ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2009/QĐ-UBND | Kon tum, ngày 10 tháng 9 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẦU TỔ CHỨC CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH KON TUM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 13/008/NĐ-CP, ngày 04 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNC, ngày 06 tháng 5 năm 2009 của liên bộ Tài chính - Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 1482/CV-CTC, ngày 17 tháng 8 năm 2009, của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2132/TTr-SNV, ngày 04 tháng 9 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 18/2004/QĐ-UB, ngày 14 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Tài chính.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh văn phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH KON TUM
( ban hành kèm theo Quyết định số: 52/2009/QĐ-UBND Ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ CỦA SỞ TÀI CHÍNH
1. Sở tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách Nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Sở tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn.
Thực hiện theo quy định tại điều 2, Thông tư Liên tịch số 90/2009/TTLT-BNV, ngày 06 tháng 5 năm 2009 của liên bộ Tài chính - Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy.
1. Lãnh đạo sở gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc Sở
2. Bộ máy giúp việc gồm:
- Văn phòng sở;
- Thanh tra;
- Phòng Quản lý ngân sách;
- Phòng Quản lý công sản - Giá;
- Phòng Đầu tư;
- Phòng tài chính doanh nghiệp;
Điều 4. Biên chế của Sở tài chính
Biên chế của sở tài chính thuộc biên chế quản lý hành chính nhà nước được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Việc quy định nhiệm vụ cụ thể và bố trí biên chế cho từng phòng và tương đương trực thuộc Sở do Giám đốc Sở quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và số lượng biên chế được Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức của Sở phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định.
Riêng thanh tra Sở thực hiện theo quy định của Luật thanh tra.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Sở
1. Giám đốc sở tài chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm. Giám đốc Sở là người đứng đầu, quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan theo chế độ thủ trưởng trên cơ sở phát huy dân chủ và quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức.
Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Sở:
a. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ tại Điều 2 trong Quy định này đảm bảo kịp thời và đạt hiệu quả; đồng thời chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân tỉnh về những chất vấn liên quan.
b. Quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm về hiệu quả tài chính, tài sản, tài liệu… của cơ quan theo quy định; chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng, bố trí công tác cho cán bộ, công chức theo đúng quy định, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức.
c. Là chủ tài khoản của cơ quan và thực hiện ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ tài khoản ngân sách tỉnh.
d. Chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn, thực hiện các quy định của Nhà nước hoạt động trên lĩnh vực tài chính, kế toán, giá cả.
đ. Quyết định theo thẩm quyền quản lý hoặc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý những văn bản của các ngành, các cấp trái pháp luật hoặc không cồn phù hợp về công tác tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
e. Phân công cho các Phó Giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác của Sở, ủy quyền giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở khi đi vắng
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó giám đốc Sở
1. Phó giám đốc Sở Tài chính do chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công;
2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc Sở đi vắng ủy quyền
3. Được chủ tài khoản ủy quyền đăng kí chữ kí tại kho bạc nhà nước tỉnh.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
1. Xây dựng chương trình kế hoạch công tác.
Trên cơ sở đường lối, chỉ thị, Nghị quyết về chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, chương trình công tác của Hội Đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và của Bộ Tài chính, Giám đốc Sở Tài Chính xây dụng chương trình kế hoạch công tác trong từng thời kỳ làm cơ sở cho quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Thời gian giải quyết công việc.
Những công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở được giải quyết theo đúng thời gian quy định tại quy trình tiêu chuẩn ISO 9001 -2000 Của Sở Tài Chính được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng công nhận tại quyết định số 1528/QĐ-TĐC, ngày 11/11/2008. Trường hợp chưa giải quyết hoặc không giải quyết thì phải có văn bản trả lời để các tổ chức, cá nhân có liên quan biết lý do.
Những vấn đề công tác của Ngành nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thì Giám đốc Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. Nếu công việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp thì Giám đốc Sở trao đổi thống nhất ( bằng văn bản) với các ngành, các cấp có liên quan trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Chế độ soạn thảo, trình ký và ban hành văn bản: Việc soạn thảo văn bản thực hiện đúng quy trình, thể thức văn bản. Nội dung văn bản phải rõ ràng, cụ thể và không được trái với quy định của pháp luật; ban hành văn bản phải đến đúng đối tượng thi hành trong văn bản.
a. Đối với văn bản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi trình ký Giám đốc Sở lập hồ sơ, thủ tục trình ký theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b. Đối với văn bản thuộc thẩm quyền của Sở: Việc ký và ban hành văn bản do Giám đốc Sở chịu trách nhiệm về nội dung và thể thức văn bản.
4. Chế độ thông tin báo cáo.
a. Hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm Giám đốc sở thực hiện báo cáo tình hình triển khai nhiệm vụ với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính theo đúng thời gian quy định.
b. Khi đi công tác ngoài tỉnh, Giám đốc Sở phải báo cáo với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trước 03 ngày, trường hợp đột xuất thì phải báo cáo ngay trước khi đi công tác để Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến.
5. Công tác lưu trữ: Việc lưu trữ và nộp lưu trữ phải tiến hành thường xuyên, kịp thời và đúng theo quy định của nhà nước về lưu trữ.
1. Với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các Bộ quản lý chuyên ngành:
a. Chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân trong quá trình thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
b. Chịu sự Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân tỉnh về mặt công tác được giao.
c.Chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
2. Đối với các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh các huyện, thành phố.
a. Là mối quan hệ quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về công tác tài chính.
b. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các phòng Tài chính - Kế hoạch và các ban Tài chính xã, phường, thị trấn ( nếu cần).
c. Quản lý tài chính, ngân sách theo luật định đối với các sở, ban ngành các huyện, thành phố.
3. Đối với các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy.
Phối hợp với các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy trong việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của cấp trên về lĩnh vực tài chính; đồng thời thông qua cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy đình kỳ báo cáo hoặc báo cáo đột xuất với Ban thường vụ tỉnh ủy về hoạt động của ngành tài chính trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
4. Đối với các đoàn thể.
Sở phối hợp với các đoàn thể tổ chức vận động cán bộ công chức trong cơ quan tham gia các phong trào thi đua nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác chuyên môn và nhiệm vụ công tác của Đoàn thể.
Giám đốc Sở Tài chính căn cứ vào quy định này để quy định nhiệm vụ cụ thể và lề lối làm việc giữa các phòng chuyên môn thuộc Sở.
Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy định này. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung kịp thời báo cáo UBND Tỉnh ( qua Sở Nội vụ) xem xét quyết định./.
- 1 Quyết định 46/2016/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Kon Tum
- 2 Quyết định 62/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2016; văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trước ngày 01/01/2016 nhưng chưa được công bố
- 3 Quyết định 62/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong năm 2016; văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trước ngày 01/01/2016 nhưng chưa được công bố
- 1 Quyết định 685/QĐ-UBND năm 2013 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên
- 2 Quyết định 08/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 39/2009/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng
- 3 Quyết định 836/QĐ-UBND năm 2012 bổ sung Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 90/2009/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ban hành
- 5 Nghị định 13/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 6 Luật Thanh tra 2004
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 685/QĐ-UBND năm 2013 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Hưng Yên
- 2 Quyết định 08/2013/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 39/2009/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng
- 3 Quyết định 836/QĐ-UBND năm 2012 bổ sung Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính do tỉnh Phú Yên ban hành