BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2008/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2008 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI THỂ LỰC HỌC SINH, SINH VIÊN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thể dục thể thao đến năm 2010;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 34/2005/TTLT-BGD&ĐT-UBTDTT ngày 29 tháng 12 năm 2005 của liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Thể dục thể thao về việc Hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác Thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006 – 2010;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI THỂ LỰC HỌC SINH, SINH VIÊN
(ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên bao gồm: Nội dung, tiêu chuẩn, cách tổ chức đánh giá, xếp loại, yêu cầu cụ thể đối với từng nội dung đánh giá.
2. Văn bản này áp dụng đối với học sinh, sinh viên của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
3. Văn bản này không áp dụng đối với học sinh, sinh viên khuyết tật, tàn tật; học sinh, sinh viên mắc các loại bệnh không thể vận động với cường độ và khối lượng cao được cơ sở y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận.
1. Đánh giá kết quả rèn luyện thể lực toàn diện của người học trong nhà trường.
2. Điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục thể chất phù hợp với các trường ở các cấp học và trình độ đào tạo.
3. Đẩy mạnh việc thường xuyên rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho học sinh, sinh viên trong quá trình hội nhập quốc tế.
Việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên phải phù hợp với lứa tuổi, giới tính của học sinh, sinh viên trong nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo.
1. Việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên được phân theo lứa tuổi từ 6 tuổi đến 20 tuổi.
2. Học sinh, sinh viên từ 21 tuổi trở lên sử dụng các chỉ số đánh giá của lứa tuổi 20.
Việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên dựa trên sáu nội dung, cụ thể là: Lực bóp tay thuận, Nằm ngửa gập bụng, Bật xa tại chỗ, Chạy 30m xuất phát cao (XPC), Chạy con thoi 4 x 10m, Chạy tùy sức 5 phút.
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC HỌC SINH, SINH VIÊN
Điều 6. Tiêu chuẩn đánh giá thể lực đối với Nam từ 6 tuổi đến 20 tuổi
Tuổi | Phân loại | Lực bóp tay thuận (kg) | Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) | Bật xa tại chỗ (cm) | Chạy 30m XPC (giây) | Chạy con thoi 4 x 10m (giây) | Chạy tùy sức 5 phút (m) |
6 | Tốt | > 11,4 | > 9 | > 110 | < 6,50 | < 13,30 | > 750 |
Đạt | ≥ 9,2 | ≥ 4 | ≥ 100 | ≤ 7,50 | ≤ 14,30 | ≥ 650 | |
7 | Tốt | > 13,3 | > 10 | > 134 | < 6,30 | < 13,20 | > 770 |
Đạt | ≥ 10,9 | ≥ 5 | ≥ 116 | ≤ 7,30 | ≤ 14,20 | ≥ 670 | |
8 | Tốt | > 15,1 | > 11 | > 142 | < 6,00 | <13,10 | > 800 |
Đạt | ≥ 12,4 | ≥ 6 | ≥ 127 | ≤ 7,00 | ≤ 14,10 | ≥ 700 | |
9 | Tốt | > 17,0 | > 12 | > 153 | < 5,70 | < 13,00 | > 850 |
Đạt | ≥ 14,2 | ≥ 7 | ≥ 137 | ≤ 6,70 | ≤ 14,00 | ≥ 750 | |
10 | Tốt | >18,8 | > 13 | > 163 | < 5,60 | < 12,90 | > 900 |
Đạt | ≥15,9 | ≥ 8 | ≥ 148 | ≤ 6,60 | ≤ 13,90 | ≥ 790 | |
11 | Tốt | > 21,2 | > 14 | > 170 | < 5,50 | < 12,70 | > 940 |
Đạt | ≥ 17,4 | ≥ 9 | ≥ 152 | ≤ 6,50 | ≤ 13,20 | ≥ 820 | |
12 | Tốt | > 24,8 | > 15 | > 181 | < 5,40 | < 12,50 | > 950 |
Đạt | ≥ 19,9 | ≥ 10 | ≥ 163 | ≤ 6,40 | ≤ 13,10 | ≥ 850 | |
13 | Tốt | > 30,0 | > 16 | > 194 | < 5,30 | < 12,30 | > 960 |
Đạt | ≥ 23,6 | ≥ 11 | ≥ 172 | ≤ 6,30 | ≤ 13,00 | ≥ 870 | |
14 | Tốt | > 34,9 | > 17 | > 204 | < 5,20 | < 12,10 | > 980 |
Đạt | ≥ 28,2 | ≥ 12 | ≥ 183 | ≤ 6,20 | ≤12,90 | ≥ 880 | |
15 | Tốt | > 40,9 | > 18 | > 210 | < 5,10 | < 12,00 | > 1020 |
Đạt | ≥ 34,0 | ≥ 13 | ≥ 191 | ≤ 6,20 | ≤ 12,80 | ≥ 910 | |
16 | Tốt | > 43,2 | > 19 | > 215 | < 5,00 | < 11,90 | > 1030 |
Đạt | ≥ 36,9 | ≥ 14 | ≥ 195 | ≤ 6,00 | ≤ 12,70 | ≥ 920 | |
17 | Tốt | > 46,2 | > 20 | > 218 | < 4,90 | < 11,85 | > 1040 |
Đạt | ≥ 39,6 | ≥ 15 | ≥ 198 | ≤ 5,90 | ≤ 12,60 | ≥ 930 | |
18 | Tốt | > 47,2 | > 21 | > 222 | < 4,80 | < 11,80 | > 1050 |
Đạt | ≥ 40,7 | ≥ 16 | ≥ 205 | ≤ 5,80 | ≤ 12,50 | ≥ 940 | |
19 | Tốt | > 47,5 | > 22 | > 225 | < 4,70 | < 11,75 | > 1060 |
Đạt | ≥ 41,4 | ≥ 17 | ≥ 207 | ≤ 5,70 | ≤ 12,40 | ≥ 950 | |
20 | Tốt | > 48,7 | > 23 | > 227 | < 4,60 | < 11,70 | > 1070 |
Đạt | ≥ 42,0 | ≥ 18 | ≥ 209 | ≤ 5,60 | ≤ 12,30 | ≥ 960 |
Điều 7. Tiêu chuẩn đánh giá thể lực đối với Nữ từ 6 tuổi đến 20 tuổi
Tuổi | Điểm | Lực bóp tay thuận (kg) | Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây) | Bật xa tại chỗ (cm) | Chạy 30m XPC (giây) | Chạy con thoi 4 x 10m (giây) | Chạy tùy sức 5 phút (m) |
6 | Tốt | > 10,4 | > 6 | > 100 | < 7,50 | < 13,50 | > 700 |
Đạt | ≥ 8,3 | ≥ 3 | ≥ 95 | ≤ 8,50 | ≤ 14,50 | ≥ 600 | |
7 | Tốt | > 12,2 | > 7 | > 124 | < 7,30 | < 13,40 | > 760 |
Đạt | ≥ 9,9 | ≥ 4 | ≥ 108 | ≤ 8,30 | ≤ 14,40 | ≥ 640 | |
8 | Tốt | > 13,8 | > 8 | > 133 | < 7,00 | < 13,30 | > 770 |
Đạt | ≥ 11,3 | ≥ 5 | ≥ 118 | ≤ 8,00 | ≤ 14,30 | ≥ 670 | |
9 | Tốt | > 15,5 | > 9 | > 142 | < 6,70 | < 13,20 | > 800 |
Đạt | ≥ 12,8 | ≥ 6 | ≥ 127 | ≤ 7,70 | ≤ 14,20 | ≥ 690 | |
10 | Tốt | > 17,6 | > 10 | > 152 | < 6,60 | < 13,10 | > 810 |
Đạt | ≥ 14,7 | ≥ 7 | ≥ 136 | ≤ 7,60 | ≤ 14,10 | ≥ 700 | |
11 | Tốt | > 20,6 | > 11 | > 155 | < 6,50 | < 13,00 | > 820 |
Đạt | ≥ 16,9 | ≥ 8 | ≥ 140 | ≤ 7,50 | ≤ 14.00 | ≥ 710 | |
12 | Tốt | > 23,2 | > 12 | > 161 | < 6,40 | < 12,80 | > 830 |
Đạt | ≥ 19,3 | ≥ 9 | ≥ 144 | ≤ 7,40 | ≤ 13,80 | ≥ 730 | |
13 | Tốt | > 25,8 | > 13 | > 162 | < 6,30 | < 12,70 | > 840 |
Đạt | ≥ 21,2 | ≥ 10 | ≥ 145 | ≤ 7,30 | ≤ 13,70 | ≥ 750 | |
14 | Tốt | > 28,1 | > 14 | > 163 | < 6,20 | < 12,60 | > 850 |
Đạt | ≥ 23,5 | ≥ 11 | ≥ 146 | ≤ 7,20 | ≤ 13,60 | ≥ 770 | |
15 | Tốt | > 28,5 | > 15 | > 164 | < 6,10 | < 12,40 | > 860 |
Đạt | ≥ 24,5 | ≥ 12 | ≥ 147 | ≤ 7,10 | ≤ 13,40 | ≥ 790 | |
16 | Tốt | > 29,0 | > 16 | > 165 | < 6,00 | < 12,30 | > 890 |
Đạt | ≥ 26,0 | ≥ 13 | ≥ 148 | ≤ 7,00 | ≤ 13,30 | ≥ 810 | |
17 | Tốt | > 30,3 | > 17 | > 166 | < 5,90 | < 12,20 | > 920 |
Đạt | ≥ 26,3 | ≥ 14 | ≥ 149 | ≤ 6,90 | ≤ 13,20 | ≥ 830 | |
18 | Tốt | > 31,5 | > 18 | > 168 | < 5,80 | < 12,10 | > 930 |
Đạt | ≥ 26,5 | ≥ 15 | ≥ 151 | ≤ 6,80 | ≤ 13,10 | ≥ 850 | |
19 | Tốt | > 31,6 | > 19 | > 169 | < 5,70 | < 12,00 | > 940 |
Đạt | ≥ 26,7 | ≥ 16 | ≥ 153 | ≤ 6,70 | ≤ 13,00 | ≥ 870 | |
20 | Tốt | > 31,8 | > 20 | > 170 | < 5,60 | < 11,90 | > 950 |
Đạt | ≥ 26,9 | ≥ 17 | ≥ 155 | ≤ 6,60 | ≤ 12,90 | ≥ 890 |
YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI TỪNG NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Yêu cầu dụng cụ: Lực kế
2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân bằng vai, tay thuận cầm lực kế hướng vào lòng bàn tay. Không được bóp giật cục và có các động tác trợ giúp khác. Thực hiện hai lần, nghỉ 15 giây giữa hai lần thực hiện.
3. Cách tính thành tích: Lấy kết quả lần cao nhất, chính xác đến 0,1kg
Điều 9. Nằm ngửa gập bụng
1. Yêu cầu dụng cụ: Đệm cao su hoặc ghế băng, chiếu cói, trên cỏ bằng phẳng, sạch sẽ.
2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra ngồi chân co 900 ở đầu gối, hai bàn chân áp sát sàn. Một học sinh, sinh viên khác hỗ trợ bằng cách hai tay giữ phần dưới cẳng chân, nhằm không cho bàn chân người được kiểm tra tách ra khỏi sàn.
3. Cách tính thành tích: Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần. Tính số lần đạt được trong 30 giây.
1. Yêu cầu dụng cụ: Thảm cao su giảm chấn, kích thước 1 x 3 m (nếu không có thảm có thể thực hiện trên nền đất, cát mềm). Đặt một thước đo dài làm bằng thanh hợp kim hoặc bằng gỗ kích thước 3 x 0,3m trên mặt phẳng nằm ngang và ghim chặt xuống thảm (nền đất, cát mềm), tránh xê dịch trong quá trình kiểm tra.
2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra đứng hai chân mở rộng tự nhiên, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn; khi bật nhảy và khi tiếp đất, hai chân tiến hành cùng lúc. Thực hiện hai lần nhảy.
3. Cách tính thành tích: Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm). Lấy kết quả lần cao nhất. Đơn vị tính là cm.
Điều 11. Chạy 30m xuất phát cao:
1. Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đồng hồ bấm giây; đường chạy thẳng có chiều dài ít nhất 40m, chiều rộng ít nhất 2m. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích, đặt cọc tiêu bằng nhựa hoặc bằng cờ hiệu ở hai đầu đường chạy. Sau đích có khoảng trống ít nhất 10m để giảm tốc độ sau khi về đích.
2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Thực hiện một lần
3. Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100giây.
Điều 12. Chạy con thoi 4 x 10m
1. Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy có kích thước 10 x 1,2m bằng phẳng, không trơn, bốn góc có vật chuẩn để quay đầu, hai đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất là 2m. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, bốn vật chuẩn đánh dấu bốn góc đường chạy.
2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân chạm vạch, nhanh chóng quay 1800 chạy trở về vạch xuất phát và sau khi chân lại chạm vạch xuất phát thì lại quay trở lại. Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số bốn lần 10m với ba lần quay. Quay theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng người. Thực hiện một lần.
3. Cách tính thành tích: Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây.
1. Yêu cầu sân bãi, dụng cụ: Đường chạy dài ít nhất 52m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m để chạy quay vòng. Giữa hai đầu đường chạy (tim đường) đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 5m để xác định phần lẻ quãng đường (± 5m) sau khi hết thời gian chạy. Thiết bị đo gồm có đồng hồ bấm dây, số đeo và tích - kê ghi số ứng với mỗi số đeo.
2. Yêu cầu kỹ thuật động tác: Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao (tay cầm một tích – kê tương ứng với số đeo ở ngực). Khi chạy hết đoạn đường 50m, vòng (bên trái) qua vật chuẩn và chạy lặp lại trong thời gian 5 phút. Khi hết giờ, người được kiểm tra lập tức thả tích - kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất. Thực hiện một lần.
3. Cách tính thành tích: đơn vị đo quãng đường chạy được là mét.
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI THỂ LỰC HỌC SINH, SINH VIÊN
Điều 14. Thời gian kiểm tra đánh giá, xếp loại
Hàng năm, các cơ sở giáo dục bố trí kiểm tra, đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên vào cuối năm học.
Điều 15. Cách thức tổ chức đánh giá
1. Mỗi học sinh, sinh viên được đánh giá 4 trong 6 nội dung nêu ở Điều 5 văn bản này, trong đó nội dung Bật xa tại chỗ và Chạy tùy sức 5 phút là bắt buộc.
2. Cách thức tổ chức đánh giá
a) Tổ chức đánh giá theo giới tính (Nam, Nữ). Không kiểm tra quá hai nội dung trong một giờ lên lớp.
b) Tổ chức đánh giá theo nhóm gồm 10 em, lần lượt thực hiện bốn nội dung theo các bước như sau:
- Khởi động chung.
- Thực hiện các nội dung như quy định tại khoản 1, Điều này.
- Thả lỏng, hồi phục.
Học sinh, sinh viên được xếp loại thể lực theo 3 loại:
1. Tốt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi có ba chỉ tiêu Tốt và một chỉ tiêu Đạt trở lên.
2. Đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi từ mức Đạt trở lên.
3. Chưa đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi có một chỉ tiêu dưới mức Đạt.
Điều 17. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục
1. Các cơ sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định này đối với các phòng giáo dục và các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý và tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo định kỳ hàng năm.
2. Các phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định này tại các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý và tổng hợp báo cáo sở giáo dục và đào tạo định kỳ hàng năm.
Điều 18. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục
1. Các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm chuẩn bị về cơ sở vật chất, lực lượng cán bộ, giáo viên, giảng viên đảm bảo cho công tác đánh giá được thuận lợi, an toàn và hiệu quả.
2. Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên cụ thể hàng năm, bố trí thời gian tổ chức kiểm tra hợp lý, ghi và lưu hồ sơ kết quả việc đánh giá, xếp loại thể lực của mỗi học sinh, sinh viên, tổng hợp và báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp định kỳ hàng năm.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 2 Thông tư liên tịch 34/2005/TTLT-BGDĐT-UBTDTT hướng dẫn phối hợp quản lý và chỉ đạo công tác Thể dục thể thao trường học giai đoạn 2006 – 2010 do Uỷ Ban thể dục Thể thao- Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành.
- 3 Quyết định 57/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành