BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 55/1999/QĐ-BVHTT | Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 1999 |
Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày 8-11-1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Văn hoá - Thông tin;
Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình ca nhạc, sân khấu;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình ca nhạc sân khấu".
Điều 2. Bản quy chế ban hành kèm theo Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Bản quy chế tạm thời về quản lý hoạt động âm nhạc ban hành kèm theo Quyết định số 1709/VH-QĐ ngày 11-10-1989 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Văn bản số 2137/CV-VP ngày 27-7-1994 của Bộ Văn hoá - Thông tin và những quy định do Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành trước đây trái với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều hết hiệu lực kể từ ngày Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này có hiệu lực.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục trưởng Cục Điện ảnh, Cục trưởng Cục Xuất bản, Giám đốc các Sở Văn hoá - Thông tin và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này.
| Nguyễn Khoa Điềm (Đã ký) |
SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, LƯU HÀNH, KINH DOANH BĂNG ÂM THANH, ĐĨA ÂM THANH, BĂNG HÌNH, ĐĨA HÌNH CA NHẠC, SÂN KHẤU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT ngày 5 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông Tin)
Điều 1. Quy chế này điều chỉnh việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng âm thanh (băng cát-sét), đĩa âm thanh (đĩa CD, CD-ROM), băng hình (băng viđiô), đĩa hình (đĩa VCD, DVD, CD-ROM), các loại băng, đĩa khác có nội dung ca nhạc, sân khấu dưới đây gọi chung là băng, đĩa ca nhạc, sân khấu.
Nội dung ca nhạc nói tại Quy chế này bao gồm: ca, múa, nhạc, Karaokê.
Nội dung sân khấu nói tại Quy chế này bao gồm: các loại hình sân khấu.
Đối tượng sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng, đĩa tuân phải theo những quy định có liên quan tại Nghị định 87/CP ngày 12-12-1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng, các quy định tại Quy chế này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Nhà nước khuyến khích việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng, đĩa có nội dung lành mạnh, chất lượng kỹ thuật cao để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá với các nước.
Điều 3. Nghiêm cấm các hành vi sau:
1. Sản xuất băng, đĩa có nội dung:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
b) Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô, đồi truỵ, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của công nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.
d) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân.
2. Sử dụng bài hát Việt Nam sáng tác trước năm 1945 trong toàn quốc, trước năm 1954 ở vùng tạm chiếm, trước năm 1975 ở miền Nam để sản xuất băng, đĩa mà bài hát đó chưa được Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép phổ biến.
SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU BĂNG, ĐĨA CA NHẠC, SÂN KHẤU
a) Điều kiện:
- Có đăng ký kinh doanh sản xuất băng, đĩa (đối với tổ chức kinh tế);
- Có chức năng sản xuất băng, đĩa do cơ quan chủ quản quy định (đối với tổ chức khác có cơ quan chủ quản);
- Có người biên tập đủ trình độ chính trị, nghiệp vụ theo chức danh, tiêu chuẩn biên tập viên.
Tổ chức ở Trung ương gửi đơn xin phép Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Tổ chức ở địa phương gửi đơn xin phép Sở Văn hoá - Thông tin sở tại.
Trong đơn ghi rõ:
- Tên chương trình;
- Tên tác phẩm, tác giả (nếu chương trình có nhiều tác phẩm phải ghi rõ thứ tự tác phẩm);
- Địa chỉ của tác giả vào thời điểm xin phép (đối với tác giả sống ở nước ngoài);
- Tóm tắt nội dung chương trình (đối với chương trình sân khấu);
- Tên người biên tập;
- Loại hình thực hiện (ghi rõ loại hình: băng cátsét, băng viđiô, đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM hay loại hình khác);
- Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung chương trình do mình sản xuất;
2. Tổ chức muốn sản xuất băng, đĩa để lưu hành không nhằm mục đích kinh doanh phải làm thủ tục như quy định tại điểm b khoản 1 điều này và tuân theo những quy định tại khoản 1 và 3 Điều 9 Quy chế này.
2. Khi sản xuất băng, đĩa tổ chức sản xuất phải tuân theo những quy định sau đây:
a) Nội dung chương trình trong từng băng, đĩa phải đúng với giấy phép đã được cấp; không được sử dụng ca sĩ, nhạc công bị cấm biểu diễn để sản xuất chương trình;
b) Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền tác giả tại Chương I phần thứ sáu Bộ luật Dân sự;
c) Đảm bảo chất lượng hình và tiếng của băng, đĩa;
d) Trường hợp đưa sản phẩm đi gia công ở nước ngoài phải được phép của Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Kế hoạch);
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung băng, đĩa do mình sản xuất;
e) Ít nhất là 7 ngày trước khi phát hành phải nộp lưu chiểu tại Cục Nghệ thuật biểu diễn, Thư viện Quốc gia và Sở Văn hoá - Thông tin nơi đã cho phép sản xuất mỗi chương trình 2 bản. (Riêng đối với băng viđiô không phải nộp lưu chiểu tại Thư viện Quốc gia);
f) Tổ chức là đơn vị sự nghiệp sản xuất băng, đĩa nhằm mục đích kinh doanh phải đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương theo quy định.
3. Riêng đối với Nhà xuất bản sản xuất băng, đĩa, đưa băng, đĩa đi gia công ở nước ngoài, nộp lưu chiểu thực hiện theo quy định tại Luật Xuất bản; khi phát hành phải dán nhãn kiểm soát trên từng băng, đĩa theo quy định tại khoản 1 và 3 Điều 9 Quy chế này.
2. Nghiêm cấm hoạt động nhân bản băng, đĩa mà không được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền.
a) Tổ chức ở Trung ương nhập khẩu băng, đĩa phải được phép của Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hoá - Thông tin);
b) Tổ chức ở địa phương nhập khẩu băng, đĩa phải được phép của Sở Văn hoá - Thông tin sở tại.
c) Kế hoạch nhập khẩu hoặc đơn xin nhập khẩu (đột xuất) phải ghi rõ:
- Tên chương trình;
- Tên tác phẩm, tác giả (nếu chương trình có nhiều tác phẩm phải ghi rõ thứ tự tác phẩm), tên nghệ sĩ biểu diễn;
- Loại hình nhập khẩu (ghi rõ loại hình: băng cátsét, băng viđiô, đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM hay loại hình khác);
- Số lượng xin nhập khẩu;
- Cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung chương trình do mình nhập khẩu.
đ) Ít nhất là 7 ngày trước khi phát hành băng, đĩa doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp lưu chiểu tại Cục Nghệ thuật biểu diễn, Thư viện Quốc gia và Sở Văn hoá - Thông tin đã cho phép nhập khẩu mỗi chương trình 2 bản;
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận kế hoạch (hoặc đơn) xin nhập khẩu, Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hoá - Thông tin phải trả lời. Trường hợp cần kéo dài thời gian cũng không quá 20 ngày kể từ ngày nhận kế hoạch (hoặc đơn). Nếu không cho phép phải có văn bản trả lời rõ lý do.
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu băng, đĩa ca nhạc, sân khấu không nhằm mục đích kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về nhập khẩu văn hoá phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.
Việc xuất khẩu băng, đĩa ca nhạc, sân khấu thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất khẩu.
LƯU HÀNH, KINH DOANH BĂNG, ĐĨA CA NHẠC, SÂN KHẤU
a) Tên chương trình;
b) Nội dung chương trình;
c) Bản sao các văn bản sau đây:
- Giấy phép phát hành do Sở Văn hoá - Thông tin hoặc Cục Nghệ thuật biển diễn cấp;
- Giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản đối với Nhà xuất bản;
d) Số lượng nhãn cần dán trên băng, đĩa.
3. Nhãn dán trên băng, đĩa phải ghi đầy đủ các đề mục đã in. Tổ chức được cấp nhãn chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng nhãn. Nhãn cấp cho chương trình nào chỉ được dán trên băng, đĩa đúng với chương trình đó.
4. Băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát thì được lưu hành trong và ngoài nước, trừ trường hợp sau khi đã bán nhãn mà bị cơ quan có thẩm quyền cấm lưu hành.
a) Điều kiện:
- Địa điểm mở cửa hàng phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người đứng tên kinh doanh.
- Có phương tiện để khách kiểm tra chất lượng băng, đĩa tại cửa hàng;
b) Thủ tục:
Tổ chức, cá nhân muốn mở cửa hàng kinh doanh băng, đĩa phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Sau khi có đăng ký kinh doanh mới được hoạt động.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh băng, đĩa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung băng, đĩa do mình kinh doanh.
3. Nghiêm cấm các hành vi:
- Trích ghép nội dung trong băng, đĩa để kinh doanh;
- Thêm, bớt hình ảnh, âm thanh làm thay đổi chương trình băng, đĩa đã được phép lưu hành;
- Kinh doanh băng, đĩa sản xuất, nhập khẩu, nhân bản trái pháp luật hoặc băng, đĩa không dán nhãn.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
2. Cục nghệ thuật biểu diễn chịu trách nhiệm trước Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện:
a) Cấp phép sản xuất, phát hành băng, đĩa ca nhạc, sân khấu do các tổ chức ở Trung ương sản xuất, nhập khẩu;
b) Nhận và kiểm tra băng, đĩa lưu chiểu của các tổ chức sản xuất, nhập khẩu trong cả nước; trường hợp phát hiện nội dung băng, đĩa vi phạm quy định cấm tại Điều 3 Quy chế này thì quyết định cấm phát hành, không cấp nhãn để dán trên băng, đĩa và báo cáo Bộ Văn hoá - Thông tin;
c) Phát hành nhãn kiểm soát dán trên băng, đĩa được phép phát hành;
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu.
3. Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm trước Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép các tổ chức sản xuất băng, đĩa ở trong nước đưa băng, đĩa đi gia công ở nước ngoài, trừ trường hợp băng, đĩa của các Nhà xuất bản đưa gia công ở nước ngoài.
4. Cục Xuất bản chịu trách nhiệm trước Bộ Văn hoá - Thông tin quản lý việc sản xuất băng, đĩa của các Nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản và những quy định có liên quan tại Quy chế này.
5. Sở Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện:
a) Cấp phép sản xuất, phát hành băng, đĩa do các tổ chức ở địa phương sản xuất, nhập khẩu;
b) Nhận và kiểm tra băng, đĩa lưu chiểu của các tổ chức do mình cho phép sản xuất, nhập khẩu; trường hợp phát hiện nội dung băng, đĩa vi phạm quy định cấm tại Điều 3 Quy chế này thì quyết định cấm phát hành và báo cáo ngay với Bộ Văn hoá - Thông tin (Cục Nghệ thuật biểu diễn) và Uỷ ban nhân dân nhân dân cấp tỉnh;
c) Tổ chức chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu ở địa phương theo thẩm quyền.
6. Người có thẩm quyền cho phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, phát hành băng, đĩa, đưa đĩa đi gia công ở nước ngoài, cấp nhãn để dán trên băng, đĩa chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung băng, đĩa do mình cho phép hoặc cấp nhãn.
2. Thanh tra chuyên ngành Sở Văn hoá - Thông tin phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra việc thi hành các quy định về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong phạm vi địa phương.
Điều 13. Đối tượng sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan; nếu có hành vi vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 14. Tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc cấp phép hoặc kiểm tra, thanh tra trái pháp luật, gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp của người sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng, đĩa thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ kuật, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 15. Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Từ ngày 15-9-1999 tất cả các loại băng, đĩa ca nhạc, sân khấu không dán nhãn kiểm soát của Cục nghệ thuật biểu diễn thì không được phép lưu hành, kinh doanh.
Quy chế tạm thời về quản lý hoạt động âm nhạc, ban hành kèm theo Quyết định số 1709/VH-QĐ ngày 11-10-1989 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Văn bản số 2137/CV-VP ngày 27-7-1994 của Bộ Văn hoá - Thông tin và những quy định do Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành trước đây trái với Quy chế này đều hết hiệu lực kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực.
- 1 Thông tư 07/2011/TT-BVHTTDL sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ, quy định liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 2 Thông tư 05/2012/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL, 07/2011/TT-BVHTTDL, Quyết định 55/1999/QĐ-BVHTT do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3 Nghị định 79/2012/NĐ-CP về Quy định biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu
- 4 Quyết định 01/QĐ-BVHTTDL năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/12/2013 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5 Quyết định 485/QĐ-BVHTTDL năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 6 Quyết định 485/QĐ-BVHTTDL năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018