- 1 Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 2 Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Quyết định 1671/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Thông tư 17/2016/TT-BKHCN quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7 Quyết định 1689/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 8 Quyết định 5040/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp thành phố thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành
- 9 Quyết định 1843/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ về Quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 10 Quyết định 05/2021/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền xử lý tài sản khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quản lý
- 11 Quyết định 205/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện từ năm 2021 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 12 Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, cấp quốc gia, giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 13 Quyết định 1507/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 08 tháng 01 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013;
Căn cứ Nghị định 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BKHCN ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về quy định quản lý thực hiện Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số 161/BKHCN-CNN ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp bộ, cấp tỉnh;
Căn cứ Công văn số 1851/BKHCN-CNN ngày 26 tháng 6 năm 2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp thành phố thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 (kèm theo Đề án khung).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và tổ chức, cá nhân có liên quan có chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KHUNG NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ QUỸ GEN CẤP THÀNH PHỐ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Tên Đề án:
BẢO TỒN NGUỒN GEN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
I. NHU CẦU VỀ NGUỒN GEN VÀ TÍNH CẤP THIẾT
1. Điều kiện tự nhiên thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105o13’38” - 105o50’35” kinh độ Đông và 9o55’08” - 10o19’38” vĩ độ Bắc. Địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mekong. Địa hình tương đối bằng phẳng. Địa mạo bao gồm 3 dạng chính: đê tự nhiên ven sông Hậu, vùng trũng thấp và đồng bằng châu thổ. Cao trình phổ biến từ 0,8-1,0m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam.
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa. Khí hậu ôn hoà dễ chịu, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,5ºC, số giờ nắng trung bình cả năm: 2.468,1 h. Lượng mưa trung bình năm: 2087,7 mm. Số ngày mưa 238 ngày. Độ ẩm trung bình năm: 82% (thay đổi theo các năm). Gió có 2 hướng chính: hướng Đông Bắc (từ tháng 12 đến tháng 4; mùa khô) và hướng Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10; mùa mưa), tốc độ gió bình quân 1,8 m/s. Thời tiết hằng năm ít bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa.
Thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là sông Hậu (tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65 km, chiều rộng khoảng 1,6km) và sông Cần Thơ (có chiều dài khoảng 16 km, chiều rộng từ 280 - 350m) đi qua thành phố, tạo thành mạng lưới đường thủy thuận lợi. Các sông rạch lớn khác là rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cung cấp nguồn nước dồi dào suốt hai mùa mưa nắng.
2. Hiện trạng đa dạng sinh học
a) Hiện tại, chưa có tài liệu riêng về đa dạng sinh học cho thành phố Cần Thơ. Số liệu trình bày trong Đề án được tổng hợp từ các tài liệu có sẵn (từ năm 2005 đến nay), chủ yếu tập trung vào các hệ sau:
- Hệ thực vật hoang dã: có hơn 130 loài cỏ và cây thân nhỏ, thường thấy tại khu vực ĐBSCL.
- Hệ động vật hoang dã: có 14 giống loài động vật có vú (cầy hương, chuột đồng, nhen…), 30 loài chim (chim sâu, chim sẻ, le le, trĩ, cú mèo, diệc lửa, cu gáy, chim bói cá…), 20 loài bò sát và lưỡng thê, một số loài côn trùng chưa thống kê được và 133 loài cá.
- Động vật nuôi cũng rất ít loài. Các con vật nuôi thường là trâu, bò, heo, gà, vịt... và có khoảng 28 loài tôm, cá được nuôi trong các ao, ruộng tại địa phương.
- Có hơn 60 loài cây được trồng là thức ăn và dược liệu; trong đó, lúa nước là loài cây lương thực chiếm ưu thế. Bên cạnh cây lúa dại, lúa mùa còn có các giống/loài cây họ đậu có sẵn tại Cần Thơ cũng là nguồn gen quý cần bảo tồn để lai tạo giống mới sau này. Cây ăn trái chính là xoài, nhãn, cam, quýt, chôm chôm, sầu riêng, mít...
- Cùng với các giống/loài động-thực vật khác được sưu tầm, thu thập, tồn trữ... vi sinh vật cũng là nhóm sinh vật rất quan trọng làm nên các sản phẩm nổi tiếng của Cần Thơ như rượu ba tháng, cơm rượu Thốt Nốt, mắm từ các loại cá... Đồng thời, đi theo các cây họ đậu, cây lúa còn có nhóm vi khuẩn nội sinh rất quan trọng làm nên chất lượng hạt gạo, hạt đậu mà không cần sử dụng phân đạm hoá học trong quá trình canh tác.
b) Sự suy giảm đa dạng sinh học tại thành phố Cần Thơ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động của con người:
Theo nhận định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khoảng 30 năm qua, khu vực ĐBSCL có sự thay đổi về nhiệt độ trung bình năm, tăng khoảng 0,5oC, mực nước dâng lên cao gần 50cm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, đời sống người dân. Các hiểm họa chính của biến đổi khí hậu tại Cần Thơ là: triều cường, sạt lở đất, nắng nóng, bão, lốc xoáy kéo theo những hiểm họa khác như: xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh. Theo số liệu thống kê tổng hợp từ các trạm quan trắc, độ mặn trên tuyến sông Hậu vào tháng 01/2020 và đầu tháng 02/2020 vẫn thấp hơn ngưỡng cảnh báo 1 (dưới 0,48o/00). Tuy nhiên, từ ngày 05-13/2/2020 tại Trạm Quan trắc Cái Cui (quận Cái Răng) ghi nhận độ mặn đo được 3,01o/00 đạt mức cảnh báo 3, cao hơn gần 1o/00 so với đỉnh điểm độ mặn vào năm 2016. Khi nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền sẽ giết chết nhiều loài động thực vật nước ngọt, ảnh hưởng nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và trồng trọt. Bên cạnh đó, sự đa dạng của các loài động thực vật trong thời gian qua bị suy giảm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước, sự gia tăng dân số, sử dụng xung điện, xuyệt điện để khai thác thủy sản, sinh vật ngoại lai; việc xáo trộn trong sử dụng đất trong sản xuất, phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư làm cho thành phố Cần Thơ không còn hệ sinh thái nào đạt tiêu chuẩn nguyên thủy, thành phố Cần Thơ cũng không có khu bảo tồn hệ sinh thái. Qua kết quả nghiên cứu gần đây của các viện/trường, thành phố Cần Thơ có mức đa dạng loài thuộc nhóm trung bình, không có hệ sinh thái đạt tiêu chí còn tự nhiên, tất cả đều bị xáo trộn từ mức độ thấp đến cao.
3. Vai trò và tầm quan trọng của nguồn gen đối với sự phát triển
Mức độ đa dạng sinh học với những nguồn gen quý như các giống thực vật, động vật và những cây thuốc, cũng như những loài hoang dại đại diện cho thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung đã và đang giảm dần số lượng loài cũng như số lượng cá thể trong từng loài. Vì thế, nếu chúng ta không thực hiện bảo tồn và lưu giữ ngay thì chắc chắn rằng các loài quý hiếm và có giá trị sẽ biến mất.
Việc bảo tồn gen sẽ góp phần tạo cơ hội khôi phục các giống loài khi cần thiết, là cơ sở để thực hiện những nghiên cứu những gen tốt như gen kháng bệnh, năng suất cao, chất lượng cao, cũng như những gen có ích cho trong công tác điều trị bệnh. Do đó, công tác bảo tồn gen cần phải thực hiện nhanh để tránh những tổn thất ngày càng nhanh đối với các nguồn gen quý hiếm như hiện nay. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014-2020, thành phố Cần Thơ chưa phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án khung về quỹ gen.
1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu, thu thập, bảo tồn, đánh giá các chỉ tiêu sinh học và tư liệu hóa 90 nguồn gen gồm: 78 nguồn gen thực vật (16 nguồn gen cây nông nghiệp và 62 nguồn gen cây thuốc nam), 06 nguồn gen động vật (05 nguồn gen thủy sản, 01 nguồn gen gia cầm) và 06 nguồn gen vi sinh vật.
Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về kiểu hình, nguồn gen của các nhóm cây rau, cây thuốc, cây lương thực, cây ăn trái, nhóm động vật thủy sản và vi sinh vật bản địa tại thành phố Cần Thơ nhằm duy trì, bảo tồn, khai thác, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn gen của thành phố Cần Thơ.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về bảo tồn lưu giữ:
- Điều tra, khảo sát và thu thập, phân loại đánh giá sơ bộ, đánh giá chi tiết nguồn gen theo các chỉ tiêu nông, sinh học phù hợp với từng đối tượng.
- Bổ sung nguồn gen. Lưu giữ, bảo quản các nguồn gen quý, hiếm hiện có.
- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục tráng các nguồn gen cây trồng, thuần chủng các nguồn gen vật nuôi.
- Tư liệu hóa nguồn gen theo các hình thức: phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu (dưới dạng văn bản hoặc số hóa).
- Bảo tồn an toàn nguồn gen theo đặc điểm sinh học của từng đối tượng (bảo tồn tại chỗ (in-situ) hoặc bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ)) và đánh giá kết quả bảo tồn.
b) Về khai thác nguồn gen:
- Xây dựng mô hình trình diễn bảo tồn nguồn gen tại chỗ (in-situ) và bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ).
- Giới thiệu, cung cấp, trao đổi nguồn gen và các thông tin liên quan cho các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy, tổ chức, cá nhân trong nước và đối tác nước ngoài theo quy định của pháp luật.
1. Điều tra, đánh giá nguồn gen
a) Điều tra, rà soát, kiểm kê các giống cây trồng, đặc biệt là các giống lúa và cây ăn quả, vật nuôi đặc hữu và có giá trị kinh tế cao làm cơ sở xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất là các loài quý hiếm, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao.
b) Điều tra đánh giá hiện trạng các nguồn gen vi sinh vật, cây dược liệu bản địa... phục vụ cho nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
c) Xác định ưu tiên thu thập những nguồn gen đang bị đe dọa tuyệt chủng, những nguồn gen quý, đặc hữu của vùng, thu thập thông tin về tình trạng của nguồn gen và mức độ đe dọa tuyệt chủng của chúng tại địa phương.
2. Bảo tồn lưu giữ nguồn gen
a) Nghiên cứu xây dựng, phát triển các khu vực trồng chuyên canh các loài cây, con quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc quan trọng phục vụ kinh tế - xã hội, y tế, khoa học và môi trường.
b) Xác định các đối tượng thuộc loại hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cần bảo tồn gấp và đề xuất phương án bảo tồn cụ thể, phù hợp cho từng loài. Trong đó, ưu tiên ứng dụng những kỹ thuật sinh học phân tử tiên tiến như dấu phân tử DNA, giải trình tự hệ gen… để định danh loài và đánh giá các đặc điểm di truyền.
c) Sưu tập và bảo tồn nguồn gen cây nông nghiệp, cây thuốc nam, thủy sản, vi sinh vật bản địa. Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin địa lý về đa dạng sinh học và nguồn gen của các giống đã bảo tồn.
d) Tư liệu hóa nguồn gen dưới các hình thức: phiếu điều tra, phiếu mô tả, phiếu đánh giá, tiêu bản, hình vẽ, bản đồ phân bố, ảnh, ấn phẩm thông tin, cơ sở dữ liệu (dưới dạng văn bản hoặc số hóa), mã QR code.
đ) Bảo tồn an toàn nguồn gen theo đặc điểm sinh học của từng đối tượng (bảo tồn tại chỗ (tại nơi phát hiện và đang lưu trữ nguồn gen), bảo tồn chuyển chỗ (tại Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ…) và đánh giá kết quả bảo tồn.
3. Khai thác phát triển nguồn gen
a) Phục tráng, khai thác và phát triển nguồn gen một số lọai cây nông nghiệp, cây thuốc nam, thủy sản, vi sinh vật bản địa có giá trị kinh tế, xây dựng và đăng ký chỉ dẫn địa lý.
b) Ứng dụng tiến bộ khoa học trong việc khai thác phát triển nguồn gen đã được đánh giá tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ mang lại giá trị kinh tế.
c) Tập huấn chuyển giao các quy trình kỹ thuật trồng trọt, cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu.
4. Danh mục một số loại cây trồng, vật nuôi cần bảo tồn và phát triển
a) Đặc điểm nổi bật, tính đặc hữu của các nguồn gen đề xuất:
- Nguồn giống lúa hoang, lúa mùa có mức độ đa dạng ngày càng giảm dần do nông dân có xu hướng thích trồng giống lúa cao sản mới, ngắn ngày, diện tích đất phải sử dụng cho canh tác các loại cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản.... Vì vậy, diện tích dành cho lúa hoang mọc ở môi trường tự nhiên, lúa mùa sẽ thu hẹp dần, nguy cơ mất đi nguồn gen quý hiện có và sự đa dạng sinh học của lúa hoang ở điều kiện tự nhiên là đáng lo ngại. Nguồn gen lúa hoang mang rất nhiều gen quý như: kháng rầy nâu, đạo ôn, sâu bệnh, phèn mặn. Nguồn gen lúa mùa là những giống đặc sản có phẩm chất gạo ngon, mang tính chống chịu sâu bệnh cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Các giống lúa cao sản hàng vụ hoặc hàng năm được thay các giống mới, các giống đã được phóng thích có nguồn gen quý không được bảo tồn sẽ bị mất đi theo thời gian. Đây là nguồn gen quý và phong phú cần bảo tồn nhằm lưu giữ những thành quả khoa học và tạo sự đa dang về nguồn gen lúa tránh được những bất lợi do biến đổi khí hậu toàn cầu tác động đến nền nông nghiệp của nước ta; đồng thời, đây là nguồn vật liệu tốt để định hướng trong lai tạo và chọn lọc các giống lúa mới.
- Bắp là một trong những sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu. Bắp nếp (Zea mays L.subsp. Ceratina Kalesh) có nội nhũ chứa gần 100 % amylopectin là dạng tinh bột có cấu trúc mạch nhánh, trong khi hạt bắp thường chỉ chứa 75% amylopectin, số còn lại là amilosa nên độ dẻo thấp. Hạt bắp nếp khi nấu có độ dẻo cao, mùi vị thơm ngon. Bắp nếp Cần Thơ là giống bắp địa phương, hương vị thơm ngon được trồng lâu đời nhưng hiện nay với tốc độ đô thị hóa nên diện tích đất trồng ngày càng thu hẹp, dần được thay thế bởi các giống mới năng suất và ngắn ngày. Vì vậy, việc bảo tồn nguồn gen bắp nếp Cần Thơ là rất cần thiết hiện nay.
- Cây họ đậu tại địa phương (đậu đỏ, đậu đen, đậu đen xanh lòng, đậu nành, đậu nành hoang, đậu xanh) cũng cần bảo tồn để làm nguồn gen lai tạo ra giống mới kháng sâu bệnh, năng suất và chất lượng cao.
- Một số loài cây ăn trái tại thành phố Cần Thơ đã có thương hiệu gắn với địa phương, vừa là sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, vừa gắn với du lịch như: cam mật Phong Điền, dâu Hạ Châu Phong Điền, mít không hạt Ba Láng. Tuy nhiên, đến nay nguồn gen các cây đặc sản này chưa được đánh giá cũng như bảo tồn. Bên cạnh đó, một số loài cây ăn trái bản địa đang dần biến mất, ví dụ như cây sảnh là một loài thuộc họ cam quýt, trái cho nước có mùi thơm, vị chua ngọt đặc trưng nhưng hiện nay rất hiếm gặp do nhiều nhà vườn chặt hạ để trồng các loại cây có giá trị kinh tế khác.
- Từ lâu, các loài cây thuốc nam đã góp phần quan trọng trong các bày thuốc đông y, cổ truyền chữa bệnh cho người dân. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự thu thập, đánh giá, bảo tồn đầy đủ. Cùng với tốc độ đô thị hóa, diện tích trồng cũng như số lượng loài ngày càng suy giảm. Vì vậy, việc sưu tầm, tìm kiếm bảo tồn nguồn gen các cây thuốc quý trong phòng bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền là những vấn đề cần thiết của Cần Thơ và vùng ĐBSCL; đồng thời, xác định các loài cây quý hiếm để bảo tồn nhân giống.
- Một số loài thủy sản có giá trị kinh tế của Cần Thơ cũng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang có khuynh giảm dần số lượng loài như cá chạch bông (Mastacembelus erythrotaenia), cá chạch lấu (Mastacembelus armatus). Riêng loài chạch lửa (Mastacembelus argus) không thấy xuất hiện trong danh mục thành phần các giống loài thủy sản ở thành phố Cần Thơ (theo Chi cục Thủy sản thành phố Cần Thơ, 2011). Đặc biệt loài cá dày (Channa lucius Cuvier, 1831) là một loài cá bản địa thuộc họ cá lóc, chất lượng thịt rất thơm ngon, là đối tượng tiềm năng để phát triển nuôi. Hiện nay, với sự khai thác của con người sản lượng cá dày còn rất ít chủ yếu tập trung ở các khu đầm lầy, vùng ngập nước tự nhiên, rừng tràm. Vì vậy, vấn đề sưu tầm, nhân rộng số lượng các loài động vật bản địa nhằm bảo tồn gen là vấn đề cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
- Vi sinh vật là nhóm sinh vật rất quan trọng, góp phần làm nên hương vị đặc trưng của các sản phẩm nổi tiếng của Cần Thơ như rượu ba tháng, cơm rượu Thốt Nốt, mắm các loại cá... Bên cạnh đó, nguồn vi sinh vật cộng sinh, nội sinh trên cây cây lúa dại, lúa mùa là nguồn gen quý rất quan trọng làm nên chất lượng hạt gạo mà không cần sử dụng phân đạm hóa học.
b) Danh mục một số loại cây trồng, vật nuôi cần bảo tồn và phát triển:
STT | Tên nguồn gen | |
Tên thường gọi | Tên khoa học | |
I. Cây Nông nghiệp | ||
1. | Lúa mùa | Oryza sativa L. |
2. | Lúa hoang | Oryza sativa L. |
3. | Lúa cao sản | Oryza sativa L. |
4. | Bắp nếp Cần Thơ | Zea mays L. |
5. | Đậu đỏ | Vigna angularis |
6. | Đậu đen | Vigna unguiculata ssp. cylindrica |
7. | Đậu đen xanh lồng | Vigna unguiculata ssp. cylindrica |
8. | Đậu nành | Glycine max L. |
9. | Đậu nành hoang | Glycine max L. |
10. | Đậu xanh | Vigna radiata L. |
11. | Cam mật Phong Điền | Citrus sinensis |
12. | Mít không hạt Ba Láng | Artocarpus spp. |
13. | Cây dâu Hạ Châu Phong Điền | Baccaurea ramiflora L. |
14. | Cây sảnh Cần Thơ | Citrus sp. |
15. | Cây ca cao | Theobroma cacao |
16. | Cây vú sữa (ra hoa rải vụ) | Chrysophyllum cainino |
II. Cây thuốc nam | ||
17. | Anamú | Petiveria alliacea L. |
18. | Bạc hà nam | Mentha arvensis L. |
19. | Bần chua | Sonneratia caseolaris (L.) Engler |
20. | Bồ ngót (Rau ngót) | Sauropus androgynus |
21. | Cát căn | Pueraria thomsonii Benth |
22. | Cây Cúc gai | Slibum marianum |
23. | Cây gió bầu | Aquilaria crassna Pi. ex |
24. | Cây đỏ ngọn | Cratoxylon prunifolium Kurtz |
25. | Cây gấc | Momordica cochinchinensis, (Lour) sp. |
26. | Cây lược vàng | Callisia fragrans |
27. | Cây Xạ đen | Celastrus hindsii Benth. |
28. | Cỏ ngọt | Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl |
29. | Cóc kèn | Derris trifoliata Lour. |
30. | Cốt khí củ | Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc. |
31. | Củ Bình vôi | Stephania rotunda |
32. | Dâu tằm có trái | Morus sp. |
33. | Diệp hạ châu đắng | Phyllanthus amarus Schum. |
34. | Đinh lăng | Polyscias fruticosa Harms. |
35. | Đơn lá đỏ | Excoecaria cochinchinensis |
36. | Gừng | Zingiber officinale Rosc. |
37. | Hà thủ ô đỏ | Polygonum multiflorum |
38. | Hoắc hương | Pogostemon cablin Blanco. |
39. | Hoài sơn | Dioscorea persimilis |
40. | Hoàng bá nam | Oroxylum indicum (L.) Kurz. |
41. | Hương nhu | Ocimum spp. |
42. | Huyết giác | Dracaena cambodiana Pierre ex Gagne. |
43. | Ích mẫu | Leonurus japonicus Houtt. |
44. | Kim ngân | Lonicera sp. |
45. | Kim tiền thảo | Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. |
46. | Kinh giới | Elsholtzia ciliata Thunb. |
47. | Linh chi | Ganoderma sp. |
48. | Mạch môn | Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl. |
49. | Mạn kinh tử | Vitex trifolia L. |
50. | Ngải cứu | Artemisia vulgaris L. |
51. | Ngải hoa vàng | Artemisia annua L. |
52. | Nghệ đen | Curcuma aeruginosa |
53. | Nghệ xa cừ | Curcuma xanthorrhiza (Roxb) L. |
54. | Ngũ gia bì gai | Acanthopanax aculeatus Seem. |
55. | Ô rô | Acanthus ebracteatus Vahl. |
56. | Ớt | Capsicum sp. |
57. | Quao nước | Dolichandrone spathacea (L.f.) K. |
58. | Quế | Cinnamomum spp. |
59. | Rau diếp cá | Houttuynia cordata Thunb. |
60. | Râu mèo | Orthosiphon aristatus (Blume) Miq. |
61. | Sài đất | Wedelia calendulacea Less. |
62. | Sâm đại hành | Eleutherine subaphylla Gagnepl |
63. | Sen | Nelumbo nucifera |
64. | Tắc kè đá | Drynaria bonii Christ. |
65. | Thạch xương bồ | Acorus gramineus Soland. |
66. | Thiên môn đông | Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. |
67. | Thiên niên kiện | Homalomena occulta (Lour.) Schott. |
68. | Thuốc mọi | Lawsonia inermis (alba Lamk) L. |
69. | Thương nhĩ tử | Xanthium inaequilaterum DC. |
70. | Tía tô | Perilla frutescens (L.) Britt. |
71. | Tỏi | Allium sativum L. |
72. | Trâm ổi | Lantana camara L. |
73. | Trâu cổ | Ficus pumila L. |
74. | Trinh nữ hoàng cung | Crinum latifolium L. |
75. | Xạ can | Belamcanda chinensis (L.) DC |
76. | Xa tiền tử | Semen plantaginis |
77. | Xuyên sơn giáp | Manis pentadactyla L. |
78. | Ý dĩ | Coix lachryma-jobi L. |
III. Gia cầm | ||
79. | Gà ác | Gallus gallus domesticus brisson |
IV. Thủy sản | ||
80. | Tôm càng xanh | Macrobrachium rosenbergii |
81. | Cá chạch lửa | Mastacembelus argus (Gunther, 1861) |
82. | Cá chạch lấu | Mastacembelus armatus |
83. | Cá dày | Channa lucius (Cuvier, 1831) |
84. | Rùa vàng (Rùa ba gờ) | Damonia subtrijura Schlegel & Muller. |
V. Vi sinh vật | ||
85. | Men rượu | Saccharomyces sp., Mucor sp., Rhizopus sp., Aspergillus sp., Lactobacillus sp., Bacillus sp., Azotobacter sp., Streptomyces sp., Trichoderma sp., thực khuẩn thể (Bacteriophage) |
86. | Men cơm rượu | |
87. | Men chao | |
88. | Mắm các loại cá | |
89. | Vi khuẩn trên cây lúa hoang | |
90. | Vi khuẩn trên cây lúa mùa |
1. Sưu tập và bảo tồn giống lúa
a) Bảo tồn nguồn gen lúa hoang dại tại Cần Thơ:
- Thu thập 400 mẫu của 2 loài lúa hoang tại Cần Thơ.
- Lưu trữ nguồn gen thu thập. Tạo ra các dòng, giống lúa triển vọng. Những loài hoang dại này là nguồn tính trạng mục tiêu của tính kháng các yếu tố bất lợi sinh học và phi sinh học, bao gồm gen bất dục đực tế bào chất CMS và gen cho năng suất cao. Dòng dẫn suất AILs (alien introgression lines) từ lúa hoang phục vụ hữu hiệu cho cải tiến tính kháng bệnh bạc lá, đạo ôn và rầy nâu. Các gen Bph10, Bph18, Pi9, Pi40, Xa21 bao gồm QTLs du nhập từ loài hoang dại vào loài trồng trọt được đánh dấu ở mức độ phân tử.
b) Bảo tồn nguồn gen lúa mùa tại Đồng bằng sông Cửu Long:
- Thu thập 1.000 mẫu.
- Lưu trữ nguồn gen thu thập.
- Phục tráng giống.
c) Bảo tồn nguồn gen lúa trồng tại Cần Thơ và ĐBSCL:
- Thu thập 300 giống.
- Lưu trữ nguồn gen thu thập.
- Phục tráng giống.
d) Bảo tồn nguồn gen đặc sản lúa thơm:
- Thu thập 300 mẫu.
- Lưu trữ nguồn gen thu thập.
- Đánh giá kiểu hình, kiểu gen.
- Đánh giá sinh hóa của các chất liên quan đến phẩm chất của các giống lúa.
- Đa dạng nguồn gen.
đ) Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin địa lý về đa dạng sinh học và nguồn gen của các giống lúa đã bảo tồn
e) Xây dựng 01 mô hình bảo tồn tại chỗ (in-situ)
2. Bảo tồn nguồn gen cây bắp nếp Cần Thơ
a) Điều tra, thu thập nguồn gen và bảo tồn một số dòng/giống Bắp nếp.
b) Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin địa lý về đa dạng sinh học và nguồn gen của các giống đã bảo tồn.
c) Xây dựng 01 mô hình bảo tồn tại chỗ (in-situ).
d) Xây dựng và đăng ký chỉ dẫn địa lý cho thành phố Cần Thơ về giống bắp nếp.
3. Bảo tồn nguồn gen cây họ đậu
a) Thu thập nguồn gen và bảo tồn một số dòng/giống đậu: đậu đỏ, đậu đen, đậu đen xanh lòng, đậu nành, đậu nành hoang, đậu xanh.
b) Xây dựng 01 mô hình bảo tồn tại chỗ (in-situ).
c) Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin địa lý về đa dạng sinh học và nguồn gen của các giống đã bảo tồn.
4. Bảo tồn và khai thác, phát triển nguồn gen cây ăn trái
a) Thu thập nguồn gen, xác định bộ gen chuẩn, lưu giữ cây đầu dòng cây ăn trái: cam mật Phong Điền, dâu Hạ Châu Phong Điền, mít không hạt Ba Láng, cây ca cao, cây vú sữa (ra hoa rải vụ), cây sảnh Cần Thơ.
b) Xây dựng 01 mô hình bảo tồn tại chỗ (in-situ).
c) Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin địa lý về đa dạng sinh học và nguồn gen của các giống đã bảo tồn.
5. Điều tra, thu thập và bảo tồn nguồn gen cây thuốc nam
a) Điều tra, thu thập nguồn gen và bảo tồn được 62 loài cây thuốc nam quý của Cần Thơ và vùng ĐBSCL.
b) Xây dựng 02 mô hình bảo tồn tại chỗ (in-situ).
c) Xây dựng 01 mô hình bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ).
d) Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin địa lý về đa dạng sinh học và nguồn gen của các giống đã bảo tồn.
6. Bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài gia cầm
a) Điều tra, thu thập nguồn gen và bảo tồn giống Gà ác.
b) Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin địa lý về đa dạng sinh học và nguồn gen của các giống đã bảo tồn.
7. Bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài thủy sản
a) Bảo tồn và phát triển các giống thủy sản như: tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), cá chạch lửa (Mastacembelus argus Gunther, 1861) cá chạch lấu (Mastacembelus armatus), cá dày (Channa lucius Cuvier, 1831), rùa vàng (rùa ba gờ) (Damonia subtrijura Schlegel & Muller).
b) Xác định bộ gen chuẩn. Lưu giữ giống gốc.
c) Lưu giữ đàn tôm, cá và các loài thủy sản bố mẹ gốc.
d) Sản phẩm của việc bảo tồn nguồn gen là sự phục hồi nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong thủy vực.
đ) Đánh giá tình hình khai thác và tần suất xuất hiện làm cơ sở cho việc thu gom lưu giữ mẫu, bảo tồn.
e) Tái tạo được nguồn lợi trong tự nhiên, khai thác và phát triển được nguồn gen.
8. Thu thập, bảo tồn, phát triển nguồn gen vi sinh vật trong sản phẩm lên men
a) Thu thập, phân lập, tuyển chọn, tồn trữ các nhóm vi sinh vật trong các sản phẩm lên men truyền thống của Cần Thơ trong ngân hàng gen (men rượu, men cơm rượu, men chao, men mắm các loài cá).
b) Tất cả giống vi sinh vật đều được trữ bằng phương pháp hiện đại (trữ bằng glycerol ở - 20oC) để có thể bảo quản trong 20 năm.
9. Thu thập, bảo tồn, phát triển nguồn gen vi sinh vật trong cây lúa hoang dại, lúa mùa
a) Thu thập, phân lập, tuyển chọn, tồn trữ các nhóm vi sinh vật từ nốt rễ cây lúa mùa, lúa hoang dại để phân lập, tồn trữ chúng trong ngân hàng gen phục vụ cho công tác sản xuất phân sinh học trong tương lai.
b) Tất cả giống vi sinh vật đều được trữ bằng phương pháp hiện đại (trữ bằng glycerol ở - 20oC) để có thể bảo quản trong 20 năm.
10. Tập huấn, chuyển giao
a) Tập huấn về lập kế hoạch, điều tra, giám sát đa dạng sinh học, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu.
b) Tập huấn về kỹ năng thu thập, xử lý và bảo quản mẫu động vật, thực vật, vi sinh vật; kỹ năng nhận dạng và bảo vệ các loài.
c) Tập huấn về hệ thống thông tin địa lý GIS.
d) Tập huấn về kỹ năng xây dựng báo cáo và sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về đa dạng kiểu hình, nguồn gen các nhóm cây rau, cây thuốc, cây lương thực và cây ăn trái, nhóm động vật thủy sản và vi sinh vật bản địa.
(Kèm theo Danh mục)
V. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN:
1. Kinh phí cho hoạt động điều hành và quản lý nhiệm vụ quỹ gen được chi từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm được Bộ Khoa học và Công nghệ giao dự toán về Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.
2. Dự kiến kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ thành phố giai đoạn 2021-2025 là 35 tỷ đồng, được cân đối trong kế hoạch, nhiệm vụ khoa học và công nghệ hằng năm của thành phố kể từ năm 2021, đảm bảo thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành./.
CÁC NHIỆM VỤ BẢO TỒN NGUỒN GEN CẤP THÀNH PHỐ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021-2025
STT | Tên nhiệm vụ | Tên tổ chức dự kiến chủ trì | Đối tượng và số lượng nguồn gen bảo tồn | Dự kiến kinh phí (NSNN) (triệu đồng) | Ghi chú |
|
| ||||
1 | Sưu tập và bảo tồn giống lúa | Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long | 1. Lúa hoang dại (Oryza sativa L.) 2. Lúa mùa (Oryza sativa L.) 3. Lúa cao sản (Oryza sativa L.) | 6.000 | Xây dựng 01 mô hình bảo tồn tại chỗ (in-situ) |
2 | Bảo tồn cây lương thực | - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cần Thơ - Trung tâm Giống cây trồng, Vật nuôi, Thủy sản Cần Thơ | 1. Bắp nếp Cần Thơ (Zea mays L.) | 2.000 | - Xây dựng 01 mô hình bảo tồn tại chỗ (in-situ) - Xây dựng và đăng ký chỉ dẫn địa lý cho thành phố Cần Thơ về giống bắp nếp |
3 | Bảo tồn cây họ đậu | - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cần Thơ - Trung tâm Giống cây trồng, Vật nuôi, Thủy sản Cần Thơ | 1. Đậu đỏ (Vigna angularis) 2. Đậu đen (Vigna unguiculata ssp. Cylindrica) 3. Đậu đen xanh lòng (Vigna unguiculata ssp. Cylindrica) 4. Đậu nành (Glycine max) 5. Đậu nành hoang (Glycine max) 6. Đậu xanh (Vigna radiate L.) | 4.000 | - Xây dựng 01 mô hình bảo tồn tại chỗ (in-situ) |
4 | Bảo tồn và khai thác, phát triển cây ăn trái | - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cần Thơ - Trung tâm Giống cây trồng, Vật nuôi, Thủy sản Cần Thơ | 1. Cam mật Phong Điền (Citrus sinensis) 2. Dâu Hạ Châu Phong Điền (Baccaurea ramiflora L.) 3. Mít không hạt Ba Láng (Artocarpus spp.) 4. Cây ca cao (Theobroma cacao) 5. Cây vú sữa (ra hoa rải vụ) (Chrysophyllum cainino) 6. Cây sảnh Cần Thơ (Citrus sp.) | 5.000 | Xây dựng 01 mô hình bảo tồn tại chỗ (in-situ) |
|
| ||||
5 | Điều tra, thu thập và bảo tồn cây thuốc nam | - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cần Thơ - Trung tâm Giống cây trồng, Vật nuôi, Thủy sản Cần Thơ | 1. Anamú (Petiveria alliacea) 2. Bạc hà nam (Mentha arvensis) 3. Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler) 4. Bồ ngót (Rau ngót) (Sauropus androgynous) 5. Cát căn/Sắn dây (Pueraria thomsonii) 6. Cây cúc gai (Silybum marianum) 7. Cây dó bầu (Trầm hương) (Aquilaria crassna) 8. Cây đỏ ngọn (Cratoxylon prunifolium) 9. Cây gấc (Momordica cochinchinensis) 10. Cây lược vàng (Callisia fragrans) 11. Cây xạ đen (Celastrus hindii) 12. Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) 13. Cỏ râu mèo (Orthosiphon aristatus) 14. Cóc kèn (Derris trifoliata Lour.) 15. Cốt khí củ (Polygonum cuspidatum) 16. Củ Bình vôi (Stephania rotunda) 17. Dâu tằm có trái (Morus sp) 18. Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus) 19. Đinh lăng (Polyscias fruticosa Harms) 20. Đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis) 21. Gừng (Zingiber officinale Rosc.) 22. Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum) 23. Hoắc hương (Pogostemon cablin (Blanco)) 24. Hoài sơn (Dioscorea persimilis) 25. Hoàng bá nam/núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz) 26. Hương nhu (Ocimum spp.) 27. Huyết giác (Dracaena cambodiana) 28. Ích mẫu (Leonurus japonicus) 29. Kim ngân (Lonicera sp) 30. Kim tiền thảo (Desmodium styracifolium) 31. Kinh giới (Elsholtzia ciliata Thunb.) 32. Linh chi (Ganoderma sp.) 33. Mạch môn (Ophiopogon japonicus) 34. Mạn kinh tử (Vitex trifolia) 35. Ngải cứu (Artemisia vulgaris L) 36. Ngải hoa vàng (Artemisia annua L) 37. Nghệ đen (Curcuma aeruginosa) 38. Nghệ xà cừ (Curcuma zanthorrhiza (Roxb) L) 39. Ngũ gia bì gai (Acanthopanax aculeatus Seem) 40. Ô rô (Acanthus ebracteatus Vahl.) 41. Ớt (Capsicum sp.) 42. Quao nước (Dolichandrone spathacea) 43. Quế (Cinnamomum spp.) 44. Rau diếp cá (Houttuynia cordata) 45. Sài đất (Wedelia calendulacea) 46. Sâm đại hành (Eleutherine subaphylla) 47. Sen (Nelumbo nucifera) 48. Tắc kè đá (Drynaria bonii) 49. Thạch xương bồ (Acorus gramineus) 50. Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis) 51. Thiên niên kiện (Homalomena occulta) 52. Thuốc mọi (Lawsonia inermis) 53. Thương nhĩ tử (Xanthium inaequilaterum) 54. Tía tô (Perilla frutescens) 55. Tỏi (Allium sativum) 56. Trâm ổi (Lantana camara L.) 57. Trâu cổ (Ficus pumila) 58. Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) 59. Xạ can (Belamcanda chinensis) 60. Xa tiền tử/Mã đề (Semen plantaginis) 61. Xuyên sơn giáp (Manis pentadactyla) 62. Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L.) | 6.000 | -Xây dựng 02 mô hình bảo tồn tại chỗ (in-situ) - Xây dựng 01 mô hình bảo tồn chuyển vị (ex- situ) |
|
| ||||
6 | Bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài gia cầm | Trung tâm Giống cây trồng, Vật nuôi, Thủy sản Cần Thơ | Gà ác (Gallus gallus domesticus Brisson) | 1.000 |
|
|
| ||||
7 | Bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài thủy sản | - Trung tâm Giống cây trồng, Vật nuôi, Thủy sản Cần Thơ - Chi Cục thủy sản Cần Thơ | 1. Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) 2. Cá chạch lửa (Mastacembelus argus Gunther, 1861) 3. Cá chạch lấu (Mastacembelus armatus) 4. Cá dày (Channa lucius (Cuvier, 1831)) 5. Rùa vàng (Rùa ba gờ) (Damonia subtrijura Schlegel & Muller), | 5.000 |
|
|
| ||||
8 | Thu thập, bảo tồn, phát triển nguồn gen vi sinh vật trong sản phẩm lên men | Trường Đại học Cần Thơ | 1. Vi sinh vật lên men rượu 2. Vi sinh vật lên mem cơm rượu 3. Vi sinh vật lên men chao 4. Vi sinh vật lên men Mắm từ các loại cá (Saccharomyces sp., Mucor sp., Rhizopus sp., Aspergillus sp., Lactobacillus sp.) | 4.000 |
|
9 | Thu thập, bảo tồn, phát triển nguồn gen vi sinh vật trong cây lúa hoang dại, lúa mùa | Trường Đại học Cần Thơ | Vi khuẩn trên cây lúa hoang và cây lúa mùa (Azospirillum sp., Burkholderia sp. Streptomyces sp., Trichoderma sp. thực khuẩn thể (Bacteriophage)) | 2.000 |
|
Tổng kinh phí giai đoạn 2021-2025 | 35.000 |
|
- 1 Quyết định 1689/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2 Quyết định 5040/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp thành phố thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 1843/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ về Quỹ gen cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 4 Quyết định 05/2021/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền xử lý tài sản khi kết thúc nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quản lý
- 5 Quyết định 205/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện từ năm 2021 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 6 Quyết định 361/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp tỉnh, cấp quốc gia, giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 7 Quyết định 1507/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án khung nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025