BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5264/QĐ-BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+ theo Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2018 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ REDD+ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 419/QĐ-TTG VÀ 05/4/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5264/QĐ-BNN-TCLN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
a) Cụ thể hóa Chương trình quốc gia về REDD+ cho giai đoạn 2018 - 2020; tạo điều kiện cho các địa phương chủ động huy động nguồn lực, lồng ghép với kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong quá trình thực hiện chương trình, dự án REDD+ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.
b) Xác định nội dung công việc cho từng hoạt động được quy định tại Quyết định số 419/QĐ-TTg, ước tính chi phí thực hiện kế hoạch, trong đó làm rõ các nguồn tài chính hiện có, nguồn tài chính tiềm năng có thể huy động trong thời gian thực hiện kế hoạch; cung cấp thông tin về cơ chế phối hợp, giám sát và đánh giá.
c) Góp phần nâng cao năng lực thực thi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+.
2. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch
a) Nội dung của kế hoạch được xác định trên cơ sở các hoạt động của Chương trình quốc gia về REDD+ quy định tại Quyết định số 419/QĐ-TTg, giai đoạn 2018-2020.
b) Đảm bảo sự phù hợp giữa Kế hoạch thực hiện Chương trình REDD+ với Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp để hạn chế phát sinh chi phí mới, đồng thời thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đóng góp vào REDD+.
c) Lồng ghép với các chương trình, dự án liên quan đến REDD+ đang triển khai ở Việt Nam để sử dụng vốn ODA hiện có, huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án tiềm năng có liên quan đến lâm nghiệp giai đoạn 2018 - 2020.
d) Ưu tiên các hoạt động mang tính bổ sung phù hợp với mục tiêu của REDD+, thực hiện ở các khu vực là điểm nóng về mất rừng và suy thoái rừng, vùng chịu tác động của biến đổi khí hậu.
đ) Đảm bảo sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan trong quá trình xây dựng kế hoạch, đặc biệt là các Bộ, ngành liên quan được quy định tại Quyết định số 419/QĐ-TTg.
NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
1. Nhóm hoạt động nhằm hạn chế mất rừng và suy thoái rừng
a) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng rừng và đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp đảm bảo mục tiêu 16,24 triệu ha đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp vào năm 2020
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, phát triển cơ sở hạ tầng để bố trí đủ 16,24 triệu ha đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.
- Hỗ trợ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên ngành cấp tỉnh có sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của các bên liên quan.
- Quản lý chặt chẽ việc tổ chức thực hiện và công khai thông tin đánh giá tác động môi trường, xã hội đối với các dự án phát triển với sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của các bên liên quan.
- Hỗ trợ tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát tuân thủ thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường của dự án theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
b) Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững không gây mất rừng, suy thoái rừng
- Hỗ trợ và thiết lập diễn đàn trao đổi thông tin về hàng hóa để tạo điều kiện cho đối thoại và chuyển hướng sản xuất bền vững không gây mất rừng và suy thoái rừng.
- Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất cà phê bền vững và không gây mất rừng.
- Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất thủy sản bền vững không gây mất rừng.
- Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất cao su bền vững không gây mất rừng.
- Tiếp tục hỗ trợ cơ cấu và tổ chức sản xuất hiệu quả để hưởng lợi từ các mô hình sản xuất bền vững thông qua tiếp cận thông tin, hợp tác sản xuất, liên kết chuỗi giá trị.
- Cải thiện các phương thức quản lý nguồn nước nhằm ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng ở các vùng rừng Tràm trên đất than bùn.
c) Cải thiện quản trị rừng và sinh kế cho người dân sống trong và gần rừng
- Tổ chức đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội ở các khu vực là điểm nóng về mất rừng, suy thoái rừng và khu vực có tiềm năng tăng trữ lượng các - bon rừng.
- Tiếp tục hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác quản lý rừng tự nhiên giữa các chủ rừng là tổ chức nhà nước với cộng đồng dân cư và các bên liên quan khác tại địa phương.
- Tư vấn, đào tạo và hỗ trợ pháp lý cần thiết để nâng cao nhận thức cho người dân về nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp và cơ chế giải quyết thắc mắc, khiếu nại.
- Tiếp tục rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do Ủy ban nhân dân xã quản lý để tổ chức giao đất, giao rừng cho người dân; tăng cường quản lý đất lâm nghiệp do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng được giao quản lý theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ việc làm và sinh kế cho người dân địa phương sinh sống trong và gần các khu rừng thường xẩy ra phá rừng và suy thoái rừng. Tiếp tục duy trì các quỹ sinh kế, để người dân có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, từ đó hạn chế áp lực tác động trái phép gây mất rừng và suy thoái rừng.
d) Tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp
- Tăng cường năng lực, hỗ trợ triển khai Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ Việt Nam (VNTLAS) nhằm thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT).
- Hỗ trợ xây dựng và vận hành các hoạt động giám sát của nhà nước và giám sát độc lập về tuân thủ hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ Việt Nam (VNTLAS).
- Hỗ trợ xây dựng và vận hành thí điểm Hướng dẫn tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ và các chính sách, pháp luật liên quan.
- Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, liên tỉnh nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động khai thác và chuyển mục đích sử dụng rừng.
- Hỗ trợ các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp nhằm liên kết chủ rừng, người dân và cộng đồng địa phương tiếp cận thông tin để quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng hiệu quả và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng.
- Kiểm soát chặt chẽ việc trồng rừng thay thế của các dự án chuyển rừng sang mục đích khác; thu hồi giấy phép và chấm dứt các dự án không chấp hành việc trồng lại rừng hoặc đóng góp tài chính theo quy định.
- Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng thực thi pháp luật lâm nghiệp; nâng cao năng lực cho chủ rừng.
2. Nhóm hoạt động tăng cường trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng
a) Đánh giá và nhân rộng các mô hình kinh doanh rừng trồng năng suất cao và rừng trồng cung cấp gỗ lớn
- Nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nghiệm các giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận, đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ lớn. Trong đó chú trọng chọn loại cây đa mục đích trồng được trên đất lâm nghiệp và nông nghiệp, vừa đảm bảo chức năng phòng hộ đất, vừa khai thác được sản phẩm ngoài gỗ.
- Thử nghiệm và xây dựng kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng cung cấp gỗ lớn; trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới theo hướng thâm canh với từng nhóm cây trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau.
- Hỗ trợ thử nghiệm và thúc đẩy nhân rộng các hình thức liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị về phát triển và kinh doanh trồng rừng gỗ lớn năng suất cao.
- Hỗ trợ chủ rừng tiếp cận các dịch vụ tư vấn trong việc xây dựng và triển khai thực hiện phương án, kế hoạch quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; xây dựng và phát triển hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam; khuyến khích phát triển mô hình trồng rừng có chứng chỉ quy mô hộ gia đình.
- Hỗ trợ trồng rừng mới và trồng lại rừng ven biển.
b) Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững; bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng
- Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững và chứng chỉ rừng; bảo vệ và bảo tồn rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phục hồi và làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa.
- Nghiên cứu, thí điểm hợp tác giữa chủ rừng, người dân và doanh nghiệp đóng góp vào bảo vệ, bảo tồn rừng thông qua các mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ môi trường rừng.
c) Cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp
- Phối hợp xây dựng và thử nghiệm các nguyên tắc và phương pháp xác định tổng giá trị rừng, liệt kê và mô tả các dòng tài chính, phân tích đóng góp tài chính của các ngành liên quan; tích hợp giá trị rừng vào tiến trình lập quy hoạch, kế hoạch tài chính, GDP và tài sản quốc gia.
- Nghiên cứu tiềm năng thị trường các-bon trong nước; thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính và kinh doanh tín chỉ các-bon rừng; thử nghiệm cơ chế chi trả dựa vào kết quả và khuyến khích thị trường các-bon tự nguyện.
- Nghiên cứu, mở rộng phạm vi, đối tượng sử dụng các loại dịch vụ môi trường rừng.
Hỗ trợ nghiên cứu, mở rộng phạm vi, đối tượng sử dụng các loại dịch vụ môi trường rừng như: cơ sở công nghiệp, cơ sở du lịch, cơ sở phát thải khí nhà kính lớn, cơ sở nuôi trồng thủy sản có sử dụng nguồn nước từ rừng.
3. Hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện REDD+ đáp ứng yêu cầu của quốc tế
a) Hoàn thiện các yếu tố REDD+ cốt lối theo lộ trình và tuân thủ các điều khoản của UNFCCC
- Cập nhật, cải thiện mức phát thải tham chiếu rừng/mức tham chiếu rừng (FRELs/FRLs) theo bối cảnh quốc gia.
- Củng cố và hoàn thiện Hệ thống giám sát rừng quốc gia và Hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV).
- Hoàn thiện và vận hành Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn và chia sẻ báo cáo tóm tắt các thông tin định kỳ cho UNFCCC.
- Củng cố hệ thống quản lý thông tin REDD+ bao gồm: thu thập, tổ chức, xử lý, lưu trữ, kiểm soát và kết nối với các hệ thống dữ liệu có liên quan trong và ngoài ngành lâm nghiệp.
- Hoàn thiện các quy trình, thủ tục và cơ chế để giải quyết, xử lý và giám sát các thắc mắc, khiếu nại liên quan đến REDD+.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan liên quan.
b) Thiết lập và thực hiện cơ chế quản lý tài chính cho REDD+
- Thành lập Quỹ REDD+ trực thuộc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam
- Nghiên cứu, xây dựng quy định về quản lý nguồn tài chính từ chi trả dựa vào kết quả REDD+, quyền các-bon rừng/giảm phát thải, cơ chế chia sẻ lợi ích từ nguồn thu bán tín chỉ các-bon rừng/giảm phát thải phù hợp với các cơ chế khuyến khích, ưu đãi liên quan.
c) Tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực để thúc đẩy REDD+ và giảm thiểu rủi ro trong dịch chuyển phát thải
- Hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện REDD+ với các đối tác quốc tế.
- Thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng để kiểm soát xuyên biên giới việc khai thác và buôn bán gỗ trái phép, bảo tồn đa dạng sinh học.
d) Tuyên truyền, xây dựng năng lực và giám sát quá trình thực hiện Chương trình REDD+
- Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và tăng cường cam kết tham gia quá trình giám sát thực hiện Chương trình REDD+.
- Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các bên thực hiện REDD+ ở cấp trung ương và địa phương.
- Xây dựng khung giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình REDD+.
(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)
1. Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến REDD+
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về đất đai, tài chính, bảo vệ môi trường.
b) Hoàn thiện các văn bản pháp luật về lâm nghiệp phù hợp với Luật Lâm nghiệp 2017, trong đó:
- Tập trung rà soát, hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng theo hướng bổ sung thông tin về hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng; xác nhận và theo dõi biến động mức hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng gắn với chủ rừng.
- Hoàn thiện các quy định về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; các quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ; xây dựng và kết nối cơ sở dữ liệu về REDD+ với cơ sở dữ liệu ngành lâm nghiệp.
c) Xây dựng cơ chế nhằm thúc đẩy và giám sát sự hợp tác liên ngành ở các cấp, liên kết chặt chẽ khu vực tư nhân và mô hình đối tác công - tư; cơ chế chính sách hỗ trợ nguồn lực cho chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư bảo vệ rừng.
d) Hướng dẫn huy động, điều phối và giám sát các nguồn lực tài chính thực hiện chương trình REDD+.
a) Lồng ghép kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+ với kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017; Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017; Đề án bảo vệ và phát triển rừng vành đai biên giới giai đoạn 2011 - 2020 tại Quyết định số 1380/QĐ-TTg ngày 12/8/2011; Kế hoạch thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Kết nối kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+ với các chương trình, dự án có liên quan đang triển khai nhằm huy động các nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch.
c) Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành được giao tại Quyết định số 419/QĐ-TTg trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.
a) Huy động nguồn vốn hiện có
- Nguồn vốn trong nước
Huy động từ vốn ngân sách nhà nước chủ yếu là vốn đối ứng; vốn từ Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, phục vụ các hoạt động lồng ghép giữa Chương trình quốc gia về REDD+ và Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững, như: trồng rừng ven biển, trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, tạo giống cây phục vụ trồng rừng gỗ lớn được ghi trong kế hoạch này. Đây được coi là đóng góp quốc gia cho việc thực hiện Chương trình REDD+.
- Nguồn vốn quốc tế
Tăng cường phối hợp và liên kết kế hoạch REDD+ với các nhà tài trợ liên quan đang hoạt động tại Việt Nam để huy động nguồn vốn hiện có từ các chương trình, dự án quốc tế đang triển khai có liên quan đến lâm nghiệp, REDD+, như: Chương trình UN-REDD, Dự án FCPF, JICA, Dự án Rừng và Đồng bằng....; huy động nguồn vốn ODA hỗ trợ cho Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020. Các nguồn vốn này phục vụ cho các hoạt động cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp, như xây dựng và thử nghiệm các nguyên tắc và phương pháp xác định tổng giá trị rừng; nghiên cứu tiềm năng thị trường các-bon trong nước và nước ngoài; thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính và kinh doanh tín chỉ các-bon rừng; học tập và trao đổi kinh nghiệm với các nước tiên tiến về kinh doanh tín chỉ các- bon rừng được ghi trong kế hoạch này.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác
Dịch vụ môi trường rừng; một số dự án ODA hoặc các dự án của Chính phủ có tính chất chung hơn (về nông nghiệp, du lịch, sinh kế ...) song lại có tiềm năng lớn để đóng góp cho REDD+, như dự án phát triển nông thôn bền vững cho người nghèo; huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp và các loại hình kinh tế khác.
b) Huy động nguồn vốn tiềm năng
Vốn chưa cam kết, cần huy động bổ sung từ các dự án đang triển khai và các cơ chế, chính sách mới, cụ thể:
- Các dự án đang được triển khai có thể cung cấp nguồn vốn để thực hiện kế hoạch trong giai đoạn 2018 - 2020:
+ Chương trình giảm phát thải theo cơ chế của Quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) ở vùng Bắc Trung Bộ;
+ Đề án bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các khu rừng ở Tây Nguyên 2016-2025;
+ Dự án Quản lý Tài nguyên thiên nhiên Bền vững cho vùng Tây Bắc (JICA3) tài trợ cho bốn tỉnh Tây Bắc;
+ Dự án Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái ven biển đồng bằng sông Hồng (KfW11) do Chính phủ Đức tài trợ và được ủy thác qua KfW (2018 - 2023);
+ Dự án Tái trồng rừng và quản lý rừng bền vững ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFW9) (2018 - 2024);
+ Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ);
+ Đề xuất sử dụng Quỹ Khí hậu xanh (FAO) cho Dự án REDD+ ở vùng Tây Nguyên;
+ Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR);
+ Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau;
+ Dự án Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam;
+ Dự án phát triển và nhân rộng quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam do GIZ tài trợ.
- Tạo cơ chế mới để có thể huy động thêm kinh phí cho việc thực hiện REDD+, đặc biệt là từ khu vực tư nhân:
+ Mở rộng dịch vụ môi trường rừng thông qua việc bổ sung các đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước từ rừng hoặc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính).
+ Chính sách trồng rừng thay thế.
+ Tham gia thị trường các-bon quốc tế nhằm bán tín chỉ các-bon rừng/giảm phát thải cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm bổ sung nguồn vốn cho REDD+.
+ Khuyến khích phát triển tín dụng xanh và các khoản đầu tư có sự tham gia của khu vực tư nhân vào REDD+.
4. Giải pháp về khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho REDD+
a) Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và phát huy kiến thức, kinh nghiệm truyền thống trong quản lý, bảo vệ, phát triển, khai thác và sử dụng tài nguyên theo hướng thân thiện với môi trường, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
b) Thực hiện các giải pháp phục hồi rừng bị mất trên diện tích người dân lấn chiếm sản xuất nông nghiệp và trồng cây công nghiệp lâu năm theo hình thức trồng rừng lâm, nông kết hợp hướng đến tăng trưởng xanh, hỗ trợ giảm phát thải thấp.
c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là ở cấp xã, cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa, ưu tiên đào tạo con em các dân tộc thiểu số về kiến thức REDD+, biến đổi khí hậu.
a) Nâng cao vai trò của UBND các cấp trong quản lý và bảo vệ rừng, thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
b) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng của rừng.
c) Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng; thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh.
d) Tổ chức các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng; quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy cho người dân; phối hợp với các đơn vị liên quan, đặc biệt là lực lượng bộ đội biên phòng để tuyên truyền sâu rộng đến người dân.
đ) Hỗ trợ thành lập, phát triển kinh tế tập thể và liên kết sản xuất (các HTX) hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp; rà soát, điều chỉnh lại Kế hoạch hành động thực hiện REDD+ cấp tỉnh (PRAP).
7. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho REDD+
a) Tích cực, chủ động liên kết với các tổ chức, chương trình và sáng kiến quốc tế về thực hiện các mục tiêu REDD+, biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững nhằm huy động sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để triển khai thực hiện kế hoạch.
b) Tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà Việt Nam tham gia để nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới và trong khu vực, đồng thời tranh thủ tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ mới phục vụ cho thực hiện kế hoạch.
c) Tích cực chia sẻ kinh nghiệm và thông tin, thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế, thực hiện các thỏa thuận song phương với các nước láng giềng và hiệp định quốc tế về môi trường và lâm nghiệp mà Việt Nam đã ký kết.
Dự kiến nhu cầu vốn thực hiện kế hoạch giai đoạn 2018-2020 là 7.333,41 tỷ đồng (chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo), trong đó:
- Nguồn vốn đã cam kết: 5.928.80 tỷ đồng (chiếm 81%), cụ thể:
+ Nguồn vốn trong nước: Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững 496,48 tỷ đồng; Chương trình, dự án khác 1.510,23 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn quốc tế: vốn vay 1.296,10 tỷ đồng; vốn viện trợ không hoàn lại 645,99 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn hợp pháp khác: Dịch vụ môi trường rừng 1.980 tỷ đồng.
- Vốn chưa cam kết, cần huy động bổ sung: 1.404,61 tỷ đồng (chiếm 19%).
a) Các cơ quan chủ trì hoạt động ghi trong kế hoạch này có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.
b) Nội dung kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch: kết quả thực hiện nhiệm vụ; công tác quản lý, sử dụng, giải ngân các nguồn vốn; công tác tổ chức, điều phối thực hiện kế hoạch.
c) Thời gian kiểm tra, giám sát: thực hiện định kỳ 01 năm một lần hoặc đột xuất.
a) Đánh giá kế hoạch bao gồm: đánh giá hàng năm, đánh giá kết thúc kế hoạch, đánh giá đột xuất tình hình thực hiện kế hoạch.
b) Nội dung đánh giá:
- Đánh giá hàng năm tình hình thực hiện kế hoạch, gồm: mức độ hoàn thành nhiệm vụ của kế hoạch đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch; tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện kế hoạch; đề xuất các giải pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch trong năm.
- Đánh giá kết thúc kế hoạch, bao gồm: đánh giá hoạt động quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện kế hoạch; đánh giá công tác điều phối, phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình quản lý, điều hành tổ chức thực hiện kế hoạch; kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch; đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện kế hoạch.
- Đánh giá đột xuất tình hình thực hiện kế hoạch khi có phát sinh những vấn đề ngoài dự kiến hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
c) Tổ chức đánh giá kế hoạch
- Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh giá kế hoạch.
- Các cơ quan chủ trì hoạt động ghi trong kế hoạch này chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá kế hoạch trong phạm vi được giao.
d) Cơ quan, tổ chức tiến hành đánh giá: căn cứ vào điều kiện thực tế, theo yêu cầu của công việc, các cơ quan chủ trì hoạt động ghi trong kế hoạch này có thể tự đánh giá hoặc thuê tư vấn độc lập để đánh giá kế hoạch.
1. Trách nhiệm của các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tổng cục Lâm nghiệp
- Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trên phạm vi cả nước; lồng ghép kế hoạch với Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và kết nối với các chương trình, dự án khác có liên quan để huy động nguồn tài chính cho REDD+.
- Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch hằng năm, 3 năm của các địa phương; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá thực hiện kế hoạch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý, tổng hợp kế hoạch trên phạm vi cả nước.
- Đầu mối tiếp nhận, tham mưu, đề xuất xử lý văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến kế hoạch; văn bản của các thành viên Ban Chỉ đạo trình Trưởng ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về các hoạt động liên quan đến kế hoạch.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về REDD+ cho ngành lâm nghiệp.
- Chỉ đạo Văn phòng Ban chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và thực hiện REDD+ thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo nhà nước; chuẩn bị nội dung, chương trình họp, hội nghị, hội thảo và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước liên quan đến kế hoạch;
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Tổng cục Lâm nghiệp tổng hợp thực hiện kế hoạch hàng năm, 3 năm;
+ Phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Tổng cục Lâm nghiệp tiếp nhận, tham mưu, đề xuất xử lý văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến kế hoạch; văn bản của các thành viên Ban Chỉ đạo nhà nước trình Trưởng ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về các hoạt động liên quan đến kế hoạch.
- Phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Cục Trồng trọt và các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện tốt nội dung hỗ trợ sản xuất nông, ngư nghiệp bền vững không gây mất rừng.
b) Vụ Kế hoạch
Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, các đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch trên phạm vi cả nước.
c) Vụ Tài chính
- Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, các đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trên phạm vi cả nước.
- Kiểm tra, giám sát các bên liên quan đảm bảo tuân thủ theo các quy định về quản lý tài chính liên quan đến thực hiện kế hoạch.
- Tham mưu cho Bộ về thủ tục quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế cho REDD+.
- Cân đối và bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch này.
d) Vụ Hợp tác quốc tế
- Chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, nâng cao năng lực thực hiện các nội dung của kế hoạch.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham gia các diễn đàn, tổ chức các hội thảo quốc tế, đàm phán, thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương về REDD+.
đ) Tổng cục Thủy sản, Cục Trồng trọt
Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp để thực hiện tốt nội dung hỗ trợ sản xuất nông, ngư nghiệp bền vững không gây mất rừng.
e) Các đơn vị có liên quan khác trực thuộc Bộ
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức thực hiện kế hoạch.
2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 Quyết định số 419/QĐ-TTg, ngoài ra chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công chủ trì tại Kế hoạch này.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 1 Quyết định số 419/QĐ-TTg, ngoài ra chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp rà soát, điều chỉnh kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh phù hợp với kế hoạch này, kịp thời báo cáo với Bộ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai kế hoạch.
b) Tổ chức triển khai, theo dõi, cập nhật thông tin, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch hằng năm, 3 năm đã được giao đối với các cơ quan, đơn vị; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trên địa bàn.
c) Tổ chức thực hiện chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về REDD+./.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ REDD+ THEO QUYẾT ĐỊNH 419/QĐ-TTg, GIAI ĐOẠN 2018-2020
Tên hoạt động | Nội dung công việc | Cơ quan chủ trì | Dự kiến đầu ra/ kết quả | Địa điểm | Thời gian | Tham chiếu hoạt động của kế hoạch |
Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | ||||||
a) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp đảm bảo mục tiêu 16,24 triệu ha đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp vào năm 2020 | ||||||
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, phát triển cơ sở hạ tầng để bố trí đủ 16,24 triệu ha đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp | Hỗ trợ rà soát, xây dựng Quy hoạch sử dụng đất quốc gia (2021-2030) và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) bao gồm: |
|
|
|
| Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Đánh giá đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và đất tiềm năng để phát triển lâm nghiệp ở quy mô quốc gia | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN& PTNT/TCLN) | Báo cáo quy hoạch sử dụng đất quốc gia sau năm 2020 bảo đảm đến năm 2020 sẽ bố trí 16,24 triệu ha sử dụng vào mục đích lâm nghiệp | Toàn quốc | 2018-2019 |
| |
+ Đánh giá tính khả thi của mục tiêu 16,24 triệu ha đất cho lâm nghiệp so với với các quy hoạch ngành khác. | Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) | Toàn quốc | 2018-2019 |
| ||
- Hỗ trợ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên ngành cấp tỉnh có sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của các bên liên quan | Hỗ trợ xây dựng quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 5 năm tại 15 tỉnh được lựa chọn, bao gồm: |
|
|
|
|
|
+ Xây dựng công cụ và hướng dẫn liên quan để hỗ trợ xác định và phân loại đất tiềm năng cho lâm nghiệp | Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) | Thực hành quy hoạch sử dụng đất tổng hợp với sự tham gia của nhiều bên liên quan được thực hiện tại ít nhất 15 tỉnh. | 15 tỉnh được lựa chọn | 2018-2020 | ||
+ Xây dựng công cụ và hướng dẫn liên quan để hỗ trợ xây dựng kịch bản quy hoạch sử dụng đất phù hợp với các mục đích lâm nghiệp | ||||||
+ Tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan | ||||||
+ Rà soát, đánh giá các kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh | Bộ TN&MT | |||||
+ Xây dựng các hướng dẫn và quy định về quy hoạch sử dụng đất tích hợp cấp tỉnh. | UBND tỉnh | |||||
- Quản lý chặt chẽ việc tổ chức thực hiện và công khai thông tin đánh giá tác động môi trường, xã hội đối với các dự án phát triển với sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của các bên liên quan | - Đánh giá sự tham gia của các bên liên quan về đánh giá tác động môi trường | Bộ TN&MT |
| Toàn quốc | 2018 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Rà soát, đánh giá các chính sách về sự tham gia của các bên liên quan về đánh giá tác động môi trường và phân tích lỗ hổng | Báo cáo thực hiện các quy định về sự tham gia của các bên liên quan về đánh giá tác động môi trường, phân tích lỗ hổng | |||||
+ Phân tích hiệu quả của quá trình thực hiện các quy định đối với sự tham gia của các bên liên quan về đánh giá tác động môi trường và phân tích lỗ hổng. | ||||||
- Xây dựng các hướng dẫn bao hàm xã hội và cân bằng giới về sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình đánh giá tác động môi trường | Bộ TN&MT | Các quy định về sự tham gia của các bên liên quan về đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển được ban hành | Toàn quốc | 2019-2020 | ||
+ Hướng dẫn thí điểm tại một số địa điểm được lựa chọn (15) | 15 tỉnh được lựa chọn | |||||
+ Xây dựng quy chế về sự tham gia của các bên liên quan trong việc thực hiện đánh giá tác động môi trường. | Toàn quốc | |||||
- Hỗ trợ tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát tuân thủ thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường của dự án theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt | + Xây dựng các hướng dẫn về sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình kiểm tra, giám sát tuân thủ thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường | Bộ TN&MT | Các quy định liên quan đến sự tham gia của các bên liên quan trong việc kiểm tra, giám sát tuân thủ bảo vệ môi trường của dự án được soạn thảo | Toàn quốc | 2018-2019 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Hướng dẫn thí điểm tại 5 địa điểm được chọn | Bộ TN&MT | 5 tỉnh được lựa chọn | 2018-2019 | |||
+ Hệ thống thông tin về đánh giá tác động môi trường, bao gồm: |
|
|
|
|
| |
Đánh giá hệ thống thông tin hiện có, phát triển và xây dựng quy trình lưu trữ dữ liệu, quản lý và báo cáo công khai | Bộ TN&MT | Hệ thống thông tin về đánh giá tác động môi trường được thiết lập | Toàn quốc | 2018-2020 | ||
Xây dựng hệ thống thông tin | ||||||
Xây dựng các quy định và hướng dẫn về thông tin được công khai trong quá trình đánh giá tác động môi trường theo Luật về tiếp cận thông tin. | ||||||
+ Thiết kế kế hoạch xây dựng năng lực và các tài liệu liên quan về kiểm tra, giám sát tuân thủ bảo vệ môi trường và đào tạo cho các bên liên quan | Bộ TN&MT | Toàn quốc | 2019-2020 | |||
b) Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững không gây mất rừng, suy thoái rừng | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |||||
- Hỗ trợ và thiết lập diễn đàn trao đổi thông tin về hàng hóa để tạo điều kiện cho đối thoại và chuyển hướng sản xuất bền vững không gây mất rừng và suy thoái rừng. | + Xây dựng môi trường thuận lợi cho đối thoại và chia sẻ thông tin để chuyển sang sản xuất nông nghiệp bền vững hơn, bao gồm: |
|
|
|
| Mục a Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Đánh giá các mặt hàng nông nghiệp và các hoạt động liên quan ảnh hưởng đến độ che phủ rừng ở Việt Nam (đánh giá dựa trên các nghiên cứu và chính sách hiện có) | Bộ NN&PTNT/ Cục Trồng trọt / Tổng cục Thủy sản | Tổ chức các diễn đàn hàng hóa để tạo điều kiện đối thoại và chuyển đổi sang sản xuất bền vững hơn (không gây mất rừng) | Toàn quốc | 2018-2020 | ||
Phân tích chuỗi cung ứng và xác định vai trò của tác nhân đối với các mặt hàng được xác định trong hoạt động trên |
| |||||
Xây dựng chiến lược để đảm bảo tiếp cận thông tin đến tất cả các bên tham gia trong chuỗi cung ứng bao gồm lựa chọn đại diện, phương thức phổ biến thông tin |
| |||||
Tổ chức các diễn đàn hàng hóa để tạo điều kiện đối thoại và chuyển đổi sang sản xuất bền vững hơn (không gây mất rừng). |
| |||||
+ Xây dựng chiến lược thúc đẩy, nhân rộng nông nghiệp bền vững và không gây mất rừng | Bộ NN&PTNT/ Cục Trồng trọt /Tổng cục Thủy sản | Chiến lược thúc đẩy/nhân rộng nông nghiệp bền vững và không gây mất rừng được soạn thảo | Toàn quốc | 2020 |
| |
- Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất cà phê bền vững và không gây mất rừng | + Các mô hình bền vững và đánh giá tiềm năng nhân rộng, bao gồm: |
|
|
|
|
|
Đánh giá kỹ thuật và tài chính các mô hình bền vững hiện có | Bộ NN&PTNT | Báo cáo đánh giá một số mô hình cà phê bền vững và đánh giá tiềm năng nhân rộng | Tây Nguyên | 2018-2019 | Mục a Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |
Xác định tiềm năng phát triển mô hình bền vững | ||||||
Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật để thực hành tốt nhất theo vùng sinh thái | ||||||
Kiểm tra các hướng dẫn với các bên liên quan (khoảng 3 địa điểm) | ĐBSCL và một số tỉnh ven biển miền trung | |||||
Tập huấn cho các bên liên quan chính về hướng dẫn. | ||||||
+ Xây dựng hệ thống theo dõi mở rộng diện tích sản xuất và truy xuất nguồn gốc, bao gồm: | Bộ NN&PTNT | Các hướng dẫn cho hệ thống giám sát cây trồng và khả năng truy xuất nguồn gốc CoC được soạn thảo | ||||
Đánh giá hệ thống giám sát cây trồng | ||||||
Đánh giá các sáng kiến hiện tại/quá khứ và các phương pháp tốt nhất để truy xuất nguồn gốc | ||||||
Xây dựng các hướng dẫn cho (i) hệ thống giám sát cây trồng, (ii) khả năng truy xuất nguồn gốc CoC | ||||||
Tập huấn cho các bên liên quan chính về hướng dẫn. | ||||||
+ Xây dựng dự án thí điểm tổng hợp, bao gồm: |
|
| ||||
Nghiên cứu khả thi | Bộ NN& PTNT/UBND tỉnh | Dự án thí điểm tổng hợp được xây dựng | ||||
Thực hiện dự án | ||||||
Nghiên cứu đánh giá giữa kỳ. |
| |||||
- Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất thủy sản bền vững không gây mất rừng | + Các mô hình bền vững và đánh giá tiềm năng nhân rộng, bao gồm: |
|
|
|
| |
Đánh giá kỹ thuật và tài chính các mô hình bền vững hiện có | Bộ NN& PTNT/Tổng cục Thủy sản | Báo cáo đánh giá một số mô hình thủy sản bền vững và đánh giá tiềm năng nhân rộng | ĐBSCL và một số tỉnh ven biển miền trung | 2018-2019 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg 2019-2020 | |
Xác định tiềm năng phát triển mô hình bền vững | ||||||
Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật để thực hành tốt nhất theo vùng sinh thái | ||||||
Hướng dẫn kiểm tra với các bên liên quan (khoảng 3 địa điểm) | ||||||
Tập huấn cho các bên liên quan chính về hướng dẫn. | ||||||
+ Xây dựng hệ thống giám sát mở rộng diện tích nuôi trồng và truy xuất nguồn gốc, bao gồm |
|
| ||||
Đánh giá hệ thống giám sát nuôi trồng thủy sản | Bộ NN& PTNT/Tổng cục Thủy sản | Các hướng dẫn cho hệ thống giám sát thủy sản và khả năng truy xuất nguồn gốc CoC được xây dựng | ||||
Đánh giá các sáng kiến hiện tại/quá khứ và các phương pháp phù hợp nhất để truy xuất nguồn gốc | ||||||
Xây dựng các hướng dẫn cho (i) hệ thống giám sát diện tích nuôi trồng (ii) khả năng truy xuất nguồn gốc CoC | ||||||
Tập huấn cho các bên liên quan chính về hướng dẫn. | ||||||
+ Phát triển dự án thí điểm tổng hợp, bao gồm: |
|
| ||||
Nghiên cứu khả thi | Bộ NN & PTNT/ Tổng cục Thủy sản/ UBND tỉnh | Dự án thí điểm tổng hợp được xây dựng | ||||
Thực hiện dự án | ||||||
Nghiên cứu đánh giá giữa kỳ. | ||||||
- Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất cao su bền vững không gây mất rừng | + Các mô hình bền vững và đánh giá tiềm năng nhân rộng, bao gồm: |
|
| Đông Nam Bộ, Tây Nguyên Đông Nam Bộ, Tây Nguyên | 2018-2020 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Đánh giá kỹ thuật và tài chính các mô hình bền vững hiện có | Bộ NN& PTNT/Cục Trồng trọt | Báo cáo đánh giá một số mô hình cao su bền vững và đánh giá tiềm năng nhân rộng | ||||
Xác định tiềm năng phát triển mô hình bền vững | ||||||
Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật để thực hành tốt nhất theo vùng sinh thái | ||||||
Hướng dẫn kiểm tra với các bên liên quan (khoảng 3 địa điểm) | ||||||
Tập huấn cho các bên liên quan chính về hướng dẫn. | ||||||
+ Xây dựng các hệ thống theo dõi mở rộng cây trồng và truy xuất nguồn gốc, bao gồm: |
|
| ||||
Đánh giá hệ thống giám sát cây trồng | Bộ NN& PTNT/Cục Trồng trọt/TCLN | Các hướng dẫn cho hệ thống giám sát cao su và khả năng truy xuất nguồn gốc CoC được xây dựng | ||||
Đánh giá các sáng kiến hiện tại/quá khứ và các phương pháp tốt nhất để truy xuất nguồn gốc | ||||||
Xây dựng các hướng dẫn cho (i) hệ thống giám sát cây trồng, (ii) khả năng truy xuất nguồn gốc CoC | ||||||
Tập huấn cho các bên liên quan chính về hướng dẫn. | ||||||
+ Xây dựng dự án thí điểm tổng hợp, bao gồm: |
|
| ||||
Nghiên cứu khả thi | Cục Trồng trọt UBND tỉnh | Dự án thí điểm tổng hợp được xây dựng | ||||
Thực hiện chương trình | ||||||
Nghiên cứu đánh giá giữa kỳ. | ||||||
- Tiếp tục hỗ trợ cơ cấu và tổ chức sản xuất hiệu quả để hưởng lợi từ các mô hình sản xuất bền vững thông qua tiếp cận thông tin, hợp tác sản xuất, liên kết chuỗi giá trị | Hỗ trợ mô hình sản xuất bền vững thông qua hợp tác sản xuất, liên kết chuỗi giá trị. | Bộ NN&PTNT | Mô hình sản xuất bền vững thông qua hợp tác sản xuất, liên kết chuỗi giá trị được thành lập | Phạm vi toàn quốc | 2019-2020 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
- Cải thiện các phương thức quản lý nguồn nước nhằm ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng ở rừng Tràm vùng đất than bùn | + Xác định các phương pháp để cải thiện công tác quản lý thủy văn và bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng đất than bùn nằm trong Vườn quốc gia U Minh Hạ và Vườn quốc gia U Minh Thượng để ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng và kế hoạch quản lý tại chỗ, bao gồm: |
|
| Cà Mau, Kiên Giang | 2019-2020 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Xem xét và phân tích các mô hình phát triển thông qua các sáng kiến trong quá khứ và phân tích tiềm năng nhân rộng | UBND tỉnh/Vườn Quốc gia U Minh Hạ và Vườn Quốc gia U Minh Thượng | Các phương pháp phù hợp để cải thiện công tác quản lý thủy văn thuận lợi cho việc bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng đất than bùn để phòng và chống cháy rừng được xây dựng | ||||
Xem xét và thông qua kế hoạch quản lý trang web cho cả hai vườn quốc gia. | ||||||
+ Xây dựng năng lực và thực hiện, bao gồm: |
|
| ||||
Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật của VQG về việc thực hiện và giám sát kế hoạch hành động | UBND tỉnh/Vườn Quốc gia U Minh Hạ và Vườn Quốc gia U Minh Thượng | Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật của Vườn Quốc gia về việc thực hiện và giám sát kế hoạch hành động | ||||
Thực hiện kế hoạch quản lý trang web | ||||||
Truyền thông/nâng cao nhận thức về phương pháp quản lý cháy rừng và các hoạt động dự phòng với cộng đồng địa phương. | ||||||
c) Cải thiện quản trị rừng và sinh kế cho người dân sống trong và gần rừng | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |||||
- Tổ chức đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội ở các khu vực là điểm nóng về mất rừng, suy thoái rừng và khu vực có tiềm năng tăng trữ lượng các - bon rừng | + Đánh giá các điểm nóng chính của nạn phá rừng và suy thoái rừng, bao gồm: | Bộ NN& PTNT/TCLN | Báo cáo xác định và đánh giá các điểm nóng về phá rừng và suy thoái rừng | Toàn quốc | 2018-2019 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Đánh giá về các điểm nóng chính của nạn phá rừng và suy thoái rừng trong phạm vi quốc gia | ||||||
Phân tích và đánh giá các nguyên nhân kinh tế, xã hội gây mất rừng và suy thoái rừng. | ||||||
- Tiếp tục hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác quản lý rừng tự nhiên giữa các chủ rừng là tổ chức nhà nước với cộng đồng dân cư và các bên liên quan khác tại địa phương | Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác quản lý rừng tự nhiên giữa các chủ rừng là Ban quản lý rừng với cộng đồng dân cư địa phương. | UBND tỉnh | - Ít nhất 10 mô hình liên kết, hợp tác quản lý rừng tự nhiên được thí điểm - Hướng dẫn về liên kết, hợp tác quản lý rừng được xây dựng và áp dụng | Toàn quốc | 2019-2020 | Mục a Quyết định 419/QĐ-TTg |
- Tư vấn, đào tạo và hỗ trợ pháp lý cần thiết để nâng cao nhận thức cho người dân về nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp và cơ chế giải quyết thắc mắc, khiếu nại | + Tăng cường năng lực cho Nhóm hòa giải cấp cơ sở, bao gồm: |
|
| Toàn quốc | 2018-2020 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Cung cấp thông tin mô tả quy trình, thủ tục với các mốc thời gian cụ thể để giải quyết các khiếu nại trong REDD+ và tiếp cận đến tất cả các cộng đồng tham gia REDD+ | Bộ Tư pháp | Năng lực chung của Nhóm hòa giải cấp cơ sở được tăng cường | ||||
Đào tạo tập huấn cho các Nhóm hòa giải cấp cơ sở về phân loại khiếu nại theo khuôn khổ pháp lý hiện hành và các biện pháp khắc phục | ||||||
+ Rà soát và thông qua hướng dẫn đào tạo tập huấn về cơ chế giải quyết khiếu nại REDD+, và đưa tài liệu này chính thức sử dụng trên toàn quốc. | ||||||
- Tiếp tục rà soát diện tích rừng và đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp hiện do Ủy ban nhân dân xã quản lý để tổ chức giao đất, giao rừng cho người dân; tăng cường quản lý đất lâm nghiệp do các Công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng quản lý theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ | Giao đất ở điểm nóng chính, ưu tiên ở các huyện nghèo, bao gồm: | UBND tỉnh/Sở NN & PTNT | Đất đã được giao cho hộ gia đình, cá nhân ở các điểm nóng chính, các huyện nghèo | Toàn quốc | 2018-2020 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Phân tích không gian về thực trạng sử dụng đất và giao đất, giao rừng tại các điểm nóng | ||||||
+ Điều tra thực địa tại các tỉnh, thành phố được lựa chọn để xác định rõ diện tích đất rừng chưa được giao để tiến hành giao đất | ||||||
+ Tập huấn nâng cao năng lực cho các cơ quan cấp tỉnh và các bên liên quan về xác định quyền sử dụng đất, quy trình giao đất, giao rừng có sự tham gia. | ||||||
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ việc làm và sinh kế cho người dân địa phương sinh sống trong và gần các khu rừng thường xảy ra phá rừng và suy thoái rừng. Tiếp tục duy trì các quỹ sinh kế, để người dân có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất; từ đó hạn chế áp lực tác động trái phép gây mất rừng và suy thoái rừng. | + Thực hiện thí điểm hợp tác, liên kết quản lý rừng và mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ bền vững | Bộ NN & PTNT/ TCLN/ Sở NN&PTNT | Mô hình quản lý hợp tác và mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ bền vững (Diện tích quản lý bởi Ban quản lý rừng, công ty lâm nghiệp) được thiết lập | Toàn quốc | 2018-2020 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Hướng dẫn xây dựng mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ bền vững. | ||||||
d) Tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |||||
- Tăng cường năng lực, hỗ trợ triển khai Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ Việt Nam (VNTLAS) nhằm thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) | + Thực hiện hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS), bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế và các hệ thống quản lý thông tin, bao gồm: | Bộ NN& PTNT/TCLN | Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS) được thiết lập. | Toàn quốc | 2018-2019 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Hoàn thành phần việc có sự tham gia đối với VNTLAS và cấp giấy phép FLEGT (Chương trình thực thi Lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản) | ||||||
Chuẩn bị và phê duyệt các văn bản quy phạm pháp luật VNTLAS | ||||||
Phát triển hệ thống quản lý thông tin cho cấp phép (phân loại doanh nghiệp) và FLEGT | ||||||
Thử nghiệm thực tế các hướng dẫn và hệ thống VNTLAS. | ||||||
+ Nâng cao năng lực, bao gồm: | Bộ NN & PTNT/TCLN | Năng lực của các đơn vị xác minh và cấp giấy phép được nâng cao. | ||||
Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực | ||||||
Nâng cao năng lực cho các đơn vị xác minh và cấp giấy phép thông qua các lớp đào tạo, tập huấn. | ||||||
Nâng cao năng lực cho các tổ chức và hộ gia đình thông qua các lớp tập huấn. | ||||||
- Hỗ trợ xây dựng và vận hành các hoạt động giám sát của nhà nước và giám sát độc lập về tuân thủ hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ Việt Nam (VNTLAS) | + Cơ chế giám sát và đánh giá thực hiện VPA (Hiệp định đối tác tự nguyện), bao gồm: | Bộ NN & PTNT/TCLN | Cơ chế giám sát và đánh giá thực hiện VPA được thiết lập | Toàn quốc | 2018-2020 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Đánh giá độc lập về sự sẵn sàng của VNTLAS | ||||||
Xây dựng cơ chế đánh giá và giám sát tác động của VPA. | ||||||
+ Tuyên truyền và phổ biến thông tin, bao gồm: | Các chương trình tuyên truyền và phổ biến thông tin về hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ phù hợp với các nhóm và các bên liên quan được thực hiện | |||||
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và phối hợp với các bên liên quan để phổ biến thông tin | ||||||
Xây dựng các chương trình tuyên truyền và phổ biến thông tin phù hợp với các nhóm và các bên liên quan. | ||||||
- Hỗ trợ xây dựng và vận hành thí điểm Hướng dẫn tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ và các chính sách, pháp luật liên quan | + Hoàn thiện và trình nộp Báo cáo thông tin tóm tắt về các biện pháp đảm bảo an toàn, bao gồm: |
|
| Toàn quốc | 2018-2019 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch tham vấn của các bên liên quan về Báo cáo thông tin tóm tắt về các biện pháp đảm bảo an toàn | Văn phòng Ban Chỉ đạo1 | Báo cáo thông tin tóm tắt về các biện pháp đảm bảo an toàn được hoàn thiện và trình nộp | ||||
Hoàn thành bản thảo thứ nhất Báo cáo thông tin tóm tắt về các biện pháp đảm bảo an toàn. | Văn phòng Ban Chỉ đạo/Bộ TN&MT | |||||
Xây dựng và nộp cho UNFCCC lần 2 Báo cáo tóm tắt thông tin về các biện pháp đảm bảo an toàn. | TCLN/Văn phòng Ban Chỉ đạo | |||||
- Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, liên tỉnh nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động khai thác và chuyển mục đích sử dụng rừng | Cải thiện công tác phát hiện và báo cáo vi phạm lâm luật, gồm: |
| Toàn quốc (tập trung vào các điểm nóng về suy thoái rừng và phá rừng và các khu vực mục tiêu của các chương trình khác) | 2019-2020 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |
+ Rà soát các chính sách hiện có và xây dựng các hướng dẫn, kế hoạch để phối hợp có hiệu quả trong việc phát hiện và báo cáo về vi phạm đối với khai thác gỗ, chuyển mục đích sử dụng đất, rừng trái phép và nghĩa vụ tái trồng rừng | Bộ NN& PTNT/TCLN | - Cơ chế hợp tác để phát hiện và báo cáo vi phạm về rừng được cải thiện - Kiến thức, thông tin và sự tham gia của các bên liên quan đến khung pháp lý để ngăn ngừa và báo cáo các hành vi vi phạm lâm nghiệp được nâng cao; năng lực điều tra và kết án được cải thiện | ||||
+ Hướng dẫn thí điểm tại thực địa | ||||||
+ Sửa đổi, hoàn thiện cơ chế phối hợp nhằm phát hiện và báo cáo vi phạm pháp luật lâm nghiệp | ||||||
+ Xây dựng kế hoạch đánh giá năng lực và nâng cao năng lực về phối hợp và giám sát | ||||||
+ Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực từ cấp trung ương đến cấp huyện. | ||||||
- Hỗ trợ các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp nhằm liên kết chủ rừng, người dân và cộng đồng địa phương tiếp cận thông tin để quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng hiệu quả và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng | Cải thiện sự tham gia của cộng đồng, gồm: | Bộ NN& PTNT/TCLN | - Hướng dẫn cho sự tham gia của người dân trong việc phát hiện và báo cáo vi phạm pháp luật lâm nghiệp được soạn thảo. - Cơ chế phản hồi cho người dân báo cáo các quan chức về hành vi tham nhũng, có cơ chế bảo vệ hợp pháp cho người báo tin được thiết lập | Toàn quốc (tập trung vào các điểm nóng về suy thoái rừng và phá rừng và các khu vực mục tiêu của các chương trình khác) | 2018-2020 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Xem xét các hệ thống hiện có và xây dựng hướng dẫn cho sự tham gia của cộng đồng trong việc phát hiện và báo cáo vi phạm luật lâm nghiệp | ||||||
+ Thành lập diễn đàn đối thoại đa bên hỗ trợ từ trung ương đến cấp tỉnh và các bên liên quan về luật lâm nghiệp và các vi phạm liên quan | ||||||
+ Thiết lập cơ chế phản hồi trong cộng đồng bao gồm đường dây nóng bí mật và chuyên dụng để báo cáo các quan chức về hành vi tham nhũng, có cơ chế bảo vệ hợp pháp đối với người thông báo vi phạm. | ||||||
- Kiểm soát chặt chẽ việc trồng rừng thay thế của các dự án chuyển rừng sang mục đích khác; thu hồi giấy phép và chấm dứt các dự án không chấp hành việc trồng lại rừng hoặc đóng góp tài chính theo quy định | Thiết lập hệ thống giám sát việc tuân thủ thực hiện trồng rừng thay thế | UBND tỉnh | - Hệ thống giám sát việc tuân thủ thực hiện trồng rừng thay thế được xây dựng và triển khai. | Toàn quốc | 2018-2020 | Mục a) Quyết Phụ lục của định 419/QĐ-TTg |
- Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng thực thi pháp luật lâm nghiệp; nâng cao năng lực cho chủ rừng | + Cải thiện việc thực thi pháp luật thông qua nâng cao năng lực điều tra về các vi phạm liên quan đến hoạt động lâm nghiệp, bao gồm: | Bộ Công An | Năng lực điều tra về các vi phạm liên quan đến lâm nghiệp được nâng cao | Toàn quốc (tập trung vào các điểm nóng về suy thoái rừng và phá rừng và các khu vực mục tiêu của các chương trình khác) | 2018-2020 | Mục a) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Rà soát các cơ chế, chính sách hiện có, bao gồm vai trò và phối hợp điều tra liên quan đến vi phạm lâm luật | ||||||
Xây dựng hướng dẫn và kế hoạch nâng cao năng lực điều tra và phối hợp (cơ bản và chuyên môn) | ||||||
Hướng dẫn thí điểm tại thực địa | ||||||
Sửa đổi, hoàn thiện cơ chế phối hợp để phát hiện và báo cáo vi phạm pháp luật lâm nghiệp | ||||||
Đánh giá năng lực và xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực | ||||||
Xây dựng các tài liệu đào tạo cơ bản, chuyên môn và thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực từ cấp trung ương đến cấp huyện. | ||||||
+ Cải thiện việc thực thi pháp luật thông qua cải thiện hệ thống xét xử, kết án về các vi phạm liên quan đến hoạt động lâm nghiệp, bao gồm: | Việc thực thi pháp luật thông qua cải thiện hệ thống xét xử, kết án về các tội phạm liên quan đến hoạt động lâm nghiệp được cải thiện | |||||
Tiến hành rà soát toàn diện các trường hợp để xác định và giải quyết những nguyên nhân gây ra tỷ lệ xét xử và kết án thấp | ||||||
Xây dựng bản trích yếu các vụ kiện của tòa liên quan đến các vụ án về động vật hoang dã và rừng | ||||||
Thiết kế và chuẩn bị các chương trình đào tạo các cán bộ của ngành công an để nâng cao kiến thức và nhận thức trong việc giải quyết các vụ án của tòa án liên quan đến các hành vi phạm tội về động vật hoang dã và rừng | ||||||
2. Nhóm hoạt động nhằm bảo tồn, tăng cường trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |||||
a) Đánh giá và nhân rộng các mô hình kinh doanh rừng trồng năng suất cao và rừng trồng cung cấp gỗ lớn | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |||||
- Nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nghiệm các giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận, đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ lớn. Trong đó chú trọng chọn loại cây đa mục đích trồng được trên đất lâm nghiệp và nông nghiệp, vừa đảm bảo chức năng phòng hộ đất, vừa khai thác được sản phẩm ngoài gỗ | Nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mới và mô hình khảo nghiệm, bao gồm: | Bộ NN&PTNT/ TCLN/Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam | Nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mới và mô hình khảo nghiệm được thực hiện | Đông Bắc (9 tỉnh), Bắc Trung Bộ (6 tỉnh) và Nam Trung bộ (4 tỉnh) | 2018-2020 | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giống cây lâm nghiệp + Đánh giá chất lượng nguồn gen rừng đang được sử dụng để phát triển trồng rừng nhằm loại bỏ nguồn gen kém + Tiến hành các nghiên cứu phát triển các giống cây lâm nghiệp mới đạt yêu cầu cho trồng rừng sản xuất gỗ lớn + Xây dựng hướng dẫn sản xuất cây con. | ||||||
- Thử nghiệm và xây dựng kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rồng cung cấp gỗ lớn; trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới theo hướng thâm canh với từng nhóm cây trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau | + Đánh giá kỹ thuật và tài chính các mô hình hiện tại về chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm | Bộ NN&PTNT/ TCLN | Đánh giá và nhân rộng các mô hình trồng rừng gỗ lớn và hợp tác/liên kết được thực hiện | Đông Bắc (9 tỉnh), Bắc Trung Bộ (6 tỉnh) và Nam Trung bộ (4 tỉnh) | 2018-2020 | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn | ||||||
+ Thí điểm hướng dẫn với các bên liên quan trong lĩnh vực này | ||||||
+ Rà soát các hướng dẫn với các bên liên quan, các chuyên gia kỹ thuật và xây dựng tài liệu để phổ biến | ||||||
+ Phân tích các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến việc thúc đẩy liên kết, hợp tác trong chuỗi cung ứng cho kinh doanh trồng rừng lấy gỗ và các mô hình hiệp hội và hợp tác hiện có theo chuỗi giá trị. | ||||||
- Hỗ trợ thử nghiệm và thúc đẩy nhân rộng các hình thức liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị về phát triển và kinh doanh trồng rừng gỗ lớn năng suất cao | + Xác định các địa điểm tiềm năng và các đối tượng thụ hưởng để trồng rừng gỗ lớn thông qua quá trình tham vấn rộng rãi | Bộ NN&PTNT/ TCLN | Mô hình kinh doanh rừng trồng năng suất cao và sản xuất gỗ lớn được đánh giá và nhân rộng; Đạt được ít nhất 150.000 ha rừng trồng gỗ lớn và năng suất cao; trồng mới 46.000 ha rừng ven biển tại các điểm nóng của nạn phá rừng/suy thoái rừng trên 28 tỉnh ven biển của Việt Nam | Đông Bắc (9 tỉnh), Bắc Trung Bộ (6 tỉnh) và Nam Trung bộ (4 tỉnh) | 2018-2020 | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Hỗ trợ thiết lập mối liên kết, hợp tác trong chuỗi giá trị với các bên liên quan được lựa chọn | ||||||
+ Tổ chức tập huấn cho các bên liên quan và chủ rừng được lựa chọn về các thực hành tốt đối với hoạt động kinh doanh gỗ lớn. | ||||||
- Hỗ trợ chủ rừng tiếp cận các dịch vụ tư vấn trong việc xây dựng và triển khai thực hiện phương án, kế hoạch quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; xây dựng và phát triển hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam; khuyến khích phát triển mô hình trồng rừng có chứng chỉ quy mô hộ gia đình | + Thực hiện quản lý rừng bền vững, bao gồm: | Bộ NN&PTNT/ TCLN | Xây dựng các tiêu chí QLRBV Việt Nam trên cơ sở hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế. | Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn và Hà Tĩnh | 2018 | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Xây dựng các tiêu chuẩn QLRBV Việt Nam trên cơ sở hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế | ||||||
Xây dựng, hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật để quản lý rừng bền vững đối với rừng tự nhiên và rừng trồng, ưu tiên cho rừng sản xuất; hướng dẫn giám sát và đánh giá việc thực hiện quản lý rừng bền vững |
| Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn và Hà Tĩnh | 2018-2020 |
| ||
Tuyên truyền và phổ biến rộng rãi về QLRBV trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các lớp tập huấn về quản lý rừng bền vững cho cán bộ khuyến nông, kiểm lâm, cán bộ lâm nghiệp; chủ rừng và doanh nghiệp công nghiệp, lâm nghiệp | ||||||
Rà soát và lập kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch tổng thể và hàng năm để thực hiện QLRBV trên quy mô quốc gia và khu vực. | ||||||
+ Thực hiện Chứng chỉ rừng, bao gồm: | TCLN | |||||
Đề xuất kế hoạch chứng chỉ rừng Việt Nam, bao gồm: Hội đồng Chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCC) và các tổ chức cấp chứng chỉ rừng | Hệ thống cấp chứng chỉ rừng Việt Nam được thành lập và vận hành | |||||
Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn quy định các bước và thủ tục bước đầu cho chứng chỉ rừng; nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ về chứng chỉ rừng; điều kiện và tiêu chuẩn cho các cá nhân và tổ chức tham gia chứng chỉ rừng | Bộ NN&PTNT/ TCLN | |||||
Thiết kế logo, nhãn và đăng ký logo cho VFCC. Chuẩn bị các tài liệu đăng ký để công nhận theo hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế, trước hết là đăng ký để được công nhận theo Chương trình Chứng chỉ rừng | ||||||
Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn về nội dung, nhiệm vụ theo dõi và đánh giá quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. | ||||||
+ Nâng cao năng lực và nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, bao gồm: | Nhận thức về quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng được nâng cao cho các bên liên quan | |||||
Tổ chức tập huấn và xây dựng năng lực đội ngũ chuyên gia cho các tổ chức có liên quan đảm bảo yêu cầu thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trong nước và quốc tế | ||||||
Tổ chức đào tạo và nâng cao năng lực để phát triển và quản lý các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế và các quy định về thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng | ||||||
Giới thiệu VFCC đến các hiệp hội trong nước và quốc tế, các ngành chế biến gỗ và các nhà xuất khẩu trong nước, ưu tiên hàng đầu cho các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. | TCLN | |||||
- Hỗ trợ trồng rừng mới và trồng lại rừng ven biển | + Lập bản đồ vùng rừng ngập mặn và trồng rừng, tái trồng rừng vùng ven biển | Bộ NN&PTNT/ TCLN |
| 28 tỉnh duyên hải | 2018-2020 | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Xây dựng hướng dẫn và kế hoạch trồng rừng, tái trồng rừng ở các vùng ven biển, bao gồm: | Bộ NN&PTNT/ TCLN | Trồng mới 46.000 ha rừng ven biển tại các điểm nóng mất rừng và suy thoái rừng thuộc 28 tỉnh ven biển của Việt Nam. | ||||
Rà soát các sáng kiến hiện tại, quá khứ về trồng rừng, tái trồng rừng ven biển để xác định các phương pháp tốt nhất: loài, quy trình kỹ thuật, vv | ||||||
Xây dựng hướng dẫn trồng rừng, tái trồng rừng vùng ven biển. | ||||||
+Thực hiện các hoạt động phục hồi rừng ven biển, bao gồm: |
| |||||
Đánh giá điều kiện lập địa | UBND tỉnh (Sở NN& PTNT) | |||||
Tham vấn các bên liên quan | ||||||
Xây dựng kế hoạch quản lý | ||||||
Trồng rừng, trồng lại rừng tại các địa điểm được lựa chọn | ||||||
Xây dựng chương trình sinh kế bền vững cho cộng đồng vùng dự án. | ||||||
b) Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững; bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |||||
- Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững và chứng chỉ rừng; bảo vệ và bảo tồn rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phục hồi và làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa | Đánh giá các mô hình hiệu quả nhất về bảo vệ và cải thiện rừng tự nhiên, bao gồm: | Bộ NN& PTNT/ TCLN | - Các mô hình hiệu quả nhất để bảo vệ và cải thiện rừng tự nhiên được nghiên cứu và đề xuất - Các hướng dẫn để phát triển mô hình hợp tác được soạn thảo. - 2,2 triệu ha rừng tự nhiên tại các điểm nóng mất rừng và suy thoái rừng được bảo vệ tốt hơn - 200.000 ha rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và 400.000 ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên được phục hồi thông qua khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. | Toàn quốc | 2018-2019 | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Đánh giá (bằng phân tích SWOT) các sáng kiến đã và đang thực hiện về các mô hình hợp tác, liên kết và đưa ra các khuyến nghị | ||||||
+ Rà soát, xây dựng các hướng dẫn phát triển mô hình hợp tác, liên kết. | ||||||
+ Tổ chức các hội thảo tham vấn về các hướng dẫn với ít nhất 50 Ban QLRPH. | ||||||
- Nghiên cứu, thí điểm hợp tác giữa chủ rừng, người dân và doanh nghiệp đóng góp vào bảo vệ, bảo tồn rừng thông qua các mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ môi trường rừng | Tăng cường nhân rộng mô hình hiệu quả nhất về kinh doanh LSNG bền vững, gồm: | Bộ NN & PTNT/ TCLN | Mô hình hiệu quả nhất về bảo vệ rừng tự nhiên được nhân rộng | Toàn quốc | 2020 | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Xây dựng, cải tiến các quy định hiện hành về hợp tác, liên kết quản lý rừng và kinh doanh LSNG bền vững | ||||||
+ Xây dựng hệ thống cơ chế chia sẻ thông tin về mô hình hợp tác, liên kết quản lý rừng | ||||||
+ Xây dựng chương trình truyền thông và nâng cao năng lực để hỗ trợ thực hiện các mô hình kinh doanh LSNG hiệu quả gắn với công tác bảo vệ rừng giai đoạn 2020-2030. | ||||||
c) Cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |||||
- Phối hợp xây dựng và thử nghiệm các nguyên tắc và phương pháp xác định tầng giá trị rừng, liệt kê và mô tả các dòng tài chính, phân tích đóng góp tài chính của các ngành liên quan; tích hợp giá trị rừng vào tiến trình lập quy hoạch, kế hoạch tài chính, GDP và tài sản quốc gia | + Lập bản đồ và định giá kinh tế các dịch vụ hệ sinh thái rừng, bao gồm: | Bộ TN&MT | - Nguyên tắc và phương pháp xác định tổng giá trị kinh tế của rừng được soạn thảo và áp dụng. - Hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ việc lồng ghép giá trị rừng vào quá trình lập kế hoạch. | Tây Nguyên (5 tỉnh), Bắc Trung Bộ (6 tỉnh) hoặc Tây Bắc (4 tỉnh), Đồng bằng Sông Cửu Long (12 tỉnh) | 2018-2020 | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Đánh giá nhu cầu, lựa chọn hệ thống lập bản đồ các dịch vụ hệ sinh thái rừng và định giá kinh tế để sử dụng trong quá trình lập kế hoạch | ||||||
Mua sắm các thiết bị cần thiết (ví dụ như giấy phép, thiết bị CNTT ...) | ||||||
Chỉ đạo và hướng dẫn ở cấp quốc gia việc thí điểm hợp phần này ở cấp địa phương và mở rộng việc thực hiện hệ thống ở cấp quốc gia | ||||||
Thực hiện thí điểm hệ thống ở cấp vùng/tỉnh. | ||||||
+ Hỗ trợ phát triển thêm Hệ thống hạch toán Kinh tế - Môi trường (SEEA) và năng lực liên quan để tích hợp tốt hơn các giá trị rừng (bao gồm cả dịch vụ hệ sinh thái) vào các số liệu thống kê quốc gia, bao gồm Hệ thống Tài khoản Quốc gia, đặc biệt vào GDP và Bảng cân đối quốc gia, bao gồm: | Bộ KH&ĐT | Toàn quốc | ||||
Rà soát và hoàn thiện dự thảo kế hoạch quốc gia về thúc đẩy kế toán kinh tế - môi trường | ||||||
Thực hiện kế hoạch. | ||||||
+ Tích hợp các giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng trong quá trình lập kế hoạch, bao gồm: | ||||||
Hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ việc lồng ghép giá trị rừng vào quá trình lập kế hoạch | ||||||
Lựa chọn và thực hiện ở cấp quốc gia và cấp vùng/cấp tỉnh mô hình mô phòng không gian cho quy hoạch phát triển bền vững. | ||||||
Lựa chọn và thực hiện ở cấp quốc gia và cấp vùng/cấp tỉnh một mô hình mô phỏng phi không gian cho quy hoạch phát triển bền vững |
|
| Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ |
|
| |
- Nghiên cứu tiềm năng thị trường các-bon trong nước; thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính và kinh doanh tín chỉ các-bon rừng/giảm phát thải | + Đánh giá khả năng liên kết tài chính REDD+ với thị trường các-bon quốc tế và trong nước (bao gồm cả thuế) và/hoặc các công cụ định giá các-bon khác trong nước (ví dụ như thuế) | Bộ TN&MT | Báo cáo về tiếp cận thị trường các-bon rừng trong nước và nước ngoài | Toàn quốc | 2018 | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Các quy định và hướng dẫn thí điểm để lồng ghép REDD+ vào thị trường các-bon quốc tế và trong nước và/hoặc các công cụ định giá các-bon khác trong nước (ví dụ như thuế) | Toàn quốc | 2019 |
| |||
+ Xây dựng một chương trình các-bon REDD+ và tăng cường năng lực liên quan đến thị trường các bon REDD+/giảm phát thải | TCLN | Duyên hải Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên | 2018-2020 |
| ||
- Nghiên cứu, mở rộng phạm vi, đối tượng sử dụng các loại dịch vụ môi trường rừng | Hỗ trợ nghiên cứu, mở rộng phạm vi, đối tượng sử dụng các loại dịch vụ môi trường rừng như: cơ sở công nghiệp, cơ sở du lịch, cơ sở phát thải khí nhà kính lớn, cơ sở nuôi trồng thủy sản có sử dụng nguồn nước từ rừng | Bộ NN&PTNT/ TCLN | Báo cáo đề xuất mở rộng phạm vi chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở công nghiệp, cơ sở du lịch, cơ sở phát thải khí nhà kính lớn, cơ sở nuôi trồng thủy sản có sử dụng nguồn nước từ rừng | Toàn quốc | 2018-2020 | Mục b) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
3. Hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện REDD+ đáp ứng yêu cầu của quốc tế | Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |||||
a) Hoàn thiện các yếu tố REDD+ cốt lõi theo lộ trình và tuân thủ các điều khoản của UNFCCC | Mục c) Quyết Phụ lục của định 419/QĐ-TTg | |||||
- Cập nhật, cải thiện mức phát thải tham chiếu rừng/mức tham chiếu rừng (FRELs/FRLs) theo bối cảnh quốc gia | + Thu thập và xử lý dữ liệu hoạt động/hệ số phát thải (AD/EF), bao gồm: | Bộ NN & PTNT/ Viện Điều tra Quy hoạch rừng (FIPI) | - Tạo cơ sở dữ liệu hoạt động và ước tính các hệ số phát thải để được tích hợp trong Hệ thống thông tin quản lý rừng quốc gia và xây dựng quy trình để cập nhật cơ sở dữ liệu (chẳng hạn để tích hợp một lớp mới, ước tính hệ số phát thải...) - Xây dựng và áp dụng phương pháp luận và quy trình để ước tính lượng phát thải/hấp thụ - Xây dựng phương pháp luận/ quy trình để xác định độ không chắc chắn đối với AD/EF (dữ liệu hoạt động/hệ số phát thải) trong tính toán phát thải/hấp thụ - Xây dựng các quy trình đảm bảo chất lượng/ kiểm soát chất lượng về tính toán phát thải/hấp thụ - Cải thiện mức phát thải tham chiếu rừng/mức tham chiếu rừng quốc gia (bản sửa đổi đệ trình cho năm 2020) và ước tính giảm phát thải thông qua việc cải thiện phân loại rừng và ước tính hệ số phát thải liên quan đến rừng trồng và bổ sung các bể chứa các- bon - Xây dựng và áp dụng quy trình để báo cáo với UNFCCC đảm bảo tính thống nhất giữa các báo cáo mức phát thải tham chiếu rừng/hoặc mức tham chiếu rừng, Thông báo Quốc gia và báo cáo cập nhật hai năm một lần | Toàn quốc |
| Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Thực hiện Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá tài nguyên rừng toàn quốc - chu kỳ V (ví dụ: Thu thập dữ liệu theo phương pháp mới được xây dựng với sự hỗ trợ của FAO) | 2017-2020 | |||||
Xây dựng và áp dụng phương pháp nhằm cải tiến mức phát thải tham chiếu rừng và/hoặc mức tham chiếu rừng quốc gia và ước tính lượng phát thải/hấp thụ sử dụng phân loại rừng mới cho rừng trồng và bao gồm các bể chứa các- bon khác. |
| Toàn quốc | 2019-2020 | |||
+ Phân tích độ không chắc chắn và xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng, bao gồm: | FIPI/VAST | 2018-2020 | ||||
Xây dựng công cụ ra quyết định và hướng dẫn liên quan để hỗ trợ xác định và phân loại đất tiềm năng cho lâm nghiệp | Bộ NN&PTNT/ TCLN | |||||
Xây dựng công cụ và hướng dẫn liên quan để hỗ trợ xây dựng kịch bản quy hoạch sử dụng đất phù hợp với các mục tiêu lâm nghiệp | Bộ NN&PTNT/ TCLN | 2018 | ||||
Xây dựng các khuyến nghị nhằm cải thiện tính toán phát thải/hấp thụ dựa trên phân tích độ không chắc chắn và quy trình đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng được áp dụng cho các ước tính hiện tại (FREL/FRL và ước tính mức giảm phát thải). | Bộ NN&PTNT/ TCLN/FIPI/ VAST | 2018-2020 | ||||
- Củng cố và hoàn thiện Hệ thống giám sát rừng quốc gia và Hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV) | + Cơ sở dữ liệu và thiết lập phần mềm tính toán bao gồm liên kết với Hệ thống thông tin quản lý rừng quốc gia, bao gồm: |
| Tăng cường và cải thiện hệ thống theo dõi diễn biến rừng quốc gia; hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV), liên kết với Hệ thống thông tin quản lý rừng quốc gia | Toàn quốc | 2019 | |
Đánh giá nhu cầu: cơ sở dữ liệu tạo cơ sở dữ liệu hoạt động/Hệ số phát thải (độ không chắc chắn liên quan), phần mềm tính toán phát thải /hấp thụ, sai số tổng thể và truy cập/chia sẻ dữ liệu | Bộ NN&PTNT/ TCLN | |||||
Hoàn thiện việc lồng ghép hệ thống FREL/FRL vào Hệ thống theo dõi diễn biến rừng quốc gia. | Bộ NN&PTNT/ TCLN/FIPI | 2019-2020 | ||||
+ Xây dựng Hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV), bao gồm: |
|
| ||||
Xây dựng quy trình (vai trò, tần suất, vv) đối với phương pháp theo dõi phát thải /hấp thụ và điều chỉnh mức phát thải tham chiếu rừng và/hoặc mức tham chiếu rừng quốc gia | Bộ NN&PTNT/ TCLN | 2020 | ||||
Xây dựng phương pháp báo cáo và mẫu báo cáo được sử dụng trong Thông báo quốc gia và báo cáo cập nhật hai năm/lần sẽ được trình lên UNFCCC | Bộ TN&MT | 2020 | ||||
Nâng cao năng lực cho các cơ quan chịu trách nhiệm. | Bộ TN&MT | 2020 | ||||
- Hoàn thiện và vận hành Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn và chia sẻ báo cáo tóm tắt các thông tin định kỳ cho UNFCCC | + Hoàn thiện, thực hiện Khung biện pháp đảm bảo an toàn quốc gia cho REDD+, bao gồm: | Văn phòng Ban chỉ đạo | - Hoàn chỉnh, thực hiện Khung đảm bảo an toàn quốc gia nhằm đảm bảo các hoạt động REDD+ được thực hiện theo cách thức phù hợp với các biện pháp đảm bảo an toàn theo Thỏa thuận Cancun và các yêu cầu về các biện pháp đảm bảo an toàn quốc tế khác. - Hoàn thiện thiết kế Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn và bắt đầu đi vào hoạt động - Đảm bảo có đủ các nguồn vốn, nguồn lực và năng lực cần thiết điều phối và quản lý Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn để Việt Nam vận hành Khung đảm bảo an toàn quốc gia - Hoàn thiện và trình bản báo cáo tóm tắt thông tin đầu tiên của Việt Nam cho UNFCCC năm 2018 và Báo cáo thông tin tóm tắt về các biện pháp Đảm bảo an toàn lần thứ hai được cập nhật vào năm 2019 | Toàn quốc |
|
|
Điều chỉnh và phê duyệt giải trình của quốc gia về các biện pháp đảm bảo an toàn theo Thỏa thuận Cancun | 2018-2020 | |||||
Đánh giá và cập nhật các chính sách, pháp luật và quy định hiện hành | 2018-2019 | |||||
Xác định, ưu tiên và thực hiện cải cách các chính sách, pháp luật và quy định hiện hành | 2019-2020 | |||||
Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn và quy định thực tế để thực hiện các các chính sách, pháp luật và quy định hiện hành có liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn để đảm bảo sự nhất quán với các yêu cầu về an toàn của UNFCCC | 2018 | |||||
Xác định và thực hiện nâng cao năng lực thể chế để thực hiện các chính sách, pháp luật và quy định hiện hành có liên quan đến các biện pháp đảm bảo an toàn. | 2018-2020 | |||||
+ Vận hành Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn (SIS), bao gồm: | Văn phòng Ban chỉ đạo | - Hoàn thiện thiết kế Hệ thống thông tin đàm bảo an toàn và bắt đầu đi vào hoạt động | Toàn quốc | 2018-2019 |
| |
Hoàn thiện và phê duyệt Đề xuất kỹ thuật hệ thống thông tin đảm bảo an toàn | 2018 | |||||
Xây dựng các mẫu báo cáo ở cấp quốc gia và cấp tỉnh (bao gồm kiểm tra thực địa) | 2018 | |||||
Tổng hợp các phương pháp thí điểm về thu thập thông tin đảm bảo an toàn từ việc thực hiện ở hiện trường | 2018-2019 | |||||
Xác định, tăng cường và/hoặc xây dựng các giao thức chia sẻ thông tin | 2018-2020 | |||||
Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, và lồng ghép vào Hệ thống thông tin quản lý rừng quốc gia | ||||||
Lồng ghép cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin đảm bảo an toàn vào một hoặc nhiều diễn đàn Hệ thống thông tin quản lý rừng quốc gia trực tuyến: có Cổng thông tin REDD+, trang web của REDD+ Việt Nam, trang thông tin về đảm bảo an toàn trong REDD+ và/hoặc Cổng thông tin Lâm nghiệp Việt Nam,... | ||||||
Tăng cường năng lực về con người, thể chế và công nghệ để vận hành Hệ thống thông tin đảm bảo an toàn | ||||||
Lồng ghép các khung chương trình bảo vệ an toàn quốc tế khác liên quan đến REDD+ | ||||||
Các hoạt động vận hành và chi phí hoạt động. | ||||||
- Củng cố hệ thống quản lý thông tin REDD+ bao gồm: thu thập, tổ chức, xử lý, lưu trữ, kiểm soát và kết nối với các hệ thống dữ liệu có liên quan trong và ngoài ngành lâm nghiệp | + Xây dựng phương pháp luận theo dõi và đánh giá (M&E) đối với việc thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+ | Bộ NN&PTNT/ TCLN | Cơ chế Theo dõi và đánh giá (M&E) bao gồm quản lý các hệ thống thông tin REDD+ được thiết lập | Toàn quốc | 2018 | Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Tổng hợp thành một hệ thống quản lý thông tin REDD+ bao gồm cơ sở dữ liệu và công cụ theo dõi và đánh giá (M&E) | 2018-2019 | |||||
+ Xây dựng các quy định về Theo dõi và đánh giá (M&E) trong đó chỉ ra trách nhiệm như thu thập, phân tích, theo dõi và phổ biến cho các bên liên quan. | 2018 | |||||
- Hoàn thiện các quy trình, thủ tục và cơ chế để giải quyết, xử lý và giám sát các thắc mắc, khiếu nại liên quan đến REDD+ | +Tiếp tục hoàn thiện các hoạt động thí điểm tại 17 địa bàn thí điểm, bao gồm: | Bộ NN& PTNT/TCLN | - Cơ chế giải quyết khiếu nại REDD+ ở Việt Nam được thành lập, vận hành và giám sát - Hoạt động hỗ trợ pháp lý và hành chính để hỗ trợ việc thực hiện hiệu quả các cơ chế khiếu nại được tăng cường | 17 tỉnh thí điểm | 2018-2019 | Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Tiếp tục dự án thí điểm đang thực hiện trong giai đoạn 2017-2018 | ||||||
Tiến hành đánh giá cuối cùng và xây dựng hướng dẫn hoạt động và theo dõi | ||||||
Tổ chức các hội thảo quốc gia để hoàn thiện các hướng dẫn. | ||||||
+ Hỗ trợ và tăng cường các dịch vụ trợ giúp pháp lý chính thức, bao gồm: | Bộ NN&PTNT/ TCLN | Toàn quốc | 2018-2019 | |||
Đánh giá các bài học kinh nghiệm trong việc thành lập, duy trì và thực hiện các Nhóm hỗ trợ kỹ thuật | ||||||
Đào tạo tập huấn cho các Nhóm hòa giải cơ sở và các Nhóm trợ giúp pháp lý để hiểu vai trò và quy trình mà mỗi bên phải tuân theo trong việc giải quyết khiếu nại | ||||||
Thực hiện các loại hình dịch vụ và chi tiết thông tin liên lạc của các Nhóm trợ giúp pháp lý cho các cộng đồng và các Nhóm hòa giải cơ sở. | ||||||
+ Tăng cường hoạt động của hệ thống hỗ trợ pháp lý và hành chính, bao gồm: | Bộ NN&PTNT/ TCLN |
| Toàn quốc |
| ||
Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về các luật và cơ chế liên quan đối với Hội đồng nhân dân, các nhóm giải quyết khiếu nại, tố cáo và các nhóm hòa giải cấp xã | ||||||
Làm rõ vai trò của các cơ quan kỹ thuật ở cấp tỉnh để hỗ trợ cơ chế giải quyết khiếu nại, bao gồm các Nhóm hòa giải cơ sở và khi cần thiết, chỉ định một người đầu mối trong cơ quan chịu trách nhiệm | ||||||
Tạo các diễn đàn thích hợp để đánh giá và các cuộc đối thoại để phân loại các vấn đề đang chờ xử lý và cải thiện hiệu quả thực hiện. | ||||||
+ Tăng cường hệ thống theo dõi và ghi chép các khiếu nại và công khai những thông tin này cho người dân, bao gồm: |
| 2018-2020 | ||||
Xây dựng các mẫu ghi chép thân thiện với người sử dụng mang tính linh hoạt cho các mức trình độ văn hóa khác nhau, in ra những mẫu biểu này cung cấp cho các Nhóm hòa giải cơ sở và nâng cao năng lực cho các nhóm này | Bộ NN&PTNT/ TCLN |
| ||||
Xây dựng năng lực cho các nhóm trợ giúp pháp lý, HĐND xã và HĐND tỉnh trong việc hoàn thiện các mẫu ghi chép và xác định một đơn vị hoặc một người ở mỗi cấp hành chính sẽ được phân công để quản lý và theo dõi hệ thống ghi chép này | ||||||
Rà soát và nếu cần thiết, thiết kế một hệ thống chia sẻ dữ liệu để đối chiếu, phân tích và phổ biến thông tin về hiệu quả hoạt động của cơ chế giải quyết khiếu nại | ||||||
| ||||||
- Xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan liên quan | + Rà soát các hoạt động quản trị trong cơ chế REDD+ quốc gia và xác định các giải pháp lựa chọn tạo điều kiện và thu hút các bên liên quan, bao gồm phụ nữ, nam giới và thanh niên, trong việc thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+ | Bộ NN&PTNT/ TCLN | Cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan liên quan được xây dựng | Toàn quốc | 2018 | Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+Rà soát hệ thống điều phối REDD+ như các tiểu nhóm kỹ thuật (STWG) và những nhóm công tác khác ở cấp trung ương và địa phương để tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+ | ||||||
+ Rà soát, cải thiện cơ chế phản hồi, giám sát và trách nhiệm giải trình cho các can thiệp REDD+ ở cấp trung ương và cấp tỉnh | ||||||
+ Rà soát các quy định và hướng dẫn hiện có, sửa đổi, tăng cường và hỗ trợ các bên liên quan thực hiện, bao gồm phụ nữ, nam giới và thanh niên, tổ chức và tham gia hiệu quả vào việc thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+ | ||||||
b) Thiết lập và thực hiện cơ chế quản lý tài chính cho REDD+ | Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |||||
- Thành lập Quỹ REDD+ trực thuộc Quỹ BV&PTR Việt Nam | + Xây dựng tài liệu về tổ chức và hoạt động của Quỹ REDD+ quốc gia | TCLN/Quỹ BV&PTR | Quỹ REDD+ được thành lập trực thuộc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng quốc gia; tài liệu về tổ chức và hoạt động của Quỹ REDD+ quốc gia được xây dựng. | Toàn quốc | 2019-2020 | Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Xây dựng chính sách đầu tư cho Quỹ REDD+ quốc gia | ||||||
- Nghiên cứu, xây dựng quy định về quản lý nguồn tài chính từ chi trả dựa vào kết quả REDD+, quyền các-bon rừng/quyền giảm phát thải, cơ chế chia sẻ lợi ích từ nguồn thu bán tín chỉ các-bon rừng/giảm phát thải phù hợp với các cơ chế khuyến khích, ưu đãi liên quan | + Nghiên cứu và thí điểm hệ thống phân phối, hệ thống chia sẻ lợi ích từ REDD+, bao gồm: | Bộ NN& PTNT/TCLN | Cơ chế quản lý nguồn tài chính từ chi trả dựa vào kết quả REDD+ được xây dựng; quy định về quyền các - bon rừng được xây dựng và ban hành; hệ thống chia sẻ lợi ích về REDD+ được thiết lập. | Toàn quốc |
| Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Đánh giá các chính sách khuyến khích và tiềm năng đối với việc bảo vệ và phát triển rừng và cơ chế phân phối của những chính sách này | 2018 | |||||
Đánh giá các phương án sử dụng khoản chi trả dựa trên kết quả REDD+ | 2020 | |||||
Thí điểm, theo dõi, đánh giá và cải thiện các hệ thống phân phối, chia sẻ lợi ích cho REDD+, bao gồm các hoạt động mở rộng và/hoặc cải tiến chi trả dịch vụ môi trường rừng của Việt Nam. | 2018-2020 | |||||
+ Xây dựng quy chế về quyền các-bon rừng/giảm phát thải. | 2018 | |||||
c) Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để thúc đẩy REDD+ và giảm thiểu rủi ro trong dịch chuyển phát thải | Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |||||
- Hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện REDD+ với các đối tác quốc tế | + Đánh giá lĩnh vực hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các nước Đông Nam Á, bao gồm: | Bộ NN& PTNT/TCLN | Tham gia các sự kiện, hội thảo quốc tế (COP, UN- REDD,...); tổ chức các hội thảo quốc gia, vùng và quốc tế về REDD+; các thỏa thuận song phương và đa phương được ký kết và thực hiện; duy trì và tổ chức các cuộc họp, diễn đàn đối thoại với các nước trong khu vực | Toàn quốc |
| Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Đánh giá kế hoạch quốc gia và các hoạt động REDD+ được thực hiện ở tiểu vùng để xác định lĩnh vực tiềm năng hợp tác/chia sẻ thông tin | 2018 | |||||
Tổ chức với các nước trong tiểu vùng sự kiện khu vực mỗi năm (bao gồm một sự kiện đăng cai tổ chức tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020). | 2018-2020 | |||||
+ Tổ chức sự kiện quốc tế và tham gia 3 sự kiện quốc tế mỗi năm | 2018-2020 | |||||
- Thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng để kiểm soát xuyên biên giới việc khai thác và buôn bán gỗ trái phép, bảo tồn đa dạng sinh học | + Thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng ở cấp trung ương, bao gồm: |
| - Ký kết và thực hiện các thỏa thuận chính trị về hợp tác song phương và đa phương - Hỗ trợ các cuộc họp được tổ chức và diễn đàn đối thoại với các quốc gia - Thực hiện, theo dõi và đánh giá các kế hoạch hành động | Các tỉnh biên giới (7 tỉnh mục tiêu) | 2018-2020 | Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Đánh giá các phương thức, nền tảng hiện có giữa Việt Nam, Lào, Trung Quốc và Campuchia và xây dựng đề xuất để thực hiện một (nhiều hơn 1) diễn đàn hợp tác và chia sẻ thông tin để đáp ứng các mục tiêu của Biên bản ghi nhớ mới | Bộ NN&PTNT/ TCLN | 2018 | ||||
Xây dựng sổ tay hoặc hướng dẫn thực hiện Biên bản ghi nhớ ở cấp tỉnh | 2018 | |||||
Tổ chức cuộc họp hàng năm giữa lãnh đạo các cơ quan lâm nghiệp để đánh giá việc thực hiện Bản ghi nhớ | 2018-2020 | |||||
Tổ chức hội thảo /tập huấn về thực hiện Biên bản ghi nhớ. | 2018-2020 | |||||
+ Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng ở cấp tỉnh, bao gồm: | UBND tỉnh, Sở NN&PTNT |
| ||||
Hỗ trợ xây dựng kế hoạch hành động, bao gồm các hoạt động theo dõi và đánh giá và hoạt động truyền thông để thực hiện Biên bản ghi nhớ (cấp tỉnh hoặc cấp trung ương hiện tại) | 2018 | |||||
Thực hiện các hội thảo, tập huấn nâng cao năng lực cho các lực lượng phụ trách quản lý và bảo vệ rừng ở cấp tỉnh và huyện tại vùng biên giới | 2018-2020 | |||||
Thực hiện kế hoạch theo dõi và đánh giá và báo cáo | 2018-2020 | |||||
Tổ chức hội thảo hàng năm cấp tỉnh để trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh lân cận | 2018-2020 | |||||
Thực hiện kế hoạch truyền thông cho đại diện của các cộng đồng/các bên liên quan nằm trong khu vực biên giới. | 2018-2020 | |||||
d) Tuyên truyền, xây dựng năng lực và giám sát quá trình thực hiện Chương trình REDD+ | Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg | |||||
- Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và tăng cường cam kết tham gia quá trình giám sát thực hiện Chương trình REDD+ | + Xây dựng kế hoạch truyền thông cho giai đoạn 2018-2020 về thực hiện và nâng cao nhận thức về Chương trình quốc gia về REDD+ | Bộ NN&PTNT/ Ủy ban Dân tộc | - Kế hoạch hành động về truyền thông và sự tham gia của công chúng được xây dựng, thực hiện và giám sát. | Toàn quốc | 2018-2020 | Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Thực hiện kế hoạch truyền thông | ||||||
- Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các bên thực hiện REDD+ ở cấp trung ương và địa phương | +Tăng cường cán bộ cho Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và thực hiện REDD+ để điều phối, hỗ trợ và giám sát các hoạt động của Chương trình quốc gia về REDD+, bao gồm: | Bộ NN&PTNT/ TCLN | - Kế hoạch hoạt động nâng cao năng lực và nhận thức được xây dựng và thực hiện. | Toàn quốc | 2018-2020 | Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
Tuyển dụng 1 chuyên gia quốc tế và 1 chuyên gia trong nước cho các vị trí (i) Chuyên gia tài chính, (ii) Chuyên gia chính sách, (iii) Vị trí điều phối về sáng kiến REDD+ (tổng cộng 6 vị trí). | Hà Nội | 2018-2020 |
| |||
Tuyển dụng 1 chuyên gia quốc tế và 1 chuyên gia về M&E và quản lý hệ thống thông tin. | ||||||
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch tham gia REDD+, bao gồm nâng cao năng lực và chương trình truyền thông thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+, bao gồm: | Toàn quốc | 2018-2020 | ||||
Đánh giá hiệu quả và hiệu suất của kế hoạch tham gia được áp dụng ở cấp quốc gia và cấp địa phương trong thời gian sẵn sàng REDD+ | ||||||
Xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động đáp ứng về tính hòa nhập xã hội và giới để xây dựng năng lực cho các bên liên quan chủ chốt trong việc thực hiện và giám sát thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+. | ||||||
- Xây dựng khung giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình REDD+ | + Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình quốc gia về REDD+, Kế hoạch thực hiện REDD+ quốc gia vào năm 2020 và đề xuất cho giai đoạn 2021-2030 | Bộ NN&PTNT/ TCLN | - Hệ thống giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình REDD+ được ban hành và thực hiện |
|
| Mục c) Phụ lục của Quyết định 419/QĐ-TTg |
+ Chương trình quốc gia về REDD+, Kế hoạch thực hiện REDD+ quốc gia điều chỉnh sửa đổi thông qua quá trình tham vấn rộng rãi | Toàn quốc | 2020 | ||||
+ Tổ chức hội thảo đánh giá và thông qua Dự thảo sửa đổi Chương trình quốc gia về REDD+ và Kế hoạch thực hiện REDD+ quốc gia trong giai đoạn 2021- 2030. |
DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2018-2020
Hoạt động chính | Hoạt động cụ thể | Tổng nhu cầu vốn (tỷ đồng) | Nguồn vốn đã cam kết | Vốn chưa cam kết, cần huy động bổ sung (tỷ đồng) | Phương án huy động/Dự án tiềm năng (tên dự án) | ||||||
Cộng vốn đã cam kết | Ngân sách nhà nước | Vốn nước ngoài | Vốn ngoài NSNN | ||||||||
Chương trình 886 | NSNN khác | Vốn vay | Viện trợ không hoàn lại | DVMTR | Nguồn khác | ||||||
1 | 3 | 4 | 5=(6+7+8+ 9+10+11) | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12= (4-5) | 13 |
1. Nhóm 1: hoạt động nhằm hạn chế mất rừng và suy thoái rừng |
|
|
|
|
|
|
|
| |||
| Tổng nhu cầu nhóm I | 2.083,43 | 1.489,66 | 271,55 | 3,83 | 857,07 | 357,20 | - | - | 593,77 |
|
a) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đảm bảo mục tiêu 16,24 triệu ha đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp vào năm 2020 | - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tổng thể (cấp quốc gia và cấp địa phương), kế hoạch sử dụng đất của các ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, phát triển cơ sở hạ tầng để bố trí đủ 16,24 triệu ha đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp | 101,04 | 0,43 |
|
|
| 0,43 |
|
| 100,61 |
|
- Hỗ trợ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên ngành cấp tỉnh có sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của các bên liên quan | 7,43 | 7,43 |
|
|
| 7,43 |
|
| - | ||
- Quản lý chặt chẽ việc tổ chức thực hiện và công khai thông tin đánh giá tác động môi trường, xã hội đối với các dự án phát triển với sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của các bên liên quan. | 19,77 | 9,96 |
| 0,85 |
| 9,11 |
|
| 9,81 | ||
- Hỗ trợ tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát tuân thủ thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường của dự án theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt | 5,50 | 5,50 |
| 0,85 |
| 4,65 |
|
| - |
| |
b) Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững và không gây mất rừng, suy thoái rừng. | - Hỗ trợ và thiết lập diễn đàn trao đổi thông tin về hàng hóa để tạo điều kiện cho đối thoại và chuyển hướng sản xuất bền vững không gây mất rừng và suy thoái rừng. | 7,54 |
|
|
|
|
|
|
| 7,54 | Các dự án của IDH Dự án Giảm phát thải khu vực Tây Nguyên - đang xây dựng Đề xuất Dự án trình quỹ Khí hậu Xanh - GCF (FAO và các đối tác) |
- Tiếp tục hỗ trợ cơ cấu và tổ chức sản xuất hiệu quả để hưởng lợi từ các mô hình sản xuất bền vững thông qua tiếp cận thông tin, hợp tác sản xuất, liên kết chuỗi giá trị. | 70,40 | 70,40 | 69,97 |
|
| 0,43 |
|
| - |
| |
- Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất cà phê bền vững và không gây mất rừng | 129,41 | 1,57 |
|
|
| 1,57 |
|
| 127,84 | Dự án Giảm phát thải khu vực Tây Nguyên - đang xây dựng Đề xuất Dự án trình quỹ Khí hậu Xanh - GCF (FAO và các đối tác) Dự án Địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng (UNDP, IDH, UNE và các đối tác)- đang nghiên cứu Cần tìm kiếm các cơ hội hợp tác với GIZ và các đối tác phát triển trong lĩnh vực thủy sản bền vững không gây mất rừng | |
- Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất thủy sản bền vững không gây mất rừng | 129,41 | 1,57 |
|
|
| 1,57 |
|
| 127,84 | ||
- Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất cao su bền vững không gây mất rừng | 129,41 | 1,57 |
|
|
| 1,57 |
|
| 127,84 | ||
- Cải thiện các phương thức quản lý nguồn nước nhằm ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng ở rừng Tràm vùng đất than bùn. | 10,56 | 10,56 |
|
|
| 10,56 |
|
| - |
| |
c) Cải thiện quản trị rừng và cải thiện sinh kế cho người dân sống trong và gần rừng | - Tổ chức đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội ở các khu vực là điểm nóng về mất rừng, suy thoái rừng và khu vực có tiềm năng tăng trữ lượng các - bon rừng | 4,39 | 4,39 |
| 0,85 |
| 3,54 |
|
| - |
|
- Tiếp tục rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do Ủy ban nhân dân xã quản lý để tổ chức giao đất, giao rừng cho người dân; tăng cường quản lý đất lâm nghiệp do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng được giao quản lý theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ. | 69,30 | 69,30 | 9,63 |
| 45,71 | 13,96 |
|
| - |
| |
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ việc làm và sinh kế cho người dân địa phương sinh sống trong và gần các khu rừng thường xảy ra phá rừng và suy thoái rừng. Tiếp tục duy trì các quỹ sinh kế, để người dân có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, từ đó hạn chế áp lực tác động trái phép gây mất rừng và suy thoái rừng.. | 1.174,95 | 1.174,95 | 163,25 |
| 774,94 | 236,76 |
|
|
|
| |
- Tiếp tục hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác quản lý rừng tự nhiên giữa các chủ rừng là tổ chức nhà nước với cộng đồng dân cư và các bên liên quan khác tại địa phương.. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
- Tư vấn, đào tạo và hỗ trợ pháp lý cần thiết để nâng cao nhận thức cho người dân về nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp và cơ chế giải quyết thắc mắc, khiếu nại. | 4,17 | 4,17 | 0,58 |
| 2,75 | 0,84 |
|
| - |
| |
d) Tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp | - Tăng cường năng lực, hỗ trợ triển khai Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ Việt Nam (VNTLAS) nhằm thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT). | 112,50 | 66,78 | 10,01 | 1,28 | 33,67 | 21,82 |
|
| 45,72 | Dự án Giảm phát thải khu vực Tây Nguyên - đang xây dựng Đề xuất Dự án trình quỹ Khí hậu Xanh - GCF (FAO và các đối tác) Tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác song phương với EU và đa phương khác |
- Hỗ trợ xây dựng và vận hành các hoạt động giám sát của nhà nước và giám sát độc lập về tuân thủ hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ Việt Nam (VNTLAS).) | 57,20 | 20,32 | 10,01 |
|
| 10,31 |
|
| 36,89 | Dự án Giảm phát thải khu vực Tây Nguyên - đang xây dựng Đề xuất Dự án trình quỹ Khí hậu Xanh - GCF (FAO và các đối tác) Tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác song phương với EU và đa phương khác | |
- Hỗ trợ xây dựng và vận hành thí điểm Hướng dẫn tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ và các chính sách, pháp luật liên quan | 2,05 | 2,05 |
|
|
| 2,05 |
|
| - |
| |
- Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, liên tỉnh nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng | 18,11 | 18,11 |
|
|
| 18,11 |
|
| - |
| |
- Hỗ trợ các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp nhằm liên kết chủ rừng, người dân và cộng đồng địa phương tiếp cận thông tin để quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng hiệu quả và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng. | 9,69 | - |
|
|
|
|
|
| 9,69 | Các dự án của SNV và các đối tác khác | |
- Kiểm soát chặt chẽ việc trồng rừng thay thế của các dự án chuyển đổi rừng sang mục đích khác; thu hồi giấy phép và chấm dứt các dự án không chấp hành việc trồng lại rừng hoặc đóng góp tài chính theo quy định | 17,72 | 17,72 | 5,24 |
|
| 12,48 |
|
| - |
| |
- Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng thực thi pháp luật lâm nghiệp; nâng cao năng lực cho chủ rừng. | 2,88 | 2,88 | 2,88 |
|
|
|
|
| - |
| |
Nhóm II: hoạt động bảo tồn, tăng cường trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng |
| ||||||||||
| Tổng nhu cầu nhóm II | 4.817,70 | 4.279,03 | 224,93 | 1.503,84 | 425,43 | 144,83 | 1.980,0 | - | 538,68 |
|
a) Đánh giá và nhân rộng các mô hình kinh doanh rừng năng suất cao và rừng gỗ lớn. | - Nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nghiệm các giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận, đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ lớn. Trong đó chú trọng chọn loại cây đa mục đích trồng được trên đất lâm nghiệp và nông nghiệp, vừa đảm bảo chức năng phòng hộ đất, vừa khai thác được sản phẩm ngoài gỗ. | 25,00 | 25,00 | 22,36 |
|
| 2,64 |
|
| - |
|
- Thử nghiệm và xây dựng kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng cung cấp gỗ lớn; trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới theo hướng thâm canh với từng nhóm cây trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau. | 15,75 | 3,00 | 0,36 |
|
| 2,64 |
|
| 12,75 | Dự án Giảm phát thải khu vực Tây Nguyên - đang xây dựng Đề xuất Dự án trình quỹ Khí hậu Xanh - GCF (FAO và các đối tác) Cần tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác song phương với EU và đa phương khác | |
- Hỗ trợ thử nghiệm và thúc đẩy nhân rộng các hình thức liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị về phát triển và kinh doanh trồng rừng gồ lớn năng suất cao. | 66,39 | 37,40 |
|
| 11,14 | 26,26 |
|
| 28,99 | ||
- Hỗ trợ chủ rừng tiếp cận các dịch vụ tư vấn trong việc xây dựng và triển khai thực hiện phương án, kế hoạch quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; xây dựng và phát triển hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam; khuyến khích phát triển mô hình trồng rừng có chứng chỉ quy mô hộ gia đình. | 6,95 | 6,95 |
| 1,28 |
| 5,67 |
|
| - |
| |
- Hỗ trợ trồng rừng và tái trồng rừng ven biển. | 2.590,33 | 2.205,03 | 202,20 | 1.500,00 | 412,03 | 90,80 |
|
| 385,30 | Cần tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác với WB và các nhà tài trợ khác | |
b) Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững; bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng. | - Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững và chứng chỉ rừng; bảo vệ và bảo tồn rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phục hồi và làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa | 1.983,10 | 1.983,10 |
|
|
| 3,10 | 1.980 |
| - |
|
- Nghiên cứu, thí điểm hợp tác giữa chủ rừng, người dân và doanh nghiệp đóng góp vào bảo vệ, bảo tồn rừng thông qua các mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ môi trường rừng. | 4,23 | 4,23 |
|
| 2,27 | 1,97 |
|
| - |
| |
c) Cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp. | - Phối hợp xây dựng và thử nghiệm các nguyên tắc và phương pháp xác định tổng giá trị rừng, liệt kê và mô tả các dòng tài chính, phân tích đóng góp tài chính của các ngành liên quan; tích hợp giá trị rừng vào tiến trình lập quy hoạch, kế hoạch tài chính, GDP và tài sản quốc gia. | 107,78 | 10,97 |
| 2,56 |
| 8,41 |
|
| 96,82 | Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam mở rộng Tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác với GIZ và các đối tác khác về kinh tế vĩ mô... |
- Nghiên cứu tiềm năng thị trường các - bon trong nước; thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính và kinh doanh tín chỉ các - bon rừng; thử nghiệm cơ chế chi trả dựa vào kết quả và khuyến khích thị trường các- bon tự nguyện.. | 8,17 | 3,35 |
|
|
| 3,35 |
|
| 4,82 | Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam Dự án Trường Sơn Xanh USAID Cần tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác khác | |
| - Nghiên cứu, mở rộng phạm vi, đối tượng sử dụng các loại dịch vụ môi trường rừng | 10,00 | - |
|
|
|
|
|
| 10,00 | |
3. Nhóm III: Hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện REDD+ đáp ứng yêu cầu của quốc tế |
|
|
|
|
| ||||||
| Tổng nhu cầu nhóm III | 432,28 | 160,12 |
| 2,56 | 13,60 | 143,96 | - | - | 272,16 |
|
a) Hoàn thiện các yếu tố REDD+ cốt lõi theo lộ trình và tuân thủ các điều khoản của UNFCCC. | - Cập nhật và cải thiện mức phát thải tham chiếu rừng/mức tham chiếu rừng quốc gia (FRELs/FRLs) theo điều kiện quốc gia | 93,50 | 0,43 |
|
|
| 0,43 |
|
| 93,07 | Cần thúc đẩy quan hệ đối tác với JICA về dự án tiếp cận chi trả dựa vào kết quả của GCF |
- Củng cố và hoàn thiện Hệ thống giám sát rừng quốc gia và Hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV). | 14,84 | 14,84 |
|
|
| 14,84 |
|
| - |
| |
- Hoàn thiện và vận hành hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, và chia sẻ một bản tóm tắt thông tin định kỳ với UNFCCC | 41,35 | 25,29 |
|
|
| 25,29 |
|
| 16,06 | Cần thúc đẩy quan hệ đối tác với JICA về dự án tiếp cận chi trả dựa vào kết quả của GCF Trao đổi thêm với tổ chức SNV, GIZ, US-Aid, và các cơ quan UN về cơ hội hợp tác | |
- Hoàn thiện các quy trình, thủ tục và cơ chế để giải quyết, xử lý và giám sát các thắc mắc, khiếu nại liên quan đến REDD+ | 10,15 | 0,43 |
|
|
| 0,43 |
|
| 9,72 | ||
- Xây dựng và tăng cường cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan liên quan. | 5,89 | 0,43 |
|
|
| 0,43 |
|
| 5,46 | ||
- Củng cố hệ thống quản lý thông tin REDD+ bao gồm: Thu thập, tổ chức, xử lý, lưu trữ, kiểm soát và kết nối với các hệ thống dữ liệu có liên quan trong và ngoài ngành lâm nghiệp. | 23,26 | 17,25 |
|
|
| 17,25 |
|
| 6,01 | Tiếp tục phát triển các quan hệ đối tác trong FORMIS và trao đổi thêm với các tổ chức kỹ thuật như CIAT Cần trao đổi thêm với JICA trong khuôn khổ dự án tiếp cận chi trả dựa vào kết quả của GCF | |
b) Thiết lập và thực hiện cơ chế quản lý tài chính cho REDD+. | - Thành lập Quỹ REDD+ trực thuộc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam | 3,15 | - |
|
|
|
|
|
| 3,15 | Dự án Rừng và đồng bằng Việt Nam Dự án Trường sơn xanh USAID |
- Nghiên cứu, xây dựng quy định về quản lý nguồn tài chính từ chi trả dựa vào kết quả REDD+, quyền các-bon rừng, cơ chế chia sẻ lợi ích từ nguồn thu bán tín chỉ các-bon rừng phù hợp với các cơ chế khuyến khích, ưu đãi liên quan. | 157,68 | 53,82 |
|
|
| 53,82 |
|
| 103,86 | Dự án Trường Sơn Xanh USAID | |
c) Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để thúc đẩy REDD+ và giảm thiểu rủi ro trong dịch chuyển phát thải. | - Hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện REDD+ với các đối tác quốc tế | 8,85 | 6,08 |
|
|
| 6,08 |
|
| 2,77 | Tranh thủ Dự án Giảm phát thải khu vực -UN-REDD - đang nghiên cứu ý tưởng dự án - nhà tài trợ Na-uy |
- Thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng để kiểm soát khai thác và buôn bán gỗ trái phép và thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học | 23,72 | 7,77 |
|
|
| 7,77 |
|
| 15,95 | Tranh thủ Dự án Giảm phát thải khu vực -UN-REDD - đang nghiên cứu ý tưởng dự án - nhà tài trợ Na-uy | |
d) Tuyên truyền, xây dựng năng lực và giám sát quá trình thực hiện Chương trình REDD+ | - Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các bên thực hiện REDD+ ở cấp trung ương và địa phương | 41,70 | 29,52 |
| 2,56 | 13,60 | 13,36 |
|
| 12,18 | Tranh thủ Dự án Giảm phát thải khu vực -UN-REDD - đang nghiên cứu ý tưởng dự án - nhà tài trợ Na-uy Và các dự REDD+ khác đang triển khai ở địa phương |
- Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và tăng cường cam kết tham gia quá trình giám sát thực hiện Chương trình REDD+ | 4,26 | 4,26 |
|
|
| 4,26 |
|
| - |
| |
- Xây dựng khung giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình REDD+ | 3,93 | - |
|
|
|
|
|
| 3,93 | Cần trao đổi thêm với các nhà tài trợ và đối tác phát triển đang tài trợ cho các dự án REDD+ ở trung ương và địa phương: JICA, USAid, FAO, UNDP, UNE, SNV, GIZ.... | |
Tổng cộng | 7.333,41 | 5.928,80 | 496,48 | 1.510,23 | 1.296,1 | 645,99 | 1.980,0 | - | 1.404,61 |
| |
100% | 81% |
|
|
|
|
|
| 19% |
|
TỔNG HỢP CÁC NGUỒN VỐN LIÊN QUAN TỚI REDD+
Hoạt động chính | Hoạt động cụ thể | Các chương trình, dự án có liên quan đang thực hiện | Các chương trình, dự án có liên quan đang xây dựng, vận động tài trợ | |||||||
Tổng số tiền | Từ nguồn NSNN | Từ nguồn vốn nước ngoài | Từ nguồn vốn ngoài NSNN | Số tiền | Tên chương trình, dự án | |||||
Số tiền | Tên chương trình, dự án | Số tiền | Tên chương trình, dự án | Số tiền | Tên chương trình, dự án | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
| ||||||||||
a) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đảm bảo mục tiêu 16,24 triệu ha đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp vào năm 2020 | - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tổng thể (cấp quốc gia và cấp địa phương), kế hoạch sử dụng đất của các ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, phát triển cơ sở hạ tầng để bố trí đủ 16,24 triệu ha đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp |
|
|
|
| Lập kế hoạch tổng hợp để thực hiện Kế hoạch Chiến lược của CBD |
|
|
|
|
- Hỗ trợ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất liên ngành cấp tỉnh có sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của các bên liên quan. | 482,94 |
|
| 482,94 | Dự án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mêkông Các giải pháp vùng bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: Đạt được các yếu tố chất lượng của mục tiêu Aichi 11 Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái ở Việt Nam Bảo vệ và Quản lý Tổng thể các Hệ sinh thái Rừng (KfW 10) Quản lý rừng bền vững và Đa dạng sinh học (KfW 8) Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng bờ (ICMP giai đoạn 2) Dự án Quản lý Đất đai Mê Kông (MRLG) Chương trình Rừng và Châu thổ Việt Nam Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và Dự án Nâng cao khả năng phục hồi bờ biển Dự án Thích ứng tổng hợp và Sinh kế bền vững (ICRSL) (giai đoạn 2 của Dự án "Tăng cường quản lý rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long") |
|
|
|
| |
- Quản lý chặt chẽ việc tổ chức thực hiện và công khai thông tin đánh giá tác động môi trường, xã hội đối với các dự án phát triển với sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của các bên liên quan. |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
- Hỗ trợ tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát tuân thủ thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường của dự án theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt | 4,46 |
|
| 4,46 | Hỗ trợ Chuẩn bị Thực hiện REDD+ ở Việt Nam giai đoạn 2 QĐ 1376/QĐ-BNN-TC |
|
|
|
| |
b) Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bền vững và không gây mất rừng, suy thoái rừng. | - Hỗ trợ và thiết lập diễn đàn trao đổi thông tin về hàng hóa để tạo điều kiện cho đối thoại và chuyển hướng sản xuất bền vững không gây mất rừng và suy thoái rừng. | 44,78 |
|
| 44,78 | Dự án Cải thiện khả năng phục hồi của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương trước các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu Dự án Phát triển Nông thôn Bền vững cho Người nghèo (SRDP) |
|
|
| Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP giai đoạn 3) Dự án phát triển và nhân rộng quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam do GIZ tài trợ. Dự án quản lý rừng bền vững nhằm tăng cường trữ lượng các-bon rừng tại các tỉnh Bắc Trung bộ. |
- Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất cà phê bền vững và không gây mất rừng | 1684,22 |
| Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 1684,22 | Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững Vnsat (Hợp phần C) Dự án Hành lang Bảo tồn Đa dạng sinh học Tiểu vùng Mêkông Việt Nam Dự án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mê kông mở rộng Nhân rộng việc thích ứng dựa vào sinh thái rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long Dự án Cải thiện khả năng phục hồi của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương đối với các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu Dự án Phát triển Nông thôn Bền vững cho Người nghèo (SRDP) Dự án Trường Sơn Xanh của USAID Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp Dự án Nâng cao khả năng phục hồi bờ biển Dự án Thích ứng tổng hợp và Sinh kế bền vững (ICRSL) (giai đoạn 2 của Dự án "Tăng cường quản lý rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long") |
|
|
| Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP giai đoạn 3) Dự án về phục hồi và phát triển rừng 8 tỉnh ven biển bắc và bắc trung bộ (WB) 2018-2023 | |
- Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất thủy sản bền vững không gây mất rừng | ||||||||||
- Tiếp tục thử nghiệm, tổng kết và nhân rộng các mô hình sản xuất cao su bền vững không gây mất rừng | ||||||||||
- Tiếp tục hỗ trợ cơ cấu và tổ chức sản xuất hiệu quả để hưởng lợi từ các mô hình sản xuất bền vững thông qua tiếp cận thông tin, hợp tác sản xuất, liên kết chuỗi giá trị. | 104,88 | 53 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 51,88 | Dự án Cải thiện khả năng phục hồi của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương trước các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu Dự án Phát triển Nông thôn Bền vững cho Người nghèo (SRDP) |
|
|
| Dự án của Chính phủ về Bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các khu rừng ở Tây Nguyên 2016- 2025. Dự án Quản lý rừng bền vững cho Tiểu vùng Tây Bắc (JICA3) tài trợ cho bốn tỉnh Tây Bắc. Dự án Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái ven biển đồng bằng sông Hồng (KfW11) Dự án Tái trồng rừng và quản lý rừng bền vững ở Trung và Bắc Việt Nam (KFW9) (2018-2024). Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFWW9.2) Dự án Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Dự án phát triển và nhân rộng quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam do GIZ tài trợ. Dự án quản lý rừng bền vững nhằm tăng cường trữ lượng các-bon rừng tại các tỉnh Bắc Trung bộ. | |
- Cải thiện các phương thức quản lý nguồn nước nhằm ngăn ngừa và kiểm soát cháy rừng ở rừng Tràm vùng đất than bùn. | 26,33 | 23,46 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 2,87 | Dự án Cải thiện khả năng phục hồi của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương đối với các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu |
|
|
| Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau | |
c) Cải thiện quản trị rừng và cải thiện sinh kế cho người dân sống trong và gần rừng | - Tổ chức đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội ở các khu vực là điểm nóng về mất rừng, suy thoái rừng và khu vực có tiềm năng tăng trữ lượng các - bon rừng | 5,57 |
|
| 5,57 | Hỗ trợ Chuẩn bị Thực hiện REDD+ ở Việt Nam "giai đoạn 2 QĐ 1376/QĐ-BNN-TC |
|
|
| Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP giai đoạn 3) |
- Tiếp tục hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác quản lý rừng tự nhiên giữa các chủ rừng là tổ chức nhà nước với cộng đồng dân cư và các bên liên quan khác tại địa phương. | 7.839,43 | 2.799,43 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững |
| Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học rừng Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và Dự án Nâng cao khả năng phục hồi bờ biển Dự án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mêkông Dự án Hành lang Bảo tồn Đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mêkông (Việt Nam) (Tài chính bổ sung) Dự án Thích ứng tổng hợp và Sinh kế bền vững (ICRSL) (giai đoạn 2 của "Tăng cường quản lý rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long") Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng duyên hải (ICMP giai đoạn 2) Kế hoạch tổng hợp để thực hiện Kế hoạch Chiến lược của CBD Dự án Quản lý Đất đai Mê Kông (MRLG) Dự án Cải thiện khả năng phục hồi của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương trước các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu Các giải pháp vùng bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: Đạt được các yếu tố chất lượng của mục tiêu Aichi 11 Bảo vệ và Quản lý Tổng thể các Hệ sinh thái Rừng (KfW 10) Dự án khôi phục và quản lý bền vững rừng phòng hộ (JICA2) Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái của rừng Đồng Châu - Khe Nước Trong. Huyện Lệ Thủy Tỉnh Quảng Bình Mở rộng việc thích ứng dựa vào sinh thái rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái ở Việt Nam Quản lý rừng bền vững và Đa dạng sinh học (KfW 8) Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM) Dự án Phát triển Nông thôn Bền vững vì Người nghèo (SRDP) Dự án Trường Sơn Xanh của USAID Chương trình Rừng và Đồng bằng Việt Nam | 5.040 | Chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái - PFES |
| Dự án của Chính phủ về Bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các khu rừng ở Tây Nguyên 2016- 2025. Dự án Quản lý rừng bền vững cho Tiểu vùng Tây Bắc (JICA3) tài trợ cho bốn tỉnh Tây Bắc. Dự án Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái ven biển đồng bằng sông Hồng (KfW11) Dự án Tái trồng rừng và quản lý rừng bền vững ở Trung và Bắc Việt Nam (KFW9) (2018-2024). Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ).. Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau. Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFWW9.2) Dự án Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Dự án phát triển và nhân rộng quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam do GIZ tài trợ. Dự án quản lý rừng bền vững nhằm tăng cường trữ lượng các-bon rừng tại các tỉnh Bắc Trung bộ. | |
- Tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ việc làm và sinh kế cho người dân địa phương sinh sống trong và gần các khu rừng thường xảy ra phá rừng và suy thoái rừng. Tiếp tục duy trì các quỹ sinh kế, để người dân có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, từ đó hạn chế áp lực tác động trái phép gây mất rừng và suy thoái rừng. | ||||||||||
- Tư vấn, đào tạo và hỗ trợ pháp lý cần thiết để nâng cao nhận thức cho người dân về nghĩa vụ, quyền lợi hợp pháp và cơ chế giải quyết thắc mắc, khiếu nại. | ||||||||||
- Tiếp tục rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do Ủy ban nhân dân xã quản lý để tổ chức giao đất, giao rừng cho người dân; tăng cường quản lý đất lâm nghiệp do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng được giao quản lý theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ. | ||||||||||
d) Tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp | - Tăng cường năng lực, hỗ trợ triển khai Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ Việt Nam (VNTLAS) nhằm thực hiện Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT). | 67,4 |
|
| 67,4 | Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mêkông mở rộng Dự án Hành lang Bảo tồn Đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mêkông (Việt Nam) (Tài chính bổ sung) Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái của rừng Đông Châu - Khe Nước Trong.Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học rừng Tiếp cận thường xuyên quá trình VPA ở Việt Nam và Lào Nâng cao năng lực của các CSO và SME để thực hiện các yêu cầu FLEGT Thúc đẩy sự tham gia của Mạng VNGO-FLEGT miền Trung Việt Nam trồng các quy trình FLEGT-VPA Dự án khôi phục rừng phòng hộ và quản lý bền vững (JICA2) Dự án Quản lý Đất đai Mê Kông (MRLG) Dự án Trường Sơn Xanh của USAID Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và Dự án Nâng cao khả năng phục hồi bờ biển |
|
|
| Dự án Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Dự án phát triển và nhân rộng quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam do GIZ tài trợ. Dự án quản lý rừng bền vững nhằm tăng cường trữ lượng các-bon rừng tại các tỉnh Bắc Trung bộ. |
- Hỗ trợ xây dựng và vận hành các hoạt động giám sát của nhà nước và giám sát độc lập về tuân thủ hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ Việt Nam (VNTLAS).) | 91,55 | 21,49 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 70,05 | Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mêkông mở rộng Dự án Hành lang Bảo tồn Đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mêkông (Việt Nam) (Tài chính bổ sung) Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái của rừng Đồng Châu - Khe Nước Trong.Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học rừng Tiếp cận thường xuyên quá trình VPA ở Việt Nam và Lào Thúc đẩy sự tham gia của Mạng VNGO-FLEGT miền Trung Việt Nam trong các quy trình FLEGT-VPA Dự án khôi phục rừng phòng hộ và quản lý bền vững (JICA2) Dự án Quản lý Đất đai Mê Kông (MRLG) Dự án Trường Sơn Xanh của USAID Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và Dự án Nâng cao khả năng phục hồi bờ biển |
|
|
| Dự án của Chính phủ về Bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các khu rừng ở Tây Nguyên 2016- 2025. Dự án Quản lý rừng bền vững cho Tiểu vùng Tây Bắc (JICA3) tài trợ cho bốn tỉnh Tây Bắc. Dự án Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái ven biển đồng bằng sông Hồng (KfW11) Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau. Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFWW9.2) Dự án Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Dự án quản lý rừng bền vững nhằm tăng cường trữ lượng các-bon rừng tại các tỉnh Bắc Trung bộ. | |
- Hỗ trợ xây dựng và vận hành thí điểm Hướng dẫn tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn REDD+ và các chính sách, pháp luật liên quan | 151,0 | 68,39 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 82,6 | Dự án Trường Sơn Xanh của USAID Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và Dự án Nâng cao khả năng phục hồi bờ biển Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng Mê Công mở rộng - Việt Nam (Bổ sung vốn) Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ sinh thái của rừng Động Châu - Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Chương trình Quản lý vùng ven biển tổng hợp (ICMP giai đoạn 2) Dự án Tiếp cận chung tới các tiến trình Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) tại Lào và Việt Nam Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (JICA2) Dự án quản trị đất đai vùng sông Mê kông (MRLG) |
|
|
| Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP giai đoạn 3) Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). | |
- Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, liên tỉnh nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hoạt động khai thác và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng | 148,09 | 68,39 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 79,70 | Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mêkông mở rộng Dự án Hành lang Bảo tồn Đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mekong (Việt Nam) (Tài chính bổ sung) Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái của rừng Đồng Châu - Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy Tỉnh Quảng Bình Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học rừng Bảo vệ và Quản lý Tổng hợp các Hệ sinh thái Rừng (KfW 10) Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng duyên hải (ICMP giai đoạn 2) Tiếp cận thường chung quá trình VPA ở Việt Nam và Lào Dự án khôi phục rừng phòng hộ và quản lý bền vững (JICA2) Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM) Dự án Quản lý Đất đai Mê Kông (MRLG) Dự án Trường Sơn Xanh USAID Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và Dự án Nâng cao khả năng phục hồi bờ biển |
|
|
| Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP giai đoạn 3) Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). | |
- Hỗ trợ các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp nhằm liên kết chủ rừng, người dân và cộng đồng địa phương tiếp cận thông tin để quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng hiệu quả và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng | 202,89 | 68,39 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 134,5 | Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mêkông mở rộng Dự án Hành lang Bảo tồn Đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mêkông (Việt Nam) (Tài chính bổ sung) Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái của rừng Đồng Châu - Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy Tỉnh Quảng Bình Các giải pháp vùng bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: Đạt được các yếu tố chất lượng của mục tiêu Aichi 11 Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học rừng Bảo vệ và Quản lý Tổng hợp các Hệ sinh thái Rừng (KfW 10) Quản lý rừng bền vững và Đa dạng sinh học (KfW 8) Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng duyên hải (ICMP giai đoạn 2) Tiếp cận thường chung quá trình VPA ở Việt Nam và Lào Dự án khôi phục rừng phòng hộ và quản lý bền vững (JICA2) Dự án Quản lý Đất đai Mê Kông (MRLG) Dự án Trường Sơn Xanh USAID Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và Dự án Nâng cao khả năng phục hồi bờ biển |
|
|
| Dự án Quản lý rừng bền vững cho Tiểu vùng Tây Bắc (JICA3) tài trợ cho bốn tỉnh Tây Bắc. Dự án Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái ven biển đồng bằng sông Hồng (KfW11) Dự án Tái trồng rừng và quản lý rừng bền vững ở Trung và Bắc Việt Nam (KFW9) (2018-2024). Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ) Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau. Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFWW9.2) Dự án Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Dự án phát triển và nhân rộng quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam do GIZ tài trợ. Dự án quản lý rừng bền vững nhằm tăng cường trữ lượng các-bon rừng tại các tỉnh Bắc Trung bộ. | |
- Kiểm soát chặt chẽ việc trồng rừng thay thế của các dự án chuyển đổi rừng sang mục đích khác; thu hồi giấy phép và chấm dứt các dự án không chấp hành việc trồng lại rừng hoặc đóng góp tài chính theo quy định | 133,20 | 63,15 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 70,0 | Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mêkông mở rộng Dự án Hành lang Bảo tồn Đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mêkông (Việt Nam) (Tài chính bổ sung) Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái của rừng Đồng Châu - Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy Tỉnh Quảng Bình Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học rừng Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng duyên hải (ICMP giai đoạn 2) Tiếp cận thường chung quá trình VPA ở Việt Nam và Lào Nâng cao năng lực của các CSO và SME để thực hiện các yêu cầu FLEGT Dự án khôi phục rừng phòng hộ và quản lý bền vững (JICA2) Dự án Quản lý Đất đai Mê Kông (MRLG) Dự án Trường Sơn Xanh USAID Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và Dự án Nâng cao khả năng phục hồi bờ biển |
|
|
| Dự án của Chính phủ về Bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các khu rừng ở Tây Nguyên 2016- 2025. Dự án Tái trồng rừng và quản lý rừng bền vững ở Trung và Bắc Việt Nam (KFW9) (2018-2024). Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau. Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFWW9.2) Dự án quản lý rừng bền vững nhằm tăng cường trữ lượng các-bon rừng tại các tỉnh Bắc Trung bộ. | |
- Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và đầu tư trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng thực thi pháp luật lâm nghiệp; nâng cao năng lực cho chủ rừng. | 1.278,32 | 1.170,37 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 107,95 | Dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mêkông Dự án Hành lang Bảo tồn Đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mêkông (Việt Nam) (Tài chính bổ sung) Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái của rừng Đồng Châu - Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy Tỉnh Quảng Bình Các giải pháp vùng bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: Đạt được các yếu tố chất lượng của mục tiêu Aichi 11 Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học rừng Bảo vệ và Quản lý Tổng hợp các Hệ sinh thái Rừng (KfW 10) Quản lý rừng bền vững và Đa dạng sinh học (KfW 8) Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng duyên hải (ICMP giai đoạn 2) Tiếp cận thường chung quá trình VPA ở Việt Nam và Lào Dự án khôi phục rừng phòng hộ và quản lý bền vững (JICA2) Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM) Dự án Quản lý Đất đai Mê Kông (MRLG) Dự án Trường Sơn Xanh USAID Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và Dự án Nâng cao khả năng phục hồi bờ biển. |
|
|
| Dự án của Chính phủ về Bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các khu rừng ở Tây Nguyên 2016- 2025. Dự án Quản lý rừng bền vững cho Tiểu vùng Tây Bắc (JICA3) tài trợ cho bốn tỉnh Tây Bắc. Dự án Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái ven biển đồng bằng sông Hồng (KfW11) Dự án Tái trồng rừng và quản lý rừng bền vững ở Trung và Bắc Việt Nam (KFW9) (2018-2024). Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ).. Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau. Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFWW9.2) Dự án Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam. | |
Nhóm hoạt động bảo tồn, tăng cường trữ lượng các - bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng | ||||||||||
a) Đánh giá và nhân rộng các mô hình kinh doanh rừng năng suất cao và rừng gỗ lớn. | - Nghiên cứu chọn tạo giống mới, khảo nghiệm các giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận, đáp ứng yêu cầu kinh doanh gỗ lớn. Trong đó chú trọng chọn loại cây đa mục đích trồng được trên đất lâm nghiệp và nông nghiệp, vừa đảm bảo chức năng phòng hộ đất, vừa khai thác được sản phẩm ngoài gỗ. | 68,69 | 68,69 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững |
| Khuyến khích quản lý bền vững rừng sản xuất tự nhiên của các công ty lâm nghiệp ở Việt Nam |
|
|
| Dự án: “Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam - Dự án KfW9.2”. Dự án: “Phục hồi và quản lý bền vững rừng khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam - Dự án KfW9.1” |
- Thử nghiệm và xây dựng kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng cung cấp gỗ lớn; trồng lại rừng sau khai thác, trồng rừng mới theo hướng thâm canh với từng nhóm cây trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau. |
|
| Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững |
| Khuyến khích quản lý bền vững rừng sản xuất tự nhiên của các công ty lâm nghiệp ở Việt Nam |
|
|
| Dự án của Chính phủ về Bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các khu rừng ở Tây Nguyên 2016- 2025. Dự án Quản lý rừng bền vững cho Tiểu vùng Tây Bắc (JICA3) tài trợ cho bốn tỉnh Tây Bắc. Dự án Tái trồng rừng và quản lý rừng bền vững ở Trung và Bắc Việt Nam (KFW9) (2018-2024) . Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau. Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFWW9.2) | |
- Hỗ trợ thử nghiệm và thúc đẩy nhân rộng các hình thức liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị về phát triển và kinh doanh trồng rừng gỗ lớn năng suất cao. | 527,1 | 527,1 |
|
| Khuyến khích quản lý bền vững rừng sản xuất tự nhiên của các công ty lâm nghiệp ở Việt Nam Phát triển các mô hình kinh doanh để giải quyết các động lực gây ra nạn phá rừng Quản lý rừng bền vững và Đa dạng sinh học (KfW 8) Tiếp cận thường xuyên đối với quá trình VPA ở Việt Nam và Lào Dự án Trường Sơn Xanh USAID |
|
|
| Dự án Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Dự án phát triển và nhân rộng quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam do GIZ tài trợ. | |
- Hỗ trợ chủ rừng tiếp cận các dịch vụ tư vấn trong việc xây dựng và triển khai thực hiện phương án, kế hoạch quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; xây dựng và phát triển hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam; khuyến khích phát triển mô hình trồng rừng có chứng chỉ quy mô hộ gia đình. | 46,27 | 5,79 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 40,48 | Khuyến khích quản lý bền vững rừng sản xuất tự nhiên của các công ty lâm nghiệp ở Việt Nam Quản lý rừng bền vững và Đa dạng sinh học (KfW 8) Tiếp cận thường xuyên đối với quá trình VPA ở Việt Nam và Lào Nâng cao năng lực của các CSO và SME để thực hiện các yêu cầu FLEGT Thúc đẩy sự tham gia của Mạng VNGO-FLEGT miền Trung Việt Nam trong các quy trình FLEGT-VPA Chứng nhận rừng cho các dịch vụ hệ sinh thái (ForCES). Dự án Trường Sơn Xanh USAID |
|
|
| Dự án: “Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam - Dự án KfW9.2”. Dự án “Quản lý rừng bền vững nhằm tăng cường trữ lượng carbon rừng tại các tỉnh Bắc Trung Bộ” Dự án “Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam” Dự án Phát triển và nhân rộng “Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam” Dự án: “Phục hồi và quản lý bền vững rừng khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam - Dự án KfW9.1” | |
- Hỗ trợ trồng rừng và tái trồng rừng ven biển. |
|
| Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững |
| Đề án bảo vệ phát triển rừng ven biển (Quyết định 120) Mở rộng việc thích ứng dựa vào sinh thái rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cừu Long Kế hoạch tổng hợp để thực hiện Kế hoạch Chiến lược của CBD Các giải pháp vùng bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: Đạt được các yếu tố chất lượng của mục tiêu Aichi 11 Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái ở Việt Nam Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng bờ biển (ICMP giai đoạn 2) Dự án Cải thiện khả năng phục hồi của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương đối với các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu Dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và Dự án Nâng cao khả năng phục hồi bờ biển Dự án Thích ứng tổng hợp và Sinh kế bền vững (ICRSL) (giai đoạn 2 của Dự án "Tăng cường quản lý rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long") Biến đổi khí hậu và Chính sách Phát triển Tăng trưởng Xanh |
|
|
| Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau Dự án Bảo tồn và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển khu vực đồng bằng Sông Hồng (KfW11) Dự án: “Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam - Dự án KfW9.2”. Dự án: “Phục hồi và quản lý bền vững rừng khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam - Dự án KTW9.1” Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển (ICMP giai đoạn 3) Dự án về phục hồi và phát triển rừng 8 tỉnh ven biển bắc và bắc trung bộ (WB) 2018-2023 | |
b) Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững; bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng. | - Thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình quản lý rừng tự nhiên bền vững và chứng chỉ rừng; bảo vệ và bảo tồn rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phục hồi và làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa | 1.625,76 | 1.396,41 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 229,35 | Dự án hành lang bảo tồn đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mêkông mở rộng Dự án Hành lang Bảo tồn Đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mêkông (Việt Nam) (Tài chính bổ sung) Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái của rừng Đồng Châu - Khe Nước Trong. Huyện Lệ Thủy.Tỉnh Quảng Bình Quản lý rừng bền vững và Đa dạng sinh học (KfW 8) Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM) |
|
|
| Dự án “Quản lý rừng bền vững nhằm tăng cường trữ lượng carbon rừng tại các tỉnh Bắc Trung Bộ” Dự án “Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam” Dự án Phát triển và nhân rộng “Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam” Dự án: “Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam - Dự án KfW9.2”. Dự án: “Phục hồi và quản lý bền vững rừng khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam - Dự án KfW9.1” Dự án về phục hồi và phát triển rừng 8 tỉnh ven biển bắc và bắc trung bộ (WB) 2018-2023 |
- Nghiên cứu, thí điểm hợp tác giữa chủ rừng, người dân và doanh nghiệp đóng góp vào bảo vệ, bảo tồn rừng thông qua các mô hình kinh doanh lâm sản ngoài gỗ và dịch vụ môi trường rừng. | 114,26 | 6,76 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 107,50 | Dự án khôi phục và quản lý bền vững rừng phòng hộ (JICA2) |
|
|
| Dự án Quản lý rừng bền vững cho Tiểu vùng Tây Bắc (JICA3) tài trợ cho bốn tỉnh Tây Bắc. Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). Dự án kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tại Kiên Giang và Cà Mau. Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFWW9.2) | |
c) Cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp. | - Phối hợp xây dựng và thử nghiệm các nguyên tác và phương pháp xác định tổng giá trị rừng, liệt kê và mô tả các dòng tài chính, phân tích đóng góp tài chính của các ngành liên quan; tích hợp giá trị rừng vào tiến trình lập quy hoạch, kế hoạch tài chính, GDP và tài sản quốc gia. |
|
|
|
| Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái ở Việt Nam ValuES: Các phương pháp để lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào chính sách, quy hoạch và thực tiễn Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học rừng Chương trình Rừng và Đồng bằng Việt Nam |
|
|
| Dự án của Chính phủ về Bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững các khu rừng ở Tây Nguyên 2016- 2025. Dự án Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái ven biển đồng bằng sông Hồng (KfW11) Dự án Tái trồng rừng và quản lý rừng bền vững ở Trung và Bắc Việt Nam (KFW9) (2018-2024) . Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ) Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFWW9.2) |
- Nghiên cứu tiềm năng thị trường các - bon trong nước; thu hút đầu tư, hỗ trợ tài chính và kinh doanh tín chỉ các - bon rừng; thử nghiệm cơ chế chi trả dựa vào kết quả và khuyến khích thị trường các- bon tự nguyện.. |
|
|
|
|
|
|
|
| Dự án “Quản lý rừng bền vững nhằm tăng cường trữ lượng carbon rừng tại các tỉnh Bắc Trung Bộ” Dự án Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Dự án phát triển và nhân rộng quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam do GIZ tài trợ. Chương trình giảm phát thải theo cơ chế của Quỹ đối tác các-bon rừng (FCPF) ở vùng Bắc Trung Bộ. | |
| - Nghiên cứu, mở rộng phạm vi, đối tượng sử dụng các loại dịch vụ môi trường rừng |
|
|
|
|
|
| C-PFES |
| Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). |
Hoàn thiện các yếu tố sẵn sàng thực hiện REDD+ đáp ứng yêu cầu của quốc tế | ||||||||||
a) Hoàn thiện các yếu tố REDD+ cốt lõi theo lộ trình và tuân thủ các điều khoản của UNFCCC. | - Cập nhật và cải thiện mức phá thải tham chiếu rừng/mức tham chiếu rừng quốc gia (FRELs/FRLs) theo điều kiện quốc gia |
|
|
|
| Xây dựng khung chương trình tổng thể cho các chương trình NAMA, mức phá thải rừng tham chiếu và/hoặc mức tham chiếu rừng ở Việt Nam (viết tắt là dự án NAMA) |
|
|
| Chương trình giảm phát thải theo cơ chế của Quỹ đối tác các-bon rừng (FCPF) ở vùng Bắc Trung Bộ |
- Củng cố và hoàn thiện Hệ thống giám sát rừng quốc gia và Hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV). | 122,23 | 104,78 | Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững | 17,46 | Xây dựng khung chương trình tổng thể cho các chương trình NAMA, mức phá thải rừng tham chiếu và/hoặc mức tham chiếu rừng ở Việt Nam (viết tắt là dự án NAMA) Phát triển các mô hình kinh doanh để giải quyết các nguyên nhân dẫn gây mất rừng Dự án FORMIS II (Phát triển Hệ thống Thông tin Quản lý ngành Lâm nghiệp tại Việt Nam) Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM) |
|
|
| Dự án Quản lý rừng bền vững cho Tiểu vùng Tây Bắc (JICA3) tài trợ cho bốn tỉnh Tây Bắc. Dự án Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái ven biển đồng bằng sông Hồng (KfW11) Dự án Tái trồng rừng và quản lý rừng bền vững ở Trung và Bắc Việt Nam (KFW9) (2018-2024). Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). | |
- Hoàn thiện và vận hành hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, và chia sẻ một bản tóm tắt thông tin định kỳ với UNFCCC |
|
|
|
| Xây dựng khung chương trình tổng thể cho các chương trình NAMA và tham chiếu rừng quốc gia và/hoặc mức tham chiếu rừng ở Việt Nam (viết tắt là dự án NAMA) Dự án FORMIS II (Phát triển Hệ thống Thông tin Quản lý ngành Lâm nghiệp tại Việt Nam) |
|
|
|
| |
- Hoàn thiện các quy trình, thủ tục và cơ chế để giải quyết, xử lý và giám sát các thắc mắc, khiếu nại liên quan đến REDD+ |
|
|
|
| Xây dựng một khuôn khổ bao trùm cho NAMAs và tham chiếu rừng quốc gia và/hoặc mức tham chiếu rừng ở Việt Nam |
|
|
|
| |
- Xây dựng và tăng cường cơ chế khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân tộc thiểu số, phụ nữ, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan liên quan. |
|
|
|
| Xây dựng một khuôn khổ bao trùm cho NAMAs và tham chiếu rừng quốc gia và/hoặc mức tham chiếu rừng ở Việt Nam |
|
|
| Dự án phát triển và nhân rộng quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam do GIZ tài trợ. Dự án Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFWW9.2) Dự án Quản lý rừng bền vững cho Tiểu vùng Tây Bắc (JICA3) tài trợ cho bốn tỉnh Tây Bắc. Dự án Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái ven biển đồng bằng sông Hồng (KfW 11) Dự án Tái trồng rừng và quản lý rừng bền vững ở Trung và Bắc Việt Nam (KFW9) | |
- Củng cố hệ thống quản lý thông tin REDD+ bao gồm: Thu thập, tổ chức, xử lý, lưu trữ, kiểm soát và kết nối với các hệ thống dữ liệu có liên quan trong và ngoài ngành lâm nghiệp. |
|
|
|
| Xây dựng khung chương trình tổng thể cho các chương trình NAMA và tham chiếu rừng quốc gia và/hoặc mức tham chiếu rừng ở Việt Nam (viết tắt là dự án NAMA) Dự án FORMIS II (Phát triển Hệ thống Thông tin Quản lý ngành Lâm nghiệp tại Việt Nam) |
|
|
| Dự án phát triển và nhân rộng quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam do GIZ tài trợ. Dự án Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ rừng ở khu vực miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFWW9.2) Dự án Quản lý rừng bền vững cho Tiểu vùng Tây Bắc (JICA3) tài trợ cho bốn tỉnh Tây Bắc. Dự án Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái ven biển đồng bằng sông Hồng (KfW11) Dự án Tái trồng rừng và quản lý rừng bền vững ở Trung và Bắc Việt Nam (KFW9) | |
b) Thiết lập và thực hiện cơ chế quản lý tài chính cho REDD+. | - Thành lập Quỹ REDD+ trực thuộc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam |
|
|
|
| Dự án Trường Sơn Xanh USAID |
|
|
| Chương trình giảm phát thải theo cơ chế của Quỹ đối tác các-bon rừng (FCPF) ở vùng Bắc Trung Bộ. Dự án “Quản lý rừng bền vững nhằm tăng cường trữ lượng carbon rừng tại các tỉnh Bắc Trung Bộ” Đề xuất sử dụng Quỹ Khí hậu xanh (FAO) cho Chương trình REDD+ ở vùng Tây Nguyên. |
- Nghiên cứu, xây dựng quy định về quản lý nguồn tài chính từ chi trả dựa vào kết quả REDD+, quyền các-bon rừng, cơ chế chia sẻ lợi ích từ nguồn thu bán tín chỉ các-bon rừng phù hợp với các cơ chế khuyến khích, ưu đãi liên quan. |
|
|
|
| Dự án Trường Sơn Xanh USAID |
|
|
| Dự án “Quản lý rừng bền vững nhằm tăng cường trữ lượng carbon rừng tại các tỉnh Bắc Trung Bộ” Dự án phát triển và nhân rộng quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng ở Việt Nam do GIZ tài trợ. Chương trình giảm phát thải theo cơ chế của Quỹ đối tác các-bon rừng (FCPF) ở vùng Bắc Trung Bộ. | |
c) Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để thúc đẩy REDD+ và giảm thiểu rủi ro trong dịch chuyển phát thải. | - Hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện REDD+ với các đối tác quốc tế |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thúc đẩy hợp tác với các nước láng giềng để kiểm soát khai thác và buôn bán gỗ trái phép và thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học |
|
|
|
| Bảo vệ đa dạng sinh học và tăng cường các dịch vụ sinh thái của rừng Động Châu - Khe Nước Trong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình Tiếp cận chung tới tiến trình Hiệp định Đối tác tự nguyện tại Việt Nam và Lào Thúc đẩy sự tham gia của Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản miền Trung Việt Nam trong tiến trình Đối tác tự nguyện trong Chương trình Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản |
|
|
| Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). Dự án Quản lý rừng bền vững cho Tiểu vùng Tây Bắc (JICA3) tài trợ cho bốn tỉnh Tây Bắc. | |
d) Tuyên truyền, xây dựng năng lực và giám sát quá trình thực hiện Chương trình REDD+ | - Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và tăng cường cam kết tham gia quá trình giám sát thực hiện Chương trình REDD+ | 16,14 |
|
| 16,14 | Xây dựng khung chương trình tổng thể cho các chương trình NAMA và tham chiếu rừng quốc gia và/hoặc mức tham chiếu rừng ở Việt Nam (viết tắt là dự án NAMA) Lồng ghép chiến lược thích ứng đưa vào hệ sinh thái ở Việt Nam Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (SNRM) |
|
|
| Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). Dự án phục hồi và quản lý rừng bền vững tại Miền Trung và miền Bắc Việt Nam (KFWW9.2) |
- Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các bên thực hiện REDD+ ở cấp trung ương và địa phương |
|
|
|
| Xây dựng khung chương trình tổng thể cho các chương trình NAMA và tham chiếu rừng quốc gia và/hoặc mức tham chiếu rừng ở Việt Nam (viết tắt là dự án NAMA) Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái ở Việt Nam |
|
|
| Dự án Bảo tồn và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái rừng và dịch vụ hệ sinh thái giai đoạn II của Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ). | |
- Xây dựng khung giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình REDD+ |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
Tổng | 14.785,5 | 6.445,1 |
| 3.299,9 |
| 5.040 |
| 7.723 |
|
1 Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và thực hiện REDD+
- 1 Luật Lâm nghiệp 2017
- 2 Quyết định 1670/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 71/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 886/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 419/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các-bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7 Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8 Quyết định 2053/QĐ-TTg năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật tiếp cận thông tin 2016
- 10 Quyết định 5399/QĐ-BNN-TCLN năm 2015 quy định về thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn khổ thực hiện Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11 Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
- 12 Quyết định 1215/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 về Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam (UN- REDD) - giai đoạn II do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13 Quyết định 333/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 phê duyệt đề cương thực hiện, nhiệm vụ: Đánh giá trữ lượng cac bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Quyết định 333/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 phê duyệt đề cương thực hiện, nhiệm vụ: Đánh giá trữ lượng cac bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 1215/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 về Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo Chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam (UN- REDD) - giai đoạn II do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 5399/QĐ-BNN-TCLN năm 2015 quy định về thí điểm chia sẻ lợi ích từ REDD+ trong khuôn khổ thực hiện Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành