Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 566/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 28 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 13/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Kết luận số 34-KL/TU ngày 25/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-UBND ngày 12/5/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 112/TTr-SVHTTDL ngày 16/10/2013 về việc phê duyệt Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 với những nội dung sau:

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

- Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng hội nhập khu vực và quốc tế.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành du lịch có trình độ học vấn và kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành du lịch.

1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

- 100% cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch.

- 90% cán bộ quản lý, viên chức các doanh nghiệp, các ban quản lý khu, điểm du lịch được bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh doanh về du lịch.

- 70% lao động trực tiếp các cơ sở kinh doanh du lịch được bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tổ chức các cuộc thi để nâng cao tay nghề và nghiệp vụ.

2. Các hình thức, quy mô đào tạo

2.1. Phát triển nhân lực theo hình thức đào tạo

a) Hệ sơ cấp, nghề:

- Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Hình thức: Học tập trung.

- Quy mô: 7 lớp

- Số lượng: 700 người.

- Ngành nghề đào tạo: Nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar…

b) Hệ trung cấp:

- Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông

- Hình thức: Đào tạo chính quy.

- Quy mô: 4 lớp.

- Số lượng: 370 người.

- Ngành nghề đào tạo: Kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ lễ tân, nhà hàng.

c) Hệ cao đẳng:

- Đối tượng: Là học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông

- Hình thức: Đào tạo chính quy.

- Quy mô: 01 lớp

- Số lượng: 70 người.

- Ngành đào tạo: Quản trị khách sạn.

- Cơ sở đào tạo: Là cơ sở có chức năng, nhiệm vụ đào tạo hệ cao đẳng.

(Có biểu chi tiết gửi kèm theo)

2.2. Phát triển nguồn nhân lực theo hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ:

- Bồi dưỡng cho 120 người là cán bộ, công chức, viên chức về kiến thức quản lý kinh doanh du lịch.

- Bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho 880 người lao động trực tiếp tại các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Tổ chức 03 cuộc thi tay nghề, nghiệp vụ.

(Có biểu chi tiết gửi kèm theo)

3. Kinh phí thực hiện Đề án

Tổng kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng và thi tay nghề tại tỉnh: 8.820 triệu đồng (Tám tỷ, tám trăm hai mươi triệu đồng. Trong đó:

- Nguồn xã hội hóa: 8.300 triệu đồng.

- Nguồn ngân sách nhà nước: 520 triệu đồng.

4. Giải pháp thực hiện

4.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về hoạt động du lịch:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về giá trị, hiệu quả kinh tế do kinh doanh du lịch mang lại nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về phát triển du lịch. Tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ, tham gia các hoạt động du lịch là phát triển kinh tế, phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, từ đó có ý thức nâng cao chất lượng tay nghề, nghiệp vụ lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Nâng cao hình ảnh nghề du lịch thông qua việc tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, tạo tâm lý yêu nghề, gắn bó với nghề đối với lao động trong lĩnh vực du lịch.

4.2. Thực hiện đa dạng hóa hình thức đào tạo

Thực hiện đa dạng các hình thức đào tạo nguồn nhân lực du lịch, bên cạnh đào tạo mới theo chương trình đào tạo chính quy ở các cơ sở đào tạo, cần đẩy mạnh hình thức đào tạo đại học, cao đẳng du lịch hệ tại chức và hình thức liên kết đào tạo nghiệp vụ chuyên môn tại chỗ, huấn luyện tại chỗ của doanh nghiệp. Lao động được đào tạo lại, bồi dưỡng và huấn luyện tại chỗ cần được coi trọng và được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đã qua đào tạo.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp cử cán bộ quản lý, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch được học tập nâng cao trình độ, năng lực quản lý, nâng cao tay nghề.

Nâng cao chất lượng đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch; đào tạo mang tính chuyên sâu cho cán bộ, công chức viên chức và các lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

4.3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng lao động kinh doanh du lịch

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ ở doanh nghiệp du lịch theo Thông tư 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008, Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Tiêu chuẩn quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú khi thực hiện thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.

Có các giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành và các cấp từ tỉnh đến các huyện thành phố, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các doanh nghiệp sử dụng nhân lực du lịch trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

4.4. Xã hội hóa trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để đầu tư, nâng cấp, mở rộng quy mô đào tạo cho các trường chuyên nghiệp và cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.

Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tạo lập mối quan hệ tương trợ giữa nhà nước – nhà trường – nhà doanh nghiệp và người học trong phát triển nguồn nhân lực du lịch.

4.5. Tăng cường hợp tác để phát triển nguồn nhân lực du lịch

Mở rộng tăng cường phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động trong việc tự đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.

Chủ động phối hợp liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề trong nước và nước ngoài để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tăng cường quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các tỉnh trong khu vực và cả nước trong công tác đào tạo, sử dụng nhân lực du lịch.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo, các cơ quan có liên quan tổng hợp nhu cầu và lập kế hoạch hàng năm để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng; tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp tổ chức thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện.

Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức viên chức và các lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Hàng năm tổ chức các cuộc thi nhằm nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch.

Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh các cơ sở kinh doanh du lịch sử dụng nguồn nhân lực không đủ tiêu chuẩn, vi phạm các quy định về yêu cầu chất lượng.

2. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch theo Đề án được duyệt.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

Ưu tiên hướng nghiệp cho học sinh về các ngành nghề đào tạo du lịch; chỉ đạo thực hiện quy chế tuyển sinh, nội dung chương trình đào tạo cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh gắn với nhu cầu phát triển du lịch.

4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm bố trí kinh phí và huy động các nguồn hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và thi tay nghề.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Căn cứ Quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố đã được phê duyệt, phối hợp các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3 (thực hiện);
- Phó CVP UBND tỉnh khối VX;
- Trưởng phòng XV, TH, NC;
- Chuyên viên NC, GD;
- Lưu: VT (Ha).

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Minh Huấn

 

BIỂU TỔNG HỢP

Nhu cầu và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng cao tay nghề du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015

(Kèm theo Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 28/12/2013 của UBND tỉnh)

Trình độ đào tạo

Quy mô và ngành, nghề đào tạo

Năm thực hiện

Tổng số học viên

Trong đó

Kinh phí (triệu đồng)

Cán bộ, công chức, viên chức

Khác

Xã hội hóa

NS tỉnh

I- Đào tạo

 

 

 

 

 

 

Cao đẳng

1 lớp

 

70

 

70

1.260

 

Quản trị kinh doanh du lịch

2014

70

 

70

1.260

 

Trung cấp

4 lớp

 

370

0

370

5.400

 

- Kỹ thuật chế biến món ăn

2014

70

 

70

1.400

 

- Quản trị kinh doanh khách sạn

2014

100

 

100

1.400

 

- Nghiệp vụ lễ tân

2014

100

 

100

1.000

 

- Nghiệp vụ nhà hàng

2014

100

 

100

1.600

 

Sơ cấp nghề

7 lớp

 

700

0

700

7.740

 

- Quản trị kinh doanh du lịch

2014

90

 

90

360

 

- Nghiệp vụ lễ tân

2014

120

 

120

480

 

- Nghiệp vụ buồng

2014

100

 

100

300

 

- Nghiệp vụ bàn

2014

100

 

100

400

 

- Dịch vụ bar

2015

100

 

100

400

 

- Kỹ thuật chế biến món ăn

2015

90

 

90

5.400

 

 

- Quản lý kinh doanh du lịch

2015

100

 

100

400

 

II- Bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

Bồi dưỡng nghiệp vụ

10 lớp

 

1.000

120

880

40

390

- Du lịch cộng đồng

2014

150

 

150

 

60

- Nghiệp vụ buồng

2014

120

 

120

 

30

- Hướng dẫn du lịch

2014

60

 

60

30

 

- Nghiệp vụ quản lý cơ sở kinh doanh du lịch

2014

80

 

80

 

50

- Nghiệp vụ lễ tân

2014

120

 

120

 

40

- Quản lý nhà nước về du lịch

2014

30

30

 

 

30

- Nghiệp vụ chế biến món ăn

2015

60

 

60

 

50

- Nghiệp vụ bàn, bar

2015

120

 

120

 

40

- Du lịch cộng đồng

2015

150

 

150

 

60

- Nghiệp vụ quản lý kinh doanh du lịch

2015

110

90

20

10

30

Thi nâng cao tay nghề

3 cuộc thi

 

 

 

 

 

130

- Thuyết minh, hướng dẫn viên giỏi

2014

 

 

 

 

30

- Nấu ăn ngon

2014

 

 

 

 

50

- Nghiệp vụ buồng, bàn bar

2015

 

 

 

 

50

Tổng cộng

 

 

 

 

8.300

520