Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/QĐ.UB

Long Xuyên, ngày 01 tháng 4 năm 1991

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH THU LỆ PHÍ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

 - Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 11 tháng 7 năm 1989;

- Căn cứ Nghị định số 112-HĐBT ngày 25/8/84 của HĐBT v/v thu thủy lợi phí và chỉ thị số 17-CT ngày 14/1/91 v/v đẩy mạnh công tác quản lý khai thác, bảo vệ các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất;

- Căn cứ nhu cầu nạo, vét, nâng cấp các công trình kênh, rạch tạo nguồn phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống dân sinh kinh tế;

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thủy lợi, Sở Tài chính - Vật giá, Cục trưởng Cục thếu và Sở Tư pháp Tỉnh An Giang.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định lệ phí sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Điều 2.- Giao trách nhiệm cho Sở Thủy lợi, Sở Tài chính – Vât giá, Sở Tư pháp và Cục Thuế hướng dẫn thực hiện nội dung bản quy định này.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1/1/1991. Những quy định trước đây của UBND Tỉnh trái với nội dung bản quy định này đều bãi bỏ.

Điều 3.- Các đ/c Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Thủy lợi, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thuế, UBND Huyện, Thị, Xã, Phường, Thị trấn và các Xí nghiệp thủy nông chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Nhị

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THU LỆ PHÍ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP.

Chương I:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Công trình sông ngòi, kênh, rạch tạo nguồn tưới và tiêu nước phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân là cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nươc thống nhất quản lý.

Điều 2.- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân sử dụng nguồn nước do các công trình, kênh, rạch đem lại để sản xuất đều phải đóng lệ phí (gọi là thủy lợi phí tạo nguồn).

Điều 3.- Nghiêm cấm việc chất chà, đăng đó (khi chưa được phép của UBND địa phương) đánh mìn, thải rơm, rạ, cỏ, rách xuống lòng công trình, kênh, rạch gây ách tắt, sụp lỡ bờ kênh, rạch.

Chương II:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4.- Đối tượng thu thủy lợi phí tạo nguồn là những diện tích mà các hộ dùng nước phải bơm, tát nước từ các công trình thủy nông lên mặt ruộng hoặc bơm, tát nước từ mặt ruộng ra công trình thủy nông do Nhà nước quản lý.

Các diện tích được tưới, tiêu từ hệ thống các sông ngòi, kênh, rạch.

Diện tích mặt nước được sử dụng để khai thác thủy sản như: chất chà, vó, đăng, lợp...

Điều 5.- Các diện tích thu thủy lợi phí tạo nguồn bao gồm:

1- Diện tích sản xuất lúa 2 vụ - 3 vụ

2- Diện tích xen canh, luân canh có tưới.

3- Diện tích màu có tưới (trồng rau, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâu năm).

4- Diện tích sử dụng khai thác thủy sản.

Các diện tích lúa mùa nội, lúa mùa ruộng trên thì không thuộc diện thu.

Điều 6.- Các đơn vị, tổ chức và cá nhân sử dụng máy bơm (điện, xăng dầu) làm công tác dịch vụ bơm nước cho nông dân đều phải đăng ký kinh doanh với UBND Xã và phải nội thuế (có quy định riêng).

Điều 7.- Mức thu thủy lợi phí tạo nguồn trị giá bằng lúa như sau:

1- Diện tích sản xuất lúa 2 vụ - 3 vụ thu 30 kg/ha/năm

2- Diện tích xen canh, luân canh thu 20 kg/ha/năm

3- Diện tích chuyên màu có tưới thu 20 kg/ha/năm

4- Diện tích khai thác thủy sản bình quân 2 kg đến 5 kg/m2/năm.

Điều 8.- Đối với những diện tích trồng cây lương thực thì thu bằng lúa hoặc tiền. Những trường hợp sau đây được thu bằng tiền:

1- Diện tích trồng màu.

2- Các dịch vụ tưới nước, tiêu nước và sử dụng để khai thác cá, tôm.

Thủy lợi phí thu bằng tiền là số thóc phải trả tính theo thời giá lúa thu.

Điều 9.- Miễn, giảm thu thủy lợi phí tạo nguồn:

1- Đối với diện tích mới chuyển vụ, tăng vụ được miễn thuế một năm đầu.

2- Trường hợp thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại mùa màng, được miễn, giảm thu thủy lợi phí tạo nguồn như sau:

a) Thiệt hại từ 30% đến dưới 50% được giảm 30%

b) Thiệt hại từ 50% đến 70% được giảm 60%

c) Thiệt hại từ 70% trở lên thì miễn thu.

Điều 10.- Sở Tài chính - Vật giá, Cục Thuế tỉnh tiến hành lập bộ thuế thu riêng và tổ chức thu đồng thời với thu thuế nông nghiệp và thu một lần.

Điều 11.- Tiền thu thủy lợi phí tạo nguồn nộp vào ngân sách Nhà nước chỉ để sử dụng vào việc nạo, vét kênh, rạch, không được chi vào bất cứ việc gì khác.

Trước khi sử dụng, Sở Thủy lợi lập kế hoạch trình UBND Tỉnh duyệt.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12.- Khen thưởng:

1- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thủy lợi phí tạo nguồn sẽ được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

2- Cán bộ trực tiếp thu được trích thưởng 5% tổng số thu. Đây là mức thưởng khoán, bao gồm có chi phí trong đó.

Điều 13.- Xử phạt:

1- Cán bộ thu thủy lợi phí tạo nguồn không nộp đủ số lượng đã thu thì bị xử lý bằng một trong những hình thức sau đây tùy theo mức độ vi phạm:

- Cảnh cáo

- Buộc thôi việc

- Bồi thường số lượng đã thu

- Truy cứu trách nhiệm hình sự.

2- Các tổ chức và công dân vi phạm điều 3 bản quy định này, các đối tượng hưởng lợi từ nguồn nước cố tình trốn tránh, dây dưa không chịu nộp thủy lợi phí tạo nguồn thì sẽ bị xử lý theo pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 14.- Sở Thủy lợi, Sở Tài chính – Vật giá, Cục Thuế và Sở Tư pháp phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và có văn bản hướng dẫn thực hiện bản quy định này.

Bản quy định này được thực hiện từ ngày 1/01/1991.