UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 525/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 31 tháng 12 năm 2012 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thể dục thể thao ngày 12/12/2006;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 100/2008/NQ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020; Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Kết luận số 102-KL/TU ngày 25/12/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 178/TTr-VHTTDL ngày 24/12/2012 về việc xin phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, với nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
- Phát triển thể dục thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bồi dưỡng và phát huy yếu tố con người, lành mạnh hóa lối sống của thanh, thiếu niên. Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân, đảm bảo cho sự nghiệp thể dục, thể thao ngày càng phát triển.
- Phát triển đồng bộ thể dục thể thao trong trường học, lực lượng vũ trang, ở xã, phường, thị trấn cùng với phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyện nghiệp, giữ gìn những giá trị thể dục thể thao dân tộc.
- Tập trung phát triển các môn thể thao trọng điểm, phù hợp với đặc điểm và thể chất của người Tuyên Quang, nhằm nhanh chóng nâng cao thành tích thể thao. Từng bước xây dựng lực lượng vận động viên có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt sẵn sàng tham gia thi đấu các giải quốc gia, quốc tế.
- Đẩy mạnh xã hội hóa thể dục, thể thao dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước, phát triển rộng khắp các cơ sở tập luyện dưới nhiều hình thức, lồng ghép các hoạt động thể dục thể thao với các hoạt động văn hóa du lịch, huy động các nguồn lực của nhân dân và xã hội đầu tư cho sự nghiệp thể dục, thể thao, hoàn chỉnh các thiết chế về thể dục thể thao.
2. Mục tiêu Quy hoạch
2.1. Thể thao cho mọi người
a. Đến năm 2015:
- Số dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 25%.
- Số gia đình thể thao đạt 22%.
- Số câu lạc bộ thể thao cơ sở là 300 câu lạc bộ.
- Số đội thể thao cơ sở là 3.700 đội
- Số vận động viên thể thao cơ sở là 40.700 vận động viên,
- 100% cán bộ chiến sỹ quân đội đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định.
- 98% cán bộ chiến sỹ công an đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định.
- Số trường đảm bảo chương trình giảng dạy thể dục thể thao nội khoá đến năm 2015 đạt 98%.
- Số trường tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá đến năm 2015 đạt 75%.
- Số trường học có câu lạc bộ thể dục thể thao có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục thể thao, thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa đến năm 2015 đạt 45%.
- Số học sinh được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đến năm 2015 đạt 75%.
b. Đến năm 2020:
- Số dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 30%.
- Số gia đình thể thao đạt 25%.
- Số câu lạc bộ thể thao cơ sở là 350 câu lạc bộ.
- Số đội thể thao cơ sở là 3.900 đội.
- Số vận động viên thể thao cơ sở là 42.900 vận động viên.
- Số cán bộ chiến sỹ quân đội đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định tiếp tục duy trì tỷ lệ 100%.
- 100% cán bộ chiến sỹ công an đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định.
- Thành lập các Liên đoàn thể thao những môn thể thao thế mạnh của tỉnh: Võ thuật, bóng bàn, cầu lông.
- Số trường đảm bảo chương trình giảng dạy thể dục thể thao nội khoá đạt 100%.
- Số trường tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá đạt 85%.
- Số trường học có câu lạc bộ thể dục thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục thể thao, thực hiện tốt hoạt động thể thao ngoại khóa đạt từ 55% - 60% tổng số trường.
- Số học sinh được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đạt 85% - 90% tổng số học sinh, sinh viên.
2.2. Thể thao thành tích cao:
- Đến Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 vị trí thể thao Tuyên Quang xếp thứ 46/66 tỉnh thành, ngành, lần thứ VIII năm 2018 xếp thứ 44/66 tỉnh thành, ngành và đứng thứ 08/19 tỉnh miền núi trong cả nước.
- Đến năm 2015, giành 4 huy chương trở lên trong các cuộc thi đấu SEA gmaes, quốc tế; Năm 2020 đạt 7 huy chương trở lên (tính cả giải trẻ).
- Đến năm 2015, giành 30 huy chương trở lên trong các cuộc thi đấu vô địch toàn quốc; Năm 2020 đạt 37 huy chương trở lên.
- Đầu tư phát triển 13/19 môn, trong đó 05 môn thể thao trọng điểm thuộc nhóm I (boxing, vovinam, pencaksilat, wushu, điền kinh) và 08 môn nhóm II (chạy việt dã, bóng đá trẻ, cử tạ, đua thuyền, bắn cung, võ cổ truyền, bắn nỏ, đẩy gậy).
- Đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao hàng năm theo 3 tuyến với số lượng:
+ Tuyến bán tập trung:
Đến năm 2015 là 100 - 125 vận động viên.
Đến 2020 là 130-155 vận động viên.
+ Tuyến tập trung:
Đến năm 2015 là 75 - 100 vận động viên.
Đến 2020 là 100 - 130 vận động viên.
+ Tuyến đội tuyển:
Đến năm 2015 là 70 - 95 vận động viên.
Đến 2020 là 90 - 120 vận động viên.
- Số huy chương vàng đoạt được tại các giải toàn quốc
+ Đến năm 2015 đạt 9 huy chương vàng.
+ Đến năm 2020 đạt 12 huy chương vàng.
- Số vận động viên đạt cấp kiện tướng đến.
+ Đến năm 2015 đạt 11 vận động viên.
3.1. Phát triển thể dục thể thao cho mọi người
a. Phát triển thể dục thể thao quần chúng: Phát động phong trào thể dục thể thao quần chúng nhằm động viên, khuyến khích mọi người tham gia tập luyện thể dục, biểu diễn và thi đấu thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể cho mọi người.
b. Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường: Quan tâm phát triển thể dục thể thao trường học từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông; đảm bảo chương trình thể dục nội khoá trong các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
c. Phát triển thể dục thể thao đối với nhân dân khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, nông thôn, trong đó tập chung phát triển các môn, các nội dung: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, thể dục dưỡng sinh, võ cổ truyền, cờ tướng, cờ vua, đá cầu, bơi lội... các môn thể thao dân tộc.
d. Phát triển thể dục thể thao trong công chức, viên chức, trong đó tập chung phát triển các môn: Thể dục dưỡng sinh, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, bơi, bóng bàn, cờ vua, cờ tướng, quần vợt, võ thuật, chạy việt dã, kéo co. Khuyến khích thành lập các đội bóng, các câu lạc bộ thể dục thể thao trong công chức, viên chức.
e. Phát triển thể dục thể thao trong doanh nghiệp, trong đó tập trung phát triển các môn: Thể dục dưỡng sinh, thể thao nghề nghiệp, thể dục nhịp điệu, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá, bơi, bóng bàn, cờ vua, cờ tướng, quần vợt, kéo co. Khuyến khích phát triển thêm các nội dung thể thao giải trí khác.
g. Phát triển thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang: Phát triển các môn, các nội dung hoạt động thể dục thể thao, thể thao quốc phòng: Bắn súng, chạy việt dã vũ trang, võ thuật và các môn cầu lông, quần vợt, bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn, cờ vua, cờ tướng, điền kinh. Đảm bảo 100% chiến sỹ khoẻ.
h. Phát triển thể dục thể thao trong Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Mở rộng phong trào “Thanh niên khoẻ”, “Khoẻ để lập nghiệp và giữ nước". Duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng, thành tích các giải thể thao truyền thống như: Chạy việt dã Tiền Phong, cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền...
3.2. Phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp
a. Thể chế quản lý hệ thống đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao theo 4 tuyến: Tuyến nghiệp dư; tuyến bán tập trung; tuyến tập trung; tuyến đội tuyển:
b. Xác định các môn thể thao trọng điểm:
- Giai đoạn đến năm 2015 đầu tư phát triển 5 môn thể thao trọng điểm nhóm I: Boxing, Vovinam, Pencaksilat, Wushu, Điền kinh.
- Giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư phát triển thêm 7 môn thể thao trọng điểm nhóm II, là các môn: Bóng đá trẻ, cử tạ, đua thuyền, bắn cung, chạy việt dã, võ cổ truyền, đẩy gậy (ngoài 5 môn đã đầu tư giai đoạn đến 2015).
* Môn pencaksilat:
- Chỉ tiêu thành tích: Trung bình hàng năm giành 2 - 4 huy chương vàng các giải quốc gia; phấn đấu có vận động viên tham gia đội tuyển quốc gia đạt huy chương tại các giải thi đấu quốc tế.
- Hệ thống đào tạo.
+ Tuyến nghiệp dư: Năm 2015 có 250 - 300 vận động viên, năm 2020 có 350 vận động viên.
+ Tuyến bán tập trung: Năm 2015 có 25 - 30 vận động viên, năm 2020 có 30-35 vận động viên.
+ Tuyến tập trung: Năm 2015 có 20 - 25 vận động viên, đến năm 2020 có 25-30 vận động viên.
+ Tuyến đội tuyển trẻ, tỉnh: Năm 2015 có từ 20 - 25 vận động viên, năm 2020 có từ 25-30 vận động viên.
* Môn wushu:
- Chỉ tiêu thành tích: Đứng vị trí tốp 5 - 10 toàn quốc; hàng năm đoạt 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc, 2 huy chương đồng trở lên; phấn đấu có vận động viên tham gia đội tuyển quốc gia, đoạt 1 đến 2 huy chương trong các cuộc thi đấu quốc tế.
- Hệ thống đào tạo.
+ Tuyến nghiệp dư: Năm 2015 có 150 - 200 vận động viên, năm 2020: có 200 - 250 vận động viên.
+ Tuyến bán tập trung: Năm 2015 có 25 - 30 vận động viên, năm 2020: có 30 - 35 vận động viên.
+ Tuyến tập trung: Năm 2015 có 20 - 25 vận động viên, đến năm 2020 có từ 25 -30 vận động viên;
+ Tuyến đội tuyển trẻ, tỉnh: Năm 2015 có từ 20 - 25 vận động viên, năm 2020: có từ 25 - 30 vận động viên.
* Môn điền kinh:
- Chỉ tiêu thành tích: Phấn đấu có huy chương tại giải trẻ, có vận động viên đạt cấp 1 quốc gia.
- Hệ thống đào tạo.
+ Tuyến nghiệp dư: Năm 2015 có từ: 100 - 150 vận động viên, năm 2020: có từ 200 - 250 vận động viên.
+ Tuyến bán tập trung: Năm 2015: có từ 15 - 20 vận động viên, năm 2020: có từ 20-25 vận động viên
+ Tuyến tập trung: Năm 2015: Có từ 10 - 15 vận động viên, năm 2020: có từ 15-20 vận động viên
+ Tuyến đội tuyển trẻ: Năm 2015: Có từ 10 - 15 vận động viên, đến năm 2020: có từ 15 - 20 vận động viên.
* Môn boxing:
- Chỉ tiêu thành tích: Phấn đấu có huy chương tại giải trẻ, có vận động viên đạt cấp 1 quốc gia.
- Hệ thống đào tạo.
+ Tuyến nghiệp dư: Năm 2015 có từ: 100 - 150 vận động viên, năm 2020: có từ 150 - 200 vận động viên.
+ Tuyến bán tập trung: Năm 2015: có từ 20 - 25 vận động viên, năm 2020: có từ 30-35 vận động viên.
+ Tuyến tập trung: Năm 2015: Có từ 15 - 20 vận động viên, năm 2020: có từ 25-302 vận động viên.
+ Tuyến đội tuyển trẻ: Năm 2015: Có từ 10 - 15 vận động viên, đến năm 2020: có từ 15 - 20 vận động viên.
* Môn vovinam:
- Chỉ tiêu thành tích: Trung bình hàng năm giành 2 - 4 huy chương trong đó có 2 huy chương vàng tại giải trẻ quốc gia.
- Hệ thống đào tạo.
+ Tuyến nghiệp dư: Năm 2015: có từ 100 - 150 vận động viên, năm 2020: có từ 150 - 200 vận động viên.
+ Tuyến bán tập trung: Năm 2015: có từ 15 - 20 vận động viên, năm 2020: có từ 20 - 25 vận động viên.
+ Tuyến tập trung: Năm 2015: có từ 10 - 15 vận động viên, năm 2020 có từ: 15 - 20 vận động viên.
+ Tuyến đội tuyển trẻ: Năm 2015: có từ 10 - 15 vận động viên, năm 2020: có từ 15 - 20 vận động viên.
3.3. Quy hoạch vùng trọng điểm đào tạo phát triển các môn thể thao đến năm 2015 và đến 2020
a. Thành phố Tuyên Quang: Phát triển tất cả các môn thể thao. Trọng tâm tập trung phát triển một số môn thể thao: Bóng đá, điền kinh, các môn võ, quần vợt, bóng bàn, cầu lông, và một số môn trong chương trình Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc; khuyến khích phát triển các môn thể thao dân tộc.
b. Huyện Lâm Bình: Phát triển các môn thể thao có thế mạnh: Bóng chuyền, chạy việt dã, bắn nỏ, điền kinh, các môn võ và các môn thể thao dân tộc.
c. Huyện Na Hang: Phát triển các môn thể thao có thế mạnh: Bóng chuyền, chạy việt dã, bắn nỏ, điền kinh, các môn võ và các môn thể thao dân tộc.
d. Huyện Hàm Yên: Phát triển các môn thể thao có thế mạnh: Cầu lông, bóng chuyền, điền kinh, bóng đá, bóng bàn, võ cổ truyền. Khuyến khích phát triển các môn thể thao dân tộc.
e. Huyện Chiêm Hoá: Phát triển các môn thể thao có thế mạnh: Bóng đá, điền kinh, bóng chuyền, các môn võ. Khuyến khích phát triển các môn thể thao dân tộc.
g. Huyện Yên Sơn: Phát triển các môn thể thao có thế mạnh: Bóng đá thiếu niên nhi đồng, điền kinh, pencaksilat, wushu, cờ tướng. Khuyến khích phát triển các môn thể thao dân tộc.
h. Huyện Sơn Dương: Phát triển các môn thể thao trọng tâm như: Bóng chuyền, bóng đá, điền kinh, vật dân tộc; khuyến khích các môn thể thao dân tộc.
3.4. Hệ thống tổ chức thi đấu thể dục thể thao cấp tỉnh
a. Hệ thống thi đấu thể dục thể thao quần chúng:
- Hội thi thể thao dân tộc thiểu số 2 năm/lần.
- Hội thi thể thao nông dân 2 năm/lần.
- Hội thi người cao tuổi 3 năm/lần.
- Hội khoẻ Phù Đổng các cấp (3 năm/lần), tổ chức từ cấp trường; cấp huyện, thành phố đến toàn tỉnh (năm 2014 tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các cấp lần thứ IX).
b. Hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao:
- Đại hội Thể dục thể thao các cấp (4 năm/lần), tổ chức từ cấp xã; cấp huyện, thành phố đến toàn tỉnh (năm 2013, tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp lần thứ VII).
- Hằng năm tổ chức 8 đến 10 giải thi đấu thể thao.
- Đăng cai 1đến 2 giải thể thao khu vực, toàn quốc.
3.4. Các dự án ưu tiên đầu tư
a. Đến năm 2015:
- Đền bù và giải phóng mặt bằng Khu Liên hợp thể thao tỉnh (diện tích trên 30 ha).
- Quy hoạch đất và đền bù giải phóng mặt bằng 5 sân vận động của các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình; phấn đấu xây dựng 01 nhà tập luyện và thi đấu thể thao (kích thước 18 x 12m hoặc 24 x 18m) cấp huyện, thành phố.
- Quy hoạch giải phóng mặt bằng sân vận động một số xã, trong đó có 10 xã điểm nông thôn mới của tỉnh.
b. Đến năm 2020:
- Xây dựng sân vận động 20.000 chỗ ngồi có khán đài và mái che; Nhà thi đấu đa năng 3000 chỗ ngồi.
- Xây tường rào sân vận động và bậc ngồi khán đài A cho 5 sân vận động của 5 huyện (Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình); phấn đấu xây dựng thêm 03 nhà tập luyện và thi đấu cấp huyện, thành phố.
- Quy hoạch giải phóng mặt bằng, xây dựng sân vận động một số xã, phường, thị trấn.
3.5. Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng vốn thực hiện quy hoạch: 887 tỷ đồng, trong đó: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 790 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là 97 tỷ đồng.
- Giai đoạn 1 đến năm 2015: 200 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư là 170 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 30 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2 từ năm 2016 - 2020: 687 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư là 637 tỷ đồng vốn sự nghiệp là 50 tỷ đồng.
- Huy động nguồn vốn thực hiện xã hội hóa đến năm 2015 bằng 25% kinh phí thể dục thể thao, đến năm 2020 bằng 35% trở lên kinh phí thể dục thể thao.
4. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch
4.1. Công tác tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân nhằm mục đích tạo sự đồng thuận để xây dựng phát triển sự nghiệp thể dục thể thao Tuyên Quang.
- Đa dạng hóa công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp thể dục thể thao, chú trọng các nhiệm vụ thể thao thành tích cao của tỉnh.
4.2. Huy động nguồn lực đầu tư cho thể dục, thể thao
- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, đào tạo huấn luyện viên, huấn luyện vận động viên thể thao thành tích cao; xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế thể thao tập trung của huyện và cơ sở, từng bước hoàn thiện cơ bản kết cấu hạ tầng thể thao.
- Huy động vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ huấn luyện và thi đấu, tham gia vào việc đào tạo vận động viên, hỗ trợ, tài trợ để tổ chức thi đấu thể thao; phát huy nội lực và huy động các nguồn vốn của xã hội tham gia, đóng góp để phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của tỉnh
4.3. Cơ chế chính sách phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao
- Xây dựng các cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với vận động viên thể thao thành tích cao, các vận động viên trọng điểm loại I và loại II (lương, thưởng, bảo hiểm, các danh hiệu vinh dự, chế độ ưu đãi về học tập, việc làm, tạm miễn nghĩa vụ quân sự, chữa trị chấn thương, bệnh tật trong và sau quá trình tập luyện, thi đấu, đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp).
- Có cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo vận động viên, …nhằm phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.
4.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thể dục thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn cán bộ phục vụ phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.
- Mở rộng công tác liên kết các trường đại học, các Cục, Vụ, Viện nhằm đa dạng hoá các hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thể thao; tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ thể dục thể thao cho cho cán bộ văn hóa xã hội các xã, phường, thị trấn về các lĩnh vực: Quản lý thể thao và xây dựng phong trào cơ sở...
4.5. Quản lý nhà nước hoạt động thể dục, thể thao
- Đổi mới và hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh. Thống nhất quản lý nhà nước về phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý thể dục thể thao từ tỉnh đến huyện, chú trọng xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về thể dục thể thao các cấp; thống nhất số lượng, chất lượng, chuyên ngành của huấn luyện viên ở các môn thể thao hiện có và các môn thể thao theo định hướng phát triển.
- Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao.
4.6. Thực hiện công tác xã hội hóa
- Huy động mọi nguồn lực của xã hội đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp để phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.
- Ban hành các quy định về việc chuyển giao một số hoạt động sự nghiệp về thể thao thành tích cao cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao.
- Khuyến khích lập các quỹ tài trợ, quỹ bảo vệ tài năng thể thao, quỹ hỗ trợ vận động viên,... do các tổ chức và cá nhân khởi xướng thành lập, góp vốn và tổ chức hoạt động.
4.7. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và y sinh học thể dục, thể thao
- Có cơ chế, chính sách khuyến khích tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng những tiến bộ khoa học-công nghệ và y sinh học để phát triển thể thao thành tích cao.
- Triển khai, thực hiện các dự án, đề tài khoa học - công nghệ, y sinh học thể thao; tiếp nhận chuyển giao và ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ và y sinh học thể thao để phát triển thể thao thành tích cao.
4.8. Hợp tác, liên kết để phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.
- Mở rộng quan hệ với các cơ sở đào tạo thể thao và nghiên cứu khoa học - công nghệ, y sinh học thể thao, các cơ sở đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu của tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác giữa các liên đoàn, câu lạc bộ thể thao của tỉnh với các liên đoàn thể thao tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Thiết lập và mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp thể thao, cơ quan truyền thông trong nước để tuyên truyền, vận động đầu tư, quảng cáo, kinh doanh và huy động các nguồn lực phục vụ phát triển thể thao thành tích cao.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Công bố và phổ biến rộng rãi quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển thể dục thể thao 5 năm và hàng năm theo đúng định hướng quy hoạch.
- Xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển thể dục thể thao trên địa bàn. Kiểm tra, giám sát các tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh quy hoạch kịp thời khi không phù hợp.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh đề xuất danh mục các dự án ưu đãi đầu tư phát triển thể dục thể thao; bố trí vốn đầu tư thực hiện quy hoạch xây dựng thiết chế thể dục thể thao.
3. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thẩm định các hồ sơ quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Đề xuất cơ chế chính sách trong lĩnh vực đất đai nhằm thu hút vốn đầu tư vào phát triển thể dục thể thao.
- Phối hợp kiểm tra việc thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất để xây dựng thiết chế thể dục thể thao.
5. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với các ngành xây dựng tiêu chuẩn, quy trình chọn lựa bổ nhiệm cán bộ trong ngành thể dục thể thao.
6. Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Tăng cường tuyên truyền về cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư phát triển thể dục thể thao tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tập trung triển khai thực hiện quy hoạch và tổ chức, quản lý chặt chẽ quy hoạch về phát triển thể dục thể thao của tỉnh trên địa bàn.
Lồng ghép nội dung quy hoạch phát triển thể dục thể thao của tỉnh trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố cho phù hợp. Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển thể dục thể thao trên địa bàn các huyện, thành phố.
- Quan tâm bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách và vận động các tổ chức cá nhân xây dựng thiết chế thể dục thể thao, tổ chức huấn luyện vận động viên từ huyện đến cơ sở.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành liên quan tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân tham gia luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 79/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010,định hướng đến năm 2020
- 2 Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội dồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành đến hết ngày 31/12/2013
- 3 Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội dồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành đến hết ngày 31/12/2013
- 1 Nghị quyết 06/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
- 2 Quyết định 1097/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao tỉnh Hưng Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND về phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục, thể thao; xây dựng thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao cơ sở và phát triển thể thao thành tích cao do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 4 Nghị quyết 25/2011/NQ-HĐND quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 5 Quyết định 2198/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 100/2008/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 8 Luật Thể dục, Thể thao 2006
- 9 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 10 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1097/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án Phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao tỉnh Hưng Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 2 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 05/2009/NQ-HĐND về phát triển sự nghiệp văn hóa, thể dục, thể thao; xây dựng thiết chế văn hóa, thể dục, thể thao cơ sở và phát triển thể thao thành tích cao do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 3 Nghị quyết 06/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Tây Ninh đến năm 2020
- 4 Quyết định 79/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp Thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010,định hướng đến năm 2020
- 5 Nghị quyết 25/2011/NQ-HĐND quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 6 Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội dồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành đến hết ngày 31/12/2013
- 7 Quyết định 2725/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030