Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 536/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HOA KIỂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp- nông dân - nông thôn theo nghị quyết 26- NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X;

Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

Quyết định 446/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Chương trình ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ Nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;

Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020.

Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét Tờ trình số 3197/TTr-SNN ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt Chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2.

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố phối hợp với các Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng quy hoạch, xác định các vùng sản xuất hoa, cây kiểng tập trung cụ thể theo từng giai đoạn; hướng dẫn các quận, huyện tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch chi tiết các vùng sản xuất cho từng loại hoa, cây kiểng trên địa bàn; xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch hàng năm, 5 năm đảm bảo nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các huyện, quận có sản xuất hoa kiểng nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành hoặc điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hoa, cây kiểng.

- Giao Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất hoa, cây kiểng khẩn trương lập kế hoạch chi tiết các vùng sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn quản lý theo quy hoạch của Thành phố; tổ chức phổ biến, công khai các quy hoạch được phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ sản xuất hoa, cây kiểng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển hoa, cây kiểng hàng năm trên địa bàn.

- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện và Sở, ngành liên quan cân đối, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, dự toán chi ngân sách hàng năm đảm bảo tiến độ thực hiện Chương trình phát triển hoa, cây kiểng giai đoạn 2016 - 2020.

- Giao Sở Khoa học và Công nghệ xét duyệt, triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp Thành phố phục vụ Chương trình phát triển hoa, cây kiểng.

- Giao Sở Công thương, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư Thành phố, Hội Sinh vật cảnh Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Hội Hoa lan cây cảnh, Hội làm vườn và Trang trại Thành phố, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quận, huyện tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển sản xuất, tiêu thụ hoa, cây kiểng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư Thành phố, Hội Sinh vật cảnh Thành phố, Hội Nông dân Thành phố, Hội Hoa lan cây cảnh, Hội làm vườn và Trang trại Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, quận có sản xuất hoa, cây kiểng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH




Lê Thanh Liêm

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN HOA, CÂY KIỂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Phần 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HOA, CÂY KIỂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Thực hiện Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện, kết quả cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.

1. Tình hình sản xuất hoa, cây kiểng.

Diện tích sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố năm 2015 đạt 2.250 ha, tăng 17,8% so năm 2010 (1.910 ha); Trong đó, diện tích sản xuất tăng nhiều nhất là hoa lan, tăng 57,9%, diện tích sản xuất bon sai, kiểng tăng 32,5%, diện tích sản xuất hoa mai tăng 4,8%, diện tích trồng hoa nền tăng 9,0%. Tổng giá trị sản xuất hoa cây kiểng tăng dần từ 1.257,4 tỷ đồng (năm 2010) lên 1.833,8 tỷ đồng (năm 2015). Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha hoa, cây kiểng đạt 800 - 900 triệu đồng/năm.

a) Hoa lan:

- Diện tích hoa lan đến cuối năm 2015 ước đạt 300 ha, tăng 57,9% so với năm 2010. Hoa lan được trồng ở hầu hết các quận, huyện trên địa bàn Thành phố, tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi (188,1 ha), Bình Chánh (31,1 ha). Sản lượng hoa lan cung ứng hàng năm khoảng 6,7 triệu chậu và 68,9 triệu cành đạt giá trị khoảng 613,9 tỷ đồng.

- Chủng loại lan trồng khá phong phú với 61 giống hoa lan phổ biến gồm Mokara, Dendrobium, Catlleya, Vanda, Oncidium,… và một số giống lan rừng như Ngọc điểm, Hạc đỉnh, Bạch vĩ hồ, Hồng ngọc, Long tu,… trong đó hai giống lan được trồng nhiều nhất là Mokara và Dendrobium.

- Một số mô hình sản xuất hoa lan với qui mô lớn, có hiệu quả cao như: Nhà vườn Đặng Lê Thanh Huyền, qui mô 5 ha tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, lợi nhuận ước khoảng 4 tỷ đồng/năm; nhà vườn Trần Ngọc Tuyết, qui mô 3 ha tại xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, lợi nhuận ước khoảng 1,8 tỷ đồng/năm; nhà vườn Nguyễn Văn Chánh, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, qui mô 1,1 ha, lợi nhuận ước khoảng 0,8 tỷ đồng/năm.

b) Cây mai:

- Diện tích sản xuất mai đến năm 2015 là 550 ha, tăng 4,8% so với năm 2010, tập trung chủ yếu ở các Quận 12 (154,8 ha), Bình Chánh (111,3 ha), Thủ Đức (94,7 ha). Sản lượng mai cung ứng hàng năm 3,3 triệu chậu với giá trị sản lượng ước đạt 544,5 tỷ đồng.

- Chủng loại mai trồng khá phong phú như mai tứ quý, mai giảo, mai năm cánh, mai tỷ muội… Ngoài các loại mai được trồng với phong cách truyền thống của Thành phố, các nghệ nhân cũng trồng và chăm sóc các loại mai từ các tỉnh để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của thị trường.

- Một số mô hình sản xuất hoa mai với qui mô lớn, có hiệu quả cao như: Nhà vườn Lê Hoàng Minh Phụng, qui mô 1,3 ha tại phường Phú Hữu, Quận 9, lợi nhuận ước khoảng 1,8 tỷ đồng/năm; nhà vườn Nguyễn Thành Sơn, qui mô 2.500 m2 tại phường Linh Đông, quận Thủ Đức, lợi nhuận ước khoảng 0,75 tỷ đồng/năm; nhà vườn Đỗ Văn Thiên, phường Linh Đông, quận Thủ Đức, qui mô 2.500 m2, lợi nhuận ước khoảng 0,9 tỷ đồng/năm.

c) Cây kiểng, bonsai:

- Diện tích sản xuất cây kiểng, bonsai đến năm 2015 là 550 ha, tăng 32,5% so với năm 2010, tập trung chủ yếu ở huyện Củ Chi (251,9 ha), Hóc Môn (74,7 ha). Sản lượng cây kiểng, bonsai cung ứng hàng năm đạt 940 ngàn chậu với giá trị ước đạt 189,2 tỷ đồng.

- Chủng loại kiểng, bonsai được trồng rất phong phú, từ những giống có nguồn gốc bản địa như mai chiếu thủy, cần thăng, kim quất, nguyệt quế, sanh, si, gừa, sộp, da, bồ đề đến các giống nhập nội như kim phát tài, cau sâm banh, cau bụng, dừa Hawai, cọ Nam Mỹ, khế Nhật, du, phong, hoàng lan, huyền diệp, dương xỉ, trầu bà đế vương, kim ngân... tạo ra sản phẩm đa dạng, phong phú cả về chủng loại và giá trị; từ những cây có giá trị thấp qua bàn tay nghệ nhân đã tạo ra những tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật và giá cả, nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu.

- Một số mô hình sản xuất cây kiểng, bonsai với qui mô lớn, có hiệu quả cao như: Nhà vườn Phan Xuân Thông, qui mô 2.000 m2 tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, lợi nhuận ước khoảng 1,5 tỷ đồng/năm; nhà vườn Lê Thị Thanh, qui mô 2.000 m2 tại phường Phước Long B, Quận 9, lợi nhuận ước khoảng 0,8 tỷ đồng/năm; nhà vườn Trịnh Minh Tân, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, qui mô 7 ha, lợi nhuận ước khoảng 7 tỷ đồng/năm.

d) Hoa nền:

- Diện tích sản xuất hoa nền đến năm 2015 là 850 ha, tăng 9,0% so với năm 2010, tập trung chủ yếu ở huyện Bình Chánh (356,8 ha), Quận 12 (125,6 ha), huyện Củ Chi (120,5 ha), sản lượng hoa nền cung ứng hàng năm đạt 28,6 triệu chậu với giá trị sản lượng ước đạt 486,2 tỷ đồng.

- Chủng loại hoa nền được trồng trên địa bàn Thành phố khá đa dạng, trong đó có nhiều giống được trồng phổ biến như: vạn thọ, sống đời, cúc, hướng dương, cỏ các loại, lá màu, huệ và các giống mới nhập nội như: vạn thọ Pháp, vạn thọ Thái, mồng gà, cúc đồng tiền, cúc Tiger, cúc Hà lan, cúc Pha lê, hoa Lily.

- Một số mô hình sản xuất hoa nền với qui mô lớn, có hiệu quả cao như: hộ Nguyễn Thị Mỹ Hồng, qui mô 2.000 m2 tại huyện Bình Chánh, lợi nhuận ước khoảng 120 triệu đồng/năm; nhà vườn Trần Văn Nhàn, qui mô 3.000 m2 tại huyện Hóc Môn, lợi nhuận ước khoảng 210 triệu đồng/năm.

2. Tình hình tiêu thụ hoa, cây kiểng.

- Thành phố Hồ Chí Minh vừa là đầu mối cung cấp hoa kiểng cho cả nước và xuất khẩu, vừa là thị trường tiêu thụ hoa kiểng lớn nhất nước với nhiều chủng loại phong phú, đã hình thành các địa điểm tiêu thụ, cung ứng tập trung như chợ hoa Hồ Thị Kỷ, chợ Bà Chiểu, Đầm Sen,… Đồng thời, hình thành các khu vực tiêu thụ hoa kiểng địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường tại các quận: 12, Gò Vấp, Thủ Đức và các huyện: Bình Chánh, Củ Chi và hệ thống các cửa hàng kinh doanh hoa ôn đới.

- Sản lượng hoa, cây kiểng được sản xuất tại Thành phố khá lớn: trong năm 2015, sản lượng ước đạt 6,7 triệu chậu và 68,9 triệu cành lan; khoảng 3,3 triệu chậu mai; khoảng 940 chậu bon, sai kiểng; khoảng đạt 28,6 triệu chậu hoa nền. Sản lượng hoa, cây kiểng được sản xuất tại Thành phố chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ thông qua thương lái đến thu mua hoặc bán lẻ tại vườn, một số ít thông qua thương lái xuất bán ra các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu.

- Thành phố Hồ Chí Minh còn là đầu mối xuất, nhập các chủng loại hoa kiểng, cụ thể:

+ Hoa lan cắt cành được nhập về Thành phố từ nước ngoài và tỉnh Lâm Đồng; lan chậu nhập từ Đài Loan và Trung Quốc. Lượng hoa lan nhập về vừa tiêu thụ tại Thành phố và xuất bán ra các tỉnh, chủ yếu các tỉnh phía Nam.

+ Mai ghép được nhập về Thành phố chủ yếu từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Bến Tre, Đồng Tháp và miền Trung như: Bình Định, Phú Yên. Lượng mai ghép nhập về chủ yếu tiêu thụ tại Thành phố và xuất bán ra các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng và một số ít xuất khẩu.

+ Cây kiểng, bon sai được nhập về Thành phố với các chủng loại đặc trưng phía Bắc để phân phối cho các tỉnh phía Nam, ngược lại các chủng loại hoa đặc trưng phía Nam được nhập về Thành phố để phân phối cho các tỉnh phía Bắc.

3. Kết quả nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

a) Giống:

- Kết quả thử nghiệm, chuyển giao giống hoa, cây kiểng mới phục vụ sản xuất: Từ khi thực hiện chương trình đến nay, đã thử nghiệm tính thích nghi 93 giống hoa, cây kiểng. Kết quả đưa vào sản xuất 34 giống hoa đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, có giá trị kinh tế cao, cụ thể: 14 giống hoa lan, 12 giống đồng tiền, 8 giống hoa lily.

- Kết quả sưu tập, bảo tồn giống hoa, kiểng: các đơn vị đã sưu tập 631 giống hoa, cây kiểng các loại, trong đó, có 360 giống hoa lan các loại (gồm 224 giống lan nhập nội như: Dendrobium Shevin White, Dendrobium Thongchai Gold, Mokara Dinah Shore, Mokara Bangkhuntien…; 136 giống lan rừng Việt Nam như: Long tu, Ngọc điểm, Giả hạc, Hoàng thảo Thủy tiên, Hoàng thảo Tuyết mai…) và 271 giống hoa, kiểng khác. Đây cũng là nguồn thực liệu phục vụ công tác lai tạo giống mới.

- Công tác lai tạo hoa lan: Trung tâm Công nghệ sinh học đã lai hữu tính 34 tổ hợp lai, tiến hành nhân giống invitro và chọn được 5 tổ hợp lai để theo dõi đánh giá các đặc tính nông sinh học, 48 cây đầu dòng để tuyển chọn các dòng lan ưu tú, tiến đến công nhận giống mới. Dự kiến, cuối năm 2015 sẽ xin công nhận 06 dòng lan lai mới, tiến tới cung cấp cây giống phục vụ sản xuất tại Thành phố và các tỉnh lân cận.

- Công tác nhân nhanh giống nuôi cấy mô: Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 13 tổ chức, cá nhân sản xuất cây giống hoa, cây kiểng nuôi cấy mô, với tổng sản lượng hằng năm khoảng 14,1 triệu cây giống (năng lực sản xuất tối đa hằng năm có thể đạt khoảng 24,6 triệu cây giống). Ngày 20 tháng 3 năm 2015 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị “Sản xuất và cung ứng cây giống hoa lan nuôi cấy mô tại thành phố Hồ Chí Minh” với mục đích kết nối các nhà vườn trồng lan và các cơ sở sản xuất giống hoa lan nuôi cấy mô. Từ sau hội nghị đến nay, các cơ sở nuôi cấy mô đã ký kết 32 hợp đồng liên kết sản xuất và cung ứng giống hoa lan nuôi cấy mô và đã cung cấp 860.000 cây giống cấy mô theo hợp đồng phục vụ sản xuất tại Thành phố và các tỉnh.

b) Kết quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa, cây kiểng:

Từ khi thực hiện Chương trình đến nay, các đơn vị thuộc Sở đã thực hiện 296 mô hình chuyển giao kỹ thuật sản xuất, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực hoa, cây kiểng cho nông dân, cụ thể:

- Về kỹ thuật canh tác: đã xây dựng 266 mô hình trình diễn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây kiểng, bón phân hợp lý, ứng dụng cơ giới hóa, xử lý ra hoa, có tổng diện tích 37,1 ha, với 969 hộ tham gia. Kết quả các mô hình đã giúp người nông dân sản xuất hoa, cây kiểng mạnh dạn tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật, tăng thu nhập nhờ giá thành sản xuất giảm (khoảng 200 triệu/ha/năm); tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa như hệ thống tưới phun sương tiết kiệm nước trên hoa lan đạt 70% hộ trồng hoa lan có qui mô sản xuất từ 5.000 m2 trở lên (đạt 100% mục tiêu chương trình).

- Về công tác bảo vệ thực vật: đã xây dựng 30 mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây hoa lan, cây kiểng với tổng diện tích 5,98 ha, 150 hộ tham gia. Kết quả mô hình quản lý dịch hại tổng hợp vừa giúp người sản xuất phòng trừ hiệu quả các loài sâu, bệnh hại hoa, cây kiểng vừa tăng thu nhập (khoảng 80 - 150 triệu đồng/ha/năm).

- Công tác thông tin, tuyên truyền: Tổ chức 224 lớp tập huấn cho 6.720 lượt nông dân và 73 cuộc hội thảo (khoảng 3.650 lượt người tham dự) với các nội dung kỹ thuật trồng hoa lan cắt cành, kỹ thuật chăm sóc mai sau Tết, phòng trừ sâu bệnh trên hoa kiểng; 72 chuyến tham quan (2.160 lượt nông dân), học tập các mô hình hiệu quả trong và ngoài Thành phố. Ngoài ra, nông dân sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn còn được cấp phát cẩm nang kỹ thuật trồng hoa lan, các tài liệu về sinh vật hại trên hoa lan, cây kiểng, … và được tư vấn kỹ thuật trồng hoa, cây kiểng thông qua trang Web của các đơn vị thuộc Sở, trang thông tin thị trường, tập san của Trung tâm Khuyến nông và Chương trình phát thanh khuyến nông thành phố Hồ Chí Minh.

c) Một số kết quả nghiên cứu:

- Đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu như: chuyển gen tạo giống lan Dendrobium kháng virus khảm vàng, xử lý chiếu xạ gây đột biến trên giống lan rừng, hoàn thiện các quy trình nhân giống nuôi cấy mô các loại hoa lan, cây kiểng, xây dựng quy trình nhân giống và canh tác hoa lan cắt cành Mokara, Dendrobium trong nhà lưới, xây dựng quy trình canh tác hoa chuông và các loại hoa nền trong điều kiện nhà màng; ứng dụng các chế phẩm sinh học để xử lý điều khiển ra hoa, tạo chồi trong nhân nhanh giống hoa lan. Kết quả, đã tạo mô lan mang cấu trúc gen chuyển có khả năng kháng virus và thu được một số dòng giả định chuyển gen, đang tiếp tục chuyển gen và sàng lọc để tăng số lượng dòng chuyển gen.

- Nghiên cứu hình thái và di truyền trên nhóm lan rừng Thủy tiên và Thái bình, đã chọn lọc được 30 dòng lan đột biến: 18 dòng Thái bình và 12 dòng Thủy tiên và hiện đang đánh giá đa dạng di truyền bằng kỹ thuật SSR các dòng đột biến này.

- Nghiên cứu ứng dụng thành công Hệ thống ngập chìm tạm thời trong nhân giống cấy mô thực vật, cho phép rút ngắn thời gian nhân giống và tăng tỷ lệ sống của cây. Kết quả đã chuyển giao thành công cho 3 đơn vị: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bình Định, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bình Thuận, Trung tâm Giống nông nghiệp Đồng Tháp.

- Đề tài nghiên cứu ứng dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trong phòng trừ muỗi đục nụ hoa lan (Contarinia maculipennis Felt.).

4. Công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức nhiều cuộc triển lãm, hội chợ, hội thi, giao lưu kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị, cá nhân sản xuất và các đơn vị, cá nhân kinh doanh hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố. Trong các dịp Tết Nguyên đán, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Hội Sinh vật cảnh các quận, huyện đã vận động nghệ nhân đưa các sản phẩm sinh vật cảnh tham gia Hội Hoa xuân Tao đàn, các chợ hoa tết trên các địa bàn từng địa phương quận, huyện. Phối hợp với Hội Nông dân Thành phố tổ chức chợ hoa Tết Nguyên đán hằng năm tại công viên 23/9 với số lượng gian hàng trung bình qua các năm khoảng 150 gian hàng với tổng giá trị trưng bày trung bình mỗi năm ước tính 96,5 tỷ đồng.

- Chương trình “Mỗi nhà nông một website”: Lũy kế từ khi thực hiện chương trình đến nay, đã hỗ trợ thiết kế và bàn giao 53 website; thiết kế logo, nhãn hiệu cho 53 đơn vị sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng trên địa bàn thành phố và thiết kế 48 tờ bướm cho các đơn vị.

- Đài truyền hình Thành phố đã thực hiện 13 kỳ phát sóng chương trình truyền hình “Nông dân hội nhập” có nội dung về sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng trên kênh HTV9.

- Hằng năm, tổ chức điều tra tình hình giá cả và thị trường tiêu thụ hoa, cây kiểng, xây dựng và phát hành các cẩm nang địa chỉ đỏ kết nối sản xuất và tiêu thụ.

5. Phát triển kinh tế hợp tác và hỗ trợ vốn vay.

- Phát triển kinh tế tập thể: Đến nay, trên địa bàn thành phố có 06 Hợp tác xã hoa, cây kiểng và 34 Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng. Trong đó Hợp tác xã Đại Lộc thuộc huyện Bình Chánh hoạt động có hiệu quả nhất. Tổ chức 86 lớp tập huấn (2.580 lượt nông dân), 12 chuyến tham quan (360 lượt nông dân) với nội dung đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực hoạt động Hợp tác xã, Tổ hợp tác hoa, cây kiểng.

- Chính sách, hỗ trợ sản xuất: từ khi triển khai thực hiện Quyết định 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 và Quyết định số 13/2013/QĐ- UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố đến nay có 938 lượt vay, với tổng vốn đầu tư là 975.124 triệu đồng và tổng vốn vay được hỗ trợ lãi suất là 585.114 triệu đồng.

6. Nhận xét, đánh giá.

a) Những kết quả đạt được:

Qua các năm thực hiện chương trình hoa, cây kiểng, ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cùng với những giải pháp đồng bộ đã đạt được những kết quả tích cực:

- Diện tích sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố năm 2015 đạt 2.250 ha, tăng 17,8% so năm 2010 (đạt 1.910 ha). Tổng giá trị sản xuất hoa cây kiểng tăng dần từ 1.257,4 tỷ đồng (năm 2010) lên 1.833,8 tỷ đồng (năm 2015). Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha hoa, cây kiểng đạt 800 - 900 triệu đồng/năm.

- Bước đầu đã hình thành và phát triển hệ thống nhân nhanh và cung ứng hoa kiểng bằng phương pháp nuôi cấy mô, có nhiều giống hoa, cây kiểng mới, đa dạng chủng loại được đưa vào sản xuất cùng với công tác bảo tồn, phục tráng nhiều giống hoa, cây kiểng địa phương.

- Việc tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất hoa kiểng đã giúp bà con nông dân nâng cao tay nghề, mạnh dạn đầu tư và yên tâm sản xuất.

- Những chính sách hỗ trợ sản xuất và công tác xúc tiến thương mại qua các cuộc triển lãm, hội chợ, hội thi và các hoạt động kết nối sản xuất tiêu thụ, hỗ trợ quảng bá thương hiệu đã giúp người sản xuất hoa, cây kiểng tìm kiếm và mở rộng thị trường dễ dàng hơn, tăng cường hiệu quả giao dịch, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đến nay, hoa, cây kiểng đã chứng minh được là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với sự phát triển của nền nông nghiệp đô thị, góp phần tạo ra những sản phẩm có giá trị cao phục vụ đời sống tinh thần của người dân, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân Thành phố.

b) Tồn tại, hạn chế:

- Công tác nghiên cứu, tạo giống và nguồn thực liệu phục vụ cho công tác chọn tạo giống hoa kiểng mới còn hạn chế, phần lớn các giống hoa kiểng mới là giống nhập nội.

- Sản xuất hoa, cây kiểng đòi hỏi trình độ kỹ thuật sản xuất và có tính thẩm mỹ cao, đòi hỏi đầu tư nhiều công sức và thời gian nên khó phát triển đại trà về diện tích.

- Do điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của Thành phố không phù hợp cho một số chủng loại hoa cao cấp. Do vậy, dù đã chủ động sản xuất có điều kiện nhưng chưa thể chủ động thời vụ sản xuất.

- Diện tích hoa lan tuy tăng 57,9%, từ 190 ha (năm 2010) đến 300 ha (năm 2015) nhưng chỉ đạt 75% so với mục tiêu chương trình (400 ha).

c) Nguyên nhân:

- Chưa làm chủ được các kỹ thuật nghiên cứu chọn tạo giống mới; nguồn thực liệu phục vụ công tác lai tạo giống mới còn hạn chế, nhiều giống hoa địa phương bị thoái hóa.

- Quá trình đô thị hóa làm mất đi những vùng sản xuất hoa truyền thống và diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

- Chi phí đầu tư sản xuất hoa lan rất cao, thời gian thu hồi vốn dài nên việc mở rộng diện tích sản xuất còn chậm. Đồng thời, thị hiếu tiêu dùng thay đổi nhanh hơn so với khả năng đáp ứng của người sản xuất.

Phần 2

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HOA, CÂY KIỂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ.

1. Sự cần thiết.

Từ kết quả thực hiện chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015, cho thấy hoa kiểng là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với sự phát triển của nền nông nghiệp đô thị và chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thưởng lãm của người dân khi chất lượng cuộc sống được nâng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân Thành phố.

2. Cơ sở pháp lý.

- Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

- Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt “Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;

- Quyết định 446/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Chương trình ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ Nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;

- Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020.

- Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

II. MỘT SỐ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN XUẤT, TIÊU THỤ HOA, CÂY KIỂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.

Thành phố Hồ Chí Minh với đặc điểm của một đô thị lớn, là trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, thương mại, du lịch của cả nước, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, trong đó chất lượng sống là vấn đề được quan tâm hàng đầu của lãnh đạo và nhân dân Thành phố. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ hoa kiểng sẽ ngày càng phát triển và yêu cầu càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng nhu cầu thưởng lãm của người dân và phục vụ phát triển du lịch của Thành phố.

Chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng, đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2010 - 2020 sẽ tiếp tục tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hoa, cây kiểng.

Biến đổi khí hậu, tiến trình hội nhập kinh tế thế giới mạnh mẽ sẽ tạo ra nhiều thách thức cho sản xuất nông nghiệp của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung, trong đó có phát triển sản xuất hoa, cây kiểng.

III. MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu chung.

Góp phần thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoa, cây kiểng của Thành phố, phát triển du lịch sinh thái, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập của người dân và chất lượng sống của người dân Thành phố; góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể.

- Đến năm 2020, diện tích sản xuất hoa, cây kiểng của Thành phố đạt 2.250 ha, trong đó diện tích hoa lan đạt 400 ha, hoa mai đạt 500 ha. Phấn đấu nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoa, cây kiểng; giá trị sản xuất hoa, kiểng bình quân đạt 1 tỷ đồng/ha/năm.

- 90% hộ trồng hoa lan có qui mô sản xuất từ 5.000 m2 trở lên có áp dụng cơ giới hóa (hệ thống tưới phun sương tiết kiệm nước).

- Lai tạo 3 -5 giống lan mới từ các nguồn gen đã có (lan rừng Việt Nam và lan nhập nội ); hoàn thiện 8- 10 quy trình nhân giống in vitro các giống hoa, cây kiểng mới. Tiến hành tạo giống hoa nền mới đột biến từ phương pháp chiếu xạ gây đột biến 3 - 5 dòng, tiến tới công nhận giống mới.

- Chọn tạo và phát triển các giống hoa cây kiểng mới từ các nguồn khác nhau như nhập nội, sưu tập…. Đưa vào sản xuất 5 - 10 giống hoa, cây kiểng mới phục vụ cho thị trường hoa, cây kiểng của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

- Tiếp tục hỗ trợ thành lập và duy trì ít nhất 70% Hợp tác xã hoa, cây kiểng hoạt động có hiệu quả. Trong đó, mỗi quận, huyện chủ lực có ít nhất 1 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH PHÁT TRIỂN HOA, CÂY KIỂNG.

1. Về quy hoạch vùng sản xuất.

- Gắn với quy hoạch bố trí cây trồng, vật nuôi chủ lực, đảm bảo duy trì diện tích sản xuất hoa, cây kiểng đến năm 2020 là 2.250 ha, xây dựng vùng sản xuất hoa, cây kiểng tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong đó tập trung vào các huyện Củ Chi và Bình Chánh.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ thống giao thông thuận lợi phục vụ sản xuất, vận chuyển, kinh doanh.

2. Về nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoa, cây kiểng.

a) Giống:

- Hoa lan: phát triển đa dạng chủng loại, trong đó tập trung hai chủng loại hoa lan phát triển hàng hóa là Dendrobium và Mokara.

- Hoa nền: tập trung một số chủng loại truyền thống có thị trường tiêu thụ ổn định; đồng thời tiếp tục nhập nội, phát triển giống mới để đa dạng hóa chủng loại.

- Hoa mai: tập trung phát triển mai ghép, kết hợp với các tỉnh có quỹ đất để sản xuất mai nguyên liệu.

- Kiểng, bonsai: tập trung phát triển các loại cây thành phẩm có giá trị kinh tế, giá trị thẩm mỹ cao và liên kết với các tỉnh có quỹ đất để sản xuất cây nguyên liệu.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, chọn tạo các giống hoa, cây kiểng mới, tập trung các giống hoa lan, hoa nền có chất lượng tốt, đặc trưng và phù hợp với điều kiện của Thành phố, thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường công tác sưu tập, bảo tồn, phục tráng các giống hoa, cây kiểng địa phương.

- Hỗ trợ, chuyển giao các giống hoa, cây kiểng mới có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện sản xuất và thị trường tiêu thụ của Thành phố. Xây dựng và hướng dẫn người sản xuất các quy trình trồng và chăm sóc phù hợp với từng giống hoa, cây kiểng.

- Định hướng và hoàn thiện hệ thống các cơ sở nhân nhanh giống nuôi cấy mô đảm bảo chất lượng và số lượng cung ứng cho sản xuất trong và ngoài thành phố.

b) Kỹ thuật canh tác:

- Phối hợp cùng viện, trường, câu lạc bộ, nghệ nhân, nông dân sản xuất giỏi, doanh nghiệp: nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa, cây kiểng như: cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất và thu hoạch; hệ thống canh tác không cần đất; các biện pháp xử lý ra hoa rãi vụ, trái vụ, kỹ thuật sản xuất hoa, cây kiểng thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Thường xuyên điều tra, nắm bắt tình hình dịch hại trên hoa, kiểng để có các biện pháp ứng phó kịp thời. Tập huấn, tuyên truyền, xây dựng các mô hình ứng dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cho người sản xuất.

- Đầu tư xây dựng những mô hình ứng dụng công nghệ cao về hoa kiểng, nhất là các mô hình nhà màng, nhà lưới phù hợp với điều kiện đầu tư của nhà vườn.

- Đẩy mạnh hệ thống phòng nhân giống cấy mô để giảm bớt lượng cây giống invitro nhập khẩu bằng việc hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm nhân giống.

c) Công nghệ sau thu hoạch:

- Nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các doanh nghiệp, nông dân sản xuất hoa, kiểng đầu tư và ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch đối với hoa, kiểng như: quy trình thu hoạch để kéo dài tuổi thọ hoa, xử lý nhiệt độ, hóa chất, các loại bao gói chân không, bao gói điều chỉnh khí quyển, kỹ thuật cung cấp nước và dinh dưỡng cho hoa trong thời gian bảo quản.

- Khuyến khích nghiên cứu và sản xuất các loại bao bì đặc biệt phù hợp với yêu cầu bảo quản, kéo dài tuổi thọ hoa, cây kiểng sau thu hoạch.

- Bên cạnh việc nghiên cứu các kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch đối với sản phẩm hoa tươi, nghiên cứu để phát triển các sản phẩm khác như nhuộm màu hoa, sấy hoa,..

3. Xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm.

- Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch giới thiệu các sản phẩm hoa kiểng vào sân bay, nhà hàng, khách sạn, để quảng bá sản phẩm hoa kiểng thành phố.

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Xây dựng kế hoạch, tổ chức khảo sát, xác định nhu cầu và thị hiếu hoa, cây kiểng; xây dựng hệ thống thông tin thị trường, phát triển giao dịch thương mại điện tử.

+ Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, nghệ nhân trồng hoa kiểng trên địa bàn thành phố giao lưu, tham gia các hội chợ, hội hoa xuân, chợ phiên hoa, cây kiểng để quảng bá sản phẩm.

+ Phối hợp với Hội Sinh vật cảnh, Hội Hoa lan cây kiểng Thành phố, Hội Làm vườn và Trang trại tăng cường hỗ trợ kinh nghiệm sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ hoa kiểng.

4. Chính sách và phát triển kinh tế hợp tác.

- Đẩy mạnh công tác vận động nông dân tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Tăng cường củng cố, hỗ trợ nâng cao vai trò của các hợp tác xã, tổ hợp tác trong công tác điều hành, quản lý hộ, nghiên cứu thị trường để tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng mô hình trồng hoa kiểng gắn với thực hiện chương trình nông thôn mới và phát triển du lịch sinh thái.

- Nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Thành phố: Hỗ trợ vay vốn, lãi suất thấp trong việc đầu tư hệ thống phòng nhân giống cấy mô, các doanh nghiệp làm dịch vụ hoa kiểng.

- Tăng cường đầu tư và khai thác các nguồn vốn đầu tư của các dự án nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp hợp đồng đầu tư bao tiêu sản phẩm, các nông hộ; xây dựng hệ thống liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa hợp tác xã, tổ hợp tác và các nhà phân phối, chợ hoa trong và ngoài Thành phố.

- Phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng hỗ trợ nhiều hình thức vay vốn khác nhau: thế chấp bằng tài sản, vay theo dự án sản xuất với lãi suất ưu đãi.

- Các ban ngành nỗ lực tuyên truyền, hướng dẫn giúp người dân tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn trên để phát triển sản xuất, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, trang thiết bị hiện đại vào phát triển sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến tạo sản phẩm phụ cho du lịch.

5. Các nội dung trọng tâm giai đoạn 2016 - 2020.

a) Nghiên cứu lai tạo, nhập nội, thuần hóa và thử nghiệm các giống hoa, cây kiểng mới phục vụ sản xuất:

- Mục tiêu: Tạo những giống hoa mới và đa dạng hóa sản phẩm hoa, cây kiểng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hoa, cây kiểng của Thành phố, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và thưởng lãm của người dân.

- Nội dung:

+ Giao Trung tâm Công nghệ sinh học nghiên cứu, lai tạo 3-5 giống lan mới từ các nguồn gen đã có (lan rừng Việt Nam và lan nhập nội); hoàn thiện 8 - 10 quy trình nhân giống in vitro các giống hoa, cây kiểng mới. Tiến hành tạo giống hoa nền mới đột biến từ phương pháp chiếu xạ gây đột biến: 3 - 5 dòng tiến tới công nhận giống mới.

+ Giao Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi thử nghiệm và chuyển giao vào sản xuất 5 - 10 giống hoa, cây kiểng mới phục vụ cho thị trường hoa, cây kiểng của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

+ Sưu tập, nhập nội, thử nghiệm, chọn lọc một số giống hoa, kiểng có triển vọng phù hợp với điều kiện sinh thái của Thành phố và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

+ Phục tráng giống hoa nền truyền thống phù hợp cho từng địa bàn.

- Thời gian thực hiện: từ năm 2016 - 2020.

- Tổng kinh phí: 6.904.898.000 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng vật nuôi.

- Đơn vị phối hợp: các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các Viện - Trường, doanh nghiệp.

b) Chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất hoa, cây kiểng:

- Mục tiêu: Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố; giúp nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản sau thu hoạch, đa dạng hóa sản phẩm, chủ động mùa vụ sản xuất hoa, cây kiểng.

- Nội dung:

+ Xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn khuyến nông chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cho bà con nông dân.

+ Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về các biện pháp xử lý ra hoa trái vụ và hạn chế ra hoa để chủ động mùa vụ thu hoạch; ứng dụng các chế phẩm kéo dài tuổi thọ của hoa, dinh dưỡng cho hoa sau thu hoạch; các biện pháp tồn trữ, bảo quản hoa.

+ Phục hồi vùng sản xuất hoa nền truyền thống.

- Thời gian thực hiện: từ năm 2016 - 2020.

- Tổng kinh phí: 80.617.182.600 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Khuyến Nông.

- Đơn vị phối hợp: các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường có sản xuất hoa, cây kiểng, các viện trường, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoa, cây kiểng; Hội nông dân, Hội Sinh vật cảnh, Hội hoa lan cây cảnh, Hội làm vườn và trang trại.

c) Nghiên cứu các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên hoa, kiểng tại địa bàn Thành phố:

- Mục tiêu: Phòng trừ có hiệu quả các loài dịch hại trên hoa, kiểng, đảm bảo sản lượng, chất lượng, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm hoa, cây kiểng sản xuất trên địa bàn so với sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm các tỉnh, góp phần nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất hoa, cây kiểng.

+ Điều tra, nhận dạng, khảo sát, thu thập thông tin, dự tính, dự báo về tình hình sâu bệnh hại hoa, cây kiểng trên địa bàn.

+ Nâng cao năng lực phòng trừ sâu bệnh hại trên hoa, cây kiểng cho cán bộ chuyên ngành, nông dân sản xuất hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố.

+ Nghiên cứu và xây dựng các mô hình thực nghiệm về phòng trừ sâu bệnh, quản lý dịch hại tổng hợp trên hoa, cây kiểng.

- Thời gian thực hiện: từ năm 2016 - 2020.

- Tổng kinh phí: 16.434.600.000 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Chi cục Bảo vệ thực vật.

- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận huyện, các Viện - Trường, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoa, cây kiểng và người nông dân sản xuất hoa, kiểng.

d) Xúc tiến thương mại, tiêu thụ hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố:

- Mục tiêu: Quảng bá và mở rộng kênh phân phối, tiêu thụ hoa, kiểng, kết hợp với du lịch sinh thái.

- Nội dung:

+ Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trường hoa kiểng, xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm hoa, kiểng; xây dựng hệ thống liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa hợp tác xã, tổ hợp tác, các chợ hoa trong và ngoài Thành phố.

+ Đẩy mạnh và phát triển thương mại điện tử, công tác cung cấp thông tin thương mại và thị trường thông qua công tác xây dựng website, logo cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoa kiểng.

+ Đề ra các giải pháp, chính sách hỗ trợ để nâng cao năng lực sản xuất, tạo nguồn hàng ổn định cung cấp cho người tiêu dùng.

+ Xây dựng kênh tiêu thụ ổn định, đa dạng thông qua các hệ thống siêu thị, nhà hàng, khách sạn, nhà sách, sân bay… Hỗ trợ xây dựng các mô hình, cửa hàng kết nối tiêu thụ sản phẩm.

+ Thực hiện các công tác quảng bá các sản phẩm giống hoa, cây kiểng mới thông qua chợ phiên như các kỳ hội chợ, các hoạt động truyền thông….

- Thời gian thực hiện: từ năm 2016 - 2020.

- Tổng kinh phí: 3.457.835.000 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp.

- Đơn vị phối hợp: Sở Công thương, Liên minh Hợp tác xã, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Hội, Đoàn thể, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp, các quận, huyện sản xuất hoa, cây kiểng.

đ) Phát triển chuỗi giá trị hoa, cây kiểng; những sản phẩm từ hoa, cây kiểng:

- Mục tiêu: Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố và đa dạng sản phẩm hoa, cây kiểng đáp ứng yêu cầu thị trường.

- Nội dung:

+ Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng hoa, cây kiểng từ khâu giống, nuôi trồng, thu hoạch và các sản phẩm sau thu hoạch.

+ Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật sản xuất các sản phẩm từ hoa, cây kiểng như hoa khô, hoa nhuộm màu,...

- Thời gian thực hiện: từ năm 2016 - 2020.

- Nguồn kinh phí: Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Xúc tiến và Thương mại đầu tư Thành phố.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Xúc tiến và Thương mại đầu tư Thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường có sản xuất hoa, cây kiểng; Viện, Trường; Hội nông dân, Hội Sinh vật cảnh, Hội hoa lan cây cảnh, Hội làm vườn và trang trại, các doanh nghiệp.

e) Đào tạo, nâng cao năng lực hoạt động hợp tác xã, tổ hợp tác:

- Mục tiêu: Nâng cao trình động kỹ năng quản lý sản xuất, kinh doanh sản phẩm hoa, kiểng, cho các Hợp tác xã, Tổ hợp tác.

+ Tổ chức các lớp đào tạo nghề sản xuất hoa kiểng, tập huấn cho lao động nông thôn; nâng cao trình độ, năng lực quản lý của Ban Giám đốc Hợp tác xã, Ban Điều hành Tổ hợp tác, thành viên nòng cốt của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng.

+ Tổ chức tham quan, học tập các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ hoa, cây kiểng ở các tỉnh, thành cho Ban chủ nhiệm Hợp tác xã, xã viên nòng cốt, Ban Điều hành Tổ hợp tác, tổ viên nòng cốt của các Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hoa, cây kiểng; các hộ sản xuất, kinh doanh có nguyện vọng tham gia Hợp tác xã, Tổ hợp tác; cán bộ cơ sở…

+ Hỗ trợ phần mềm tổ chức, quản lý cho Hợp tác xã sản xuất kinh doanh hoa, cây kiểng.

- Thời gian thực hiện: từ năm 2016 - 2020.

- Tổng kinh phí: 3.405.375.000 đồng.

- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Chi Cục Phát triển nông thôn.

- Đơn vị phối hợp: Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường có sản xuất hoa, cây kiểng; Viện, Trường; Hội nông dân, Hội Sinh vật cảnh, Hội hoa lan cây cảnh, Hội làm vườn và trang trại.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN.

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình phát triển hoa, cây kiểng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020 là 110.819.890.600 đồng (đính kèm phụ lục). Trong đó, nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước hỗ trợ là 68.848.070.600 đồng (chiếm 62,1% tổng kinh phí), vốn từ doanh nghiệp, nông hộ là 41.971.820.000 đồng (chiếm 37,9% tổng kinh phí).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phối hợp với các Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường quy hoạch, xác định các vùng sản xuất hoa, cây kiểng tập trung cụ thể theo từng giai đoạn (Theo quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt).

- Phối hợp với các quận, huyện xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất cho từng loại hoa, cây kiểng trên địa bàn.

- Xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch hàng năm, 5 năm đảm bảo nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các quận, huyện có sản xuất hoa kiểng nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành hoặc điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hoa, cây kiểng.

2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết vùng sản xuất cho từng loại hoa, cây kiểng trên địa bàn quản lý theo quy hoạch của Thành phố

- Tổ chức phổ biến, công khai các quy hoạch; đồng thời chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định phân bổ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng để thực hiện chương trình.

4. Sở Tài chính: phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, hỗ trợ, thẩm định; bố trí dự toán và cấp phát kinh phí thực hiện chương trình.

5. Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường: phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch, xác định các vùng sản xuất hoa, cây kiểng tập trung cụ thể theo từng giai đoạn.

6. Sở Khoa học và Công nghệ: Xét duyệt, triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp Thành phố phục vụ Chương trình phát triển hoa, cây kiểng.

7. Sở Công thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng thương hiệu, kênh tiêu thụ sản phẩm hoa, cây kiểng cho bà con nông dân trên địa bàn Thành phố.

8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển sản xuất hoa, cây kiểng.

9. Sở Văn hóa, Thể thao và Sở Du lịch: phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho hoa, cây kiểng Thành phố, đưa các sản phẩm hoa kiểng vào sân bay, nhà hàng, khách sạn.

10. Trung tâm Xúc tiến và Thương mại đầu tư: Phối hợp với Sở Nông nghiệp xây dựng thương hiệu, kênh tiêu thụ sản phẩm hoa, cây kiểng cho bà con nông dân trên địa bàn Thành phố.

11. Hội Nông dân: Chỉ đạo đoàn thể cơ sở tích cực phối hợp với ngành Nông nghiệp - phát triển nông thôn và địa phương tuyên truyền, phổ biến, vận động nông dân, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực hoa, cây kiểng quán triệt và tham gia thực hiện chương trình phát triển hoa kiểng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

12. Hội Sinh vật cảnh, Hội Hoa lan cây cảnh, Hội làm vườn và Trang trại Thành phố: Phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng hoa, cây kiểng cho các nông hộ; hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các nhà vườn, nghệ nhân tham gia các hội thi, các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm sản xuất - thị trường tiêu thụ; tích cực đẩy mạnh phong trào trồng hoa cảnh phục vụ nhu cầu cải tạo môi trường, cảnh quan Thành phố, kết hợp du lịch và các dịch vụ liên quan./.

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HOA, CÂY KIỂNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Bảng 1: Diện tích hoa, cây kiểng từng năm theo chủng loại.

Stt

Chủng loại

Năm 2010 (ha)

Năm 2011 (ha)

Năm 2012 (ha)

Năm 2013 (ha)

Năm 2014 (ha)

Năm 2015 (ha)

Tỷ lệ tăng năm 2015 so với năm 2010 (%)

1

Mai

525

470

500

500

530

550

4,8

2

Hoa lan

190

200

210

220

250

300

57,9

3

Bon sai, kiểng

415

493

500

500

500

550

32,5

4

Hoa nền

780

800

800

810

850

850

9,0

Tổng cộng

1.910

1.963

2.010

2.030

2.130

2.250

17,8

Bảng 2: Diện tích hoa, cây kiểng từng năm theo quận, huyện.

Stt

Quận, huyện

Năm 2010 (ha)

Năm 2011 (ha)

Năm 2012 (ha)

Năm 2013 (ha)

Năm 2014 (ha)

Năm 2015 (ha)

1

Củ Chi

515

552

578

628

543

597

2

Bình Chánh

320

597

608

539

521

546

3

Quận 12

320

238

235

227

320

343

4

Thủ Đức

250

117

119

172

124

133

5

Hóc Môn

164

190

193

151

192

195

6

Gò Vấp

14

14

15

53

82

78

7

Quận 9

83

55

56

39

98

105

8

Quận 2

4

4

5

9

3

2

9

Nhà Bè

15

10

10

9

14

16

10

Các quận huyện khác

225

186

191

203

233

235

 

Tổng

1.910

1.963

2.010

2.030

2.130

2.250

Bảng 3: Hiện trạng sản xuất hoa cây kiểng theo chủng loại và quận huyện

Stt

Quận, huyện

Mai

Lan

Nền

Bon sai, kiểng

Tổng

1

Củ Chi

36,5

188,1

120,5

251,9

597

2

Bình Chánh

111,3

31,1

356,8

46,8

546

3

Quận 12

154,8

5,7

125,6

56,9

343

4

Thủ Đức

94,7

7,3

13,2

17,8

133

5

Hóc Môn

19,7

22,7

77,9

74,7

195

6

Gò Vấp

3,2

3,0

48,1

23,7

78

7

Quận 9

71,9

10,5

7,3

15,3

105

8

Quận 2

0,7

0,2

0,0

1,1

2

9

Nhà Bè

5,2

4,0

0,0

6,8

16

10

Các quận huyện khác

52,0

27,4

100,6

55,0

235

Tổng

550

300

850

550

 

Bảng 4: Giá trị sản xuất hoa, cây kiểng từng năm theo chủng loại.

Stt

Chủng loại

Năm 2010 (tỷ đồng)

Năm 2011 (tỷ đồng)

Năm 2012 (tỷ đồng)

Năm 2013 (tỷ đồng)

Năm 2014 (tỷ đồng)

Năm 2015 (tỷ đồng)

1

Mai

425,3

414,1

435,0

444,0

450,0

544,5

2

Lan

389,9

433,4

430,9

451,4

512,3

613,9

3

Nền

299,5

307,2

307,2

388,8

408,0

486,2

4

Bonsai, kiểng

142,8

161,7

172,0

176,0

182,3

189,2

 

Tổng

1.257,4

1.316,4

1.345,1

1.460,2

1.552,6

1.833,8

Bảng 5: Các giống hoa, cây kiểng mới được đưa vào sản xuất

Stt

Tên Giống

Đơn vị chuyển giao

I. Hoa đồng tiền

 

1

Mariyo

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

2

Bayadere

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

3

Grandola

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

4

Esmara

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

5

Cruisen

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

6

Amareto

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

7

Ismara

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

8

Serena

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

9

Robin

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

10

Banesa

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

11

Estoria

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

12

Westcoat

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

II. Hoa Lily

 

1

Concad'OR

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

2

Tiny double you

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

3

Tiny sin

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

4

Tiny bee

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây

 

 

trồng vật nuôi

5

Concador NZ

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

6

Bernini

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

7

Gold City

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

8

Yellowe-en

Trung tâm Quản lý kiểm định giống cây trồng vật nuôi

III. Hoa lan

 

1

Dendrobium Pink Tripe

Trung tâm Khuyến nông

2

Dendrobium Earsakul

Trung tâm Khuyến nông

3

Dendrobium Sonia

Trung tâm Khuyến nông

4

Dendrobium Chanchrao

Trung tâm Khuyến nông

5

Mokara Dear Heart

Trung tâm Công nghệ sinh học; Trung tâm Khuyến nông

6

Mokara Dinah shore

Trung tâm Công nghệ sinh học; Trung tâm Khuyến nông

7

Mokara Chao praya Sunset

Trung tâm Công nghệ sinh học; Trung tâm Khuyến nông

8

Mokara Fullmoon

Trung tâm Công nghệ sinh học; Trung tâm Khuyến nông

9

Mokara Luen Berger Gold

Trung tâm Công nghệ sinh học; Trung tâm Khuyến nông

10

Mokara Luen New

Trung tâm Công nghệ sinh học; Trung tâm Khuyến nông

11

Mokara New Kitti

Trung tâm Công nghệ sinh học; Trung tâm Khuyến nông

12

Mokara Kenny Koo

Trung tâm Công nghệ sinh học; Trung tâm Khuyến nông

13

Mokara Sayarn bangkhuntien

Trung tâm Công nghệ sinh học; Trung tâm Khuyến nông

14

Mokara Mutation

Trung tâm Công nghệ sinh học

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HOA, CÂY KIỂNG ĐẾN NĂM 2020

Đơn vị tính: ha

 

Quận, huyện

Năm 2015

Năm 2020

1

Củ Chi

597

940

2

Bình Chánh

546

650

3

Hóc Môn

343

340

4

Thủ Đức

133

160

5

Quận 9

195

150

6

Quận 12

78

-

7

Gỏ Vấp

105

-

8

Nhà Bè

16

-

9

Quận 2

2

-

(Ghi chú: Kế hoạch phát triển hoa, cây kiểng đến năm 2020 sẽ điều chỉnh theo quy hoạch bố trí cây trồng vật nuôi chủ lực đến năm 2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG PHÂN KỲ KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HOA, CÂY KIỂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 536/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Stt

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Tổng kinh phí dự kiến

Phân kỳ dự toán kinh phí giai đoạn 2016 - 2020

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Ngân sách

DN, Nông hộ

Tổng

Ngân sách

DN, Nông hộ

Ngân sách

DN, Nông hộ

Ngân sách

DN, Nông hộ

Ngân sách

DN, Nông hộ

Ngân sách

DN, Nông hộ

1

Nghiên cứu lai tạo, nhập nội, thuần hóa và thử nghiệm các giống hoa, cây kiểng mới phục vụ sản xuất

Trung tâm công nghệ sinh học (phần 1) và Trung tâm Kiểm định giống cây trồng vật nuôi (phần 2)

Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các viện trường, doanh nghiệp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần 1:

 

 

4.850.000.000

-

4.850.000.000

300.000.000

-

800.000.000

-

1.050.000.000

-

1.200.000.000

-

1.500.000.000

-

Phần 2:

 

 

2.054.898.000

-

2.054.898.000

326.347.000

-

326.347.000

-

534.068.000

-

434.068.000

-

434.068.000

-

2

Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật sản xuất hoa, cây kiểng

Trung tâm Khuyến nông

Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường có sản xuất hoa, cây kiểng, các viện trường, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoa, cây kiểng; Hội nông dân, Hội Sinh vật cảnh, Hội hoa lan cây cảnh, Hội làm vườn và trang trại.

52.240.762.600

28.376.420.000

80.617.182.600

10.441.912.520

5.675.284.000

10.449.712.520

5.675.284.000

10.449.712.520

5.675.284.000

10.449.712.520

5.675.284.000

10.449.712.520

5.675.284.000

3

Nghiên cứu các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên hoa, kiểng tại địa bàn thành phố

Chi cục Bảo vệ thực vật

Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận huyện, các viện trường, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoa, cây kiểng và người nông dân sản xuất hoa, kiểng

2.839.200.000

13.595.400.000

16.434.600.000

500.000.000

2.385.800.000

584.800.000

2.802.400.000

584.800.000

2.802.400.000

584.800.000

2.802.400.000

584.800.000

2.802.400.000

4

Xúc tiến thương mại, tiêu thụ hoa, kiểng trên địa bàn thành phố

Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Nông nghiệp

Sở Công thương, Liên minh Hợp tác xã, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Hội, Đoàn thể, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.457.835.000

-

3.457.835.000

52.000.000

-

508.850.000

-

1.460.970.000

-

774.515.000

-

661.500.000

-

5

Đào tạo, nâng cao năng lực hoạt động hợp tác xã, tổ hợp tác

Chi cục phát triển nông thôn (phần 1) và Trường Trung cấp kỹ thuật Nông nghiệp (phần 2)

Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường có sản xuất hoa, cây kiểng; Viện, Trường; Hội nông dân, Hội Sinh vật cảnh, Hội hoa lan cây cảnh, Hội làm vườn và trang trại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần 1:

 

 

910.500.000

-

910.500.000

-

-

215.200.000

-

250.900.000

-

250.900.000

-

193.500.000

-

Phần 2:

 

 

2.494.875.000

 

2.494.875.000

498.975.000

-

498.975.000

-

498.975.000

-

498.975.000

-

498.975.000

-

Tổng

68.848.070.600

41.971.820.000

110.819.890.600

12.119.234.520

8.061.084.000

13.383.884.520

8.477.684.000

14.829.425.520

8.477.684.000

14.192.970.520

8.477.684.000

14.322.555.520

8.477.684.000