Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 555/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 30/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 14/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2284/TTr-SNNPTNT ngày 28/7/2017; ý kiến thẩm đnh của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 162/BC-STP ngày 23/5/2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi phải phù hợp với định hướng chiến lược phát triển thủy sản của cả nước, nm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh; phải gn kết, tương hỗ, tránh xung đột với việc phát triển các ngành kinh tế khác; tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo, có kế hoạch cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngư dân trong giai đoạn biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng và phải gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

Phát triển toàn diện ngành thủy sản trên tất cả các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và xây dựng kết cấu hạ tng nghề cá. Từng bước đưa ngành Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi phát triển thành một ngành sản xuất hàng hóa mạnh, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở hiệu quả, bền vững, hòa nhập với sự phát triển thủy sản cả nước, khu vực và quốc tế, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu cho người lao động, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển đảo của Tổ quốc.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Khai thác thủy sản: Tổng sản lượng thủy sản khai thác đến năm 2020 đạt 206.000 tấn; định hướng đến năm 2030 đạt khoảng 230.000 tấn. Tổng số lượng tàu thuyền đến năm 2020 giảm còn 5.300 chiếc với tổng công suất 1.600.000cv; đnh hướng đến năm 2030 còn 4.500 chiếc với tổng công suất 2.000.000cv.

Đến năm 2020, giảm tỷ lệ nghề lưới kéo tầng đáy xuống dưới 25%; tăng nghề rê khơi lên 30%, nghề rê câu lên 18% và nghề vây đạt 13%.

- Nuôi trồng thủy sản (NTTS): Diện tích NTTS đến năm 2020 đạt 2.350 ha, sản lượng đạt 10.000 tấn. Định hướng đến năm 2030 diện tích NTTS đạt khoảng 2.800 ha, sản lượng đạt 12.500 tấn.

- Chế biến thủy sản: Sản lượng sản phẩm thủy sản chế biến đến năm 2020 đạt 23.000 tấn, đến năm 2030 đạt khoảng 32.000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 đạt 25 triệu USD, đến năm 2030 đạt khoảng 30 triệu USD.

- Cơ sở hạ tầng nghề cá: Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các Khu neo đậu trú bão tàu cá, các cảng cá và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại các vùng cửa biển đến năm 2020 đạt tổng công suất 3.300 tàu 400cv, định hướng đến năm 2030 đạt 4.500 chiếc tàu 400cv.

- Giá trị sản xuất thủy sản (theo giá so sánh năm 2010): Đến năm 2020 đạt 6.840 tỷ đồng, tăng bình quân 7,6%/năm. Định hướng đến năm 2030 đạt khoảng 10.080 tỷ đồng, tăng bình quân 4,0%/năm.

- Thu nhập, việc làm: Đến năm 2020, tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động, trong đó số lao động nghề cá qua đào tạo khoảng 70%, thu nhập bình quân đu người cao gp 1,5 ln năm 2015.

3. Nội dung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

a) Quy hoạch phát triển khai thác thủy sản:

- Đến năm 2020, tổng số tàu thuyền là 5.300 chiếc (trong đó tàu có công suất lớn trên 90 cv là 3.400 chiếc) với tổng công suất 1.600.000 cv. Đnh hướng đến năm 2030 toàn tỉnh sẽ còn 4.500 tàu cá với tổng công suất 2.000.000 cv.

- Thành phố Quảng Ngãi: Ưu tiên phát triển nghề lưới vây, lưới rê, pha xúc, câu; giảm dần nghề lưới kéo.

- Huyện Bình Sơn: Ưu tiên phát triển nghề câu mực xà, lưới vây, lưới rê; giảm dần nghề lặn.

- Huyện Mộ Đức: Số lượng tàu thuyền ít, đa phần có công suất nhỏ nên chỉ tham gia khai thác gần bờ với các nghề rê, câu, vây.

- Huyện Đức Phổ: Phát triển mạnh nghề lưới rê, lưới vây; giảm dần nghề lưới kéo.

- Huyện Lý Sơn: Tập trung phát triển nghề lưới vây, câu, rê; giảm dần nghề lặn.

- Đến năm 2020, sản lượng khai thác thủy sản là 206.000 tấn, trong đó cá 160.000 tấn, tôm 7.000 tấn và hải sản khác 39.000 tấn. Định hướng đến năm 2030 tổng sản lượng khai thác trên toàn tỉnh là 230.000 tấn.

b) Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản:

- Đến năm 2020, tổng diện tích NTTS là 2.350 ha, trong đó nuôi mặn lợ 850 ha và nuôi nước ngọt 1.500 ha.

- Định hướng đến năm 2030, tổng diện tích NTTS khoảng 2.800 ha, trong đó nuôi mặn lợ 1.000 ha và nuôi nước ngọt 1.800 ha.

- Sản lượng nuôi trồng đến năm 2020 đạt 9.300 tấn, trong đó tôm nước lợ 6.300 tấn, cá nước ngọt 2.000 tấn và hải sản khác 1.000 tấn; đến năm 2030 đạt khoảng 12.500 tấn.

c) Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản:

- Đến năm 2020 tổng sản lượng thủy sản đưa vào chế biến khoảng 57.720 tấn. Tổng công suất của các nhà máy chế biến đạt 30.000 tấn.

- Đến năm 2030 tổng sản lượng thủy sản đưa vào chế biến đạt khoảng 77.950 tấn. Tổng công suất của các nhà máy chế biến đạt khoảng 35.000 tấn.

d) Quy hoạch cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá:

* Đến năm 2020:

- Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá và khu neo đậu tàu thuyền: Cảng cá, khu neo đậu trú bão tàu cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cổ Lũy (giai đoạn 1) tại xã Nghĩa Phú; Cảng cá và khu neo đậu trú bão tàu cá Mỹ Á (giai đoạn 2) tại xã PhQuang; Vũng neo đậu tàu thuyn Lý Sơn (giai đoạn 2) tại xã An Hải và sửa chữa hệ thống phao luồng, nạo vét tại các cảng cá Sa Huỳnh, Lý Sơn, Sa Kỳ. Ngoài ra, cần tập trung quy hoạch, đầu tư xây dựng vùng cửa biển Sa Kỳ thành trung tâm nghề cá lớn quy mô cấp tỉnh.

- Quy hoạch cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá: Nâng cấp, xây mới 07 cơ sở (TP Quảng Ngãi, Bình Sơn, Đức Phổ), trong đó có 03 cơ sở có khả năng sửa được tàu vỏ thép và đóng mới tàu Composite (thành phố Quảng Ngãi, Đức Phổ).

- Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung:

+ Đầu tư xây dựng 8 km đường giao thông nội đồng, 2 km đường dây 22 kV, 2 TBA và 5 km đường dây 0,4 kV phục vụ vùng nuôi thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa.

+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu nuôi tôm trên cát xã Đức Phong.

+ Đối với vùng NTTS tập trung ở Lý Sơn: Đầu tư 36 rùa neo, 40 cái phao tiêu, đèn báo hiệu và 06 điểm thu gom rác thải.

- Quy hoạch hệ thống sản xuất giống: Đầu tư nâng cấp trại sản xuất giống nước lợ Phổ Quang và trại sản xuất giống nước ngọt Phổ Hòa.

- Quy hoạch hệ thống nhà máy và cơ sở chế biến:

+ Nâng cấp, đổi mới công nghệ các nhà máy chế biến hiện có tại khu công nghiệp Quảng Phú; xây dựng mới 02 nhà máy chế biến thủy sản tại thành phố Quảng Ngãi và 01 nhà máy chế biến thủy sản Mỹ Á tại xã Phổ Quang.

+ Xây dựng mới 02 cơ sở chế biến nước mắm tại huyện Bình Sơn.

* Định hướng đến năm 2030:

- Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá và khu neo đậu tàu thuyền: Đầu tư xây dựng Cảng cá, khu neo đậu trú bão tàu cá và trung tâm dịch vụ hậu cn nghề cá Sa Can tại xã Bình Thạnh, Bình Đông; Khu neo đậu trú bão tàu cá Sa Huỳnh tại xã Phổ Thạnh; Khu dịch vụ hậu cn nghề cá Lý Sơn tại xã An Hải; bến cá Đức Lợi tại xã Đức Lợi; tiếp tục đầu tư Cảng cá, Khu neo đậu trú bão tàu cá và Khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cổ Lũy (giai đoạn 2) tại xã Nghĩa Phú; tiếp tục đầu tư Cảng cá, khu neo đậu trú bão tàu cá Mỹ Á (giai đoạn 2) tại xã Phổ Quang; nâng cp cảng cá Sông Trà Bồng tại xã Bình Đông và đầu tư Cảng cá và Khu neo đậu trú bão tàu cá Tịnh Hòa (cấp vùng) giai đoạn 1 tại xã Tịnh Hòa.

- Quy hoạch cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá: Nâng cấp, xây mới 09 cơ sở đóng, sửa tàu thuyền ở huyện Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi.

- Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung: Đầu tư xây dựng 4 km đường giao thông nội đồng, 02 km đường dây 22kV, 6 km đường dây 0,4kV và 02 trạm biến áp phục vụ NTTS tập trung vùng nuôi xóm A, thôn An Mô, xã Đức Lợi và vùng nuôi thôn Quy Thiện, xã Phổ Khánh.

- Quy hoạch cơ sở hạ tầng sản xuất giống thủy sản và hạ tầng khác: Nâng cấp trại sản xuất giống thủy sản nước lợ Đức Phong; xây dựng 01 phòng kiểm nghiệm, kiểm dịch giống thủy sản và 01 phòng kiểm nghiệm chất lượng nông, lâm, thủy sản.

4. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

- Lĩnh vực khai thác thủy sản: 04 dự án.

- Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: 06 dự án.

- Lĩnh vực chế biến thủy sản: 03 dự án.

- Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá: 05 dự án.

- Các chương trình, kế hoạch thủy sản chuyên đề: 16 dự án.

(Chi tiết có phụ lục kèm theo)

5. Nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư

a) Nhu cầu vốn đầu tư:

Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 11.172.510 triệu đồng. Trong đó:

- Giai đoạn 2016 - 2020: 4.041.273 triệu đồng.

- Giai đoạn 2021 - 2030: 7.131.237 triệu đồng.

b) Nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn đầu tư cho quy hoạch giai đoạn 2016 - 2020 là 4.041.273 triệu đồng, trong đó:

- Vốn đầu tư trung hạn: 503.930 triệu đồng, chiếm 12,5%.

- Vốn NS Trung ương + NS tỉnh (bổ sung): 1.381.793 triệu đồng, chiếm 34,3%.

+ Trong đó: vốn hỗ trợ chính sách theo QĐ48: 1.230.485 triệu đồng.

- Vốn ODA (dự kiến): 10.000 triệu đồng, chiếm 0,2%.

- Vốn các dự án đã có quyết định của UBND tỉnh nhưng chưa nằm trong danh mục đầu tư trung hạn: 100.000 triệu đồng, chiếm 2,5%.

- Vốn khác (tín dụng + khác): 2.045.550 triệu đồng, chiếm 50,6%.

c) Phân kỳ vốn đầu tư:

Tổng nguồn vốn đầu tư cho quy hoạch giai đoạn 2016 - 2020 là 4.041.273 triệu đồng, trong đó:

- Năm 2016: 274.884 triệu đồng (đã thực hiện).

- Năm 2017: 804.800 triệu đồng.

- Năm 2018: 947.354 triệu đồng.

- Năm 2019: 1.089.654 triệu đồng.

- Năm 2020: 924.581 triệu đồng.

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Xây dựng mới các cơ chế, chính sách về khai thác, bảo vệ nguồn lợi, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ, hạ tầng thủy sản theo hướng mở rộng xã hội hóa để thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào phát triển thủy sản nhằm thiết thực phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

+ Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp từ khai thác thủy sản ven bờ, nghề lặn bắt hải sản sang nuôi trồng, chế biến, dịch vụ thủy sản và nghề khác khác nhằm giảm nghề khai thác thủy sản ven bờ có tính hủy hoại môi trường và nguồn lợi;

+ Chính sách hỗ trợ ngư dân bị ảnh hưởng thu nhập khi Khu bảo tồn biển Lý Sơn đi vào hoạt động;

+ Chính sách hỗ trợ mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng, phân chia giao quyền sử dụng mặt nước vùng ven bờ cho ngư dân quản lý khai thác và nuôi trồng thủy sản;

+ Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá;

+ Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung gắn với nhà máy chế biến và tiêu thụ thủy sản;

+ Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải trong chế biến, nuôi trồng thủy sản.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư vào lĩnh vực thủy sản.

b) Giải pháp về tổ chức bộ máy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

- Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực của tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý, biên chế ngành thủy sản.

- Chú trọng công tác đào tạo công nhân lành nghề trong các lĩnh vực thủy sản để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành trong giai đoạn tới.

- Chú trọng nâng cao kỹ năng, kiến thức pháp luật trong nước và quốc tế về lĩnh vực thủy sản đối với ngư dân nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

c) Giải pháp về khoa học công nghệ:

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong dự báo ngư trường, xác định vị trí hoạt động tàu thuyền; ứng dụng rộng rãi việc dò tìm đàn cá bằng máy dò cá hiện đại và công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học về môi trường, công nghệ vi sinh xử lý nước thải cho nuôi trng thủy sản.

- Nhập mới quy trình nuôi và sản xuất giống tốt, sạch bệnh; đẩy mạnh nghiên cứu về những nguyên nhân dịch bệnh thủy sản và cách phòng chống dịch bnh.

- Nghiên cứu đầu tư nâng cấp trang thiết bị và áp dụng công nghệ mới, thực hiện đồng bộ thiết bị ở các cơ sở chế biến và đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của những thị trường có nhu cầu cao.

d) Giải pháp quản lý, giám sát môi trường, dịch bệnh và chất lượng vật tư sản phẩm thủy sản:

- Tăng cường công tác chỉ đạo lịch thời vụ đối với từng đối tượng và vùng nuôi.

- Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thủy lợi và xử lý nước thải, chất thải cho những vùng nuôi tập trung, vùng sản xuất giống.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân chấm dứt tình trạng nuôi trồng thủy sản tự phát, không nuôi trồng thủy sản ngoài vùng quy hoạch của tỉnh.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả các vấn đề môi trường trong sản xuất và vận hành xử lý nước thải; công tác quản lý chất lượng vật tư và an toàn vệ sinh thực phẩm.

e) Giải pháp về bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản và ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Nâng cao nhận thức của ngư dân về sử dụng hợp lý nguồn lợi vùng biển ven bờ. Thực hiện nghiêm ngặt các quy định về khai thác thủy sản theo mùa vụ, nghiêm cấm khai thác các đối tượng thủy sản trong mùa sinh sản. Xử lý triệt để việc sử dụng thuốc nổ, tàu cá giã cào có công suất lớn đánh bắt thủy sản gần bờ.

- Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh hoạt động Khu Bảo tồn biển Lý Sơn. Thực hiện các dự án bảo tồn sinh vật biển và nguồn lợi thủy sản, xây dựng và khôi phục hệ thống chà rạo, rạn đá nhân tạo vùng nước ven bờ.

- Thả giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản ở một số thủy vực tự nhiên, một số loài bản địa, đặc hữu, có giá trị kinh tế, các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền giúp ngư dân nhận thức rõ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến đời sống và sản xuất.

g) Giải pháp về tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ:

- Đối với khai thác thủy sản:

+ Khuyến khích và vận động ngư dân tham gia vào các tổ chức quản lý cộng đồng nghề cá của địa phương trên cơ sở các nghiệp đoàn nghề cá, chi hội nghề cá, hợp tác xã dịch vụ và khai thác thủy sản xa bờ, tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên bin.

+ Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng mô hình tổ đội ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển, hợp tác xã dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ khai thác thủy sản xa bờ để nâng cao hiệu quả nghề khai thác.

- Đối với nuôi trồng thủy sản:

+ Từng bước tổ chức hợp tác sản xuất theo chuỗi sản phẩm khép kín từ cung ứng hậu cần, khai thác, vận chuyển đến thu mua, chế biến, tiêu thụ theo mô hình có tàu dịch vụ hậu cần trên ngư trường.

+ Tổ chức các cộng đồng nuôi trồng thủy sản dưới hình thức đồng quản lý, các hội, câu lạc bộ hoặc tổ hợp tác nuôi thủy sản.

+ Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực sản xuất giống và tổ chức nuôi với quy mô lớn tập trung, công nghệ cao; gắn chế biến, tiêu thụ sản phẩm với người nuôi trên cơ sở các hợp đồng kinh tế, gắn kết cung cấp đầu vào, truyền bá kỹ thuật, công nghệ nuôi và bao tiêu sản phẩm.

- Đối với chế biến, thương mại thủy sản:

+ Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các khâu: khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

+ Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần liên doanh trực tiếp với các đối tác nhập khẩu thủy sản nhằm tạo kênh phân phối bán hàng tại các thị trường nhập khẩu tiêu thụ thủy sản lớn.

h) Giải pháp về vốn đầu tư:

- Về huy động vốn đầu tư:

+ Tập trung nghiên cứu xây dựng các Chương trình, dự án ưu tiên trình cấp thẩm quyền phê duyệt để bổ sung vào kế hoạch trung hạn của Trung ương và tỉnh để tranh thủ vốn đầu tư từ ngân sách, vốn ODA,...

+ Xây dựng và công bố công khai danh mục các dự án kêu gọi đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội tham gia phát triển thủy sản.

+ Tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 29/7/2016 về việc ban hành quy định về ưu đãi, hỗ trợ và thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Ngãi để thu hút nguồn vốn đầu tư trong dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác vào phát triển thủy sản.

- Về nguồn vốn: Được huy động từ 4 nguồn: Vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh; vốn tín dụng trung và dài hạn; vốn nước ngoài (bao gồm cả các tổ chức và cá nhân) và vốn huy động trong dân.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách để thực hiện có hiệu quả mục tiêu Quy hoạch đã đề ra.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ngành thủy sản tại các địa phương.

2. Các sở, ngành liên quan

- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính có trách nhiệm bố trí, cân đối vốn đầu tư, xây dựng các chính sách tài chính phù hp để thực hiện Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đạt mục tiêu đề ra.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách sử dụng đất và mặt nước trong các hoạt động thủy sản để đạt mục tiêu quy hoạch đề ra.

- Cục Thống kê tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan xác định nội dung, tiêu chí và chỉ số giám sát đánh giá kết quả hoạt động thủy sản của tỉnh.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch thông qua việc xây dựng và thực hiện các dự án, kế hoạch phát triển thủy sản phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các nội dung khác tại Quyết định số 997/QĐ-UBND ngày 14/7/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011 - 2020 không điều chỉnh tại Quyết định này vẫn giữ nguyên hiệu lực thi hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Cục Thống kê tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- CT, PCT
UBND tỉnh;
- Các Hội, đoàn thể tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Quả
ng Ngãi;
- VPUB: PCVP (NL), KT, TH, CBTH;
- Lưu: VT, NNTN(lesang239).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

STT

Danh mục đầu tư

Quy mô, công suất

Ước vốn đầu tư (tr.đồng)

Nguồn vốn

Giai đoạn đầu tư

I

Lĩnh vực khai thác thủy sản

 

2.219.000

 

 

1

Đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới

100 chiếc

2.000.000

Tín dụng, khác

2017-2030

2

Đầu tư mới cơ sở đóng, sửa tàu cá có khả năng sửa chữa tàu vỏ thép và đóng mới tàu composite

3 cơ sở

99.000

Tín dụng, khác

2017-2020

3

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khai thác thủy sản ven bờ

50 mô hình/năm

70.000

NSTW, NS tỉnh

2017-2030

4

Hỗ trợ trang bị thông tin kết hợp xác định vị trí tàu trên biển

1.000 chiếc

50.000

NSTW

2017-2030

II

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

 

246.600

 

 

1

Xây dựng hạ tng vùng nuôi tôm tập trung xã Nghĩa Hòa

89 ha

90.000

NSTW, NS tỉnh

2017-2020

2

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm trên cát Đức Phong

25 ha

7.500

NS tỉnh

2017-2030

3

Xây dựng hạ tầng vùng nuôi tôm tập trung xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ

37 ha

67.000

NSTW, NS tỉnh, khác

2021-2030

4

Xây dựng hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung trên biển Lý Sơn

20 ha

76.000

NSTW, khác

2017-2020

5

Quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy sản các địa phương (tôm, của, cá,...)

4 huyện

2.500

NS tỉnh

2017-2020

6

Quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh

6 huyện, thành phố

3.600

NS tỉnh

2017-2030

III

Lĩnh vực chế biến thủy sản

 

52.000

 

 

1

Nâng cấp và đổi mới công nghệ các nhà máy chế biến hiện có

10 cơ sở

10.000

Tín dụng, khác

2017-2020

2

Đầu tư xây dựng mới 3 nhà máy CBTS đông lạnh (1 tại huyện Đức Phổ và 2 tại TP Quảng Ngãi)

12.500 tấn/năm

40.000

Tín dụng, khác

2017-2020

3

Xây dựng mới 02 cơ sở chế biến nước mắm (huyện Bình Sơn)

02 cơ sở

2.000

Tín dụng, khác

2017-2020

IV

Lĩnh vực sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá

 

676.617

 

 

1

Cảng cá, khu neo đậu trú bão tàu cá và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Cổ Lũy (giai đoạn 1)

800 tàu/công suất 400cv

158.000

NSTW

2017-2030

2

Cảng cá và khu neo đậu trú bão tàu cá Mỹ Á (giai đoạn 2)

400 tàu/công suất 500cv

179.770

NSTW, NS tỉnh

2017-2030

3

Vũng neo đậu tàu thuyền đảo Lý Sơn (giai đoạn 2)

500 tàu/công suất 400 CV

301.947

NSTW

2017-2020

4

Sửa chữa hệ thống phao luồng, nạo vét tại các cảng cá Sa Huỳnh, Lý Sơn, Sa Kỳ

10 km

2.500

NS tỉnh

2017-2020

5

Xây dựng cơ sở vật chất khu bảo tồn biển Lý Sơn

7.925 ha

34.000

NSTW, NS tỉnh

2017-2030

V

Các chương trình, kế hoạch thủy sản chuyên đề

 

49.208

 

 

1

Nâng cấp trại sản xuất giống thủy sản nước lợ tập trung tại xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ.

1 ha

12.500

NS tỉnh, tín dụng, khác

2017-2020

2

Nâng cấp Trại thực nghiệm sản xuất giống thủy sản tại xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ.

4 ha

11.400

NS tỉnh, tín dụng, khác

2017-2020

3

Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển NLTS, tính đa dạng sinh học cho cộng đồng cư dân ven biển.

 

328

NS tỉnh

2017-2020

4

Điều tra, đánh giá trữ lượng NLTS vùng biển vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa để xác định khả năng cho phép khai thác bền vững và phục vụ công tác quản lý, dự báo ngư trường.

 

3.500

NS tnh

2017-2020

5

Tổ chức điều tra cơ cấu nghề trong lĩnh vực khai thác thủy sản để từng bước giảm dần các nghề khai thác mang tính xâm hại môi trường sinh thái biển.

 

200

NS tỉnh

2017-2020

6

Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình quản lý NLTS dựa vào cộng đồng.

 

1.000

NS tnh

2017-2020

7

Xây dựng và công bố danh mục các đối tượng thủy sản cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn; các vùng cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn.

 

100

NS tỉnh

2017-2020

8

Tái tạo NLTS ở một số thủy vực tự nhiên có điều kiện, một số loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trkinh tế cao.

 

1.500

NS tỉnh

2017-2020

9

Thiết lập các rạn nhân tạo, khôi phục rừng ngập mặn làm nơi sinh trưởng, sinh sản các loài thủy sản có giá trị.

 

2.000

NS tỉnh

2017-2020

10

Tăng cường năng lực cho lực lượng tuần tra bảo vệ NLTS (đóng 01 chiếc tàu kiểm ngư).

01 chiếc

10.000

NS tỉnh

2017-2020

11

Xây dựng mô hình chuỗi SXKD thủy sản: KT (NTTS) - CB - Tiêu thụ TS.

02 chuỗi

2.000

NS tỉnh, khác

2017-2030

12

Nghiên cứu thiết kế cải tiến mẫu tàu khai thác của Quảng Ngãi.

36 mẫu

1.080

NS tỉnh

2017-2020

13

Nghiên cứu ứng dụng quy trình kỹ thuật sản xuất giống thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao (cá lăng, bống tượng,..).

 

1.000

NS tỉnh, tín dụng, khác

2017-2020

14

Nhân rộng mô hình nuôi lươn kết hợp với làm vườn.

20 MH/năm

2.000

NS tỉnh, tín dụng, khác

2017-2020

15

Nghiên cứu, xây dựng quy trình chế biến sản phẩm mực xà nội địa và xuất khẩu.

100 kg

300

NS tỉnh

2017-2020

16

Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến sản phẩm hải sâm nội địa và xuất khẩu.

100 kg

300

NS tỉnh

2017-2020

 

Tổng cộng

 

3.243.425