THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 558/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2021 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tại Tờ trình số 03/TTr-UBTQ-HNBVN ngày 11 tháng 3 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung sau:
a) Đầu tư, hỗ trợ các tác giả, nhóm tác giả, hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật (mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, nhiếp ảnh, múa, văn nghệ dân gian, văn nghệ các dân tộc thiểu số) và hoạt động báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương để có thêm nhiều tác phẩm, công trình có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phong phú, đa dạng về loại hình và ngôn ngữ thể hiện, có giá trị định hướng thẩm mỹ và hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; tập trung chủ yếu vào những đề tài đang được xã hội quan tâm, đó là:
- Đề tài lịch sử và di sản văn hóa truyền thống dân tộc.
- Đề tài cách mạng, trong đó tập trung vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Đề tài về biển, hải đảo và biên giới; bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Đề tài về những con người mới tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ môi trường ở địa phương nói riêng và của đất nước nói chung.
- Đề tài về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn mới gắn với xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
- Đề tài về thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; về dân tộc thiểu số nhất là các dân tộc thiểu số rất ít người.
- Đề tài về gia đình và phòng, chống bạo lực trong gia đình.
- Đề tài chống diễn biến hòa bình, bác bỏ luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ở địa phương, ngoài việc sáng tác, sưu tầm, bảo vệ bản sắc văn hóa, văn học nghệ thuật vùng, miền, chú trọng sáng tác các đề tài phản ánh về cuộc sống tại địa phương; những đổi mới góp phần thu hẹp khoảng cách về đời sống kinh tế, nhận thức xã hội, của các địa phương, vùng sâu, vùng xa với thành thị trong cộng đồng 54 dân tộc anh em.
b) Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao ở địa phương, ưu tiên tập trung vào các đề tài lớn, bao gồm:
- Đề tài về ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại và các bài viết, tác phẩm báo chí phục vụ phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam; phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị đặc biệt, các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc tại địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025.
- Đề tài về lịch sử cách mạng, kháng chiến, trong đó chú trọng tập trung vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở địa phương.
- Đề tài về xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp ở nông thôn; xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
- Đề tài về miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, thiếu niên, nhi đồng ở địa phương tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhất là mảng đề tài ngư dân dọc biên giới biển, hải đảo, đề tài quân dân chung tay bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới của Tổ quốc.
- Đề tài về những con người mới, gương điển hình tiên tiến ở địa phương trong lao động sản xuất, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, chống diễn biến hòa bình, giữ gìn an ninh, chính trị ở địa phương.
c) Hỗ trợ sáng tạo theo chiều sâu cho các tác giả, nhóm tác giả có nhiều đóng góp về văn học nghệ thuật, báo chí, có nhiều vốn sống nhưng chưa được đầu tư để có thêm nhiều tác phẩm, công trình có chất lượng; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng tài năng trẻ nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, nhà báo, phóng viên một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng, đề cao trách nhiệm công dân và tính tích cực xã hội, đồng hành mạnh mẽ cùng dân tộc, vì lợi ích của dân tộc, không ngừng đổi mới tư duy sáng tạo, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn.
a) Các tác giả, nhóm tác giả, hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương được hỗ trợ thông qua các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam.
b) Các tác giả, nhóm tác giả, hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật cho các địa phương được hỗ trợ thông qua các Hội Văn học nghệ thuật địa phương và Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
c) Các tác giả, nhóm tác giả, hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao ở địa phương được hỗ trợ thông qua các Hội Nhà báo địa phương và Hội Nhà báo Việt Nam.
3. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
a) Tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước về hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật, báo chí cho các hội viên hoạt động ở các Hội Văn học nghệ thuật, Hội Nhà báo ở Trung ương và địa phương.
b) Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sáng tạo tác phẩm, trại sáng tác, triển lãm, hội thảo... để phổ biến kịp thời kinh nghiệm, kiến thức mới nhằm nâng cao tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ và thực tế cuộc sống cho các hội viên. Đặc biệt chú trọng quan tâm, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho các hội viên trẻ có triển vọng, hội viên là người dân tộc thiểu số.
c) Hỗ trợ công bố, phổ biến, công diễn, dàn dựng, biểu diễn, xuất bản, biên soạn, biên tập, dịch thuật, nghiên cứu, cập nhật thông tin các tác phẩm văn học nghệ thuật, tác phẩm báo chí đạt giải và có chất lượng cao.
d) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong việc xét duyệt, nghiệm thu, đánh giá, kiểm tra, giám sát các hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí.
Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước căn cứ vào mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định này và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định và quyết định phê duyệt tổng dự toán của Chương trình và dự toán phân bổ hằng năm để thực hiện Chương trình
b) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn thực hiện các nội dung chuyên môn của Chương trình theo đúng quy định hiện hành; chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến về cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đối với hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật, tác phẩm báo chí.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, ban hành đơn giá đặt hàng, giao nhiệm vụ các hoạt động hỗ trợ gắn với số lượng và chất lượng của các tác phẩm, công trình, đầu sách, biểu diễn, công diễn, xuất bản sách...; trường hợp chưa kịp ban hành đơn giá thực hiện cơ chế đặt hàng, các nhiệm của Chương trình được giao thực hiện theo cơ chế giao nhiệm vụ.
d) Tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả sử dụng kinh phí hỗ trợ ở Trung ương và địa phương; kiến nghị với cấp có thẩm quyền các hình thức khen thưởng thích hợp đối với các tác phẩm xuất sắc.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm
a) Căn cứ tổng dự toán Chương trình được phê duyệt và tiến độ thực hiện, chủ trì, thống nhất với Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bố trí kinh phí hỗ trợ trong dự toán chi phát triển sự nghiệp văn hóa hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí được hỗ trợ theo các chế độ tài chính hiện hành và phù hợp với đặc thù của các Hội Văn học nghệ thuật và báo chí.
c) Chủ động phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc xây dựng, ban hành đơn giá đặt hàng, giao nhiệm vụ các hoạt động hỗ trợ gắn với tác phẩm, công trình, đầu sách, biểu diễn, công diễn, xuất bản sách...
3. Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam có trách nhiệm
a) Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam xây dựng tổng dự toán Chương trình và dự toán hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Làm đầu mối tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình ở Trung ương và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đầu mối phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức thực hiện các quy định về hỗ trợ ở Trung ương và địa phương theo quy định hiện hành.
c) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, trại sáng tác, triển lãm, công bố và quảng bá các công trình, tác phẩm... cho các hội viên Hội văn học nghệ thuật và Hội nhà báo ở địa phương.
d) Báo cáo kết quả thực hiện hằng năm, đánh giá và kịp thời phản ánh nhũng khó khăn vướng mắc để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết giữa kỳ, báo cáo tổng kết việc thực hiện Chương trình vào năm 2025 và đề xuất cho các giai đoạn tiếp theo.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm
a) Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện tốt kế hoạch hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí hàng năm theo đúng các quy định hiện hành; tạo điều kiện cho các Hội Văn học nghệ thuật, Hội Nhà báo địa phương hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b) Chủ động bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ việc thực hiện, triển khai các nhiệm vụ của Chương trình ở địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Quyết định 650/QĐ-TTg năm 2016 Phê duyệt Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương, giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 4 Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 5 Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 7 Thông tư liên tịch 52/2003/TTLT-BVHTT-BTC hướng dẫn hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm công trình văn học - nghệ thuật, báo chí theo cơ chế Nhà nước đặt hàng do Bộ Văn hóa, thông tin - Bộ Tài chính ban hành
- 1 Quyết định 650/QĐ-TTg năm 2016 Phê duyệt Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương, giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và Hội Văn học nghệ thuật địa phương; hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 52/2003/TTLT-BVHTT-BTC hướng dẫn hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm công trình văn học - nghệ thuật, báo chí theo cơ chế Nhà nước đặt hàng do Bộ Văn hóa, thông tin - Bộ Tài chính ban hành