ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 555/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 27 tháng 4 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số: 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số: 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Quyết định số: 2232/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
Căn cứ Quyết định số: 15/2016/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, ban hành Quy chế chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
Căn cứ Quyết định số: 370/QĐ-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kiện toàn Hội đồng thẩm định cấp tỉnh về chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định cấp tỉnh tại Tờ trình số: 26/TTr-HĐTĐ ngày 24 tháng 4 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ năm 2017 và giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, theo nội dung chi tiết đính kèm.
1. Sở Công thương chủ trì thực hiện, có trách nhiệm triển khai, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên tổ chức thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch được phê duyệt và các quy định hiện hành của nhà nước.
2. Ủy ban nhân dân các huyện có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi mô hình chợ trên địa bàn theo Kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Các đơn vị: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thuế tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã có chợ chuyển đổi, Ban Quản lý chợ, Tổ Quản lý chợ thuộc đối tượng chuyển đổi căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã có chợ chuyển đổi; Tổ trưởng, Trưởng ban Quản lý chợ thuộc đối tượng chuyển đổi theo Kế hoạch chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ KINH DOANH CHỢ NĂM 2017 VÀ GIAI ĐOẠN 2018-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 555/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
1. Mục đích
- Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý, khai thác và kinh doanh chợ đối với các chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn hiện đang hoạt động do các Tổ, Ban quản lý chợ quản lý sang mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý phù hợp theo quy định của pháp luật về tổ chức quản lý chợ, đồng thời phù hợp với hoạt động của chợ trên địa bàn huyện; đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả; tăng thu ngân sách; góp phần phát triển thị trường hàng hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao đời sống nhân dân;
- Tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh, khai thác và quản lý chợ chủ động khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của chợ đem lại để phát triển, đầu tư, nâng cấp và cải tạo chợ;
- Xây dựng các chợ trên địa bàn hoạt động từng bước theo hướng chợ văn minh, hiện đại.
2. Yêu cầu
- Việc chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với đặc điểm, quy mô và tính chất của từng chợ, đảm bảo chợ hoạt động ổn định và phát triển;
- Chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ phải đảm bảo hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và làm dịch vụ tại các chợ, phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu đời sống, sinh hoạt của nhân dân địa phương.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI
1. Đối tượng: Đối tượng chuyển đổi là các chợ hạng 2, hạng 3 đang hoạt động do nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư xây dựng theo Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; do Ban, Tổ, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý và được nằm trong Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ năm 2017 và giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Thời gian: Thực hiện chuyển đổi từ năm 2017.
3. Mô hình chuyển đổi: Chợ do các Tổ, Ban quản lý được chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp (hoạt động theo Luật Doanh nghiệp) hoặc hợp tác xã (hoạt động theo Luật Hợp tác xã) quản lý, khai thác và kinh doanh.
III. THỰC TRẠNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Hiện trạng chợ trên địa bàn tỉnh
Hiện nay, hầu hết các chợ hạng 3 trên địa bàn tỉnh đều có nhà đình chợ được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố bằng nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước, cụ thể:
- Tình trạng thiếu khu vệ sinh công cộng, thu gom rác và xử lý rác trong ngày gây ô nhiễm môi trường, cơ sở vật chất xuống cấp, vấn đề văn minh thương mại, an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy trong phạm vi chợ chưa được quan tâm đúng mức; nhiều chợ chưa có nội quy hoạt động, phương án sắp xếp ngành nghề kinh doanh, có chợ có nội quy hoạt động đã được Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt nhưng quá trình hoạt động chợ chưa thực hiện đúng nội quy; việc bố trí, sắp xếp ki ốt, quầy hàng, ngành hàng chưa đảm bảo khoa học; có địa phương chưa tiến hành công bố hạng chợ theo quy định, công tác quản lý chợ chưa được quan tâm đúng mức; việc tổ chức thu phí, lệ phí chưa thực hiện đúng quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh và thống nhất mức thu giữa các chợ cùng hạng chợ;
- Nhiều chợ được nhà nước hỗ trợ đầu tư lớn nhưng hoạt động không hiệu quả, còn xảy ra hiện tượng lấn chiếm đất chợ để sử dụng sai mục đích, nhiều chợ được đầu tư xây dựng kiên cố nhưng chưa đồng bộ, thiếu các công trình phụ trợ; vẫn tồn tại chợ tạm, chợ tự phát lấn chiếm vỉa hè, lòng lề gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
- Công tác thu phí, lệ phí chợ: Việc tổ chức thu phí, lệ phí chưa thực hiện theo đúng quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh và chưa thống nhất mức thu giữa các chợ cùng hạng; cơ chế tài chính của các Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp quản lý chợ chưa thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số: 67/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính như: Tiền thu phí hàng năm chỉ cân đối để chi trả công lao động và một số hoạt động khác của tổ chức thu (thu theo hợp đồng ủy nhiệm chi) và không có nguồn bù đắp các khoản khấu hao và phục vụ duy tu, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp chợ...
- Ban Quản lý, Tổ Quản lý chợ chưa đáp ứng điều kiện theo quy định như: Ban Quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước (Khoản 1 Điều 8 Nghị định số: 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ), vai trò, trách nhiệm của Ban Quản lý chợ chưa được phát huy. Ban Quản lý hoặc Tổ Quản lý chợ, chủ yếu do cán bộ chính quyền địa phương sở tại làm công tác kiêm nhiệm, đa phần chưa được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý chợ theo quy định, về trình độ năng lực chỉ dừng lại ở kinh nghiệm và sự chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền tại địa phương. Việc quản lý và điều hành hoạt động chợ còn nhiều bất cập, nhất là đối với các chợ do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý.
Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý chợ và hộ kinh doanh trong chợ đã được chú trọng, quan tâm như: Cán bộ quản lý chợ được tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức pháp luật, cơ chế, chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm..., và được trao đổi kinh nghiệm thực tiễn theo các chương trình bồi dưỡng của Bộ Công thương, Sở Công thương tổ chức. Qua đó, đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban, Tổ Quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh.
Tính đến hết tháng 12 năm 2016, trên địa bàn tỉnh có tổng số 66 chợ các loại, trong đó: Có 01 chợ hạng 1, 04 chợ hạng 2 và 61 chợ hạng 3 (05 chợ hoạt động không hiệu quả; 03 chợ tạm), chủ yếu họp theo phiên; 07 chợ có Ban Quản lý; 53 chợ có Tổ Quản lý trực thuộc Ủy ban nhân dân xã sở tại; 05 chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác và quản lý (01 chợ do doanh nghiệp đầu tư, khai thác và quản lý); 01 chợ hạng 3 mới được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động đầu năm 2015 hiện tại chưa có mô hình quản lý (Chợ Vũ Loan, huyện Na Rì), trong đó:
- Tổng số chợ đã đáp ứng quy định về tổ chức quản lý chợ theo quy định của pháp luật có 06/66 chợ;
- Tổng số chợ đang hoạt động chưa đáp ứng quy định về tổ chức quản lý chợ theo quy định của pháp luật có 52/60 chợ;
- Tổng số chợ hoạt động không hiệu quả có 05 chợ;
- Tổng số chợ tạm chưa thuộc diện yêu cầu chuyển đổi giai đoạn từ nay đến năm 2020 có 03 chợ.
Tổng số chợ hiện tại phân theo địa bàn cụ thể như sau:
TT | Địa bàn | Tổng số chợ hiện có | Phân loại chợ | ||
Hạng 1 | Hạng 2 | Hạng 3 | |||
1 | Thành phố Bắc Kạn | 3 | 1 | 1 | 1 |
2 | Huyện Bạch Thông | 6 | 0 | 1 | 5 |
3 | Huyện Ngân Sơn | 7 | 0 | 0 | 7 |
4 | Huyện Chợ Đồn | 16 | 0 | 1 | 15 |
5 | Huyện Ba Bể | 8 | 0 | 0 | 8 |
6 | Huyện Na Rì | 9 | 0 | 1 | 8 |
7 | Huyện Chợ Mới | 10 | 0 | 0 | 10 |
8 | Huyện Pác Nặm | 7 | 0 | 0 | 7 |
| Tổng số | 66 | 1 | 4 | 61 |
2. Các mô hình quản lý chợ hiện nay
2.1. Loại hình Ban Quản lý chợ thuộc Ủy ban nhân dân các cấp:
* Ưu điểm: Bộ máy gọn nhẹ, cán bộ tham gia là cán bộ xã kiêm nhiệm hoặc người dân tại địa phương; hiểu được phong tục, tập quán sinh hoạt, mua bán hàng hóa của người dân, thuận lợi trong công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật và thực hiện khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất chợ, không ngừng nâng cao văn minh thương mại và chất lượng phục vụ của chợ đối với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
* Hạn chế: Năng lực cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Hoạt động lấy thu bù chi, nộp ngân sách nhà nước không đáng kể, phần lớn các chợ vùng cao, chợ nông thôn họp theo phiên (cách 05 ngày họp 01 phiên) nên thời gian nhàn rỗi của chợ là rất lớn; nhiều địa phương khuyến khích thương nhân tham gia trao đổi hàng hóa tại các chợ phiên và miễn các khoản thuế, phí vì vậy thu nhập cán bộ làm công tác quản lý chợ rất thấp.
2.2. Loại hình Tổ Quản lý chợ:
* Ưu điểm: Cán bộ tham gia quản lý chợ là người địa phương sở tại, nắm chắc địa bàn, phong tục tập quán sinh hoạt của người dân; bộ máy gọn nhẹ.
* Hạn chế: Chưa đáp ứng quy định là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trách nhiệm về quản lý chợ theo quy định của pháp luật; nhân lực làm việc trong các Tổ Quản lý chợ chủ yếu là lao động hợp đồng theo thời vụ hoặc cán bộ địa phương kiêm nhiệm chưa được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, không thường xuyên có mặt tại chợ nên việc giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh không kịp thời; hưởng thù lao trích từ nguồn thu phí, lệ phí (trong khi việc tổ chức thu chưa hợp lý, hiệu quả) nên chưa thực sự đảm bảo đời sống của người làm công tác quản lý chợ. Vì vậy, chất lượng hoàn thành công việc của các Tổ Quản lý chợ chưa cao, việc xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh trong các hoạt động tại chợ chưa đáp ứng yêu cầu, dẫn đến tình trạng người dân và thương nhân tham gia kinh doanh tại chợ chưa hiểu và nắm được các quy định của pháp luật về phát triển và quản lý chợ.
2.3. Loại hình doanh nghiệp khai thác và quản lý:
* Ưu điểm: Được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định, có trách nhiệm tổ chức các hoạt động chợ theo quy định của pháp luật. Cán bộ làm công tác quản lý chợ đa phần được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng thực hiện công tác quản lý chợ, thường xuyên có mặt tại chợ nên việc giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh kịp thời. Thực tế cho thấy, cơ sở vật chất của chợ bị xuống cấp, hư hỏng được duy tu, sửa chữa, nâng cấp kịp thời và từng bước thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng khang trang phục vụ nhu cầu sử dụng, mua sắm của thương nhân và người tiêu dùng được nâng lên đáng kể; chủ động trong việc tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định và áp dụng các biện pháp thu hút thương nhân tham gia kinh doanh, mua sắm tại chợ, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, nâng cao chất lượng dịch vụ.
* Hạn chế: Trong quá trình hoạt động còn có một số nội dung chưa phối hợp tốt với các ngành, địa phương trong quản lý chợ như: Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; công tác an ninh trật tự khu vực chợ; chưa chấp hành chế độ báo cáo định kỳ đối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền còn quy định.
IV. KẾ HOẠCH NĂM 2017 VÀ GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
Theo Quyết định số: 2232/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, phấn đấu đến hết năm 2020, chuyển đổi 26/52 chợ đang hoạt động có hiệu quả chưa đáp ứng quy định về tổ chức quản lý chợ theo quy định của pháp luật. Trong đó, theo Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ tại các huyện, trong năm 2017, dự kiến chuyển đổi 14 chợ thuộc mô hình chợ hạng 3 chợ trên địa bàn các huyện (có phụ biểu kèm theo), số chợ còn lại sẽ được chuyển đổi trong giai đoạn từ năm 2018-2020, cụ thể:
1. Huyện Chợ Đồn: Hiện nay trên địa bàn có 15 chợ, trong đó có 01 chợ trung tâm thị trấn Bằng Lũng được phân cấp hạng 2 và 14 chợ xã phân cấp chợ hạng 3. Các chợ trên địa bàn huyện được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trong đó chợ trung tâm thị trấn Bằng Lũng được đầu tư bằng ngân sách trung ương và ngân sách địa phương còn lại 14 chợ xã được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.
- Về hiện trạng chợ: Chợ đều được đầu tư kiên cố hoặc bán kiên cố, có các công trình phụ trợ tương đối phù hợp theo quy mô từng chợ, như: có nhà đình chợ, các ki ốt, điểm bán hàng cố định tại chợ;
- Về tổ chức quản lý chợ: Các chợ đều được quản lý dưới hình thức Tổ hoặc Ban Quản lý chợ do Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thành lập và trực tiếp quản lý;
- Về hồ sơ pháp lý: Các chợ hiện này đều là các chợ truyền thống, có nhiều chợ đã được thành lập từ lâu, tự quy định ngày họp chợ phiên nên hiện nay một số chợ không có quyết định, chỉ có quyết định thành lập Tổ hoặc Ban Quản lý chợ và Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý;
- Về dự kiến chuyển đổi: Năm 2017: Dự kiến chuyển đổi 06 chợ, gồm: Chợ Nam Cường, chợ Quảng Bạch, chợ Bình Trung, chợ Bằng Phúc, chợ Đông Viên, chợ Xuân Lạc. Còn 09 chợ còn lại thực hiện chuyển đổi trong giai đoạn 2018 - 2020.
2. Huyện Ngân Sơn: Trên địa bàn huyện Ngân Sơn hiện nay có 07 chợ đều là chợ hạng 3. Các chợ được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
- Về hiện trạng chợ: Các chợ được đầu tư bán kiên cố, có nhà đình chợ, điểm bán hàng cố định tại chợ. Tuy nhiên, diện tích sử dụng của các chợ nhìn chung đều chật hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu họp chợ của nhân dân.
- Về tổ chức quản lý chợ: Các chợ đều được quản lý dưới hình thức Tổ hoặc Ban Quản lý chợ do Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thành lập và trực tiếp quản lý.
- Về hồ sơ pháp lý: Các chợ hiện này đều là các chợ truyền thống, có nhiều chợ đã được thành lập từ lâu, tự quy định ngày họp chợ phiên nên hiện nay một số chợ không có quyết định, chỉ có quyết định thành lập Tổ hoặc Ban Quản lý chợ và Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định giao cho Ủy ban nhân dân xã quản lý.
- Về dự kiến chuyển đổi: Năm 2017: Chưa chuyển đổi đối với chợ nào trên địa bàn huyện. Trong giai đoạn 2018 - 2020: Dự kiến chuyển đổi 03 chợ: Chợ Vân Tùng, chợ Nà Phặc, chợ Thuần Mang.
3. Huyện Na Rì: Hiện nay trên địa bàn huyện có 08 chợ đều là chợ hạng 3. Trong đó, có 01 chợ Đầu mối nông lâm sản huyện do Ban Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện quản lý, 07 chợ xã do Ủy ban nhân dân các xã thành lập các Ban, Tổ Quản lý chợ để quản lý. Trong quá trình quản lý, các Tổ, Ban Quản lý chợ hoạt động nhìn chung còn kém hiệu quả, nhất là đối với chợ xã quản lý, việc thu lệ phí chợ hàng năm cân đối không đảm bảo tiền lương cho người lao động cũng như việc phục vụ sửa chữa, cải tạo chợ.
Dự kiến chuyển đổi: Năm 2017, dự kiến chuyển đổi 02 chợ: Chợ Đầu mối nông lâm sản, chợ Côn Minh; 06 chợ còn lại dự kiến chuyển đổi trong giai đoạn 2017 - 2020.
4. Huyện Bạch Thông: Hiện trên địa bàn huyện Bạch Thông hiện có 06 chợ, trong đó có 01 chợ loại 2 (chợ thị trấn Phủ Thông), 05 chợ loại 3. Các chợ trên địa bàn huyện đều được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước.
- Về tổ chức quản lý: Chợ thị trấn Phủ Thông đã được giao cho Công ty Cổ phần Chợ Bắc Kạn quản lý, khai thác và kinh doanh. Còn các chợ còn lại được giao cho Ủy ban nhân dân các xã thành lập tổ, ban quản lý chợ tổ chức vận hành khai thác, quản lý.
- Về dự kiến chuyển đổi: Năm 2017, chuyển đổi 03 chợ hạng 3 gồm: Chợ Cẩm Giàng, chợ Lục Bình, chợ Quân Bình; năm 2018: chuyển đổi 02 chợ gồm chợ Vi Hương, chợ Sỹ Bình.
5. Huyện Ba Bể: Hiện nay trên địa bàn huyện gồm có 08 chợ đều là các chợ hạng 3. Các chợ đều được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Về hiện trạng các chợ đều là các chợ kiên cố hoặc bán kiên cố, có các điểm hoặc ki ốt bán hàng cố định tại chợ.
- Về tổ chức quản lý: Các chợ đều được giao các Tổ, Ban Quản lý thực hiện quản lý, khai thác tại chợ.
- Dự kiến chuyển đổi: Năm 2017: Chuyển đổi chợ Pác Co (thị trấn Chợ Rã); giai đoạn 2018 - 2020, chuyển đổi 03 chợ: Chợ trung tâm huyện, chợ Hà Hiệu, chợ Yến Dương.
6. Huyện Pác Nặm: Trên địa bàn huyện Pác Nặm hiện có 06 chợ. Trong đó: 01 chợ hạng III tại trung tâm huyện, 05 chợ xã hạng III (Cao Tân, Bằng Thành, Cổ Linh, Công Bằng, Nghiên Loan).
- Hiện nay, trên địa bàn huyện có 02 hình thức quản lý chợ:
+ Thứ nhất: Nhà nước đầu tư xây dựng và giao cho Ban Quản lý chợ và Bến xe quản lý, khai thác (Chợ Trung tâm huyện);
+ Thứ hai: Nhà nước đầu tư xây dựng, giao cho Ủy ban nhân dân các xã và Ủy ban nhân dân các xã thành lập tổ quản lý chợ gồm (chợ Cao Tân, Bằng Thành, Cổ Linh, Công Bằng, Nghiên Loan).
- Về dự kiến chuyển đổi: Năm 2017, chuyển đổi đối với chợ Chợ Trung tâm xã Bộc Bố; giai đoạn 2018 - 2020, chuyển đổi các chợ: Chợ Nghiên Loan, chợ Công Bằng, chợ Cao Tân, chợ Bằng Thành, chợ Cổ Linh.
7. Huyện Chợ Mới: Hiện nay trên địa bàn huyện Chợ Mới có 10 chợ hạng 3, có 02 hình thức quản lý đó là: Ban (Tổ) Quản lý chợ do Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn quản lý và Hợp tác xã quản lý.
- Việc quản lý chợ và điều hành các hoạt động của chợ còn nhiều bất cập, nhất là đối với các chợ do Ủy ban nhân dân xã, thị trấn quản lý. Do quản lý yếu kém, nhiều nơi tổng số tiền thu phí chợ hàng năm không đủ bù đắp các khoản khấu hao và phục vụ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp chợ. Tình trạng thiếu khu vệ sinh công cộng, ô nhiễm môi trường, cơ sở vật chất xuống cấp, vấn đề văn minh thương mại, an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy trong phạm vi chợ do huyện và các xã, thị trấn quản lý chưa được quan tâm đúng mức;
- Về dự kiến chuyển đổi: Năm 2017, chuyển đổi đối với chợ 62 (xã Nông Hạ); giai đoạn 2018 - 2020 chuyển đổi đối với các chợ: Chợ Thanh Mai, chợ Cao Kỳ, chợ thị trấn Chợ Mới, chợ Thanh Bình. Từ năm 2020 đến giai đoạn tiếp theo: Trên cơ sở đánh giá tính hiệu quả của các chợ đã được chuyển đổi để xem xét tiếp tục kêu gọi xã hội hóa đầu tư, nâng cấp, cải tạo, mở rộng chuyển đổi chợ vào những năm tiếp theo.
- Các chợ xây mới kể từ năm 2016, thực hiện giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ theo đúng quy định.
1. Sở Công thương
- Chủ trì và phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan phổ biến, triển khai, hướng dẫn thực hiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch đã được phê duyệt;
- Tổng hợp tình hình, những khó khăn, vướng mắc, kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất (nếu có) về quá trình thực hiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Tài chính
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trình tự, thủ tục và phương pháp đánh giá, xác định giá trị toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã đầu tư và công nợ của chợ tại thời điểm chuyển đổi;
- Hướng dẫn việc xử lý, thanh toán tài sản có nguồn gốc từ nguồn vốn ngân sách nhà nước sang loại hình doanh nghiệp/hợp tác xã và việc sử dụng, quản lý nguồn vốn thu được từ công tác chuyển đổi theo quy định hiện hành;
- Hướng dẫn dự toán kinh phí giải quyết chế độ chính sách cho người lao động thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định;
- Hướng dẫn các nội dung phát sinh về tài sản, tài chính trong quá trình chuyển đổi.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Hướng dẫn cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư về lĩnh vực đầu tư quản lý, khai thác và kinh doanh chợ;
- Hướng dẫn trình tự, hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với các Ban Quản lý, Tổ Quản lý chợ có nhu cầu chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã để quản lý, khai thác và kinh doanh chợ đang được giao quản lý; các thủ tục có liên quan đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ;
- Hướng dẫn việc tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và kinh doanh chợ theo các quy định hiện hành.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn các tổ chức thực hiện lập thủ tục hồ sơ đất đai và quản lý sử dụng đất các khu chợ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn các đơn vị thủ tục lập và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết theo quy định của pháp luật.
5. Sở Xây dựng
Cung cấp các chỉ tiêu về quản lý quy hoạch và xây dựng có liên quan theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và các chợ thuộc quản lý của cấp tỉnh khi có yêu cầu.
6. Sở Nội Vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Hướng dẫn giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức, người lao động hợp đồng làm việc tại Ban Quản lý, Tổ Quản lý chợ khi thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ.
7. Cục Thuế tỉnh
Hướng dẫn pháp luật về thuế; thực hiện quản lý thu thuế và các khoản phải nộp ngân sách khác đối với các đơn vị quản lý chợ.
8. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Chủ động tuyên truyền về Luật Hợp tác xã năm 2012; phối hợp với các ngành, các cấp vận động, thành lập mới các hợp tác xã quản lý, khai thác và kinh doanh chợ; Tăng cường năng lực quản lý của hợp tác xã.
9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chỉ đạo Hội đồng thẩm định cấp huyện xây dựng kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch (nếu có) để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Phê duyệt phương án chuyển đổi mô hình chợ hạng 2, hạng 3 và ra Quyết định công nhận doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, khai thác và kinh doanh chợ hạng 2, hạng 3 trên địa bàn;
- Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác hướng dẫn các đơn vị thủ tục lập và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện đúng các nội dung trong kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi mô hình chợ trên địa bàn theo phương án đã được phê duyệt. Chủ động giải quyết theo thẩm quyền các nội dung có liên quan về tài sản, đất đai, lao động,... Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc khó khăn thì có văn bản báo cáo, đề xuất gửi Sở, Ngành chuyên môn hoặc Hội đồng thẩm định cấp tỉnh để được hướng dẫn giải quyết;
- Giám sát tổ chức giao, đấu thầu lựa chọn đơn vị quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trên địa bàn.
10. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp xã có chợ chuyển đổi
- Triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn;
- Chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Ban Quản lý, Tổ Quản lý chợ lập Phương án chuyển đổi mô hình chợ hạng 2, chợ hạng 3 và đề nghị Hội đồng thẩm định cấp huyện thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
- Thông báo công khai phương án chuyển đổi mô hình quản lý chợ đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kèm hồ sơ mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại các chợ, trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã có chợ chuyển đổi để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các cá nhân có liên quan biết, thực hiện;
- Tiếp nhận Hồ sơ doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có nhu cầu tham gia quản lý, khai thác và kinh doanh chợ và chuyển cho Hội đồng thẩm định cấp huyện và phối hợp với Hội đồng thẩm định cấp huyện tổ chức đấu thầu, lựa chọn doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp nhận quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trên địa bàn.
11. Trách nhiệm của Ban Quản lý chợ, Tổ Quản lý chợ thuộc đối tượng chuyển đổi
- Triển khai thực hiện các nội dung chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo đúng kế hoạch, phương án đã được phê duyệt.
- Phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã chuẩn bị đầy đủ thông tin về hiện trạng chợ làm căn cứ lập Phương án chuyển đổi mô hình quản lý chợ đang quản lý để Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng thẩm định cấp huyện;
- Thông báo công khai phương án chuyển đổi mô hình quản lý chợ đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kèm hồ sơ mời thầu tại chợ.
Các Sở, Ngành, địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch này có trách nhiệm chủ động triển khai, phối hợp thực hiện và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, đề xuất và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Công thương Bắc Kạn - Số 34 Đường Trường Chinh, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn).
DANH SÁCH CÁC CHỢ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ KINH DOANH CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2017
(Kèm theo Quyết định số: 555/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Stt | Tên chợ | Địa chỉ |
1 | Chợ Pác Co | Tiểu khu 8, thị trấn Chợ Rã |
2 | Chợ Nam Cường | Thôn Cốc Lùng, xã Nam Cường |
3 | Chợ Quảng Bạch | Thôn Bản Mạ, xã Quảng Bạch |
4 | Chợ Bình Trung | Thôn Pác Pạu, xã Bình Trung |
5 | Chợ Bằng Phúc | Thôn Nà Pài, xã Bằng Phúc |
6 | Chợ Đông Viên | Thôn Làng Sen, xã Đông Viên |
7 | Chợ Xuân Lạc | Thôn Bản Ó, xã Xuân Lạc |
8 | Chợ Đầu mối nông lâm sản huyện Na Rì | Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì |
9 | Chợ Côn Minh | Xã Côn Minh, huyện Na Rỳ |
10 | Chợ 62 | Xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới |
11 | Chợ Trung tâm xã Bộc Bố | Xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm |
12 | Chợ Cẩm Giàng | Xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông |
13 | Chợ Lục Bình | Xã Lục Bình, huyện Bạch Thông |
14 | Chợ Quân Bình | Xã Quân Bình, huyện Bạch Thông |
DANH SÁCH CÁC CHỢ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ KINH DOANH CHỢ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số: 555/QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
STT | Tên chợ | Địa chỉ | Hiện trạng chợ | Hình thức chuyển đổi | Dự kiến thời gian chuyển đổi | Mô hình sau chuyển | ||
Hạng chợ | Số hộ KD cố định | Giao | Đấu thầu | |||||
I | Huyện Bạch Thông | |||||||
1 | Chợ Cẩm Giàng | Xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông | 3 | 22 | X |
| 2017 - 2018 | DN/HTX |
2 | Chợ Lục Bình | Xã Lục Bình, huyện Bạch Thông | 3 | 21 | X |
| 2017 - 2018 | DN/HTX |
3 | Chợ Quân Bình | Xã Quân Bình, huyện Bạch Thông | 3 | 20 | X |
| 2017 - 2018 | DN/HTX |
4 | Chợ Vi Hương | Xã Vi Hương, huyện Bạch Thông | 3 | 13 | X |
| 2018-2019 | DN/HTX |
5 | Chợ Sỹ Bình | Xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông | 3 | 12 | X |
| 2018-2019 | DN/HTX |
II | Huyện Na Rì | |||||||
1 | Chợ Đầu mối nông lâm sản huyện | Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì | 3 |
|
| X | 2016 - 2017 | DN/HTX |
2 | Chợ Côn Minh | Xã Côn Minh, huyện Na Rì | 3 |
| X |
| 2016 - 2017 | DN/HTX |
3 | Chợ Tân An | Xã Lạng San, huyện Na Rì | 3 |
| X |
| 2017 - 2018 | DN/HTX |
4 | Chợ Xuân Dương | Xã Xuân Dương, huyện Na Rì | 3 |
| X |
| 2017 - 2018 | DN/HTX |
5 | Chợ Hảo Nghĩa | Xã Hảo Nghĩa, huyện Na Rì | 3 |
| X |
| 2018 - 2019 | DN/HTX |
6 | Chợ Cư Lễ | Xã Cư Lễ, huyện Na Rì | 3 |
| X |
| 2018 - 2019 | DN/HTX |
7 | Chợ Quang Phong | Xã Quang Phong, huyện Na Rì | 3 |
| X |
| 2019 - 2020 | DN/HTX |
8 | Chợ Vũ Loan | Xã Vũ Loan, huyện Na Rì | 3 |
| X |
| 2019 - 2020 | DN/HTX |
III | Huyện Ba Bể | |||||||
1 | Chợ Pác Co | Tiểu khu 8, thị trấn Chợ Rã | 3 | 40 | X | X | 2017 | DN/HTX |
2 | Chợ trung tâm huyện | Tiểu khu 4, thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể | 3 | 150 | X | X | 2018 | DN/HTX |
3 | Chợ Hà Hiệu | Thôn Nà Ma, huyện Ba Bể | 3 | 90 | X |
| 2019 | DN/HTX |
4 | Chợ Yến Dương | Thôn Nà Giảo, huyện Ba Bể | 3 | 15 | X |
| 2020 | DN/HTX |
IV | Huyện Chợ Mới | |||||||
1 | Chợ Thanh Mai | Xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới | 3 | 50 | X |
| 2018 | DN/HTX |
2 | Chợ Cao Kỳ | Xã Cao kỳ, huyện Chợ Mới | 3 | 65 | X |
| 2018 | DN/HTX |
3 | Chợ Mới | Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới | 3 | 150 |
| X | 2019 | DN/HTX |
4 | Chợ Thanh Bình | Xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới | 3 | 20 | X |
| 2020 | DN/HTX |
V | Huyện Ngân Sơn | |||||||
1 | Chợ Vân Tùng | Xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn | 3 |
| X |
| 2017 - 2018 | DN/HTX |
2 | Chợ Nà Phặc | Thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn | 3 |
|
| X | 2018 - 2019 | DN/HTX |
3 | Chợ Thuần Mang | Xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn | 3 |
| X |
| 2019 - 2020 | DN/HTX |
VI | Huyện Chợ Đồn | |||||||
1 | Chợ Nam Cường | Xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2016 - 2017 | DN/HTX |
2 | Chợ Quảng Bạch | Xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2016 - 2017 | DN/HTX |
3 | Chợ Bằng Lũng | Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn | 2 |
|
| X | 2018 - 2019 | DN/HTX |
4 | Chợ Phương Viên | Xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2017 - 2018 | DN/HTX |
5 | Chợ Bình Trung | Xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2016 - 2017 | DN/HTX |
6 | Chợ Bằng Phúc | Xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2016 - 2017 | DN/HTX |
7 | Chợ Đông Viên | Xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2016 - 2017 | DN/HTX |
8 | Chợ Yên Nhuận | Xã Yên Nhuận, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2017 - 2018 | DN/HTX |
9 | Chợ Bản Cậu | Xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2018 - 2019 | DN/HTX |
10 | Chợ Xuân Lạc | Xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2016 - 2017 | DN/HTX |
11 | Chợ Yên Mỹ | Xã Yên Mỹ, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2018 - 2019 | DN/HTX |
12 | Chợ Đại Sảo | Xã Đại Sảo, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2017 - 2018 | DN/HTX |
13 | Chợ Đồng Lạc | Xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2018 - 2019 | DN/HTX |
14 | Chợ Nghĩa Tá | Xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2017 - 2018 | DN/HTX |
15 | Chợ Lương Bằng | Xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn | 3 |
| X |
| 2019 - 2020 | DN/HTX |
VII | Huyện Pác Nặm | |||||||
1 | Chợ trung tâm xã Bộc Bố | Xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm | 3 |
| X |
| 2016 - 2017 | DN/HTX |
2 | Chợ Nghiên Loan | Xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm | 3 |
| X |
| 2017 - 2018 | DN/HTX |
3 | Chợ Công Bằng | Xã Công Bằng, huyện Pác Nặm | 3 |
| X |
| 2017 - 2018 | DN/HTX |
4 | Chợ Cao Tân | Xã Cao Tân, huyện Pác Nặm | 3 |
| X |
| 2018 - 2019 | DN/HTX |
5 | Chợ Bằng Thành | Xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm | 3 |
| X |
| 2018 - 2019 | DN/HTX |
6 | Chợ Cổ Linh | Xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm | 3 |
| X |
| 2019 - 2020 | DN/HTX |
- 1 Quyết định 1735/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2017
- 2 Quyết định 06/2017/QĐ-UBND Quy định về tổ chức quản lý, kinh doanh, khai thác chợ và việc sử dụng, thuê điểm kinh doanh tại chợ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3 Quyết định 55/2016/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 25/2014/QĐ-UBND Quy định tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất đối với hoạt động khai thác khoáng sản và dự án kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4 Quyết định 15/2016/QĐ-UBND Quy chế chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5 Quyết định 2232/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Luật Doanh nghiệp 2014
- 8 Quyết định 20/2014/QĐ-UBND về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 9 Luật hợp tác xã 2012
- 10 Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 11 Thông tư 67/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ do Bộ Tài chính ban hành
- 12 Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 1 Quyết định 20/2014/QĐ-UBND về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác và kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2 Quyết định 55/2016/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 25/2014/QĐ-UBND Quy định tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất đối với hoạt động khai thác khoáng sản và dự án kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3 Quyết định 06/2017/QĐ-UBND Quy định về tổ chức quản lý, kinh doanh, khai thác chợ và việc sử dụng, thuê điểm kinh doanh tại chợ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Quyết định 1735/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2017