- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4 Thông tư 43/2017/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
- 5 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7 Thông tư 08/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 43/2017/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9 Quyết định 1288/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án: “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 10 Quyết định 1622/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 11 Quyết định 293/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Nam Định giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- 12 Kế hoạch 146/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2021
- 13 Quyết định 34/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 14 Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức hỗ trợ Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2021-2025
- 15 Kế hoạch 152/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang năm 2021
- 16 Quyết định 47/2021/QĐ-UBND quy định về mức chi hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2021/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 10 tháng 9 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 254/TTr-SNN&PTNT ngày 08 tháng 9 năm 2021 về việc đề nghị ban hành Quyết định Quy định mức hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và Báo cáo số 122/BC-STP ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Sở Tư pháp về kết quả thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định mức hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
1. Đối tượng hỗ trợ
a) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh (gọi chung là tổ chức, cá nhân) tham gia thực hiện Chương trình OCOP.
b) Các cơ quan, đơn vị có liên quan trong hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình OCOP.
2. Điều kiện hỗ trợ và nguyên tắc hỗ trợ
a) Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình OCOP phải có sản phẩm được công nhận đạt chất lượng từ 03 sao cấp tỉnh trở lên.
b) Mức hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP theo Quyết định này là mức tối đa, trường hợp các tổ chức cá nhân có chi phí thực hiện thực tế thấp hơn định mức quy định tại Quyết định này thì áp dụng theo chi phí thực tế.
c) Trường hợp cùng một nội dung nhưng đủ điều kiện được hưởng hỗ trợ từ nhiều chính sách khác nhau thì các tổ chức, cá nhân chỉ được lựa chọn đăng ký, nhận hỗ trợ từ một chính sách và không được đăng ký, nhận hỗ trợ từ các chính sách khác.
3. Mức hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình OCOP
a) Hỗ trợ 100% chi phí theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện các nội dung sau:
- Tập huấn, đào tạo cán bộ thực hiện Chương trình OCOP, bao gồm tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh. Trường hợp tổ chức đi thăm quan, học tập kinh nghiệm quốc tế thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và các quy định về sử dụng ngân sách nhà nước hiện hành.
- Tập huấn, đào tạo tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.
b) Hỗ trợ 50% giá trị máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mới phục vụ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm, tối đa không quá 150 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
c) Hỗ trợ quản lý nhãn hiệu sản phẩm OCOP, bao gồm cả chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hỗ trợ chi phí thiết kế nhãn hiệu sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, in tem, giấy chứng nhận như sau:
- Hỗ trợ 100% chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm (QR code), tối đa không quá 15 triệu đồng/sản phẩm.
- Hỗ trợ 100% chi phí thiết kế mới hoặc đổi mới tem nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm. Hỗ trợ 01 lần/sản phẩm và tối đa không quá 05 triệu đồng/sản phẩm.
- Hỗ trợ 100% chi phí in ấn tem nhãn hàng hóa, bao bì sản phẩm. Hỗ trợ 01 lần/sản phẩm và tối đa không quá 10 triệu đồng/sản phẩm.
d) Hỗ trợ tham gia xúc tiến thương mại.
- Hỗ trợ 70% chi phí vận chuyển, 50% chi phí thuê gian hàng tham gia hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Hỗ trợ tối đa không quá 03 lần/tổ chức, cá nhân/năm và tối đa không quá 10 triệu đồng/lần/tổ chức, cá nhân.
- Hỗ trợ 50% chi phí xây dựng website quảng bá giới thiệu và bán sản phẩm. Hỗ trợ 01 lần/ tổ chức, cá nhân và tối đa không quá 15 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
4. Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
1. Sở Nông nghiệp & PTNT
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn thực hiện Quyết định; đảm bảo tính minh bạch, công khai trong hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình OCOP.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu phân bổ kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM để thực hiện các nội dung hỗ trợ tại Quyết định này.
3. Các sở, ngành liên quan: Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
4. UBND các huyện, thành phố
- Tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách; trình tự, thủ tục được hưởng hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân địa bàn biết và thực hiện.
- Tổng hợp các nội dung đề nghị của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, trình cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí theo quy định.
- Cân đối, bổ sung kinh phí để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 9 năm 2021.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2997/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 1288/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án: “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3 Quyết định 1622/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 4 Quyết định 293/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Nam Định giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- 5 Kế hoạch 146/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2021
- 6 Quyết định 34/2021/QĐ-UBND về Quy chế quản lý sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 7 Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức hỗ trợ Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2021-2025
- 8 Kế hoạch 152/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang năm 2021
- 9 Quyết định 47/2021/QĐ-UBND quy định về mức chi hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2021
- 10 Kế hoạch 09/KH-UBND thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022
- 11 Kế hoạch 12/KH-UBND thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hưng Yên năm 2022
- 12 Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2022-2025