- 1 Luật Giao dịch điện tử 2005
- 2 Luật Công nghệ thông tin 2006
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Nghị quyết 17/NQ-CP năm 2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do Chính phủ ban hành
- 5 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6 Quyết định 2323/QĐ-BTTTT năm 2019 về Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyền thông ban hành
- 7 Quyết định 1465/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định năm 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5360/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 29 tháng 12 năm 2020 |
PHÊ DUYỆT KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH (PHIÊN BẢN 2.0)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29/11/2015;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2016;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
Căn cứ Quyết định số 1465/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định năm 2020;
Căn cứ Công văn số 39/THH-CSCNTT ngày 13/01/2020 của Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn mẫu Đề cương Kiến trúc CPĐT/Chính quyền điện tử phiên bản cập nhật 2.0;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 84/TTr-STTTT ngày 18 tháng 12 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (Phiên bản 2.0) với các nội dung chủ yếu sau:
I. Mục đích và phạm vi áp dụng
1. Mục đích
Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (Phiên bản 2.0) là cơ sở khoa học giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng chính quyền điện tử; triển khai ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước của tỉnh Bình Định nhằm đạt được các mục tiêu chính sau:
- Tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin;
- Tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan nhà nước tại tỉnh Bình Định;
- Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế tại tỉnh Bình Định;
- Tạo cơ sở xác định các thành phần, hệ thống công nghệ thông tin cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai Chính quyền điện tử tại Bình Định;
2. Phạm vi áp dụng
Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (Phiên bản 2.0) áp dụng cho:
- HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn trực thuộc (các Sở và cơ quan tương đương Sở), HĐND và UBND cấp huyện, cấp xã;
- Lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ/công chức/viên chức... tại các cơ quan, đơn vị được cung cấp tài khoản truy cập vào các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh;
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của tỉnh;
- Các Bộ, ngành, địa phương khác tham khảo Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Định, phiên bản 2.0 để làm cơ sở khai thác, kết nối, chia sẻ dữ liệu với tỉnh Bình Định nếu cần thiết.
II. Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định (Phiên bản 2.0)
Sơ đồ tổng thể Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định
Kiến trúc trên bao gồm các thành phần sau:
1. Người sử dụng: Là các tác nhân tham gia sử dụng dịch vụ chính quyền điện tử, bao gồm: người dân, doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh, cán bộ/công chức/viên chức của các sở, ban, ngành; các đơn vị hành chính các cấp của tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Các hệ thống thông tin bên ngoài: Là các hệ thống thông tin như: các cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống thông tin cấp quốc gia, các hệ thống thông tin của các bộ, ban, ngành; các hệ thống thông tin của các địa phương; các hệ thống thông tin của các đối tác, đơn vị cung cấp sử dụng dịch vụ...
3. Kênh giao tiếp: là các hình thức, phương tiện qua đó người sử dụng truy cập thông tin, dịch vụ mà cơ quan nhà nước cung cấp. Các kênh giao tiếp bao gồm: thư điện tử; cổng/trang thông tin điện tử, cổng dịch vụ công; tổng đài điện thoại; các ứng dụng trên nền tảng di động; bưu chính; quầy thông tin (kiosk); trực tiếp tại cơ quan.
4. Kiến trúc nghiệp vụ: Kiến trúc nghiệp vụ phản ánh thành phần nghiệp vụ của tỉnh Bình Định cần đáp ứng, là cơ sở để định hình và xác định các ứng dụng cần xây dựng mới hoặc phát triển nâng cấp để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu nghiệp vụ của người sử dụng bên trong và bên ngoài tỉnh.
5. Kiến trúc dữ liệu: Cung cấp một cấu trúc mẫu tạo điều kiện cho việc phát triển dữ liệu có thể chia sẻ hiệu quả giữa các ứng dụng nghiệp vụ, để cung cấp dịch vụ công tốt hơn, hiệu quả hơn, cải thiện việc ra quyết định và năng suất thực hiện dịch vụ.
6. Kiến trúc ứng dụng: Kiến trúc ứng dụng mô tả về các ứng dụng sẽ được triển khai, mối quan hệ tương tác giữa ứng dụng và các cơ quan, đơn vị quản lý hoặc sử dụng ứng dụng, giữa ứng dụng và nghiệp vụ, giữa ứng dụng và ứng dụng. Mục đích của kiến trúc ứng dụng là giảm độ phức tạp và thúc đẩy việc tái sử dụng, tính linh hoạt và khả năng mở rộng, đơn giản, dễ sử dụng, tuân thủ các chuẩn mở, công nghệ hướng dịch vụ và không phụ thuộc vào các nhà cung cấp giải pháp, nhằm tối ưu hóa các khoản đầu tư công nghệ thông tin của tỉnh Bình Định. Mô hình kiến trúc ứng dụng cũng giúp giảm thiểu thời gian, chi phí và độ phức tạp trong quá trình phát triển, triển khai, bảo dưỡng và nâng cấp hệ thống trong tương lai. Các ứng dụng trong Kiến trúc ứng dụng là cơ sở để hình thành, định hình các cơ sở dữ liệu độc lập hoặc cơ sở dữ liệu dùng chung cũng như giúp tính toán, xác định hạ tầng kỹ thuật cần đáp ứng của tỉnh Bình Định nhằm phục vụ nâng cấp, mở rộng trong tương lai.
7. Kiến trúc kỹ thuật - công nghệ: Thành phần này cung cấp phần cứng/phần mềm máy tính, mạng, thiết bị, an toàn thông tin, cơ sở vật chất để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin.
8. Kiến trúc an toàn thông tin: Quy định các nội dung an ninh cần xem xét áp dụng để bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin từ việc truy cập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn hoặc thay đổi trái phép, đồng thời đưa ra các phương án đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của tỉnh.
(Kèm theo nội dung chi tiết Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định phiên bản 2.0)
1. Lộ trình triển khai các thành phần trong Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh
Các thành phần trong Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định được xác định rõ theo định hướng phát triển dài hạn, nhu cầu thực tế từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cùng với các chương trình phát triển và ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, hình thành đô thị thông minh của tỉnh.
Căn cứ hiện trạng ứng dụng CNTT của tỉnh, các thành phần Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định phiên bản 2.0 sẽ được hiện thực hóa bằng các nhiệm vụ, dự án triển khai và theo lộ trình phù hợp; trong đó ưu tiên triển khai các thành phần hệ thống có tính chất nền tảng trước, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả.
2. Trách nhiệm của các đơn vị
a. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc hỗ trợ, hướng dẫn triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định.
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, duy trì và định kỳ cập nhật thường xuyên Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh.
- Theo dõi, tổng hợp tiến độ xây dựng, nội dung Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định.
- Thực hiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá các hệ thống hạ tầng, mạng, ứng dụng chưa phù hợp lập kế hoạch nâng cấp theo Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh.
- Tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thúc đẩy phát triển, áp dụng Kiến trúc Chính quyền điện tử.
- Thẩm định, cho ý kiến về sự phù hợp, tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định và các hệ thống thông tin quy mô quốc gia đối với các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của các sở, ban, ngành, địa phương.
- Thẩm định, kiểm tra các nội dung liên quan, xác định đảm bảo tính phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh trước khi đưa vào vận hành.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn xây dựng, triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử.
- Thực hiện công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về Kiến trúc Chính quyền điện tử.
- Kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, triển khai Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.
b. Trách nhiệm các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tuân thủ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh trong quá trình triển khai các hệ thống thông tin, xây dựng các phần mềm ứng dụng... tại đơn vị mình theo quy định hiện hành.
- Đảm bảo điều kiện, nguồn lực để duy trì và vận hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định.
- Căn cứ Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định phiên bản 2.0 để xây dựng các chương trình kế hoạch ứng dụng CNTT cho đơn vị; đảm bảo đáp ứng các nguyên tắc:
Phù hợp với Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Phù hợp với định hướng, mục tiêu triển khai ứng dụng CNTT của tỉnh.
Phù hợp với chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Các ứng dụng CNTT cần được xây dựng hướng đến dùng chung, có tính sử dụng cao, chung một nền tảng tích hợp.
Phù hợp với quy trình nghiệp vụ, thúc đẩy tái cấu trúc nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa, hiệu quả, thống nhất và tường minh quy trình nghiệp vụ.
Quản lý thông tin theo hướng tập trung, thống nhất, được liên thông, chia sẻ tối đa.
Triển khai ứng dụng CNTT có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên triển khai trước các dịch vụ công có tính đơn giản, mức độ sử dụng cao.
Không triển khai các nội dung trùng lặp với các Hệ thống thông tin/Cơ sở dữ liệu quốc gia, các Hệ thống thông tin chuyên ngành mà cần kết nối, chia sẻ, sử dụng lại.
Bảo đảm sự kết nối, liên thông giữa các Hệ thống thông tin/Cơ sở dữ liệu trong và ngoài tỉnh và các cơ quan liên quan khác.
Các giải pháp bảo mật, an toàn, an ninh thông tin được triển khai ở mọi thành phần trong Kiến trúc theo nhu cầu và lộ trình phù hợp.
Xem xét, áp dụng hiệu quả các công nghệ mới để triển khai các thành phần kiến trúc.
Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về ứng dụng CNTT của quốc gia, chuyên ngành.
- Duy trì, đề xuất cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh để áp dụng cho phù hợp với từng giai đoạn.
- Thực hiện công tác truyền thông, đào tạo, hướng dẫn, giám sát các cơ quan trực thuộc khi triển khai ứng dụng CNTT, tuân thủ các nội dung của Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 672/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Hưng Yên, phiên bản 2.0
- 2 Quyết định 467/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Phú Thọ, phiên bản 2.0
- 3 Quyết định 2211/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, phiên bản 2.0