- 1 Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2 Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 3 Quyết định 1279/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 của tỉnh Bình Định
- 4 Kế hoạch 1143/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5 Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình của thành phố Hà Nội đến năm 2030
- 6 Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tỉnh Nam Định đến năm 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 554/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 27 tháng 4 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẤC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1347/QĐ-BYT ngày 22/2/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2147/QĐ-UBND ngày 23/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Bắc Kạn thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1055/TTr-SYT ngày 19/4/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 27/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là nỗ lực của nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, vợ chồng chủ động quyết định thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.
Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn vẫn thuộc nhóm các tỉnh có mức sinh cao. Số trẻ em sinh ra là con thứ 3 trở lên còn khá cao, chiếm tỷ lệ 10,5% năm 2020; số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 66,3%; nhu cầu tránh thai chưa đáp ứng vẫn còn cao, nhất là nhóm vị thành niên, thanh niên. Một phần nguyên nhân nằm trong hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ của tỉnh đó là: Cơ sở vật chất một số nơi chưa đảm bảo, trang thiết bị còn thiếu đặc biệt là tuyến xã; trong cung ứng dịch vụ có lúc chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân do thiếu một số chủng loại phương tiện tránh thai như thuốc tiêm tránh thai, que cấy tránh thai; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ y tế đã được nâng lên, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dân. Phương tiện tránh thai miễn phí cấp phát theo hệ thống nhân viên y tế thôn bản gặp nhiều khó khăn do thường xuyên có sự thay đổi tổ chức bộ máy trong hệ thống dân số. Việc triển khai xã hội hóa phương tiện tránh thai chưa phát triển, chủ yếu là cung cấp viên uống tránh thai và bao cao su. Ngoài ra, hiện nay chủ trương của nhà nước chỉ hỗ trợ phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ cho đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách nên về phạm vi đối tượng được cung cấp bị thu hẹp.
Từ nhu cầu thực tiễn, việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là cần thiết. Kế hoạch sẽ đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo người dân được tiếp cận dịch vụ thuận tiện, xóa bỏ khác biệt giữa các vùng nhằm mang lại lợi ích cho người dân.
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;
Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;
Quyết định số 718/QĐ-BYT ngày 25/02/2019 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, sức khỏe sinh sản đến năm 2030;
Quyết định số 1347/QĐ-BYT ngày 22/02/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;
Công văn số 7257/BYT-TCDS ngày 25/12/2020 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;
Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 22/01/2018 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới;
Quyết định số 723/QĐ-UBND ngày 09/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 13-CTr/TU ngày 22/01/2018 của Tỉnh ủy Bắc Kạn thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới;
Quyết định số 2147/QĐ-UBND ngày 23/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Bắc Kạn thực hiện Chiến, lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.
1. Đối tượng
- Đối tượng thụ hưởng: Nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ, chú trọng vị thành niên, thanh niên.
- Đối tượng tác động: Người dân trong toàn xã hội; các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.
2. Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh.
IV. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
1. Những kết quả đạt được
- Sau nhiều năm thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của nhân dân, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình và thực hiện kế hoạch giảm sinh trên cơ sở tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ.
- Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đã được củng cố, kiện toàn và phát triển từ tỉnh tới cơ sở, từng bước nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người sử dụng.
- Cung cấp miễn phí các phương tiện tránh thai cho các đối tượng nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng kinh tế khó khăn, đồng thời triển khai công tác tiếp thị xã hội, xã hội hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản trên thị trường...
- Hàng năm, đã tổ chức các đợt cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS tới xã khó khăn, xã có mức sinh cao của tỉnh góp phần giảm tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản, giảm tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa, giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn và tăng số người chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai.
- Hệ thống cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của chương trình kế hoạch hóa gia đình; chất lượng hệ thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (LMIS) luôn được duy trì thực hiện.
- Về Quy mô dân số: Năm 2015 dân số Bắc Kạn là 305.664 người; năm 2020 là 316.463 người, 5 năm tăng thêm 10.799 người (bình quân mỗi năm tăng 2.160 người); tổng tỷ suất sinh (TFR) của Bắc Kạn năm 2019 đạt 2,14 con/phụ nữ (năm 2016 là 2,4 con). Xu thế giảm sinh tiếp tục được duy trì, tỷ suất sinh thô toàn tỉnh giảm từ 18‰ năm 2016 đến năm 2019 còn 13,7‰; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên bình quân hàng năm khoảng 8,3%, năm 2020 là 10,5% trong tổng số trẻ sinh. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 là 1,89%, năm 2019 là 0,98%; năm 2020 là 1%.
- Tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại và các biện pháp tránh thai duy trì là 17.512 người/17.500 người, đạt 100,06% kế hoạch năm 2020, tăng 2.679 người so với cùng kỳ năm 2019.
2. Hạn chế tồn tại, nguyên nhân
2.1. Hạn chế tồn tại
- Nhu cầu về dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS của người dân vẫn còn cao song chưa được đáp ứng đầy đủ. Đến nay, vẫn còn một số cơ sở khám chữa bệnh chưa thực hiện được đầy đủ các dịch vụ KHHGĐ theo xếp loại đơn vị.
- Khả năng tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở những địa bàn khó khăn và có mức sinh cao còn hạn chế, tác động không nhỏ đến kết quả cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và chất lượng cuộc sống của người dân.
- Công tác tiếp thị xã hội, xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình chưa được đẩy mạnh; một số phương tiện tránh thai chưa được cung ứng đầy đủ, kịp thời, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
2.2. Nguyên nhân
- Cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số địa phương cơ sở còn có tư tưởng chủ quan với những kết quả đạt được mà chưa nhận thức đầy đủ về tính chất lâu dài, khó khăn phức tạp, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ. Sự phối hợp của một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tổ chức thực hiện công tác DS/KHHGĐ/SKSS chưa được thường xuyên, chưa chặt chẽ.
- Có nhiều quy định mới về điều kiện hành nghề, cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực y tế, nhiều cơ sở khám chữa bệnh chưa đáp ứng được nhân lực để có thể triển khai thực hiện.
- Một bộ phận người dân ở khu vực vùng cao vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước trong việc cung cấp các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ, chưa chủ động tự chi trả.
- Một số các đơn vị y tế chưa quan tâm đúng mức đến công tác tiếp thị xã hội, xã hội hóa phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn đơn vị quản lý.
- Đội ngũ cộng tác viên dân số thôn bản, tổ dân phố trong thời gian qua liên tục có sự thay đổi, không ổn định nên hoạt động chưa hiệu quả, thậm chí nhiều nơi không có cộng tác viên dân số nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyên truyền, vận động đối tượng thực hiện KHHGĐ và sử dụng các dịch vụ KHHGĐ.
1. Mục tiêu: Nhằm đáp ứng đầy đủ, đa dạng, kịp thời, an toàn, thuận tiện, có chất lượng các dịch vụ KHHGĐ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, góp phần thực hiện thành công Chiến lược dân số đến năm 2030.
2. Các chỉ tiêu
a) 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; tỷ lệ phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 67,5% vào năm 2025 và đạt 70% vào năm 2030;
b) Trên 95% cấp xã tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ nhân viên y tế thôn bản vào năm 2025, đạt 100% năm 2030;
c) 76% trạm y tế đủ khả năng cung cấp các biện pháp tránh thai như đặt dụng cụ tử cung, cấy thuốc tránh thai theo quy định vào năm 2025, đạt 95% vào năm 2030;
d) 100% cấp huyện có cơ sở y tế cung cấp dịch vụ KHHGĐ thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng; hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm 2025, duy trì đến năm 2030;
e) Trên 92,5% cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGĐ; sử dụng biện pháp tránh thai; hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
VI. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện cơ chế chính sách về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ tại địa phương
- Kịp thời ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo thực hiện chương trình; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn.
- Rà soát, bổ sung các quy định về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ hoặc điều chỉnh, bãi bỏ các quy định không phù hợp theo thẩm quyền.
- Rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ cho các đối tượng là cộng tác viên dân số/nhân viên y tế thôn, bản, tổ dân phố khi tư vấn, vận động đối tượng tham gia KHHGĐ.
- Xây dựng hệ thống: Chỉ báo thống kê, giám sát; thông tin, cơ sở dữ liệu điện tử quản lý Chương trình.
- Liên tục cập nhật các quy trình chuyên môn kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ.
2. Tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi
- Định kỳ cung cấp thông tin, vận động cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ nguồn lực. Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ.
- Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm truyền thông đảm bảo chất lượng, đổi mới về hình thức và nội dung. Cung cấp trang thiết bị, phương tiện truyền thông phù hợp với từng vùng, địa phương, ưu tiên tuyến cơ sở nhất là các xã nghèo vùng sâu vùng xa. Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi trên các chuyên trang chuyên mục, phóng sự trên các phương tiện truyền thông đại chúng; tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại như mạng xã hội, Internet.
- Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi.
- Tăng cường tư vấn trước, trong và sau khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Tư vấn tại cộng đồng về tình dục an toàn, hệ lụy của phá thai, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh.
3. Phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình
- Củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo hướng đảm bảo các cơ sở y tế tuyến huyện cung cấp được tất cả các loại dịch vụ KHHGĐ, các cơ sở y tế tuyến xã cung cấp các dịch vụ KHHGĐ cơ bản; đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ; ưu tiên đầu tư cho vùng khó khăn. Nâng cấp cơ sở vật chất; rà soát, bổ sung trang thiết bị, cung ứng phương tiện tránh thai và các sản phẩm, hàng hóa sức khỏe sinh sản để đảm bảo các cơ sở y tế tuyến huyện, xã đủ năng lực thực hiện dịch vụ KHHGĐ theo quy định của Bộ Y tế.
- Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở y tế theo phân tuyến kỹ thuật trên cơ sở tăng cường đào tạo, đào tạo liên tục cho người cung cấp dịch vụ KHHGĐ, thực hiện biện pháp tránh thai; tập huấn bồi dưỡng kỹ năng tư vấn, theo dõi, quản lý đối tượng và cung cấp biện pháp tránh thai phi lâm sàng tại cộng đồng. Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật thực hiện dịch vụ KHHGĐ từ tuyến trên cho tuyến dưới, chú trọng hỗ trợ cho tuyến y tế cơ sở.
- Mở rộng các hình thức cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn như thí điểm và mở rộng mô hình tư vấn và cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS thân thiện cho vị thành niên, thanh niên, tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tổ chức tư vấn và cung ứng dịch vụ KHHGĐ/SKSS qua bác sĩ gia đình.
- Thí điểm mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh; thí điểm và mở rộng mô hình huy động cộng tác viên, y tế thôn, bản lồng ghép tham gia các chương trình khác tại cộng đồng.
- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ KHHGĐ (LMIS). Đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ thống kê báo cáo về dịch vụ KHHGĐ.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về công tác KHHGĐ; kiểm định chất lượng phương tiện tránh thai, cơ sở cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Phối hợp liên ngành tăng cường kiểm soát chất lượng trong quá trình phân phối và lưu hành phương tiện tránh thai trên thị trường. Xây dựng bộ công cụ giám sát chất lượng dịch vụ và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ KHHGĐ tại các cơ sở y tế (cả công lập và y tế tư nhân).
4. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực thực hiện kế hoạch
Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ KHHGĐ, tạo điều kiện, thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia kế hoạch; huy động toàn bộ hệ thống y tế, dân số tham gia thực hiện kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao, ưu tiên bảo đảm hoạt động ở tuyến cơ sở.
Hàng năm, trên cơ sở các nhiệm vụ cụ thể, Sở Y tế xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đảm bảo cho các hoạt động của Kế hoạch.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn bố trí kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động tại địa phương.
1. Sở Y tế
Là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch.
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai, thực hiện các hoạt động góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch.
Hàng năm tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng hợp việc thực hiện kế hoạch báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế tăng cường chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về Kế hoạch thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi.
4. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện các nội dung của kế hoạch.
5. Ban Dân tộc và Tôn giáo
Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Các sở, ban, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh
Phối hợp với Sở Y tế tham gia thực hiện kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 và lồng ghép với các chương trình, kế hoạch, đề án khác ở địa phương.
Tạo điều kiện thuận lợi và ban hành theo thẩm quyền về hỗ trợ, khuyến khích thực hiện kế hoạch hóa gia đình, bố trí kinh phí, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tham gia tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong đơn vị; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và giám sát việc thực hiện chương trình.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030; đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện./.
- 1 Kế hoạch 53/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2 Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 3 Quyết định 1279/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 của tỉnh Bình Định
- 4 Kế hoạch 1143/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5 Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình của thành phố Hà Nội đến năm 2030
- 6 Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tỉnh Nam Định đến năm 2030