Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/2013/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐƯỢC BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 40/2010/QĐ-UBND NGÀY 24/8/2010 CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 m 2003;

Căn cứ Pháp lệnh s 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

Căn c Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ Quy định trình tự thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu n và công cụ h trợ;

Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định s 39/2009/NĐ-CP ngay 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu n công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công Thương v việc quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ v vật liệu n công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2012 của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một s điều Thông tư s 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị đnh số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu n công nghiệp;

Xét đề nghị của Giám đc Sở Công Thương tại Tờ trình số 4413/TTr-SCT ngày 24 tháng 10 năm 2013 về việc ban hành Quyết định sửa đi, b sung Quy chế quản lý vật liệu n công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND ngày 24/8/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Báo cáo thẩm định số 1295/STP-VBPQ ngày 07/6/2013 và Báo cáo thẩm định số 2602/STP-VBPQ ngày 21/10/2013 của S Tư pháp Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn thành phHà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2010 của UBND thành phố Hà Nội.

1. Sửa đi, bổ sung Điều 1 của Quy chế như sau:

“Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh

Những nội dung khác có liên quan đến quản lý vật liệu nổ công nghiệp (sau đây viết tắt là VLNCN) không được quy định trong Quy chế này thì áp dụng quy định của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điu Nghị định s 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định s26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ Quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý tiêu hủy vũ khí, vật liệu nvà công cụ htrợ, Thông tư s23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một sđiều của Nghị đnh số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Thông tư s26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 ca BCông Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một s điu ca Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp.”

2. Sửa đi, bổ sung Điều 2 của Quy chế như sau:

“Điều 2. Nguyên tắc quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

Ngoài những nguyên tắc quản lý hoạt động VLNCN nói chung đã được quy định trong Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ, Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ, Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ, hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố còn được quản lý theo các nguyên tc cơ bản dưới đây:

1. Đảm bảo tính thống nhất, tập trung, không hình thức, chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý hoạt động VLNCN.

2. Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn tuyệt đi trong mọi trường hợp; phát huy hiệu quả của hoạt động VLNCN mục đích phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Thủ đô.

3. Đảm bảo sphối hợp đồng bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, từng cp; đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.”

3. Sửa đi, bổ sung Điều 7 của Quy chế như sau:

“Điều 7. Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp

Ngoài điều kiện, quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 19, 20 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 1 Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 và Điều 4, 5 Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của B Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định s 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ, khoản 3 Điu 1 Thông tư s26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bsung một sđiều Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bô Công thương, tổ chức kinh doanh VLNCN trên địa bàn Thành phố còn phải:

1. Đảm bảo các điều kiện về sở vật chất - kỹ thuật; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; điều kiện sức khỏe; điều kiện bảo vệ môi trường; phòng chng cháy nvà điều kiện an toàn theo quy định của pháp luật.

2. Căn cứ giấy phép sử dụng VLNCN của cơ quan có thm quyn cp đcó kế hoạch cung cấp đảm bảo về số lượng, chủng loại và cht lượng VLNCN.

3. Không được từ chối việc mua lại VLNCN dư thừa của các tổ chức đã mua VLNCN của đơn vị mình mà không có lý do chính đáng. Đi với vật liệu nổ đã quá hạn sử dụng các đơn vị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo qun, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nvà công cụ htrợ.

4. Không được bán các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ trái với danh mục VLNCN Việt Nam quy định.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 (phần đầu và khoản 1) của Quy chế như sau:

“Điều 12. Quản lý sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Ngoài điều kiện, quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 21, 22 Nghị định s 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ và Điu 9 Thông tư s23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị đnh số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Thông tư số 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương về việc sửa đi, bsung một s điu Thông tư s 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nghị định số 26/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ, tổ chức sử dụng VLNCN vào mục đích sản xut, dịch vụ nổ mìn, đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học và thử nghiệm trên địa bàn Thành phố còn phải:

1. giấy phép sử dụng VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp (Hồ sơ xin cấp giy phép thực hiện theo quy định tại Điều 9, Thông tư số 23/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương, khoản 10 Điu 1 Thông tư s26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương).”

5. Sửa đổi bổ sung Điều 21, Trách nhiệm của Công an Thành phố như sau:

"Điều 21 a: Trách nhiệm của Công an Thành phố

1. Tiếp nhn hồ sơ và xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự cho các tổ chức có yêu cầu sử dụng VLNCN trên địa bàn Thành phố trước khi cấp có thẩm quyền cấp phép;

2. ớng dẫn thực hiện các quy định về an ninh trật tự và nghiệp vụ bảo vệ an ninh trật tự cho lực lượng bảo vệ đối với các tổ chức có tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố;

3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an ninh trật tự đi với các tchức có hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố, xử lý các vi phạm theo quy định ca pháp luật;

4. Tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp giấy phép vận chuyn VLNCN và tin cht thuốc nổ cho các tổ chức có giấy phép hoạt động VLNCN trên địa bàn thành phố;

5. Tiếp nhận đề nghị, kiểm tra thc tế kho chứa VLNCN của các đơn vị sử dụng để xác nhận vào giy đăng ký tiếp nhận VLNCN cho các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn;

6. Tham gia đoàn liên ngành kiểm tra định kỳ, đột xuất các tổ chức có hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phkhi được yêu cu.

Điều 21 b. Trách nhiệm của Sở Cảnh sát Phòng cháy & Chữa cháy Thành phố

1. Tiếp nhận hồ sơ và xem xét cấp giấy xác nhận đủ điu kiện về phòng cháy chữa cháy cho các tổ chức sử dụng VLNCN trên đa bàn thành phtrước khi cấp có thẩm quyn cấp phép;

2. Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các tổ chức tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố;

3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác phòng cháy và chữa cháy của các tổ chức tham gia hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố và xử lý vi phạm về quản lý, hoạt động VLNCN theo quy định của Chính phủ và Bộ Công an;

4. Tham gia và có ý kiến thẩm định về lĩnh vực an toàn phòng chng cháy nổ cho hồ sơ thiết kế cơ sở công trình kho chứa VLNCN của các tổ chức hoạt động VLNCN trên địa bàn Thành phố;

5. Tham gia đoàn liên ngành kiểm tra định kỳ, đột xuất các tổ chức có hoạt đng VLNCN trên địa bàn Thành phố khi được yêu cầu."

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở Công Thương, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, STài nguyên và Môi trường; Bộ Tư lệnh Thủ đô; Công an thành phố Hà Nội; Chtịch UBND các Quận, Huyện, Thị xã, các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Website Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- TT TU, TT HĐND TP;
- Đoàn ĐBQH TP;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- CT, các PCT UBND TP;
- CVP, PVP, các phòng CV;
- Trung tâm công báo, Cổng Giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội;
- Lưu: VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu