Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 539/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 05 tháng 04 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ CHUẨN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN VÀ CẤP XÃ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 36/TTr- SNN ngày 23/3/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố chuẩn hoá thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký,

Bãi bỏ các Quyết định: Quyết định số 2018/QĐ-UBND ngày 17/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 1120/QĐ-UBND ngày 23/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1632/QĐ-UBND ngày 03/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ, hủy bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ; UBND huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
Bản điện t:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, TKCT, TH.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Linh

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CHI TIẾT TTHC THUỘC LĨNH VỰC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở CẤP TỈNH
(Ban hành kèm Quyết định số 539/QĐ-UBND ngày 05/04/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)

PHẦN I

DANH  MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

STT

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

 

 

I

Lĩnh vực thủy sản

 

 

01

01

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký bè cá

Chi cục Thủy sản

 

02

02

Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

Chi cục: QLCL NLS và TS; TT và BVTV; Thủy sản

 

03

03

Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp giấy chứng nhận sắp hết hạn

Chi cục: QLCL NLS và TS; TT và BVTV; Thủy sản

 

04

04

Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP

Chi cục: QLCL NLS và TS; TT và BVTV; Thủy sản

 

05

05

Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm

Chi cục QLCL NLS và TS

 

06

06

Thủ tục xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

Chi cục: QLCL NLS và TS; TT và BVTV; Thủy sản

 

07

07

Thủ tục kiểm tra chất lượng giống thủy sản nhập khẩu

Chi cục Thủy sản

 

08

08

Xác nhận lại nội dung quảng cáo thực phẩm

Chi cục QLCL NLS và TS

 

 

II

Lĩnh vực nông nghiệp

 

 

09

01

Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y

- Chi cục Thủy sản

 

10

02

Tiếp nhận bản công bố hợp quy giống cây trồng

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

11

03

Công nhận cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

12

04

Công nhận vườn cây đầu dòng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

13

05

Cấp lại Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng cây công nghiệp cây ăn quả lâu năm.

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

14

06

Thủ tục tiếp nhận công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, môi trường thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

15

07

Cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cấp tỉnh (bao gồm: tiêm phòng, xét nghiệm, chuẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ động vật, phẫu thuật động vật; kinh doanh thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y, thú y thủy sản; tư vấn dịch vụ khác có liên quan đến thú y, thú y thủy sản

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

 

16

08

Gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cấp tỉnh (bao gồm: tiêm phòng, xét nghiệm, chuẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ động vật, phẫu thuật động vật; kinh doanh thuốc, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y, thú y thủy sản; tư vấn dịch vụ khác có liên quan đến thú y, thú y thủy sản

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

 

17

09

Cấp chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất giống; cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật; khu cách ly kiểm dịch, nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật; cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật do địa phương quản lý.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

 

18

10

Cấp lại chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở sản xuất giống; cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật; khu cách ly kiểm dịch, nơi tập trung động vật, sản phẩm động vật; cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật do địa phương quản lý.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

 

19

11

Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

 

20

12

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản (đối với các cơ sở sản xuất, ương nuôi con giống; cơ sở thu gom kinh doanh giống thủy sản; cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung thuộc địa bàn cơ quan quản lý)

Chi cục Chăn nuôi vả Thú y

 

21

13

Gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

 

22

14

Cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

 

23

15

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

 

24

16

Gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

 

25

17

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

 

26

18

Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật

Chi cục Trồng trọt và BVTV

 

27

19

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Chi cục Trồng trọt va BVTV

 

28

20

Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Chi cục Trồng trọt và BVTV

 

29

21

Cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật

Chi cục Trồng trọt và BVTV

 

30

22

Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật

Chi cục Trồng trọt và BVTV

 

31

23

Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y

Chi cục Chăn nuôi và thú y

 

32

24

Cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Chi cục Chăn nuôi và thú y; Chi cục Thủy sản

 

33

25

Cấp lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Chi cục Chăn nuôi và thú y; Chi cục Thủy sản

 

 

III

Lĩnh vực thủy lợi

 

 

34

01

Cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi

UBND tỉnh

 

35

02

Gia hạn sử dụng, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi

UBND tỉnh

 

36

03

Cấp giấy phép cho việc khai thác các hoạt động du lịch, thể thao có mục đích kinh doanh; hoạt động nghiên cứu khoa học làm ảnh hưởng đến vận hành, an toàn công trình và các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

UBND tỉnh

 

37

04

Cấp giấy phép cho các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trừ các trường hợp sau: Các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới giành cho người tàn tật;

Xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có trọng tải, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi;

UBND tỉnh

 

38

05

Cấp giấy phép cho hoạt động nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây tác hại khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

UBND tỉnh

 

39

06

Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

UBND tỉnh

 

40

07

Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại khoản 1, 2, 6, 7, 8, 10 ngày 01/11/2004 thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các tỉnh; thành phố trực thuộc TW.

UBND tỉnh

 

41

08

Cấp giấy phép cho hoạt động trồng cây lâu năm thuộc loại rễ ăn sâu trên 1m trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

UBND tỉnh

 

42

09

Cấp giấy phép cho hoạt động cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều.

UBND tỉnh

 

43

10

Cấp giấy phép cho hoạt động khoan đào trong phạm vi bảo vệ đê điều

UBND tỉnh

 

44

11

Cấp giấy phép, cho hoạt động xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt (bao gồm: Công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, công trình ngầm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống giếng khai thác nước ngầm: cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền; di tích lịch sử, văn hoá, khu phố cổ, làng cổ; cụm, tuyến, dân cư trong vùng dân cư sống chung với lũ trên các cù lao) trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông.

UBNĐ tỉnh

 

45

12

Cấp giấy phép cho hoạt động xây dựng công trình ngầm; khoan, đào để khai thác nước ngầm trong phạm vi 01 kilômét tính từ biên ngoài của phạm vi bảo vệ đê điều.

 UBND tỉnh

 

46

13

Cấp giấy phép cho hoạt động sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tầu, thuyền, bè, mảng

UBND tỉnh

 

47

14

Cấp giấy phép cho hoạt động để vật liệu, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng ở bãi sông.

UBND tỉnh

 

48

15

Cấp giấy phép cho hoạt động Nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều.

UBND tỉnh

 

49

16

Cấp phép cho hoạt động xây dựng công trình ở bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng, bao gồm công trình quốc phòng, an ninh, công trình giao thông, thủy lợi công trình ngầm phục vụ phát triển kinh tế -xã hội, hệ thống giếng khai thác nước ngầm, trạm bơm, âu thuyền; xây dựng công trình theo dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

UBND tỉnh

 

50

17

Cấp giấy phép cho hoạt động xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều.

UBND tỉnh

 

51

18

Cấp giấy phép cho hoạt động vận chuyển trên đê.

UBND tỉnh

 

52

19

Thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

53

20

Thẩm định điều chỉnh dự án, thiết kế cơ sở và Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

54

21

Thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình chuyên ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

55

22

Thẩm định điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán xây dựng công trình chuyên ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

 

IV

Lĩnh vực lâm nghiệp

 

 

56

01

Công nhận nguồn gốc giống (cây mẹ, cây trội)

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

57

02

Công nhận nguồn gốc giống (lâm phần tuyển chọn)

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

58

03

Công nhận nguồn gốc giống (rừng giống chuyển hoá)

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

59

04

Công nhận nguồn gốc giống (rừng giống).

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

60

05

Công nhận nguồn gốc giống (vườn cây đầu dòng)

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

61

06

Chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp

Chi cục Kiểm lâm

 

62

07

Chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con.

Chi cục Kiểm lâm

 

63

08

Hủy bỏ Chứng chỉ công nhận nguồn giống đối với: Cây trội, lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hoá, rừng giống, vườn cây đầu dòng.

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

64

09

Chuyển đổi mục đích sử dụng giữa ba loại rừng đối với những khu rừng do UBND tỉnh xác lập.

UBND tỉnh

 

65

10

Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác.

UBND tỉnh

 

66

11

Thẩm định, phê duyệt báo cáo xác định vùng đệm khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phương quản lý.

UBND tỉnh

 

67

12

Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với bên sử dụng dịch vụ môi trường nằm trong phạm vi một tỉnh

UBND tỉnh

 

68

13

Thẩm định phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

69

14

Phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

70

15

Thẩm định, phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

UBND tỉnh

 

71

16

Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác gỗ chính gỗ rừng tự nhiên

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

72

17

Phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của tổ chức

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

73

18

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và loài ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

74

19

Phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác và tận dụng, tận thu lâm sản ngoài gỗ thuộc loài, nguy cấp, quý, hiếm và loài ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

75

20

Giao nộp Gấu cho Nhà nước

Chi cục Kiểm lâm

 

76

21

Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản/ sinh trưởng các động vật hoang dã nguy cấp; quý, hiếm (trừ các loài thuộc Phụ lục I Công ước CITES).

Chi cục Kiểm lâm

 

77

22

Cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi Gấu

Chi cục Kiểm lâm

 

78

23

Giao rừng, cho thuê rừng cho tổ chức

UBND tỉnh

 

79

24

Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm, nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng

UBND tỉnh

 

80

25

Thu hồi rừng của tổ chức Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay giải thể, phá sản

UBND tỉnh

 

81

26

Thanh toán tiền bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (trường hợp do Chủ tịch UBND tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm huy động lực lượng và phương tiện).

Chi cục Kiểm lâm

 

82

27

Thu hồi rừng đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

UBND tỉnh

 

83

28

Thu hồi rừng đối với các trường hợp quy định tại điểm e, g, h và điểm i khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

UBND tỉnh

 

84

29

Thu hồi rừng đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và khoản 2 Điều 26 NĐ số 23/2006/NĐ-CP

UBND tỉnh

 

85

30

Thẩm định, phê duyệt hồ sơ cải tạo rừng tự nhiên là rừng sản xuất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

86

31

Thẩm định và phê duyệt dự án lâm sinh (đối với đơn vị, tổ chức thuộc tỉnh quản lý).

UBND tỉnh

 

87

32

Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

88

33

Cấp giấy phép khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên không vì mục đích thương mại trên các lâm phận của các chủ rừng thuộc địa phương quản lý

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

 

V

Lĩnh vực Nông thôn mới

 

 

89

01

Xác nhận đăng ký huyện đạt chuẩn nông thôn mới

UBND cấp tỉnh

 

90

02

Công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

UBND cấp tỉnh

 

91

03

Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

UBND cấp tỉnh

 

 

VI

Lĩnh vực phát triển nông thôn

 

 

92

01

Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

93

02

Bố trí ổn định dân cư ngoài tỉnh

Sở Nông nghiệp  và PTNT

 

94

03

Công nhận làng nghề

UBND tỉnh

 

95

04

Công nhận làng nghề truyền thống

UBND tỉnh

 

96

05

Xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển ở nông thôn

 UBND tỉnh

 

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CHI TIẾT TTHC THUỘC LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 539/QĐ-UBND ngày 05/04/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)

STT

STT

Lĩnh vực

quan thực hiện

Trang

 

I

Lĩnh vực Lâm nghiệp

 

 

01

01

Cấp giấy phép vận chuyển Gấu

Hạt Kiểm lâm

 

02

02

Tiếp nhận gấu

Hạt Kiểm lâm

 

03

03

Đóng dấu búa kiểm lâm

Hạt Kiểm lâm

 

04

04

Thanh toán tiền bồi dưỡng cho tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (trường hợp do Chủ tịch UBND huyện, thành phố; UBND xã, thị trấn huy động lực lượng và phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia)

Hạt Kiểm lâm

 

05

05

Nghiệm thu chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

Hạt Kiểm lâm

 

06

06

Cấp Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

Hạt Kiểm lâm

 

07

07

Cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

Hạt Kiểm lâm

 

 

 

 

 

 

08

08

Đăng ký bổ sung loài nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

Hạt Kiểm lâm

 

09

09

Xác nhận nguồn gốc lâm sản

Hạt Kiểm lâm

 

10

10

Cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu thiết yếu của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng

UBND huyện

 

11

11

Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng

UBND huyện

 

12

12

Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân, cộng  đồng dân cư thôn

UBND huyện

 

13

13

Giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn

UBND huyện

 

 

II

Lĩnh vực nông thôn mới

 

 

14

01

Xác nhận đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới

UBND cấp huyện

 

 

III

Lĩnh vực nông nghiệp và PTNT

 

 

15

01

Bố trí ổn định dân cư ngoài huyện, trong tỉnh

UBND cấp huyện

 

16

02

Bố trí ổn định dân cư trong huyện

UBND cấp huyện

 

17

03

Cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại

UBND cấp huyện

 

18

04

Cấp lại giấy chứng nhận kinh tế trang trại

UBND cấp huyện

 

19

05

Cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại

UBND cấp huyện

 

20

06

Thẩm định, phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn 3

UBND cấp huyện

 

21

07

Thẩm định, phê duyệt dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng; vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch thuộc chương trình 30a

UBND cấp huyện

 

 

IV

Lĩnh vực thủy sản

 

 

22

01

Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

UBND cấp huyện

 

23

02

Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp giấy chứng nhận sắp hết hạn

UBND cấp huyện

 

24

03

Cấp lại, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, bị hỏng, thất lạc hoặc thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP

UBND cấp huyện

 

25

04

Thủ tục xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

UBND cấp huyện

 

 

PHẦN II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1. Cấp giấy phép vận chuyển Gấu

1.1. Trình tự thực hIện:

a) Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ nuôi gấu nộp 01 bộ hồ sơ về Hạt Kiểm lâm (nơi có Gấu vận chuyển).

- Địa chỉ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Hạt kiểm lâm huyện, thành phố.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ thì viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ, hẹn làm việc.

b) Bước 2: Thẩm định, phê duyệt

Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm giao cho cán bộ phụ trách Thanh tra pháp chế tổ thẩm định, kiểm tra chíp điện tử (đối với các cá thể gấu đã gắn chíp điện tử), lập biên bản xác nhận số gấu vận chuyển đi.

Lập báo cáo đề xuất trình Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm xem xét, ký văn bản cho phép vận chuyển gấu (trong phạm vi nội tỉnh) hoặc cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt (ra địa bàn ngoài tỉnh). Chuyển kết quả xuống bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính.

c) Bước 3: Trả kết quả

Chủ nuôi gấu nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Hạt kiểm lâm theo Phiếu hẹn (giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần).

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép di chuyển gấu (theo mẫu);

- Hồ sơ về nguồn gốc hợp pháp của gấu hoặc hồ sơ về gấu đã đăng ký quản lý và gắn chíp điện tử;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi của nơi đến.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt kiểm lâm.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt kiểm lâm.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản cho phép vận chuyển gấu (trường hợp vận chuyển gấu nội tỉnh) hoặc giấy phép vận chuyển đặc biệt (trường hợp vận chuyển gấu ra ngoài tỉnh).

1.8. Phí, lệ phí: Không.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị cấp giấy phép di chuyển gấu.

(Phụ lục VI, Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Gấu có nguồn gốc hợp pháp, gấu đã được lập hồ sơ quản lý và gắn chíp điện tử;

- Đối với các cá thể gấu đã được lập hồ sơ gắn chíp điện tử, trước khi vận chuyển phải được Hạt Kiểm lâm kiểm tra chíp điện tử để xác định mã số chíp tại nơi đi;

- Nơi tiếp nhận gấu là các trại đã được cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu hoặc là cơ sở cứu hộ theo quy định hiện hành của Nhà nước;

- Đảm bảo các điều kiện về an toàn và sức khoẻ của gấu trong quá trình vận chuyển.

(khoản 2, Điều 5 Thông tư số 25/2011/BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý Gấu nuôi;

- Thông tư số 25/2011/TT- BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ;

 

TÊN ĐƠN V Ị
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…………, ngày….  tháng …. năm ….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP DI CHUYỂN GẤU

Kính gửi: Hạt/Đội Kiểm lâm ……………………….

Tên tôi là : ...........................................................................................................................

CMND số……………………………. Cấp ngày………………….. Tại .................................

Địa chỉ thường trú ...............................................................................................................

Được cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu số .... …….ngày....../……/……Cơ quan cấp:....

...........................................................................................................................................

Đề nghị cho phép di chuyển số gấu như sau:

1. Loài………………… Giới tính (đực, cái)……………. Nặng..................................... (kg).

Đặc điểm ………………………………….Số chíp điện tử ..................................................

2. .......................................................................................................................................

(nếu số lượng nhiều thì lập thành danh sách riêng kèm theo)

Đang nuôi nhốt tại địa chỉ: ...................................................................................................

Tới địa điểm mới là: ............................................................................................................

Lý do di chuyển: .................................................................................................................

Tôi xin cam đoan thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về quản lý gấu nuôi nhốt và đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

(kèm theo đây là bản sao hồ sơ các con gấu nói trên)

 

 

………, ngày ....tháng ....năm ...

Người làm đơn

(Ghi họ tên, chữ ký; đóng dấu đối với tổ chức)

 

 2. Tiếp nhận gấu

2.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Thông báo

Chủ nuôi gấu thông báo bằng văn bản về Hạt kiểm lâm nơi tiếp nhận gấu.

- Địa chỉ: tại Hạt kiểm lâm huyện, thành phố.

b) Bước 2: Xác nhận gấu

Hạt Kiểm lâm tổ chức kiểm tra thực tế tại trại nuôi gấu của tổ chức, cá nhân nơi tiếp nhận; lập biên bản kiểm tra xác nhận số lượng gấu chuyển đến và hồ sơ quản lý gấu kèm theo.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm.

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản kiểm tra.

2.8. Phí, lệ phí: Không.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Nơi tiếp nhận đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi gấu hoặc các cơ sở cứu hộ theo quy định của Nhà nước.

(điểm c, khoản 2, Điều 5 Thông tư số 25/2011/BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

2.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý Gấu nuôi;

- Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

3. Đóng dấu búa kiểm lâm

3.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ rừng hoặc chủ gỗ nộp hồ sơ về Hạt kiểm lâm đề nghị đóng dấu búa kiểm lâm.

- Địa chỉ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Hạt kiểm lâm.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ thì viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

b) Bước 2: Đóng dấu búa kiểm lâm

Công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ đóng búa kiểm lâm phải tiến hành xác minh đối tượng, nguồn gốc gỗ theo quy định; đối chiếu gỗ thực tế với lý lịch gỗ do chủ rừng hoặc chủ gỗ lập; nếu gỗ có nguồn gốc hợp pháp và phù hợp với lý lịch thì tổ chức đóng dấu búa kiểm lâm tại kho, bãi tập trung gỗ của chủ rừng hoặc chủ gỗ.

Sau khi gỗ đã được đóng dấu búa, công chức Kiểm lâm lập Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm và giao cho chủ rừng hoặc chủ gỗ 01 liên (kèm theo 01 bộ hồ sơ nguồn gốc gỗ do chủ rừng hoặc chủ gỗ nộp).

3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đề nghị đóng búa kiểm lâm (nếu là tổ chức);

- Lý lịch gỗ do chủ rừng hoặc chủ gỗ lập (theo mẫu);

- Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

3.4. Thời gian giải quyết:

10 ngày, làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt kiểm lâm;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt kiểm lâm.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm.

3.8. Phí, lệ phí: Không.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Lý lịch gỗ.

(Phụ lục I, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

3.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/6/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01, tháng 6 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế về quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm; Quyết định số 107/2007/QĐ-BNN ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 44/2006/QĐ- BNN;

- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Thông tư số 40/2015/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;

- Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.

 

……………………………

Tờ số……………………….

 

 

LÝ LỊCH GỖ TRÒN

(Kèm theo………………………….số………………..

ngày……tháng…….năm……..tại……………………..)

Số

TT

Tên gỗ

Nhóm gỗ

Số hiệu lóng

Dấu búa bài

Chiều dài (m)

Đường kính/vanh (m)

Số lượng

Khối lượng (m3)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng: - Số lượng:....... ...(bằng chữ)........................................................................

- Khối lượng:... ……………….(bằng chữ)........................................................................

 

ĐẠI DIỆN

CHỦ GỖ

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN

CHỦ RỪNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

CÁN BỘ

ĐÓNG BÚA

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP

LÝ LỊCH

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

………………………………

……………………………….

Tờ số ………

 

LÝ LỊCH GỖ XẺ

(Kèm theo………………………….số………………..

ngày……tháng…….năm……..tại……………………..)

Số TT

Tên gỗ

Nhóm gỗ

Số hiệu hộp gỗ

Dài (m)

Dày (m)

Rộng (cm)

Số lượng (thanh, tấm)

Khối lượng (m3)

Dấu búa KL

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng: - Số lượng:..........(bằng chữ.............................................................................. )

- Khối lượng:...……………….(bằng chữ................................................................................ )

 

ĐẠI DIỆN

CHỦ GỖ

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN

CHỦ RỪNG

(Ký, ghi rõ họ tên)

CÁN BỘ

ĐÓNG BÚA

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP

LÝ LỊCH

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

4. Thanh toán tiền bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện, tham gia thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (trường hợp do Chủ tịch UBND huyện, thành phố, Chủ tịch UBND xã, thị trấn huy động lực lượng, phương tiện)

4.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nộp hồ sơ

- Đại diện tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tổ chức, cá nhận tự nguyện tham gia gửi Giấy đề nghị thanh toán kèm theo Lệnh huy động lực lượng, phương tiện và Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia tới Hạt Kiểm lâm sở tại;

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: trong giờ hành chính

b) Bước 2: Kiểm tra hoàn thiện hồ sơ

- Sau khi nhận hồ sơ đề nghị thanh toán của đại diện tổ chức, cá nhân, Hạt Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã nơi xảy ra cháy, phá rừng kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ thanh toán cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng theo quy định;

- Thời gian thực hiện bước 2 là 03 ngày làm việc.

c) Bước 3: Thanh toán tiền bồi dưỡng

- Sau khi kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ thanh toán, Hạt Kiểm lâm sở tại có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan, chi trả tiền cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc, tự nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng theo quy định;

- Thời gian thực hiện bước 3 là 02 ngày làm việc.

4.2. Cách thức thực hiện: trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm sở tại.

4.3. Thành phần số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ:

1- Giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu số 01);

2- Danh sách các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia (theo mu số 02).

3- Lệnh huy động lực lượng, phương tiện (theo mẫu số 03);

4- Biên bản vụ cháy (phá) rừng do cơ quan Kiểm lâm lập (theo mẫu s 04)

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính).

4.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: đại diện tổ chức, cá nhân.

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm;

- Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Hồ sơ thanh toán tiền cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng do Hạt trưởng Kiểm lâm sở tại duyệt.

4.8. Phí, lệ phí: không.

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

1- Giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu số 01 tại Quyết định số 298/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang)

2- Danh sách các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện tham gia (theo mẫu số 02 tại Quyết định số 298/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh Bc Giang)

3- Lệnh huy động lực lượng, phương tiện (theo mẫu số 03 tại Quyết định số 298/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang)

4- Biên bản vụ cháy (phá) rừng do cơ quan kiểm lâm lập (theo mẫu số 04 tại Quyết định số 298/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh Bắc Giang)

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: không.

4.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Bảo vệ & Phát triển rừng năm 2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ ban hành, qui định về phòng cháy chữa cháy rừng;

- Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp, thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 27/3/2013 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp, thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép, phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Quyết định số 298/2014/QĐ-UBND ngày 30/5/2014 của UBND tỉnh về việc quy định nội dung chi, mức chi cho các tổ chức, cá nhân được huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

 

Đơn vị:………………………..

MẪU SỐ 01

 

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN

Ngày……… tháng………. năm 20………..

 

Kính gửi:……………………………………………….

Họ và tên người đề nghị thanh toán: ................................................................................

Bộ phận, đơn vị: ...............................................................................................................

Nội dung thanh toán: ........................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Số tiền:................................................................................................................................

Viết bằng chữ: ....................................................................................................................

(Kèm theo..................................................................................................... chứng từ gốc)

...........................................................................................................................................

Đại diện tổ chức, cá nhân

(Ký, tên đóng dấu nếu có)

Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)

Người duyệt

(Ký, họ tên)

 

CƠ QUAN:…………………………….

ĐƠN VỊ………………………………….
-------

 

MẪU SỐ 02

 

 

 

 

DANH SÁCH NGƯỜI TRỰC TIẾP ĐƯỢC HUY ĐỘNG HOẶC TỰ NGUYỆN THAM GIA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐỘT XUẤT NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG CHẶT PHÁ RỪNG TRÁI PHÁP LUẬT VÀ CHỮA CHÁY RỪNG

TT

Họ và tên

Địa chỉ

Số giờ tham gia

Thành tiền (đồng)

Ký nhận

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Đại diện UBND xã

(Ký tên, đóng dấu)

Đại diện tổ chức (nếu có)

(Ký tên, đóng dấu)

Người lập danh sách

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

(1)…………………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………………….

…………………, ngày ….. tháng ….. năm …..

MẪU SỐ 03

 

 

LỆNH

HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy rừng ngày 29/6/2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/1/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm.

...........................................................................................................................................

Tôi:……………………………………….Chức vụ ................................................................

Thuộc..................................................................................................................................

LỆNH

Điều 1. Huy động lực lượng, phương tiện của (2) .............................................................

Địa chỉ ................................................................................................................................

kể từ…………………… giờ…………. ngày………. tháng……. năm……. để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng tại (3) .........................................................................................................

Số lượng huy động: (4) .......................................................................................................

Điều 2…………………………………………… có trách nhiệm thi hành Lệnh này.

Lệnh này có hiệu lực kể từ……….. giờ, ngày……. tháng……. năm ……..


Nơi nhận:
- Như Điều 2;

……………

Lưu: VT.

Người nhận lệnh

Xác nhận thời gian nhận lệnh

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người ra Lệnh

(Ký tên và đóng dấu)

 

(1) Ghi cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan người ra lệnh;

(2) Ghi tên cơ quan, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân được huy động;

(3) Ghi địa điểm ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng;

(4) Ghi số lượng người, số lượng từng loại phương tiện, tài sản huy động.

 

CƠ QUAN…………………….
ĐƠN VỊ………………………..

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………./BB-CPR

 

 

MẪU SỐ 04

BIÊN BẢN VỤ CHÁY (PHÁ) RỪNG

Hôm nay, hồi.........giờ……. phút, ngày......... tháng....năm 20........ Tại thôn (bản). ..................xã, thị trấn ...................huyện, TP ………………………………; Chúng tôi gồm:

I. Đại diện (Cơ quan Kiểm Lâm): .......................................................................................

1. Ông (bà)..........................................................; chức vụ:................................................

2. Ông:................................................................................................................................

II. Đại diện chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy (phá) rừng:......................................

1. Ông (bà)..........................................................; chức vụ:................................................

2. Ông:................................................................................................................................

III. Đại diện chủ rừng...........................................................................................................

Ông (bà):…………………………………..địa chỉ:.................................................................

IV. Đại diện những người tham gia chữa cháy (chống chặt phá) rừng:

1. Ông (bà)..........................................................; địa chỉ:...................................................

2. Ông:..................................................................................................................................

Đã cùng nhau kiểm tra, lập biên bản về vụ cháy (phá) rừng xẩy ra hồi:..... giờ……. ngày..... tháng……. năm 20:…; tại địa phương như sau:

1. Vị trí, địa điểm cháy rừng: tại lô …………….khoảnh………….... thôn…………….... ;xã .……………………….,huyện……………….......(có bản đồ vị trí cháy (phá) rừng TL 1/10.000 kèm theo).

2. Điện tích cháy (phá):..... …….ha; diện tích thiệt hại…………ha; mức độ thiệt hại:...........%.

3. Trạng thái rừng bị cháy (phá):………………; loài cây chủ yếu………………………………. năm trồng …………….; mật độ hiện tại…….......cây/ha; đường kính BQ:………………… .cm; chiều cao BQ………………m.

4. Loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất): .........................................................................

5. Thời gian trực tiếp tham gia chữa cháy (chống chặt phá rừng) và trực phòng chống cháy lại (nếu có): từ.... giờ.....ngày……. /…/20..... đến giờ..... ngày..../.../20.....

6. Số người tham gia: …………………………..người (có danh sách kèm theo)

7. Đánh giá hiệu quả: ..........................................................................................................

8. Nguyên nhân: ..................................................................................................................

9. Đối tượng gây cháy (phá) rừng:.......................................................................................

Biên bản được lập thành 04 bản, có nội dung và giá trị như nhau được thông qua, những người có tên trên đều nhất trí ký tên làm bằng./.

 

ĐD người tham gia

(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐD chủ rừng

(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐD UBND xã

(Ký và đóng dấu)

Cơ quan Kiểm lâm

(Ký và đóng dấu)

Người lập biên bản

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

5. Nghiệm thu chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhận, cộng đồng dân cư thôn

5.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Trước ngày 15 tháng 11 năm kế hoạch chủ rừng lập bảng kê khai kết quả bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho trưởng thôn, trưởng thôn công khai danh sách và diện tích nơi công cộng để người dân tiện theo dõi. Trước 30 tháng 11 trưởng thôn gửi bảng tổng hợp danh sách và diện tích kèm theo kiến nghị (nếu không tự giải quyết được) về UBND xã.

b) Bước 2: Trước ngày 15/12, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng toàn xã, gửi Hạt Kiểm lâm cấp huyện. (Trong trường hợp, có các kiến nghị của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã cùng Trưởng thôn có trách nhiệm xem xét giải quyết. Trong trường hợp không giải quyết được, Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ (gồm kiến nghị của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và biên bản xử lý) về Hạt Kiểm lâm giải quyết.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

c) Bước 3: Trước ngày 31/12 Hạt Kiểm lâm tổng hợp diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng toàn huyện.

d) Bước 4: Trước ngày 15/2 năm sau năm kế hoạch, Hạt Kiểm lâm hoàn thành việc xác nhận, lập biểu tổng hợp kết quả nghiệm thu bảo vệ rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng, gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh làm cơ sở thanh toán ủy thác tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của năm kế hoạch. Trong trường hợp có kiến nghị của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và trong trường hợp cần thiết khác Hạt Kiểm lâm chủ trì phối hợp với cơ quan đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, nghiệm thu.

- Thời gian trả kết quả: trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

5.2. Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã.

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Danh sách kết quả bảo vệ rừng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

5.4. Thời hạn giải quyết: Không.

5.5 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Hạt kiểm lâm.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Xác nhận kết quả bảo vệ rừng của Hạt kiểm lâm.

5.8. Phí, lệ phí: Không.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt

(Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT).

5.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Thông tư số 20/2012/TT-BNNTTNT ngày 07/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

6. Cấp Giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

6.1. Trình tự thực hiện

Bước 1: Cách thức nộp hồ sơ:

Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan Kiểm lâm sở tại (Hạt Kiểm lâm).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và chứng nhận:

Cơ quan Kiểm lâm sở tại (Hạt Kiểm lâm) trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ phải tổ chức xác minh và cấp giấy chứng nhận trại nuôi. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Hạt Kiểm lâm phải thông báo bằng văn bản lý do cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.

Bước 3: Cách thức trả kết quả:

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày giấy chứng nhận trại nuôi được cấp, cơ quan Kiểm lâm sở tại giao trả cho tổ chức được cấp.

6.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Bản chính đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi phải thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức; tên loài, số lượng, nguồn gốc động vật nuôi; địa điểm trại nuôi; mô tả trại nuôi theo Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Bản sao chụp Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản sao chụp Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

6.4. Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Hạt Kiểm lâm.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

6.8. Phí, lệ phí: Không.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu từ khai:

Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.

(Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT , ngày 27/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

6.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

-Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT , ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường; Nghị định số 66/2016/NĐ-CP , ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;

- Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT , ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông, thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TTBNNPTNT, 47/2012/TT/BNNPTNT, 80/2011/TTBNNPTNT, 99/2006/BNN.

 

Phụ lục 6: Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT, ngày 27/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI

Kính gửi: ..................................................

1. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân đề nghị:

Tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.

2. Nội dung đề nghị cấp đăng ký:

Cấp mới ž; Cấp bổ sung ž; Khác ž, (nêu rõ).....

3. Loài động vật rừng thông thường đề nghị nuôi:

Stt

Tên loài

Số lượng (cá thể)

Mục đích gây nuôi

Nguồn gốc

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

….

 

 

 

 

 

 

4. Địa điểm trại nuôi:

5. Mô tả trại nuôi:

6. Các tài liệu kèm theo:

- Hồ sơ nguồn gốc;

-…….

 

………., ngày……tháng…….năm…….
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu là tổ chức)

 

7. Cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

7.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cách thức nộp hồ sơ:

Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan Kiểm lâm sở tại (Hạt Kiểm lâm).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và chứng nhận:

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan Kiểm lâm sở tại (Hạt Kiểm lâm) cấp đổi giấy chứng nhận hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp đổi giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

Bước 3. Cách thức trả kết quả: Tổ chức tại Hạt Kiểm lâm.

7.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Bản chính đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi phải thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức; tên loài, số lượng, nguồn gốc động vật nuôi; địa điểm trại nuôi; mô tả trại nuôi theo Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

7.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Hạt Kiểm lâm.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

7.8. Phí, lệ phí: Không.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.

(Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT , ngày 27/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày trước khi giấy chứng nhận trại nuôi hết hạn, chủ trại nuôi gửi bản chính đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.

7.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

-Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT , ngày 25/9/2012, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường;

- Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT , ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TTBNNPTNT, 47/2012/TT/BNNPTNT, 80/2011/TTBNNPTNT, 99/2006/BNN. Nghị định số 66/2016/NĐ-CP , ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

 

Phụ lục 6: Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT, ngày 27/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI

Kính gửi: ..................................................

1. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân đề nghị:

Tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.

2. Nội dung đề nghị cấp đăng ký:

Cấp mới ž; Cấp bổ sung ž; Khác ž, (nêu rõ).....

3. Loài động vật rừng thông thường đề nghị nuôi:

Stt

Tên loài

Số lượng (cá thể)

Mục đích gây nuôi

Nguồn gốc

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

….

 

 

 

 

 

 

4. Địa điểm trại nuôi:

5. Mô tả trại nuôi:

6. Các tài liệu kèm theo:

- Hồ sơ nguồn gốc;

 

 

………., ngày……tháng…….năm…….
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu là tổ chức)

 

8. Đăng ký bổ sung loài nuôi động vật rừng thông thường mục đích thương mại

8.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cách thức nộp hồ sơ:

Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan Kiểm lâm sở tại (Hạt Kiểm lâm).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và chứng nhận:

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan Kiểm lâm sở tại (Hạt Kiểm lâm) cấp đổi giấy chứng nhận hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp đổi giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân đề nghị.

Bước 3. Cách thức trả kết quả: Tại Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố.

8.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Bản chính đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi phải thể hiện rõ các nội dung: tên, địa chỉ, số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức; tên loài, số lượng, nguồn gốc động vật nuôi; địa điểm trại nuôi; mô tả trại nuôi theo Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư này, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

8.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Hạt Kiểm lâm, thành phố.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm.

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.

8.8. Phí, lệ phí: Không.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.

(Phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT , ngày 27/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày bổ sung loài động vật mới vào trại nuôi, chủ trại nuôi phải thực hiện thủ tục đăng ký bổ sung loài nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại.

8.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

-Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT , ngày 25/9/2012, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường; Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT , ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT, 25/2011/TTBNNPTNT, 47/2012/TT/BNNPTNT, 80/2011/TTBNNPTNT, 99/2006/BNN. Nghị định số 66/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

 

Phụ lục 6: Đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi động vật rừng thông thường vì mục đích thương mại

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT, ngày 27/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN TRẠI NUÔI ĐỘNG VẬT RỪNG THÔNG THƯỜNG VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI

Kính gửi: ..................................................

1. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân đề nghị:

Tên đầy đủ, địa chỉ, điện thoại; số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập.

2. Nội dung đề nghị cấp đăng ký:

Cấp mới ž; Cấp bổ sung ž; Khác ž, (nêu rõ).....

3. Loài động vật rừng thông thường đề nghị nuôi:

Stt

Tên loài

Số lượng (cá thể)

Mục đích gây nuôi

Nguồn gốc

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

….

 

 

 

 

 

 

4. Địa điểm trại nuôi:

5. Mô tả trại nuôi:

6. Các tài liệu kèm theo:

- Hồ sơ nguồn gốc;

-………..

 

 

………., ngày……tháng…….năm…….
Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu là tổ chức)

 

9. Xác nhận nguồn gốc lâm sản

9.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ

- Chủ lâm sản nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ (bản chính) đề nghị xác nhận lâm sản tại cơ quan Kiểm lâm sở tại (Hạt Kiểm lâm).

- Địa chỉ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Hạt Kiểm lâm.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hành chính Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận lâm sản của chủ lâm sản;

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hành chính có trách nhiệm thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và hướng dẫn chủ lâm sản hoàn thiện hồ sơ;

- Trường hợp kiểm tra hồ sơ và lâm sản đảm bảo đúng quy định thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hành chính tham mưu lãnh đạo Hạt Kiểm lâm tiến hành xác nhận ngay;

- Trường hợp cần phải xác minh về nguồn gốc lâm sản trước khi xác nhận thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hành chính thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

Bước 3: Kiểm tra xác minh, tham mưu xác nhận nguồn gốc lâm sản: Cán bộ pháp chế (hoặc kiểm lâm địa bàn) Hạt Kiểm lâm.

Bước 4: Xác nhận lâm sản: Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm.

Bước 5: Trả kết quả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Hạt Kiểm lâm.

9.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Hạt Kiểm lâm.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a. Thành phần hồ sơ gồm:

- Bảng kê lâm sản;

- Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính tại thời điểm xuất bán lâm sản;

- Các tài liệu về nguồn gốc của lâm sản theo quy định hiện hành của Nhà nước;

- Trường hợp lâm sản mua của nhiều cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân khai thác từ vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán thì người mua lâm sản lập bảng kê lâm sản, có chữ ký xác nhận của đại diện cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân đó.

b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

9.4. Thời hạn giải quyết: Không, quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp kiểm tra hồ sơ và lâm sản đảm bảo đúng quy định thì tiến hành xác nhận ngay. Trường hợp cần phải xác minh về nguồn gốc lâm sản, thời gian xác nhận tối đa không quá 05 ngày làm việc kể tự khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

9.5 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân (chủ lâm sản).

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Hạt Kiểm lâm.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Hạt Kiểm lâm.

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bảng kê lâm sản đã xác nhận.

9.8. Phí, lệ phí: Không.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Bảng kê lâm sản.

(Biểu mẫu số 01 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BNN ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

- Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/6/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản; Thông tư số 40/2015/TT-BNNPTNT ngày 21/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;

- Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT , ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi đông vật rừng thông thường; Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT , ngày 27/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TTBNNPTNT, 47/2012/TT/BNNPTNT, 80/2011/TTBNNPTNT, 99/2006/BNN.

- Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.

 

……………………………..

…………………………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:               BKLS

Tờ số:…………

 

BẢNG KÊ LÂM SẢN
(Kèm theo……………………. ngày…../….. /20... của……………………………. .)

TT

Tên lâm sản

Nhóm gỗ

Đơn vị tính

Quy cách lâm sản

Số lượng

Khối lượng

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ngày…..tháng…..năm 20….
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
LẬP BẢNG KÊ LÂM SẢN

 

10. Cấp phép khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu thiết yếu tại chỗ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

10.1. Trình tự thực hiện

a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn xây dựng và nộp bảng kê lâm sản khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp khối lượng khai thác toàn xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, cấp phép khai thác

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép hoặc có văn bản nêu lý do không cấp phép gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo và giao giấy phép cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn để thực hiện;

10.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Tên thành phần hồ sơ

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác

- Bản kê gỗ khai thác.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

10.4. Thời hạn giải quyết:

- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn xây dựng và nộp bảng kê lâm sản khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày 30/11 hàng năm;

- Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp khối lượng khai thác toàn xã, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép khai thác trước ngày 31/12 hàng năm;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được kế hoạch của xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép, khai thác cho từng chủ rừng và gửi kết quả về Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp, không cấp phép phải gửi văn bản nêu lý do không cấp phép.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả cấp phép hoặc văn bản không cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo và gửi giấy phép khai thác cho các chủ rừng biết, thực hiện.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép khai thác hoặc văn bản nêu lý do không cấp phép khai thác

10.8. Lệ phí (nếu có): Không

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác

- Bản kê gỗ khai thác.

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 5 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.

11. Cấp phép khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng.

11.1. Trình tự thực hiện:

a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn xây dựng và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận

c) Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện;

11.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện.

11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Tên thành phần hồ sơ

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác;

- Hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

11.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

11.6. quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện

b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện

11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác

11.8. Lệ phí (nếu có): Không

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác

- Hồ sơ thiết kế khai thác, tận dụng, tận thu

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.

12. Cấp phép khai thác, tận dụng, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật trong rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng.

12.1. Trình tự thực hiện:

a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn xây dựng và nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra hồ sơ và viết giấy biên nhận

c) Hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Nhận kết quả tại Ủy ban nhân dân cấp huyện;

12.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện.

12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Tên thành phần hồ sơ

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác,

- Bảng kê lâm sản khai thác.

b) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

12.4. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn

12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ủy ban nhân dân cấp huyện

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không

12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép khai thác

12.8. Lệ phí (nếu có): Không

12.9. Tên mẫu đơn, mẫu từ khai:

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác,

- Bảng kê lâm sản khai thác.

12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không

12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 11 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.

13. Giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình cá nhân và giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn

13.1. Trình tự thực hiện:

a) Bước 1: Nộp hồ sơ và tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng:

- Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng đến Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Đối với hộ gia đình, cá nhân: Đề nghị giao rừng (Phụ lục 01, Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT); hoặc Đề nghị cho thuê rừng (Phụ lục 02, Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT), Kế hoạch, sử dụng rừng (Phụ lục 03, Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT).

+ Đối với cộng đồng dân cư thôn: Đề nghị giao rừng (Phụ lục 04, Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT); kế hoạch quản lý khu rừng và biên bản cuộc họp cộng đồng dân cư thôn thống nhất đề nghị giao rừng.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng; viết giấy xác nhận thành phần hồ sơ tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.

+ Xem xét đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; kiểm tra thực địa (vị trí, ranh giới, tranh chấp) khu rừng theo đề nghị của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đảm bảo các điều kiện, căn cứ  giao rừng theo quy định của pháp luật.

+ Xác nhận và chuyển đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thời gian thực hiện Bước 1 không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

b) Bước 2: Thẩm định và xác định hiện trạng rừng

Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nơi không có Hạt Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, có trách nhiệm:

- Thẩm định về hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xác định và đánh giá hiện trạng khu rừng tại thực địa. Kết quả kiểm tra và đánh giá hiện trạng phải lập thành biên bản xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng, có xác nhận và ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng liền kề.

- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

Thời gian thực hiện Bước 2 không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc.

c) Bước 3: Quyết định giao rừng, cho thuê rừng

Sau khi nhận được hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn theo mẫu Quyết định tại Phụ lục 4, Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn (sau đây viết tắt là Thông tư 38/2007/TT-BNN); ký Hợp đồng cho thuê rừng đối với trường hợp thuê rừng (Phụ lục 05, Thông tư 38/2007/TT-BNN).

Thời gian thực hiện Bước 3 không quá 3 (ba) ngày làm việc.

d) Bước 4: Bàn giao rừng

Sau khi nhận được Quyết định giao, cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. Việc bàn giao phải xác định rõ vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng, trữ lượng, bản đồ khu rừng được giao và lập thành biên bản, có ký tên của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện các chủ rừng liền kề theo mẫu Biên bản tại Phụ lục 05 và 60, Thông tư 38/2007/TT-BNN .

Thời gian thực hiện Bước 4 không quá 3 (ba) ngày làm việc.

Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, nếu hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn không đủ điều kiện được giao, được thuê rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và thông báo rõ lý do không được giao, được thuê rừng.

13.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

13.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị giao rừng, cho thuê rừng (Phụ lục 01, 02, 04 Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT);

- Kế hoạch sử dụng rừng (Phụ lục 03, ban hành kèm theo Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

13.4. Thời hạn giải quyết: 36 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

13.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.

13.6. quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã, Hạt Kiểm lâm cấp huyện;

- Cơ quan phối hợp: Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện.

13.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính.

Quyết định của UBND cấp huyện về việc giao rừng, cho thuê rừng cho hệ gia đình, cá nhân và giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.

13.8. Phí, lệ phí: Không.

13.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị giao rừng, cho thuê rừng (Phụ lục 01, 02, 04 Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT)

- Kế hoạch sử dụng rừng (Phụ lục 03, Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT).

13.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.

13.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 14/12/2004;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn;

- Thông tư số 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 Sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Thông tư: 38/2007/TT-BNNPTNT, 78/2011/TT-BNNPTNT , 25/2011/TT-BNMTNT, 47/2012/TT-BNNPTNT , 80/2011/TT-BNNPTNT , 99/2006/TT-BNN.

 

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01: MẪU ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG

Kính gửi:………………………………………………………….

1. Họ và tên người đề nghị giao rừng (1) ..............................................................................

năm sinh…………………………; CMND (hoặc Căn cước công dân): , Ngày cấp………………………… Nơi cấp

Họ và tên vợ hoặc chồng: ...................................................................................................

năm sinh………………………………….; Số CMND (hoặc Căn cước công dân):……………………… Ngày cấp………………………….. Nơi cấp.................................................

2. Địa chỉ thường trú ..........................................................................................................

...........................................................................................................................................

3. Địa điểm khu rừng đề nghị giao (2) ...............................................................................

...........................................................................................................................................

4. Diện tích đề nghị giao rừng (ha) ....................................................................................

5. Để sử dụng vào mục đích (3) ........................................................................................

...........................................................................................................................................

6. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

 

 

………….ngày       tháng        năm…….
Người đề nghị giao rừng
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

Xác nhận của UBNĐ xã

1. Xác nhận về địa chỉ thường trú hộ gia đình, cá nhân......................................................

2. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng ...........................

3. Về sự phù hợp với quy hoạch ........................................................................................

 

 

………., ngày…..tháng……năm…..
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký tên và đóng dấu)




……………………………………….

 

1. Đối với hộ gia đình thì ghi cả hai vợ chồng cùng đề nghị giao rừng thì ghi họ, tên, số CMND (hoặc Căn cước công dân) và ngày, nơi cấp của vợ hoặc chồng

2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương.

3. Quản lý, bảo vệ (phòng hộ) hoặc sản xuất (rừng sản xuất).

 

PHỤ LỤC 02: MẪU ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG

Kính gửi:………………………………………………………….

1. Họ và tên người đề nghị thuê rừng (1) ..............................................................................

năm sinh…………………………; CMND (hoặc Căn cước công dân): , Ngày cấp………………………… Nơi cấp     

Họ và tên vợ hoặc chồng: ...................................................................................................

năm sinh…………………………………. ; Số CMND (hoặc Căn cước công dân):……………………… Ngày cấp………………………….. Nơi cấp..................................................

2. Địa chỉ liên hệ ...............................................................................................................

...........................................................................................................................................

3. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê (2) .............................................................................

...........................................................................................................................................

4. Diện tích đề nghị thuê rừng (ha) ...................................................................................

5. Thời hạn thuê rừng (năm) ............................................................................................

6. Để sử dụng vào mục đích...............................................................................................

7. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; trả tiền thuê rừng đầy đủ và đúng hạn.

 

 

………….ngày       tháng        năm…….
Người đề nghị thuê rừng
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

Xác nhận của UBNĐ xã

1. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng. ...........................

.............................................................................................................................................

3. Về sự phù hợp với quy hoạch ........................................................................................

 

 

………….ngày       tháng        năm…….
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký tên và đóng dấu)




……………………………………….

 

1. Đối với hộ gia đình thì ghi "Hộ ông/bà" ghi rõ họ, tên, năm sinh, số CMND (hoặc Căn cước công dân) và ngày, nơi cấp ; trường hợp cả hai vợ chồng cùng đề nghị thuê rừng thì ghi họ, tên, số CMND và ngày, nơi cấp của cả vợ và chồng.

2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh.

3. Thuê để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch….

 

PHỤ LỤC 03: MẪU KẾ HOẠCH SỬ DỤNG RỪNG DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG RỪNG

I. KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí khu rừng: Diện tích…………………….. ha, Thuộc khoảnh,…………… lô …………

Các mặt tiếp giáp................................................................................................................. ;

Địa chỉ khu rừng: thuộc xã………………… huyện…………………………. tỉnh;

2. Địa hình: Loại đất……………………………………… độ dốc.......................................... ;

3. Khí hậu:........................................................................................................................... ;

4. Tài nguyên rừng (nếu có): Loại rừng.............................................................................. ;

II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG RỪNG

1. Diện tích đất chưa có rừng: ...........................................................................................

2. Diện tích có rừng: Rừng tự nhiên…………………… ha; Rừng trồng.......................... ha

- Rừng tự nhiên

+ Trạng thái rừng………………………….. loài cây chủ yếu ................................................

+ Trữ lượng rừng…………………………… m3, tre, nứa................................................ cây

- Rừng trồng

+ Tuổi rừng…………………………. loài cây trồng ………………………….mật độ .............

+ Trữ lượng ..........................................................................................................................

- Tình hình khai thác, tận thu các loại lâm sản qua các năm ..............................................

III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG RỪNG

1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển giai đoạn 5 năm tới

- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:

+ Loài cây trồng...................................................................................................................

+ Mật độ .............................................................................................................................

+...........................................................................................................................................

- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:

+ ..........................................................................................................................................

+...........................................................................................................................................

- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:.......

.............................................................................................................................................

+ Xây dựng đường băng .....................................................................................................

+ Các thiết bị phòng cháy ....................................................................................................

+ ..........................................................................................................................................

- Kế hoạch khai, thác, tận thu sản phẩm

+...........................................................................................................................................

+...........................................................................................................................................

2. Khái quát phương hướng mục tiêu phát triển các giai đoạn tiếp theo

- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:

+ Loài cây trồng.....................................................................................................................

+ Mật độ ...............................................................................................................................

+ ..........................................................................................................................................

- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:

+...........................................................................................................................................

+...........................................................................................................................................

- Kế hoạch, phương án phòng cháy chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:........

+ Xây dựng đường băng......................................................................................................

+ Các thiết bị phòng cháy.....................................................................................................

+...........................................................................................................................................

- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm

+ ..........................................................................................................................................

+...........................................................................................................................................

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

 

PHỤ LỤC 04: MẪU ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG DÙNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG

Kính gửi: ……………………………………………………..

1. Tên cộng đồng dân cư thôn đề nghị giao rừng (1) ........................................................

2. Địa chỉ ............................................................................................................................

3. Họ và tên người đại diện cộng đồng dân cư thôn .........................................................

Tuổi……………….. chức vụ……………… ; số CMND (hoặc Căn cước công dân)...........

...........................................................................................................................................

Sau khi được nghiên cứu Luật Bảo vệ và phát triển rừng, được trao đổi thống nhất trong thôn, có quy chế quản lý rừng sơ bộ (kèm theo) và thống nhất đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, xã giao rừng cho cộng đồng như sau:

4. Địa điểm khu rừng đề nghị giao (ghi địa danh, tên lô, khoảnh, tiểu khu)…………………

5. Diện tích đề nghị giao (ha) ..............................................................................................

6. Để sử dụng vào mục đích (2) .........................................................................................

7. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

 

 

………….ngày       tháng        năm…….
Người đề nghị giao rừng
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

Xác nhận của UBND xã

1. Xác nhận về nhu cầu và khả năng quản lý, sử dụng rừng của cộng đồng dân cư thôn: .......

...........................................................................................................................................

2. Về sự phù hợp với quy hoạch: .........................................................................................

 

 

………….ngày       tháng        năm…….
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký tên và đóng dấu)




………………………………….

1. Ghi “Cộng đồng dân cư thôn/bản”; sau đó là tên của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc tên của đơn vị tương đương.

2. Quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng.

Kèm theo đề nghị giao rừng này phải có biên bản họp thôn thống nhất việc đề nghị Nhà nước giao rừng và ghi rõ số hộ gia đình có trong thôn.

 

II. Lĩnh vực nông thôn mới

1. Xác nhận Đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới

1.1. Trình tự thực hiện

a) UBND xã nộp văn bản đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới trước ngày 10 tháng 12 của năm liền kề trước năm đánh giá đến UBND cấp huyện.

b) UBND cấp huyện xem xét, xác nhận văn bản đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới đối với xã đã đạt chuẩn 14 tiêu chí trở lên tính đến thời điểm đăng ký và có đủ kiện phấn đấu đạt chuẩn trong năm đánh giá.

1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc theo đường bưu điện.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ: Văn bản đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới (bản chính - ban hành kèm theo Mẫu số 1.1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014).

b) Số lượng: 02 bản.

1.4. Thời hạn giải quyết: Thời gian UBND cấp huyện hoàn thành xác nhận văn bản đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới và trả kết quả là năm (05) ngày kể từ ngày nhận được đăng ký của UBND xã; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân xã.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận văn bản đăng ký xã đạt chuẩn nông thôn mới.

1.8. Lệ phí: Không.

1.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Có.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

- Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới;

- Thông tư số 40/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ xét công nhận và công bố xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới./.

 

Mẫu số 1.1

 ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ…………………………..

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:            /UBND……….
V/v đăng ký “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” năm
……………………

……………, ngày …. tháng …. năm ……

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện .. …………………, tỉnh/thành phố ……………………

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của Trung ương);

Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương);

Tính đến tháng ….năm……., xã…………… có số tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn theo quy định là ........./……….(tổng số) tiêu chí, đạt .......... % (so với quy định tại Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ,…………………… ). và có đủ điều kiện phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm ……………………….

Trên cơ sở khối lượng và tiến độ thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã, Ủy ban nhân, dân xã ……………………(huyện ........... tỉnh/thành phố……………….) đăng ký và cam kết thực hiện hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới theo quy định trong năm để được công nhận “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” năm …………………………….

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố……………………………., tỉnh/thành phố …………………………………xem xét, xác nhận./.

 

XÁC NHẬN CỦA UBND HUYỆN
……………………

CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

TM. UBND XÃ
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 

 

III. Lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT

1. Bố trí ổn định dân cư ngoài huyện, trong tỉnh

1.1 Trình tự thực hiện:

Bước 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đi gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến UBND cấp huyện nơi đi.

Bước 2. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của ban nhân dân cấp xã nơi đi, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đi tổ chức thẩm định hồ sơ, ban hành quyết định di dân đến vùng dự án, phương án bố trí, ổn định dân cư và gửi quyết định đến UBND cấp huyện nơi đến.

Bước 3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của UBND cấp huyện nơi đi, UBND cấp huyện nơi đến tổ chức thẩm tra địa bàn nhân dân, xem xét, ban hành quyết định tiếp nhận bố trí, ổn định dân cư đến vùng dự án, phương án.

1.2. Thành phần và số lượng hồ sơ.

* Hồ sơ UBND cấp xã nơi đi gửi UBND huyện nơi đi

- Đơn tự nguyện bố trí, ổn định dân cư (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015);

- Biên bản họp bình xét hộ dân được bố trí, ổn định (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015);

- Danh sách trích ngang các hộ bố trí, ổn định dân cư (Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015);

- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

* Hồ sơ UBND cấp huyện nơi đi gửi UBND cấp huyện nơi đến

- Văn bản đề nghị tiếp nhận bố trí, ổn định dân cư của UBNĐ huyện nơi đi.

- Quyết định di dân của UBND huyện nơi đi đến vùng dự án, phương án bố trí, ổn định dân cư.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

1.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

1.4. Thời gian giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày tiến nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp huyện

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính

1.8. Phí, lệ phí: Không

1.9. Mẫu đơn, tờ khai:

- Đơn tự nguyện bố trí, ổn định dân cư (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015);

- Biên bản họp bình xét hộ dân được bố trí, ổn định (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015);

- Danh sách trích ngang các hộ bố trí, ổn định dân cư (Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015);

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

1.11. Căn cứ pháp lý:

- Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020”;

- Thông tư số: 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2015 Quy định Quy trình bố trí, ổn định dân cư thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

 

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo TT số 19/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN TỰ NGUYỆN BỐ TRÍ, ỔN ĐỊNH DÂN CƯ

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã …………………………………

Họ và tên chủ hộ:…………………………….. Dân tộc .........................................................

Sinh ngày ……………tháng……………………. năm ……………........................................

Nguyên quán: ......................................................................................................................

Nơi ở hiện nay: ...................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú: ............................................................................................................

Thuộc đối tượng bố trí, ổn định dân cư:............................................................................ (*)

Tên dự án, phương án: ........................................................................................................

Số người đi trong hộ có………………………….. khẩu ………………………………..lao động.

 

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐI TRONG HỘ

Số thứ tự

Họ và  tên

Năm sinh

Quan hệ với chủ hộ

Trình độ văn hóa

Nghề nghiệp

Số sổ hộ khẩu hoặc số Chứng minh thư nhân dân

Nam

Nữ

1

 

 

 

Chủ hộ

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

Tôi tự nguyện làm đơn này xin tham gia dự án, phương án bố trí, ổn định dân cư.

Nếu được chấp nhận tôi xin cam kết:

- Tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ, quyền công dân theo quy định của Pháp luật.

-Tổ chức xây dựng cuộc sống lâu dài tại nơi được bố trí, sắp xếp.

Nếu tôi tự ý bỏ đi nơi khác, tôi sẽ phải hoàn trả các khoản tiền Nhà nước hỗ trợ, diện tích đất, rừng đã được giao (nếu có)./.

 

 
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ
(Họ tên, chức vụ, ký, đóng dấu) 

…….., ngày…..tháng…..năm…..
CHỦ HỘ LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú: (*) đối tượng: thiên tai, biên giới, hải đảo, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, dân cư trú trong rừng đặc dụng.