá'' trong đó có 50% số thôn (làng) được công nhận là thôn văn hoá.

- Ban Dân tộc và Miền núi, ngành Tư pháp chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế haọch tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng dân tộc, liên quan mật thiết đến sản xuất, đời sống của đồng bào một cách dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Có kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 32/2002/NĐ-CP của Chính phủ về quy định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số về đến xã, thôn, đến người dân.

- Sở Văn hoá -Thông tin phối hợp với các ngành liên quan, các địa phương phát động phong trào xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng theo các nội dung : quản lý, bảo vệ, phát triển vốn rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy những tập quán truyền thống tốt đẹp. Thực hiện thí điểm để nhân rộng cơ chế phối hợp quản lý xã hội giữa Trưởng ban thôn với già làng - dân làng; xác định và phát huy đúng đắn vai trò, vị trí của người già làng, trưởng bản.

- Đài Phát thanh - Truyền hình phối hợp với các địa phương vùng cao, miền núi lập kế hoạch mở rộng diện phủ sóng truyền hình đến các xã vùng cao, biên giới, trước mắt là đến các trung tâm cụm xã, mỗi năm xây dựng từ 2 đến 3 trạm thu, phát lại truyền hình ở điểm trung tâm cụm xã; cần tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của Trung ương và của Bộ đội Biên phòng để đẩy nhanh tốc độ phủ sóng phấn đấu đến năm 2010 có 90% đồng bào vùng cao, miền núi được xem truyền hình, 100% đồng bào được nghe đài vào năm 2005.

- Các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh đổi mới nội dung và hình htức thông tin, tuyên truyền phù hợp với đặc thù, nhận thức tiếp thu của đồng bào các dân tộc; từng bước thực hiện chương trình phát thanh tiếng dân tộc của tỉnh.

- Ngành lao động, thương binh và Xã hội và các địa phương thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công và các đối tượng chính sách khác.

IV/ Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường công tác quốc phòng.

Triển khai thực hiện đề án nâng cao năng lực mọi mặt cho đội ngũ cán bộ xã nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, vai trò, vị trí đối với công tác dân tộc trong tình hình mới. Tăng cường cán bộ có năng lực thực tiễn, trình độ chueyen môn cho các xã miền núi.

Ban Tổ chức Chính quyền phối hợp với các ngành chức năng và các địa phương tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách đối với Trưởng thôn, cơ chế phối hợp giữa trưởng thôn và già làng để triển khai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ban Dân tộc và Miền núi tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế phối hợp trong công tác kết nghĩa giữa các Sở, Ban, ngành, đơn vị tỉnh với huyện, xã; mở rộng hình thức, nội dung, đối tượng kết nghĩa giữa các huyện, thị đồng bằng với các huyện vùng cao, miền núi. Cần đi vào chiều sâu, hiệu quả của công tác kết nghĩa nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ xã, thôn và nhân dân trong phát triển sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá, xoá đói giảm nghèo, tự lực vươn lên, đoàn kết dân tộc và tăng cường sự gắn bó, giữa tỉnh - huyện - xã - dân.

Các ngành chứuc năng, các hội đoàn thể các địa phương thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đầu tư. Tạo điều kiện cho người dân tham gia xây dựng, thực hiện quyền giám sát, kiểm tra của mình đối với nguồn vốn đầu tư ở địa phương mình.

Tiếp tục củng cố AN-QP trên địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số trong đó đặc biệt quan tâm tuyên truyền, giáo dục nâng cao cảnh giác, đấu tranh ngăn ngừa, làm thất bại những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vấn đề dân tộc thiểu số để gây sự bất ổn chính trị, kinh tế, đặc biệt là vùng biên giới. Tăng cường đội ngũ cán bộ của các ngành nội chính thường bám cơ sở, bám dân.

Lực lượng Công an, Quân đội, Biên phòng tỉnh có phương án đảm bảo an ninh quốc phòng đối với khu vực miền núi, biên giới. Nghiên cứu để có mô hình thích hợp giúp dân phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng nâng cao đời sống nhất là các xã vùng cao, biên giới.

V/ Kiện toàn, đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức làm công tác dân tộc :

1. Tiếp tục kiện toàn bộ máy Ban Dân tộc - Miền núi. Tăng cường cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác dân tộc để thực hiện nhiệm vụ của mình.

2. Ban Tổ chức Chính quyền, Ban Dân tộc và Miền núi phối hợp với các địa phương, các cơ sở giáo dục đào tạo nghiên cứu, xét chọn để từng bước tăng cường cán bộ là người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn, có năng lực tham mưu trong đội ngũ cán bộ của các địa phương, ngành tỉnh và Ban Dân tộc và Miền núi. Xây dựng cơ chế chính sách, nội dung việc làm và các hình thức hoạt động để tập hợp, tranh thủ ý kiến các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng là người kinh, người dân tộc thiểu số, những nhà nghiên cứu dân tộc học đóng góp vào quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở tỉnh nhà.

3. Lãnh đạo, thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, các hội đoàn thể ở tỉnh phân công một đồng chí lãnh đạo của đơn vị phụ trách vùng dân tộc thiểu số, miền núi trong lĩnh vực liên quan của ngành mình, trong công tác kết nghĩa. Đồng thời có kế hoạch xét chọn, bố trí cán bộ là người dân tộc thiểu số có chuyên môn, nghiệp vụ, tham mưu giúp việc trong đơn vị, ngành mình.

Trên đây là chương trình hành động của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng và Nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ. UBND tỉnh yêu cầu giám đốc Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện. Ban Dân tộc và Miền núi có trách nhiệm giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra đôn đốc sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình hành động này./.