- 1 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 2 Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2019/QĐ-UBND | An Giang, ngày 08 tháng 11 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH BAN HÀNH KÈM QUYẾT ĐỊNH SỐ 28/2016/QĐ-UBND NGÀY 08 THÁNG 6 NĂM 2016 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang tại Tờ trình số 318/TTr-SNNPTNT ngày 04 tháng 11 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang ban hành kèm theo Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, như sau:
1. Khoản 7 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“7. Về thủy lợi:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý các công trình thủy lợi và chương trình cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi thuộc nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện chương trình cấp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt;
b) Thực hiện các quy định về quản lý sông, kênh, khai thác sử dụng và phát triển các dòng sông, kênh trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chống thiên tai (lũ, lụt, bão, hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, sạt, lở ven sông…) trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất thủy lợi, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông theo quy định;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; về hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp III, IV, cấp V; việc quyết định phân lũ, chậm lũ để hộ đê trong phạm vi của địa phương theo quy định;
e) Hướng dẫn, kiểm tra công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo quy định;
g) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng thường trực Quản lý hệ thống Bắc Vàm Nao.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hoạt động hàng năm của hệ thống Bắc Vàm Nao.
- Kiểm tra, giám sát nhà thầu thực hiện hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống và đánh giá hiệu quả hoạt động vận hành của hệ thống hằng năm.
- Theo dõi diễn biến tác động môi trường của hệ thống Bắc Vàm Nao; thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường trong khu vực.
- Hỗ trợ tăng cường năng lực cho các B’an quản lý tiểu vùng; phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện để Ban quản lý tiểu vùng hoạt động hiệu quả.
- Quản lý, lập kế hoạch và kiểm tra duy tu bảo dưỡng tài sản; lưu trữ hồ sơ của Ban quản lý hệ thống Bắc Vàm Nao”.
h) Thực hiện Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh”.
2. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, gồm 5 phòng:
a) Văn phòng Sở;
b) Thanh tra Sở;
c) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
d) Phòng Khoa học công nghệ và Môi trường;
đ) Phòng Quản lý xây dựng công trình.
3. Khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Chi cục Chăn nuôi và Thú y là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Chăn nuôi và Thú y không quá 03 phòng đảm bảo bao quát được các lĩnh vực cơ bản sau đây: Hành chính - Tổng hợp; Quản lý dịch bệnh; Quản lý giống và kỹ thuật chăn nuôi.
Các tổ chức trực thuộc Chi cục, gồm:
- Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông.
- Trạm Kiểm dịch động vật cửa khẩu.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố Long Xuyên.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố Châu Đốc.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã Tân Châu.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Châu Thành.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Châu Phú.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Tân.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Chợ Mới.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện An Phú.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Thoại Sơn.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tri Tôn.
- Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tịnh Biên.
c) Chi cục Kiểm lâm:
Chi cục Kiểm lâm là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Chi cục Kiểm lâm chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm không quá 03 phòng, đảm bảo bao quát các lĩnh vực sau: Hành chính - Tổng hợp; Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên; Thanh tra, Pháp chế. Các tổ chức trực thuộc Chi cục, gồm:
Hạt Kiểm lâm liên huyện Tri Tôn - Thoại Sơn: có 6 trạm, gồm:
+ Trạm Kiểm lâm Lê Trì;
+ Trạm Kiểm lâm An Tức;
+ Trạm Kiểm lâm Cô Tô;
+ Trạm Kiểm lâm Lương Phi;
+ Trạm Kiểm lâm Bình Minh;
+ Trạm Kiểm lâm Ba Thê.
- Hạt Kiểm lâm liên huyện Tịnh Biên - Châu Đốc: có 5 trạm, gồm:
+ Trạm Kiểm lâm Núi Cấm;
+ Trạm Kiểm lâm An Cư;
+ Trạm Kiểm lâm Nhà Bàng;
+ Trạm Kiểm lâm Tà Lọt;
+ Trạm Kiểm lâm Núi Sam;
- Đội Kiểm lâm Cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng.
d) Chi cục Thủy sản:
Chi cục Thủy sản là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về nuôi trồng, thức ăn thủy sản, chất lượng giống thủy sản, khai thác, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; quản lý thuốc thú y thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Thủy sản không quá 03 phòng, đảm bảo bao quát được các lĩnh vực cơ bản sau đây: Hành chính - Tổng hợp; Nuôi trồng thủy sản; Khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản.
đ) Chi cục Thủy lợi:
Chi cục Thủy lợi là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn và Văn phòng thường trực Ban Quản lý hệ thống Bắc Vàm Nao.
Chi cục Thủy lợi chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thủy lợi và Tổng cục Phòng, Chống thiên tai trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Thủy lợi không quá 02 phòng, đảm bảo bao quát được các lĩnh vực cơ bản sau đây: Hành chính – Tổng hợp; Kỹ thuật và Phòng, chống thiên tai.
Các tổ chức trực thuộc Chi cục, gồm 05 trạm Thủy lợi liên huyện:
- Trạm Thủy lợi liên huyện An Phú – Tân Châu: có trụ Sở chính tại huyện An Phú và cơ sở phụ tại thị xã Tân Châu;
- Trạm Thủy lợi liên huyện Phú Tân – Chợ Mới: có trụ Sở chính tại huyện Phú Tân và cơ sở phụ tại huyện Chợ Mới;
- Trạm Thủy lợi liên huyện Châu Phú – Châu Đốc: có trụ Sở chính tại huyện Châu Phú và cơ sở phụ tại thành phố Châu Đốc;
- Trạm Thủy lợi liên huyện Tịnh Biên – Tri Tôn: có trụ Sở chính tại huyện Tịnh Biên và cơ sở phụ tại huyện Tri Tôn;
- Trạm Thủy lợi liên huyện Thoại Sơn – Long Xuyên – Châu Thành. có trụ Sở chính tại huyện Thoại Sơn và cơ sở phụ tại thành phố Long Xuyên và huyện Châu Thành.
e) Chi cục Phát triển nông thôn:
Chi cục Phát triển nông thôn là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; kinh tế trang trại; kinh tế hộ; quy hoạch và bố trí, ổn định dân cư, di dân tái định cư; phát triển nông thôn; an sinh xã hội nông thôn; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; cơ điện nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn.
Chi cục Phát triển nông thôn chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Phát triển nông thôn không quá 03 phòng, đảm bảo bao quát được các lĩnh vực sau: Hành chính - Tổng hợp, Kinh tế hợp tác, Phát triển nông thôn.
g) Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh; chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản và muối tại địa phương.
Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản không quá 02 phòng, đảm bảo bao quát các lĩnh vực công tác: Hành chính - Tổng hợp; Quản lý chất lượng”.
4. Khoản 4 Điều 3 được sửa đổi như sau:
“Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, gồm 5 đơn vị:
- Trung tâm Khuyến nông;
- Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn;
- Trung tâm Giống thủy sản;
- Trung tâm Kỹ thuật - Dịch vụ Nông nghiệp;
- Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc dụng”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 11 năm 2019.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 28/2016/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
- 2 Quyết định 28/2016/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
- 1 Quyết định 19/2020/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn
- 2 Quyết định 06/2020/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 4 Điều 3 Quyết định 09/2017/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương
- 3 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 22/2016/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An
- 4 Quyết định 27/2019/QĐ-UBND sửa đổi Điều 3 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương kèm theo Quyết định 68/2015/QĐ-UBND
- 5 Quyết định 49/2019/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2, Điều 3 Quyết định 30/2015/QĐ-UBND quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- 6 Quyết định 38/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 25/2016/QĐ-UBND Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam
- 7 Quyết định 39/2019/QĐ-UBND sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 3 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 58/2015/QĐ-UBND
- 8 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ ban hành
- 11 Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 1 Quyết định 39/2019/QĐ-UBND sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 3 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh kèm theo Quyết định 58/2015/QĐ-UBND
- 2 Quyết định 49/2019/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2, Điều 3 Quyết định 30/2015/QĐ-UBND quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3 Quyết định 27/2019/QĐ-UBND sửa đổi Điều 3 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương kèm theo Quyết định 68/2015/QĐ-UBND
- 4 Quyết định 08/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 22/2016/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An
- 5 Quyết định 06/2020/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 4 Điều 3 Quyết định 09/2017/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương
- 6 Quyết định 19/2020/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn
- 7 Quyết định 38/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 25/2016/QĐ-UBND Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam
- 8 Quyết định 41/2023/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang