Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ THUỶ SẢN
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------

Số: 534/1998/QĐ-BTS

Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CẤP NGÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

- Căn cứ Nghị định Số 50 CP ngày 21 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ Về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thuỷ sản ;
- Xét Tờ trình ngày 31 tháng 8 năm 1998 của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Ban hành 02 Tiêu chuẩn cấp Ngành sau đây:

1. 28 TCN 124:1998 "Tôm biển -Tôm giống PL15 - Yêu cầu kỹ thuật "

2. 28 TCN 125:1998 "Quy trình ương tôm sú, tôm he từ post-larvae 15 đến 45 ngày tuổi "

Điều 2 : Hình thức ban hành tiêu chuẩn thứ nhất là bắt buộc áp dụng, tiêu chuẩn thứ hai là khuyến khích áp dụng trong phạm vi cả nước và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3 : Các ông Chánh Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các Vụ, Cục; Chánh Thanh tra Bộ; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; các Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản và các đơn vị có liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận :
- Như Điều 3
- Văn phòng CP
- Công báo
- Bộ trưởng, các thứ trưởng
- Tổng cục TC-ÐL-CL và các T.tâm TC-CL            
- Lưu VT, Vụ KHCN

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN




Tạ Quang Ngọc

 

28TCN124:1998

TÔM BIỂN-TÔM GIỐNG PL15-YÊU CẦU KỸ THUẬT

Marine shrimp - Post-Larvae 15 - Technical requirement

LỜI NÓI ĐẦU :

28 TCN 124 : 1998 'Tôm biển - Tôm giống PL 15 - Yêu cầu kỹ thuật' do Viện Nghiên cứu Hải sản biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số : 534/1998/QÐ-BTS ngày 09 tháng 9 năm 1998

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các chỉ tiêu chất lượng tôm giống (Post-Larvae) 15 ngày tuổi (PL15) của 2 loài tôm biển thuộc giống tôm he (Penaeus) :

- Tôm he / tôm lớt / tôm thẻ / tôm bạc (Penaeus merguiensis de Man,1888)

- Tôm sú / tôm cỏ / tôm thẻ rằn (Penaeus monodon Fabricus,1798)

Tiêu chuẩn này được áp dụng trong phạm vi cả nước

2 Yêu cầu kỹ thuật

Chất lượng tôm giống PL15 phải theo yêu cầu quy định trong Bảng 1.

Bảng 1. Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm giống PL15

Chỉ tiêu

Yêu cầu

 

Tôm he

Tôm sú

1. Chỉ tiêu cảm quan

 

1.1 Trạng thái hoạt động

- Tôm bơi thành đàn và liên tục quanh thành bể ương, hoặc chậu.

- Thường bơi ngược dòng nước và không vón tụ.

- Lẩn tránh chướng ngại vật.

- Khi có tác động đột ngột về tiếng động hoặc ánh sáng, tôm có phản ứng nhanh.

- Tôm bơi chậm, hoặc bám vào thành và đáy bể ương,hoặc chậu.

- Thường bơi, hoặc bám dưới đáy theo chiều ngược dòng nước và không vón tụ.

- Lẩn tránh chướng ngại vật.

- Khi có tác động đột ngột về tiếng động hoặc ánh sáng, tôm có phản ứng nhanh.

1.2 Ngoại hình

- Có 07 gai trên chuỳ

- Các phần phụ nguyên vẹn

- Ðuôi xoè

- Không dị hình

1.3 Màu sắc

- Toàn thân màu trắng trong.

- Lưng màu trắng pha xanh lá cây

- Không dị màu.

-Thân màu xám tro, hoặc xám đen

- Lưng màu xám bạc.

- Không dị màu.

1.4 Chiều dài thân (mm)

11 - 13

(Số cá thể khác cỡ quy định chiếm không quá 10% tổng số)

12 - 15

(Số cá thể khác cỡ quy định chiếm không quá 10% tổng số)

2. Mức độ nhiễm bệnh

Tỷ lệ % số cá thể nhiễm bệnh và cường độ cảm nhiễm bệnh cho phép phải theo quy định trong Phụ lục A.

3 Phương pháp kiểm tra

3.1 Chỉ tiêu cảm quan

3.1.1 Dụng cụ

Dụng cụ kiểm tra chỉ tiêu cảm quan của tôm giống PL15 theo quy định trong Phụ lục B.

3.1.2 Thu mẫu

- Dùng vợt vớt tôm giống trong bể ương theo chiều thẳng đứng từ dưới lên ở 4 góc bể. Số lượng tôm giống cần vớt để kiểm tra không ít hơn 200 cá thể.

- Thả tôm đã vớt vào một chậu màu trắng chứa nước của bể ương và đặt ở nơi có bóng mát.

3.1.3 Trình tự kiểm tra các chỉ tiêu

3.1.3.1 Trạng thái hoạt động

- Quan sát trực tiếp hoạt động bơi và bám của tôm giống ở trong chậu.

- Thử phản ứng ngược dòng nước : Lấy tay khuấy nhẹ tạo dòng nước xoáy trong chậu, sau đó quan sát tôm bơi ngược dòng nước và bám dưới đáy.

- Thử phản ứng lẩn tránh chướng ngại vật : Dùng một que nhỏ đưa từ từ tới bất kỳ cá thể nào để quan sát phản ứng của cá thể đó.

- Thử phản ứng với tiếng động : Gõ nhẹ vào thành chậu để quan sát phản ứng của tôm giống.

- Thử phản ứng với ánh sáng mạnh : Ðặt chậu chứa tôm giống vào chỗ tối, dùng đèn pin đột ngột chiếu trực tiếp vào chậu để quan sát phản ứng của tôm.

3.1.3.2 Ngoại hình và màu sắc

- Dùng cốc thuỷ tinh múc cả nước và tôm giống trong chậu, đặt hoặc nâng cốc lên ngang tầm mắt và hướng ra phía có nguồn sáng để quan sát màu sắc, ngoại hình của tôm giống.

Tiến hành quan sát không ít hơn 3 lần, mỗi lần múc để quan sát khoảng 15 - 20 cá thể. Số tôm giống quan sát xong, phải thả vào một chậu chứa khác.

- Vớt ngẫu nhiên 15 - 20 cá thể đã quan sát trong cốc, dùng kính lúp quan sát lại chỉ tiêu ngoại hình của tôm giống.

3.1.3.3 Chiều dài

- Ðặt tôm giống nằm duỗi thẳng trên mặt giấy kẻ ly.

- Ðọc chiều dài từ mút chuỳ đến mút telson của từng cá thể.

- Lần lượt đo chiều dài không ít hơn 100 cá thể. Sau đó, thống kê chiều dài toàn bộ số cá thể của mẫu và xác định tỷ lệ % số tôm giống khác cỡ quy định.

3.2 Mức độ nhiễm bệnh

Kiểm dịch các loại bệnh trong Phụ lục A của tôm giống PL15 theo 28TCN101:1997 (Quy trình kiểm dịch động vật thuỷ sản và sản phẩm động vật thuỷ sản) do các cơ quan chức năng thực hiện theo quy định của Bộ Thuỷ sản.

4 Phụ lục

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

MỨC ĐỘ NHIỄM BỆNH

Tỷ lệ % số cá thể nhiễm bệnh và cường độ cảm nhiễm bệnh cho phép của tôm giống PL15 theo quy định trong Bảng A.1

Bảng A.1 - Mức độ nhiễm bệnh cho phép của tôm giống PL15

Tên bệnh

Tỷ lệ % nhiễm bệnh

Cường độ cảm nhiễm

 

Cho phép sử dụng

Không cho phép sử dụng

Cho phép sử dụng

Không cho phép sử dụng

Bệnh virus

Không có cá thể nào nhiễm thể ẩn MBV

Có cá thể nhiễm thể ẩn MBV

Không có thể ẩn MBV trong tế bào gan tụy

Có thể ẩn MBV trong tế bào gan tụy

Bệnh phát sáng

Không có cá thể nào phát sáng

Có cá thểphát sáng

Không phát sáng

Có phát sáng

Bệnh lột xác không hoàn toàn

< 10

= 10

Một phần xác còn dính trên thân

Toàn bộ xác còn dính trên thân

Bệnh nấm

Không có cá thể nào bị nấm

Có cá thể bị nấm

Không có nấm bám trên thân

Nấm bám trên thân

Bệnh nguyên sinh động vật

< 5

= 5

Có ít trùng bám phần phụ

Trùng bám đầy phần phụ

 

PHỤ LỤC B

(quy định)

DỤNG CỤ KIỂM TRA

Một số dụng cụ để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan của tôm giống PL15 theo quy định trong Bảng B.1

Bảng B.1 - Dụng cụ kiểm tra chỉ tiêu cảm quan

TT

Tên dụng cụ

Quy cách, đặc điểm

Số lượng

1

Vợt vớt mẫu trong bể ương

- Ðường kính 30 cm

- Lưới động vật phù du số 38

- Có cán dài, hoặc dây treo

1 cái

2

Vợt vớt mẫu trong chậu chứa

- Ðường kính 15 cm

- Lưới động vật phù du số 38

- Có cán

1 cái

3

Chậu chứa tôm giống

Màu trắng, dung tích 10 - 15 lít

2 cái

4

Cốc thuỷ tinh

Trong suốt, dung tích 500 ml

1 cái

5

Giấy kẻ ly

30 x 30 cm

1 tờ

6

Ðèn pin

Dùng pin 3 - 4,5 v còn mới

1 cái

7

Kính lúp

Ðộ phóng đại 4 x 6,3

1 cái

 

28TCN125:1998

QUI TRÌNH ƯƠNG TÔM SÚ, TÔM HE TỪ POST-LARVAE 15 ĐẾN 45 NGÀY TUỔI

The procedure for nursery of tiger shrimp, banana shrimp from post-larvae 15 to post-larvae 45

LỜI NÓI ĐẦU :

28 TCN 125 : 1998 'Quy trình ương tôm sú, tôm he từ post-larvae 15 đến 45 ngày tuổi' do Viện Nghiên cứu Hải sản biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số : 534/1998/QÐ-BTS ngày 09 tháng 9 năm 1998

1 Phạm vi áp dụng

Quy trình này quy định nội dung, trình tự và những yêu cầu kỹ thuật để ương giống từ post-larvae 15 ngày tuổi tới 45 ngày tuổi (gọi tắt là PL15 - PL45 ) của một trong hai loài tôm biển là :

- Tôm sú / tôm cỏ / tôm thẻ rằn (Penaeus monodon Fabricius,1798)

- Tôm he / tôm lớt / tôm thẻ / tôm bạc (Penaeus merguiensis de Man,1888)

Quy trình được áp dụng cho các cơ sở ương tôm giống và nuôi tôm thương phẩm trong phạm vi cả nước.

2 Điều kiện áp dụng

2.1 Môi trường ao ương tôm sú, hoặc tôm he giống phải theo quy định trong Bảng 1.

2.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với ao ương tôm sú, hoặc tôm he giống phải theo quy định trong Bảng 2.

2.3 Dụng cụ chuyên dùng để ương tôm sú, hoặc tôm he giống phải theo quy định trong Phụ lục A.

3 Kỹ thuật ương

3.1 Chuẩn bị ao trước khi thả giống

3.1.1 Cải tạo đáy ao

Theo Mục 3.1.1 của 28TCN110:1998 (Quy trình công nghệ nuôi tôm sú, tôm he bán thâm canh).

3.1.2 Khử chua

- Lượng vôi sử dụng tùy theo độ pH của đáy ao theo quy định trong Phụ lục B.

- Cách bón vôi để khử chua và phơi đáy ao theo Mục 3.1.2 của 28TCN110:1998.

Bảng 1. Điều kiện tự nhiên môi trường ao ương tôm giống

Điều kiện

Mức và yêu cầu

 

Ao tôm sú

Ao tôm he

1. Nguồn nước

- Vùng ven biển, có nguồn nước thuỷ triều sạch, không bị nhiễm bẩn do chất thải của các ngành sản xuất và chất thải sinh hoạt.

- ở những vùng hàng năm có độ mặn cao, phải có nguồn nước ngọt để bổ sung khi cần thiết.

2. Nhiệt độ nước

22 - 340C

(tốt nhất 25-300C)

20 - 300C

(tốt nhất 25-270C)

3. Ðộ mặn nước (%0)

10 - 30

(thích hợp nhất 15 - 25)

10 - 30

(thích hợp nhất 20 - 25)

4. Ðộ pH nước

7,5 - 8,5

5. Ðộ trong (cm)

30 - 40

6. Hàm lượng oxy hoà tan,tính bằng mg/l, không nhỏ hơn

5,00

7. Hàm lượng H2S hoà tan, tính bằng mg/l, không lớn hơn

0,03

8. Hàm lượng NH3 hoà tan, tính bằng mg/l, không lớn hơn

0,10

9. Chất đáy, thổ nhưỡng

- Cát, hoặc cát pha bùn

- Giàu dinh dưỡng, không bị chua phèn

- Bùn pha cát

- Giàu dinh dưỡng, không bị chua phèn

3.1.3 Diệt tạp

- Diệt tạp theo Mục 3.1.3 của 28TCN110:1998.

- Nếu ao không phải diệt tạp, thì tiến hành ' rửa đáy ao ' bằng cách lấy nước vào ngâm trong 1 - 2 ngày, sau đó tháo cạn ao.

Bảng 2. Yêu cầu kỹ thuật ao ương tôm giống

Điều kiện

Mức và yêu cầu

 

Ao tôm sú

Ao tôm he

1. Diện tích ao (m2)

300 - 1000 (tốt nhất 300 - 500)

2. Hình dạng ao

Hình chữ nhật

3. Ðộ sâu ao (cm)

50 - 80

80 - 100

4. Bờ ao

- Mặt (m)

- Cao

- Mái ngoài và mái trong

Bờ ao chắc chắn, không có hang lỗ, hoặc rò rỉ 1,0 - 1,5 Bờ ao phải cao hơn mức thuỷ triều lớn nhất hàng năm từ 0,3 m trở lên. 1/2 và 1/1

5. Ðáy ao

- Trũng sâu ở giữa và cao dần ở phía hai bên bờ theo hình 'lòng mo '.

- Ðộ dốc từ cống cấp nước đến cống tiêu nước là 4%0.

6. Cống

- Cống cấp

- Cống tiêu

- Ðặt ở đầu ao nơi có nguồn nước cấp; khẩu độ là 0,3 - 0,4 m; đáy cống cao hơn đáy ao là 0,2 m.

- Ðặt ở cuối ao dẫn ra mương tiêu nước ; khẩu độ là 0,4 - 0,5 m ; đáy cống thấp hơn đáy ao nơi đặt cống là 0, 2 m.

(Ðối với các cơ sở nuôi tôm quảng canh cải tiến, ao ương nên xây dựng trong đầm nuôi tôm thịt và làm thêm cống thô sơ để sau khi ương sẽ mở cống chuyển tôm giống sang)

3.1.4 Bón phân gây nuôi thức ăn tự nhiên

3.1.4.1 Bón phân hữu cơ

- Sử dụng phân gà, vịt với lượng khoảng 50 - 60 g/m2 , hoặc phân chuồng lượng sử dụng khoảng 1,5 - 2,0 kg/ m2

- Thời gian bón vào lúc trước khi thả tôm ương khoảng 5 - 10 ngày.

- Cách bón theo Ðiểm b, Mục 3.1.4.1 của 28TCN110:1998.

3.1.4.2 Bón phân vô cơ

Loại phân, thời gian và cách bón theo Mục 3.1.4.2 của 28TCN110:1998.

3.2 Thả giống

3.2.1 Tiêu chuẩn giống

Tôm sú, hoặc tôm he giống giai đoạn PL15 để ương nuôi phải đạt yêu cầu chất lượng theo 28TCN124:1998

3.2.2 Mật độ thả ương

- Với tôm sú : từ 200 đến 250 PL15 /m2

- Với tôm he : từ 80 đến 150 PL15 /m2

3.2.3 Cách thả tôm giống

- Sau khi chuẩn bị ao, tiến hành lấy nước vào ao qua lưới lọc tới độ sâu 0,3 m.

- Thao tác thả tôm giống theo 28TCN 95-1994 (Giống tôm biển - Kỹ thuật vận chuyển).

3.3 Quản lý, chăm sóc ao ương tôm giống

3.3.1 Cho tôm ăn

3.3.1.1 Loại thức ăn

- Thức ăn viên thương mại có hàm lượng đạm 40% sử dụng để ương tôm giống giai đoạn từ PL15 đến PL45 phải đạt yêu cầu chất lượng theo 28TCN102:1997 (Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm).

- Có thể sử dụng thức ăn chế biến tại chỗ như : thịt nhuyễn thể (hàu, vẹm, điệp ... băm

nhỏ), trứng gà, bột cá nhạt, ... đã hấp chín để cho tôm ăn. Cách chế biến và cách sử dụng theo quy định trong Phụ lục C.

3.3.1.2 Cách cho ăn

- Nếu sử dụng thức ăn viên, số lượng thức ăn và số lần cho ăn hàng ngày theo tuổi tôm giống phải theo đúng hướng dẫn trong nhãn hàng hoá của bao gói thức ăn thương mại.

- Khi cho tôm ăn, phải đặt 2 - 4 khay kiểm tra thức ăn tại các vị trí cố định trong ao. Sau đó, lấy khoảng 2 - 4 % lượng thức ăn của mỗi lần cho vào các khay kiểm tra. Lượng thức ăn còn lại được rải đều tại một số vị trí cố định trong ao.

- Sau 2 giờ, kiểm tra lượng thức ăn còn lại trong khay để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp các lần cho ăn tiếp theo.

3.3.2 Quản lý nước và ao ương

- Trong khoảng 10 ngày đầu ương nuôi, nếu môi trường nước ao vẫn ổn định theo yêu cầu quy định trong Bảng 1, thì không cần phải thay nước. Nếu ao bị cạn, phải lấy thêm nước mới vào để ao có độ sâu thường xuyên là 0,5 - 0,8 m (với ao ương giống tôm sú), hoặc 0,8 - 1,0 m (với ao ương giống tôm he).

- Sau đó, cứ 3 - 4 ngày phải thay nước 1 lần, mỗi lần thay khoảng 1/4 lượng nước trong ao. Khi lấy nước vào ao, phải sử dụng lưới lọc để ngăn cá tạp. Khi thải nước ra, phải sử dụng lưới chắn để giữ tôm.

- Thường xuyên kiểm tra bờ ao, cống... để kịp thời phát hiện và sửa chữa những hư hỏng xẩy ra. Thường xuyên vệ sinh lưới chắn, lưới lọc, khay thức ăn, vớt váng tảo, rong, rêu, hoặc các chất bẩn khác trong ao ương.

- Khi phát hiện có cá tạp trong ao ương tôm, phải dùng lưới, hoặc thuốc để diệt trừ kịp thời. Có thể cắm chà để tạo chỗ trú ẩn cho tôm giống.

3.3.3 Quản lý môi trường và phòng trị bệnh cho tôm giống

- Nếu có điều kiện, nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi các yếu tố lý, hoá của môi trường ao ương, để có thể kịp thời điều chỉnh ổn định được các chỉ tiêu của môi trường nước quy định trong Bảng 1.

- Thường xuyên quan sát hoạt động của tôm để phát hiện kịp thời tôm giống bị nhiễm bệnh và có biện pháp xử lý thích hợp theo quy định trong Phụ lục D.

- Khi nước ao bị nhiễm bẩn, hoặc gặp những hiện tượng bất thường của môi trường ao ương mà chưa xác định được nguyên nhân, biện pháp tốt nhất là phải thay nước cho ao.

3.4 Thu hoạch tôm giống

3.4.1 Thời gian ương và kiểm tra tôm giống trước khi thu

3.4.1.1 Thời gian ương

Thới gian ương khác nhau tuỳ theo yêu cầu về cỡ giống cho các ao nuôi bán thâm canh, hoặc quảng canh cải tiến :

- Nuôi tôm bán thâm canh, yêu cầu tôm sú, tôm he giống phải được ương ít nhất là 10 ngày.

- Nuôi tôm quảng canh cải tiến, yêu cầu tôm sú, tôm he giống phải được ương ít nhất là 25 ngày.

3.4.1.2 Kiểm tra tôm giống

Dùng chài quăng thu mẫu để kiểm tra tôm giống trước khi thu hoạch. Tôm giống chỉ có thể chuyển ra ao nuôi tôm thịt khi đã đạt chỉ tiêu sau :

a. Tôm giống để nuôi bán thâm canh

- Tôm sú ương 10 - 20 ngày (PL25 - PL35), phải đạt chiều dài 20 - 30 mm.

- Tôm he ương 10 - 15 ngày (PL25 - PL30), phải đạt chiều dài 25 - 30 mm.

b. Tôm giống để nuôi quảng canh cải tiến

Tôm sú và tôm he ương 25 - 30 ngày (PL40 - PL45), phải đạt chiều dài không nhỏ hơn 40 mm.

3.4.2 Thời gian thu hoạch

Chỉ tiến hành thu hoạch tôm giống vào lúc trời mát : buổi sáng từ 5 đến 8 giờ, buổi chiều từ 17 đến 20 giờ , hoặc vào ban đêm.

3.4.3 Công cụ và cách thu hoạch

Khi thu hoạch tôm giống, phải ngừng cho tôm ăn trước đó 1 ngày. Sau đó, có thể sử dụng kết hợp các loại công cụ sau đây để tiến hành thu :

a. Dùng đăng đó thu vào ban đêm. Tiến hành nhắc đó 2 lần vào lúc 22 giờ và 5 giờ.

b. Dùng vó có thả mồi đặt ở một số vị trí tôm thường tập trung để thu.

c. Dùng đọn

- Chắn đọn (có chuồng giữ tôm ở phần cuối đọn) ở cửa cống. Sau đó, tháo nước ao từ từ để tôm theo nước qua đọn vào chuồng giữ tôm.

- Dùng vợt vớt tôm giống từ chuồng chuyển vào giai lưu giữ tôm, hoặc bể chứa tạm có sục khí.

- Khi nước trong ao gần cạn mà vẫn còn nhiều tôm, phải bơm nước mới vào ao. Sau đó, lại tháo nước ao cạn dần để tiếp tục thu. Khi thấy tôm giống thu đã gần hết, thì tháo cạn ao, dùng tay nhặt số tôm còn lại.

( Nếu ao ương xây dựng bên cạnh, hoặc bên trong ao nuôi tôm thịt, thì chỉ cần mở cống để tôm giống tự bơi sang ao nuôi ).

3.5 Lưu giữ và vận chuyển tôm giống

3.5.1 Có thể lưu giữ tôm giống trong bể chứa tạm, hoặc lưu giữ trong giai với mật độ 5.000 - 10.000 con/m3, nhưng không được kéo dài quá 24 giờ. Trong thời gian lưu giữ, vẫn cần phải cho tôm giống ăn.

3.5.2 Vận chuyển tôm giống theo 28TCN 95-1994 (Giống tôm biển-Kỹ thuật vận chuyển)

4 Phụ lục

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

Bảng A.1 - Dụng cụ chuyên dùng cho một ao ương tôm giống

TT

Tên dụng cụ

Quy cách, đặc điểm

Số lượng

1

Vợt bằng săm nilon

ỉ vợt = 0,3 - 0,4 m,

Mắt lưới 2a = 0,2 - 0,5mm

1 - 2 cái

2

Lưới lọc nước

Mắt lưới 2a = 0,2 - 0,5mm

Khung lưới theo khẩu độ cống

2 cái

3

Lưới chắn tôm giống

Mắt lưới 2a =1,0mm

Khung lưới theo khẩu độ cống

2 cái

4

Ðọn thu hoạch tôm giống, có gắn chuồng giữ tôm ở cuối đọn

Mắt lưới 2a =1 - 2mm

Khung đọn theokhẩu độ cống Chuồng tôm cỡ 0,4 x 0,4 x 0,4m

2 cái

5

Ðăng đó thu tôm giống

Nguyên liệu bằng săm cước, tre Cao 1,2m

Tùy ý

6

Giai lưu giữ tôm giống

Mắt lưới 2a =1mm, cỡ giai 2x1x1m

2 cái

7

Xô nhựa

Dung tích 10 lít

2 - 4 cái

8

Chậu nhựa

ỉ = 0,30 - 0,50 m

2 cái

9

Gáo nhựa

ỉ = 0,10 - 0,20 m

2 cái

10

Khay kiểm tra thức ăn

Bằng gỗ (hoặc lưới, tre) Hình vuông, diện tích 0,8 - 1,0 m2

2 - 4 cái

11

Dụng cụ nấu, hấp, nghiền, sàng thức ăn

Thủ công, tự chế tạo

Tuỳ ý

12

Máy đo độ mặn cầm tay.

Nhập ( Mỹ, hoặc Nhật, Singapo...)

1 cái

13

Máy đo, hoặc giấy đo pH.

Nhập ( Nhật, hoặc Italia, Mỹ...)

1 cái

14

Nhiệt kế

Ðo được 0 - 100oC

1 cái

15

Ðĩa đo độ trong sec-xi

Bằng sắt ỉ = 0,2 m

Sơn 4 phần đen trắng xen kẽ

1 cái

 

PHỤ LỤC B

(quy định)

CÁCH XÁC ĐỊNH LƯỢNG VÔI ĐỂ CẢI TẠO ĐÁY AO ƯƠNG

B.1 Cách xác định đơn giản pH của đất đáy ao ương

- Lấy 5-10 mẫu đất tầng mặt ở các vị trí đại diện cho diện tích đáy ao, sau đó trộn đều các mẫu với nhau.

- Lấy 1 phần đất đã trộn và 1 phần nước cất, hoà trộn kỹ thành dung dịch.

- Dùng giấy, hoặc máy đo pH để đo độ pH của dung dịch. Trị số đo được là độ pH của đất đáy ao.

B.2 Lượng vôi sử dụng để cải tạo đáy ao ương tuỳ theo độ pH của đất như sau :

Ðộ pH của đất đáy ao Lượng vôi cần sử dụng (kg/m2)

4,0 - 4,5 0,20

4,6 - 5,0 0,15

5,1 - 5,5 0,12

5,6 - 6,0 0,10

6,1 - 7,0 0,05

 

PHỤ LỤC C

(quy định)

CÁCH CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN TẠI CHỖ ĐỂ ƯƠNG TÔM SÚ, TÔM HE GIỐNG

C.1 Nguyên liệu

Thành phần

Tỷ lệ % khối lượng

1. Bột cá nhạt, hoặc bột tôm, tép khô; hoặc thịt nhuyễn thể, cá, tôm, tươi xay nhỏ

50

2. Trứng gà ( hoặc trứng vịt )

15

3. Cám gạo

15

4. Bột mì, hoặc bột gạo

15

5. Khô dầu, hoặc bột đậu tương

4,5 - 5,0

6. Vitamin A,B và chất khoáng

0,2

C.2 Cách chế biến

- Trộn đều nguyên liệu, sau đó lọc trên sàng có mắt lưới 2a =1mm. Nguyên liệu được hấp cách thủy đến chín rồi để nguội.

- Thức ăn được cắt thành từng đoạn 20 - 30mm và miết trên sàng có mắt lưới 2a=1mm.

- Hứng các hạt thức ăn vừa tạo được vào chậu nước đặt phía dưới sàng. Sau đó, gạn nước để thu các hạt thức ăn vừa tạo được.

C.3 Lượng thức ăn sử dụng trong một ngày đêm cho 10.000 tôm giống ở các giai đoạn cụ thể như sau :

Ngày tuổi tôm giống

Lượng thức ăn (kg)

PL15 - PL20

0,2

PL21 - PL25

0,4

PL26 - PL30

0,5

PL31 - PL45

1,0

C.4 Thời gian cho ăn : Cho ăn 4 lần trong ngày vào lúc 4h, 9h, 17h và 20h.

C.5 Cách cho ăn : Cho thêm nước vào thức ăn, sau đó cho vào các khay kiểm tra theo định lượng quy định, lượng thức ăn còn lại được té đều khắp ao.

 

PHỤ LỤC D

(quy định)

MỘT SỐ BỆNH TÔM GIỐNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

D.1 Dấu hiệu mắc bệnh của tôm sú, tôm he giống trong ao ương

- Tôm giảm ăn hoặc bỏ ăn,lớn chậm.

- Mất phần phụ, vỏ bị tổn thương, vỏ mềm kéo dài.

- Hình dạng tôm biến đổi, màu sắc không tươi.

- Bơi không bình thường.

- Tôm chết dần dần (nguyên nhân thường do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hay do dinh dưỡng xấu gây ra).

- Tôm chết nhiều và đột ngột (nguyên nhân thường do môi trường xấu như : hàm lượng oxy trong nước thấp, nước bị chua phèn, hàm lượng khí độc NH3 và H2S tăng, nhiệt độ và độ mặn thay đổi đột ngột ... ).

D.2 Nguyên tắc phòng bệnh cho tôm giống

- Chọn tôm giống khoẻ mạnh, không có mầm bệnh; màu sắc, ngoại hình và quy cỡ phải đạt yêu cầu quy định.

- Thường xuyên giữ môi trường ao ương nuôi sạch, không bị nhiễm bẩn.

- Cho tôm giống ăn đầy đủ, thức ăn sạch và đảm bảo chất lượng.

- Chăm sóc, quản lý ao ương đúng yêu cầu quy định.

D.3 Một số bệnh thường gặp ở tôm sú, tôm he giống và biện pháp phòng, trị quy định trong BảngD.3

Bảng D.3 - Cách phòng, trị một số bệnh thường gặp của tôm giống

Tên bệnh, nguyên nhân

Triệu chứng

Cách phòng

Cách trị

1. Bệnh MBV do virus

- Tôm bơi lờ đờ, thân màu sẫm

- Tôm kém ăn, chậm lớn, cá thể nhỏ.

- Chọn PL15 khỏe

- Giữ môi trường ao sạch cho tôm ăn đầy đủ.

Khó chữa trị

2. Bệnh IHHNV do virus ở gan và biểu mô

Tôm chết từ từ kéo dài trong 2 - 3 tuần

- Chọn PL15 khỏe

- Giữ môi trường ao sạch cho tôm ăn đầyđủ.

Loại bỏ tôm bị bệnh

3. Bệnh HPV do virus

- Tôm tăng trưởng chậm, kém ăn, ít hoạt động.

- Có nhiều sinh vật bám ở thân, cơ đuôi có các chấm mờ

- Chọn PL15 khỏe

- Giữ môi trường ao sạch cho tôm ăn đầy đủ.

Loại bỏ tôm bị bệnh

4. Bệnh vỏ đốm nâu và hoại tử do vi khuẩn

- Phần phụ của tôm bị tổn thương

- Vỏ tôm có màu sắc nhợt nhạt

- Ương với mật độ thấp

- Giữ môi trường ao sạch

- Oxytetracy - clin 0,5- 2 g/m3

- Bột hạt chè 10 - 20 g/ m3

5.Bệnh phát sáng do vi khuẩn

Tôm bị phát sáng trong tối và chết dần

- Tẩy trùng nước ao bằng Chlorine

- Giữ môi trường ao sạch

- Nitro furazoli - done 20ml/ m3

- Hoặc Erythro - mycine 2-5g/m3

6. Bệnh đỏ thân do thức ăn bị ôi thối, gây độc

Thân tôm có màu đỏ nhạt đến đỏ, bị mất sắc tố

- Giữ môi trường ao sạch

- Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng

Chưa có hiệu quả

7. Bệnh mềm vỏ kéo dài dobị thiếu dinh dưỡng, môi trường xấu, bị nhiễm thuốc trừ sâu

Vỏ tôm mỏng và nhăn nheo

- Giữ môi trường ao sạch

- Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng.

- Cho tôm ăn đầy đủ

- Thay nước thường xuyên

8. Bệnh do ao có pH thấp

Tôm chậm lột xác, tăng trưởng chậm

- Chọn vị trí ao thích hợp

- Xây dựng ao ở nơi đất không bị chua phèn

- Dùng vôi khử chua, hoặc

- Bón phân cho tảo phát triển.