ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5445/QĐ-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2006 |
VỀ CHO PHÉP THÀNH LẬP QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;
Xét đơn xin thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển giáo dục ngày 02 tháng 10 năm 2006 của ông Đặng Tâm Chánh, Phó Tổng biên tập Báo Sài Gòn Tiếp thị, đại diện các sáng lập viên; và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 678/TTr-SNV ngày 31 tháng 10 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay cho phép thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển giáo dục.
Tên tiếng Anh: Education Development Foundation (viết tắt: EDF)
Quỹ Hỗ trợ phát triển giáo dục là Quỹ xã hội, không vì mục đích lợi nhuận, hoạt động theo nguyên tắc tự tạo vốn, tự trang trải các chi phí hoạt động xã hội của mình trên cơ sở đóng góp hoàn toàn tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm mục đích hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố.
Quỹ Hỗ trợ phát triển giáo dục có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định Nhà nước.
Quỹ chịu sự quản lý Nhà nước về tài chính của Sở Tài chính và chịu sự quản lý Nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo trong lĩnh vực hoạt động của Quỹ.
Trụ sở của Quỹ đặt tại số 25 Ngô Thời Nhiệm, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quỹ Hỗ trợ phát triển giáo dục có nhiệm vụ:
1. Tổ chức vận động và tiếp nhận các nguồn tài trợ hợp pháp về tài chính, vật chất của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện các chương trình học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo, hiếu học, các chương trình hỗ trợ đào tạo năng khiếu; hỗ trợ vốn, phương tiện phục vụ giảng dạy cho thầy cô giáo ở những vùng còn khó khăn trên địa bàn thành phố.
2. Quản lý và sử dụng nguồn vốn Quỹ đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả.
3. Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Quỹ cho Ủy ban nhân dân thành phố và cơ quan chức năng Nhà nước theo quy định.
Điều 3. Quỹ Hỗ trợ phát triển giáo dục chịu sự quản lý của Hội đồng quản lý Quỹ được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận gồm có:
- Chủ tịch Hội đồng quản lý;
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý;
- Các Ủy viên Hội đồng quản lý.
Điều 4. Quỹ Hỗ trợ phát triển giáo dục hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kèm theo Quyết định này.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 6. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở - ngành có liên quan, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ phát triển giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
(Kèm theo Quyết định số 5445/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
Điều 1. Tên - Tôn chỉ mục đích của Quỹ
Tên gọi của Quỹ: Quỹ Hỗ trợ phát triển Giáo dục
Tên tiếng Anh: Education Development Foundation - EDF
Trụ sở của Quỹ đặt tại: 25 Ngô Thời Nhiệm, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Quỹ là tổ chức xã hội, phi lợi nhuận, hoạt động nhằm mục tiêu hỗ trợ công tác giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố.
1. Quỹ tự trang trải chi phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, không có nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Quỹ tự tạo vốn trên cơ sở vận động tài trợ và tự nguyện đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
2. Quỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân thành phố về toàn bộ hoạt động của mình; Quỹ chịu sự quản lý Nhà nước về tài chính và chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở - ngành chức năng có liên quan.
3. Quỹ công khai tình hình huy động, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
4. Quỹ có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng, có tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
1. Tổ chức vận động và tiếp nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài để Quỹ thực hiện việc hỗ trợ cho các đối tượng được tài trợ nêu ở khoản 2 Điều 3 Điều lệ này.
2. Xây dựng và thực hiện các chương trình cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, các chương trình hỗ trợ đào tạo năng khiếu; hỗ trợ vốn, phương tiện phục vụ giảng dạy cho thầy cô giáo ở những vùng còn khó khăn trên địa bàn thành phố Hồ Chí minh.
3. Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Quỹ cho Ủy ban nhân dân thành phố và cơ quan chức năng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Quản lý và sử dụng nguồn vốn của Quỹ đúng mục đích, đối tượng và có hiệu quả.
1. Hội đồng quản lý là cơ quan quản lý cao nhất của Quỹ gồm tối thiểu 5 thành viên. Chủ tịch Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý do các sáng lập viên bầu ra và được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận. Việc thay đổi thành viên Hội đồng quản lý do Hội đồng quản lý thỏa thuận và đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định công nhận.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Duyệt phương hướng, kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ và chuẩn y kế hoạch tài chính, thẩm tra báo cáo quyết toán hàng năm của Ban điều hành Quỹ.
b) Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu của Quỹ; xây dựng định mức chi tiêu cho công tác quản lý Quỹ không vượt quá 5% nguồn thu của Quỹ, mức khống chế 5% nguồn thu này có thể tính bù trừ cho 3 năm kế tiếp.
c) Giám sát và kiểm tra việc thực hiện điều lệ Quỹ.
d) Quyết định các bộ phận chuyên môn của Quỹ.
e) Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể, quyết định những việc thuộc thẩm quyền trong các kỳ họp định kỳ. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định các nội dung công việc do Giám đốc đề nghị. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý triệu tập cuộc họp bất thường để quyết định những vấn đề cụ thể, cuộc họp có các thành viên Ban Giám đốc Quỹ tham dự để giải trình.
1. Giám đốc Quỹ là đại diện theo pháp luật của Quỹ:
Các thành viên Ban Giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm gồm:
- Giám đốc: Điều hành công việc chung và phụ trách công tác tài chính.
- Các Phó Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực đối nội, đối ngoại theo quy mô hoạt động.
Ban Giám đốc làm việc theo chế độ Thủ trưởng, khi cần thiết Giám đốc có thể ủy quyền cho các Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực thay thế.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Quỹ:
a) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Quỹ.
b) Trực tiếp điều hành, ký các văn bản và quản lý hoạt động của Quỹ theo trách nhiệm được phân công; quản lý vốn và tài sản của Quỹ theo đúng quy định của Hội đồng quản lý, theo Điều lệ của Quỹ và theo đúng pháp luật.
c) Báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình hoạt động của Quỹ với Hội đồng quản lý Quỹ và các cơ quan thẩm quyền và báo cáo giải trình theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ.
1. Phụ trách kế toán của Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc dựa trên các tiêu chuẩn do Nhà nước quy định, có nhiệm vụ giúp Ban Giám đốc thực hiện công tác kế toán, thống kê của Quỹ.
2. Chức danh Trưởng, Phó các bộ phận chuyên môn, nhân viên nghiệp vụ của Quỹ do Giám đốc bổ nhiệm và tuyển dụng theo quy định pháp luật.
3. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ ra quyết định thành lập Ban kiểm soát Quỹ và bổ nhiệm các thành viên gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Ủy viên. Ban kiểm soát Quỹ hoạt động độc lập, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ; báo cáo kiến nghị với Hội đồng quản lý Quỹ về kết quả kiểm tra.
Quỹ có các nguồn thu bằng tiền mặt và hiện vật gồm có:
1. Đóng góp ban đầu của các thành viên sáng lập;
2. Đóng góp tự nguyện hoặc tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
3. Thu từ lãi suất tiền gửi ngân hàng hoặc lãi từ các hoạt động tài chính khác theo đúng quy định Nhà nước;
4. Thu từ các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Các khoản thu trên được quản lý theo Quy chế quản lý tài chính Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 56/2000/QĐ-BTC ngày 19 tháng 4 năm 2000.
1. Mức chi ít nhất là 95% tổng số thu của Quỹ sử dụng cho việc:
a) Tài trợ cấp học bổng cho các đối tượng được nêu ở khoản 2 Điều 3 Điều lệ này;
b) Tài trợ theo sự ủy nhiệm của các tổ chức, cá nhân cho các chương trình, dự án có địa chỉ cụ thể phù hợp với tôn chỉ mục đích hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật.
2. Mức chi cho hoạt động quản lý không vượt quá 5% tổng số thu hàng năm của Quỹ gồm:
a) Chi lương, phụ cấp cho bộ máy quản lý.
b) Mua sắm tài sản, phương tiện làm việc, văn phòng phẩm.
c) Chi hành chính phí: Điện thoại, Fax, thư tín, dịch vụ ngân hàng, công tác phí, tàu xe… và các khoản chi khác liên quan đến hoạt động của Quỹ.
Điều 9. Tổ chức và thực hiện công tác kế toán, thống kê
1. Quỹ tổ chức và thực hiện công tác tài chính kế toán theo quy định của Luật Kế toán.
2. Quỹ mở sổ ghi chép và công khai danh sách các tổ chức, cá nhân đóng góp tài trợ và danh sách các đối tượng nhận học bổng và tài trợ.
3. Quỹ lập các báo cáo tài chính cho Hội đồng quản lý Quỹ và cơ quan chủ quản theo thời gian quy định.
Hàng năm, Quỹ thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán tình hình thu, chi tài chính của Quỹ (nếu thấy cần thiết).
Điều 10. Quan hệ của Quỹ với các tổ chức, cá nhân có liên quan hoạt động của Quỹ
1. Để vận động nguồn thu ủng hộ hoặc tài trợ cho các đề án cụ thể, Quỹ mở rộng giao dịch, quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Để xây dựng các đề án cấp học bổng, tài trợ, Quỹ có quan hệ với các địa phương, tổ chức và cá nhân trong nước cần sự trợ giúp.
3. Quỹ có trách nhiệm thực hiện tài trợ đúng theo sự ủy quyền của các tổ chức, cá nhân tài trợ có mục đích, có đối tượng và địa chỉ cụ thể.
Điều 11. Thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện
1. Khi mở rộng quy mô hoạt động, Quỹ có thể mở các Văn phòng đại diện ở các địa phương trong nước theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ quyết định việc thành lập và quy định quyền hạn, trách nhiệm của Văn phòng đại diện theo đề nghị của Giám đốc Quỹ.
2. Các Văn phòng đại diện là các đơn vị phụ thuộc, hoạt động theo sự ủy quyền của Ban Giám đốc. Quỹ chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của các Văn phòng đại diện trực thuộc.
3. Các Văn phòng đại diện có trách nhiệm đối với cơ quan Nhà nước địa phương.
SÁP NHẬP, CHIA TÁCH, TẠM ĐÌNH CHỈ HOẶC GIẢI THỂ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
Điều 12. Sáp nhập, chia tách, tạm đình chỉ hoặc giải thể Quỹ
Tùy theo tình hình thực tế về khả năng hoạt động, Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sáp nhập, chia tách, tạm ngưng hoạt động hoặc giải thể Quỹ.
Điều 13. Xử lý tài sản khi sáp nhập, chia tách, giải thể
1. Tiền và tài sản của Quỹ phải được tiến hành kiểm kê chính xác, kịp thời trước khi thực hiện quyết định sáp nhập, chia tách hoặc giải thể Quỹ của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Việc xử lý tiền và tài sản của Quỹ phải theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 14. Bổ sung sửa đổi Điều lệ Quỹ
Trong quá trình hoạt động, Giám đốc Quỹ có trách nhiệm đề xuất Hội đồng quản lý Quỹ việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản cho phù hợp để trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.
Điều 15. Hiệu lực thi hành Điều lệ
Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày Ủy ban nhân dân thành phố ký quyết định phê duyệt./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1 Nghị quyết 12/2007/NQ-HĐND quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục tỉnh Hà Giang
- 2 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3 Quyết định 56/2000/QĐ-BTC về Quy chế quản lý tài chính Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Nghị định 177/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện