VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 567/QĐ-VKSTC | Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2012 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ, VIỆC DÂN SỰ
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002;
Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2011;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1154/2007/QĐ-VKSTC ngày 19/11/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự.
Nơi nhận: | KT. VIỆN TRƯỞNG |
CÔNG TÁC KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 567/QĐ - VKSTC ngày 08/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc dân sự) là một trong những công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án có căn cứ, đúng pháp luật.
Đối tượng của công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự là việc tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ, việc dân sự.
Công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự bắt đầu từ khi Tòa án thông báo thụ lý vụ việc dân sự đến khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc có yêu cầu, kiến nghị, đề nghị theo khoản 1 Điều 310a BLTTDS.
Khi kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc thông báo thụ lý vụ việc dân sự; kiểm sát việc Tòa án thông báo trả lại đơn khởi kiện.
2. Tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây gọi là BLTTDS).
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xem xét kiến nghị, đề nghị hoặc phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại Điều 310a, 310b BLTTDS.
3. Tại các phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên tham gia hỏi đương sự và những người tham gia tố tụng khác; phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng và việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; phát biểu quan điểm về việc giải quyết đối với bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của BLTTDS và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT).
4. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại các phiên tòa, phiên họp; kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết các vụ, việc dân sự của Tòa án nhằm phát hiện vi phạm để kháng nghị hoặc kiến nghị, yêu cầu thực hiện theo quy định của BLTTDS.
5. Yêu cầu Tòa án cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.
6. Yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 4 Điều 85, khoản 2 Điều 94 BLTTDS để thực hiện thẩm quyền kháng nghị.
7. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án.
8. Kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại Điều 310a BLTTDS.
9. Yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại Điều 286, Điều 310 BLTTDS.
10. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị với Tòa án khắc phục vi phạm trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự theo quy định của pháp luật.
11. Trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải tăng cường công tác phát hiện vi phạm pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng để kiến nghị với cơ quan xét xử kịp thời khắcphục đối với từng vụ việc; định kỳ sáu tháng, một năm tổng hợp các vi phạm để kiến nghị cơ quan xét xử cùng cấp rút kinh nghiệm.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự. Khi thực hiện nhiệm vụ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có quyền hạn, trách nhiệm theo quy định tại Điều 44 BLTTDS.
2. Cán bộ, Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cán bộ, Kiểm sát viên chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo đơn vị. Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, Kiểm sát viên phải báo cáo toàn bộ hoạt động kiểm sát, quan điểm giải quyết vụ việc dân sự và đề xuất xử lý vi phạm (nếu có) với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kiểm sát. Trường hợp, cán bộ, Kiểm sát viên và lãnh đạo đơn vị có ý kiến khác nhau thì lãnh đạo đơn vị phải báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định. Khi cần thiết, lãnh đạo Viện kiểm sát yêu cầu các đơn vị chức năng báo cáo các vụ, việc dân sự để đảm bảo tính nghiêm minh và kịp thời của hoạt động kiểm sát.
3. Viện kiểm sát nhân dân phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, cơ quan liên quan để thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự.
KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ
Mục 1. KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
Điều 6. Kiểm sát việc thông báo thụ lý vụ án dân sự, việc trả lại đơn khởi kiện
1. Khi nhận được thông báo thụ lý vụ án, văn bản của Tòa án thông báo trả lại đơn khởi kiện, Kiểm sát viên, cán bộ phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát và kiểm tra nội dung của các thông báo theo Điều 168, Điều 174 BLTTDS; nếu phát hiện vi phạm thì tập hợp báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, Viện trưởng Viện kiểm sát phải gửi cho Tòa án quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, trường hợp cần thiết phải phân công Kiểm sát viên dự khuyết hoặc thông báo cho Tòa án về việc thay đổi Kiểm sát viên theo quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
Điều 7. Việc tham gia phiên tòa, phiên họp
1. Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 21 BLTTDS.
Điều 8. Kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm
1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và lập hồ sơ kiểm sát
a. Khi nhận được hồ sơ vụ án do Tòa án chuyển đến, cán bộ, Kiểm sát viên được phân công nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 BLTTDS. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải trực tiếp nghiên cứu hồ sơ để nắm đầy đủ nội dung vụ án và các quy định pháp luật có liên quan.
b. Lập hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự theo hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; dự thảo đề cương tham gia hỏi, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên tòa và báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kiểm sát về kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án và quan điểm giải quyết trước khi tham gia phiên tòa.
2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng của Hội đồng xét xử, của Thẩm phán, Thư ký Tòa án; về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng.
Kiểm sát viên có quyền đề nghị hoãn phiên tòa nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các Điều 199, 204, 205, 206, 207, 215 và khoản 4 Điều 230 và các trường hợp khác theo quy định của BLTTDS. Trường hợp Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa nhưng Hội đồng xét xử không chấp nhận thì Kiểm sát viên phải tiếp tục tham gia phiên tòa. Sau phiên tòa phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát để xem xét, quyết định.
3. Tham gia hỏi tại phiên tòa
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên hỏi các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét nguồn gốc, tính có căn cứ và hợp pháp, khách quan của các tài liệu, chứng cứ do các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hoặc do Tòa án tiến hành thu thập. Có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử cho nghe băng, đĩa ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 227 BLTTDS; nhận xét kết quả giám định, hỏi về những vấn đề chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết quả giám định với các tình tiết khác của vụ án dân sự.
Nếu phát hiện người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng có vi phạm pháp luật thì Kiểm sát viên phải yêu cầu Hội đồng xét xử thực hiện.
4. Phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án và diễn biếntại phiên tòa, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; về việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng, kể từ khi thụ lý vụ án đến trước khi Hội đồng xét xử nghị án theo quy định tại Điều 8 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
Bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm thực hiện theo Mẫu số … ban hành kèm theo Quyết định số 566/QĐ-VKSTC ngày 08/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kiểm sát viên phải theo dõi, ghi chép đầy đủ diễn biến hoạt động của Hội đồng xét xử và của những người tham gia tố tụng; những vi phạm (nếu có) mà Kiểm sát viên đã phát hiện và kiến nghị với Hội đồng xét xử.Kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải kiểm tra biên bản phiên tòa, nếu thấy cần thiết, Kiểm sát viên yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
5. Sau phiên tòa
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải hoàn thiện ý kiến phát biểu bằng văn bản và gửi cho Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT; đồng thời, báo cáo kết quả phiên tòa với lãnh đạo Viện kiểm sát, đề xuất kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm khi xét thấy bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.Nếu hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp nhưng vẫn còn thời hạn đối với Viện kiểm sát cấp trên, mà phát hiện vi phạm pháp luật, thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Sau khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án cấpsơ thẩmhoặc nhận đượcthông báo về việc kháng cáo của Tòa án cấp sơ thẩm, Viện kiểm sát cấp sơ thẩm phải sao gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp (đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh thì gửi cho Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm khu vực) để thực hiện việc kiểm sát.
Nếu hết thời hạn kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp trên mà phát hiện bản án, quyết định có viphạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết mới, thì Kiểm sát viên đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ có liên quan.
Trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp không tham gia phiên tòa sơ thẩm hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ để xem xét kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
Điều 9. Kiểm sát giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm
1. Thẩm quyền kháng nghị
Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện được Viện trưởng ủy quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng cấp.
Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được Viện trưởng ủy quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện.
Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm thừa ủyquyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ký kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp tỉnh chưa có hiệu lực khi phát hiện có vi phạm pháp luật.
2. Quyết định kháng nghị
a. Quyết định kháng nghị phải nêu cụ thể những vi phạm pháp luật của bản án, quyết định sơ thẩm; kháng nghị phải thể hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 251 BLTTDS.
Hình thức kháng nghị phúc thẩm thực hiện theo Mẫu số…ban hành kèm theo Quyết định số 566/QĐ-VKSTC ngày 08/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
b. Thời hạn kháng nghị thực hiện theo quy định tại Điều 252 BLTTDS;Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ thời hạn gửi bản án, quyết định theo Điều 194, Điều 241 BLTTDS để thực hiện đúng thời hạn kháng nghị.
c. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải được gửi ngay đến Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị vàcác đương sự theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 251, Điều 253 của BLTTDS; đồng thời, gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị thì gửi quyết định cho Viện kiểm sát cấp sơ thẩm để theo dõi.
3. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và lập hồ sơ kiểm sát
Trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên trực tiếp nghiên cứu và lập hồ sơ kiểm sát về các nội dung: lý do, căn cứ, thủ tục và nội dung của kháng cáo, kháng nghị; trích cứu các chứng cứ, tài liệu cần thiết trong hồ sơ vụ án và các căn cứ pháp luật liên quan; phân tích tài liệu, chứng cứ mới thu thập bổ sung (nếu có); chuẩn bị đề cương tham gia hỏi các đương sự và những người tham gia tố tụng khác.
Đối với vụ án phức tạp hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Viện kiểm sát, lãnh đạo đơn vị, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ phải báo cáo về các vi phạm pháp luật đã phát hiện; đề xuất quan điểm giải quyết đối với bản án, quyết định hoặc nội dung bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị; dự thảo ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm.
Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 262 BLTTDS.
4. Bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị
a. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu nếu thời hạn kháng nghị đã hết.
b. Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thể rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị theo quy định tại Điều 256 BLTTDS. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị phải do Viện trưởng quyết định bằng văn bản gửi Tòa án cấp phúc thẩm và các đơn vị liên quan theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp rút kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới thì cần phải trao đổi bằng văn bản hoặc trực tiếp với Viện trưởng Viện kiểm sát cấp sơ thẩm đã kháng nghị; nếu Viện kiểm sát đã kháng nghị không nhất trí thì Viện kiểm sát cấp trên thực hiện quyết định của mình và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
c. Tại phiên tòa, việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị do Kiểm sát viên tham gia phiên tòa quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa phải báo cáo ngay việc bổ sung, thay đổi hoặc rút kháng nghị với lãnh đạo Viện kiểm sát, lãnh đạo đơn vị và thông báo cho Viện kiểm sát đã kháng nghị biết.
5. Phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên có quyền xuất trình, bổ sung chứng cứ và những tài liệu để làm rõ căn cứ kháng nghị. Nếu những tài liệu, chứng cứ mới có thể thay đổi đánh giá về việc tuân theo pháp luật tố tụng, quan điểm giải quyết vụ án đã được lãnh đạo Viện cho ý kiến, thì Kiểm sát viên quyết định hướng giải quyết phù hợppháp luậtvà phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Căn cứ hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm theo quy định tại Điều 10 của của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
Bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm thực hiện theo Mẫu số …ban hành kèm theo Quyết định số 566/QĐ-VKSTC ngày 08/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án
Khi tham gia phiên tòa phúc thẩm theo Điều 264 BLTDS, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án cấp phúc thẩm về thời hạn chuẩn bị xét xử; thành phần Hội đồng xét xử, sự có mặt của những người tham gia phiên tòa, thủ tục hỏi và công bố tài liệu, xem xét chứng cứ, vật chứng tại phiên tòa, việc hoãn phiên tòa; ghi chép đầy đủ diễn biến và kết quả phiên tòa. Việc kiểm tra biên bản phiên tòa thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 8 Quy chế này.
Sau phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải hoàn thiện ý kiến phát biểu bằng văn bản và gửi cho Tòa án theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
Kiểm sát viên phải báo cáo bằng văn bảnvề kết quả phiên tòa, các quyết định của mình tại phiên tòa với lãnh đạo Viện kiểm sát, lãnh đạo đơn vị; đề xuất kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong trường hợp xét thấy bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng; lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kiểm sát phải có ý kiến đối với các quyết định, đề xuất đó.
Thông báo bằng văn bản kết quả xét xử với Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án ra bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị.
Lập phiếu kiểm sát chặt chẽ việc gửi bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án theo đúng thời hạn quy định tại Điều 281 BLTTDS.
Điều 10. Kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Nguồn phát hiện vi phạm pháp luật
Viện kiểm sát nghiên cứu phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, căn cứ vào các nguồn sau đây:
- Báo cáo đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện kiểm sát nhân dân các cấp kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan.
- Đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của đương sự kèm theo chứng cứ, tài liệu hoặc văn bản thông báo vi phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
- Thông qua kiểm tra nghiệp vụ phát hiện thấy bản án, quyết định của Tòa án vi phạm nghiêm trọng việc áp dụng pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới.
- Từ các nguồn thông tin khác theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án
Khi xét thấy cần thiết nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 2 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
3. Nghiên cứu hồ sơ vụ án, lập hồ sơ kiểm sát
Khi nhận được hồ sơ vụ án dân sự, Kiểm sát viên, cán bộ phải nghiên cứu, lập hồ sơ kiểm sát. Nếu có căn cứ xác định bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định thì báo cáo bằng văn bảnđề xuất với lãnh đạo đơn vị báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; thời hạn nghiên cứu hồ sơ thực hiện theo quy định tại điểm b, c mục 4 Điều 2 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
Đối với bản án, quyết định bị Chánh án Tòa án kháng nghị, Kiểm sát viên, cán bộ nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra bản án, quyết định và căn cứ kháng nghị của Chánh án; đề xuất quan điểm với lãnh đạo Viện kiểm sát (ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền) nhất trí hoặc không nhất trí một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
Việc nghiên cứu hồ sơ vụ ánphải đảm bảo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 290 BLTTDS.
4. Về thẩm quyền kháng nghị.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được Viện trưởng ủy quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 285, khoản 1 Điều 307 BLTTDS, trừ quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được Viện trưởng ủy quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 2 Điều 285, khoản 2 Điều 307 BLTTDS.
5. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định tại Điều 283, Điều 305 BLTTDS; kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải nêu rõ và phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định; kháng nghị phải đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 287, Điều 310 BLTTDS.
Hình thức kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện theo Mẫu số…ban hành kèm theo Quyết định số 566/QĐ-VKSTC ngày 8/10/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối.
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 288, Điều 308 BLTTDS.
Việc hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 286, khoản 3 Điều 307 BLTTDS.
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm phải được gửi cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Tòa án ra bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, các đương sự và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị theo quy định tại Điều 290 BLTTDS; đồng thời, gửi Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo, gửi Viện kiểm sát cấp dưới (cùng cấp với Tòa án có bản án, quyết định bị kháng nghị) để theo dõi.
6. Bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị
Trước khi mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị (nếu chưa hết thời hạn kháng nghị) hoặc rút kháng nghị theo quy định tại Điều 289 BLTTDS. Quyết định thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị phải bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc gửi quyết định, thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5, 6 Điều 10 Quy chế này.
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu phát sinh tài liệu, tình tiết mới có thể dẫn tới việc phải thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị, thì Kiểm sát viên chủ động quyết định và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát về việc thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị của mình.
Trường hợp không quyết định được việc thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị, thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng giám đốc thẩm (hoặc tái thẩm) hoãn phiên tòa, nếu Hội đồng không chấp nhận, thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa và thực hiện quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
Viện kiểm sát tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 292 và Điều 310 BLTTDS.
Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
Trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị, thì việc trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa thực hiện theo khoản 2 Điều 11 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành mẫu bài phát biểu tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm kèm theo Quyết định số …/QĐ-VKSTC ngày ..tháng 10 năm 2012.
Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thời hạn xét xử, thành phần Hội đồng xét xử, trình tự, thủ tục phiên tòa, việc biểu quyết của Hội đồng xét xử; ghi chép đầy đủ diễn biến phiên tòa, quá trình thảo luận và kết quả phiên tòa.
8. Sau phiên tòa
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải hoàn thiện ý kiến phát biểu bằng văn bản và gửi cho Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
Kiểm sát viên báo cáo bằng văn bảnvới lãnh đạo Viện kiểm sát và lãnh đạo đơn vị về kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; theo dõi việc ban hành quyết định và gửi các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án; thông báo kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm và sao gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm cho Viện kiểm sát nơi có bản án, quyết định bị kháng nghị.
Điều 11. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án
1. Kiểm sát các quyết định của Tòa án để thực hiện quyền kiến nghị
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kiểm sát đối với: Quyết định chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác (Điều 37 BLTTDS); Quyết định nhập hoặc tách vụ án (khoản 3 Điều 38); Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 123); Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm (Điều 195); Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm (Điều 258); Quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm (Điều 208); Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm (Điều 266).
Khi nhận được các quyết định trên, cán bộ, Kiểm sát viênđược phân công phải vào sổ thụ lý theo từng loại quyết định, lập phiếu kiểm sát để kiểm tra tính có căn cứvà hợp pháp của quyết định, như: Thời hạn Tòa án gửi quyết định cho Viện kiểm sát; nội dung, hình thức của các quyết định; nếu có vi phạm thì xác định mức độcủa vi phạm và báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát kiến nghị Tòa án khắc phụcđối với từng quyết định hoặc tập hợp kiến nghị chung.
2. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án để thực hiện quyền kháng nghị
Viện kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát đối với: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án; Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; Bản án sơ thẩm; Bản án phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm; Quyết định tái thẩm.
Khi nhận được các loại quyết định và bản án nói trên, cán bộ, Kiểm sát viên được phân công phải vào sổ thụ lý, lập phiếu kiểm sát và hồ sơ kiểm sát theo mẫu hướng dẫn; kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của bản án, quyết định. Trường hợp phát hiện vi phạm về thời hạn Tòa án gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát hoặc bản án, quyết định vi phạm về hình thức, sai sót về nội dung không nghiêm trọng thì tập hợp để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát kiến nghị với Tòa án.
Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì báo cáo Viện trưởng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ; bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật) hoặc đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật hoặc bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm).
Quá trình kiểm sát bản án, quyết định, xét thấy cần thiết để bảo đảmviệc kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩmhoặc để bảo vệ quan điểm kháng nghị tại phiên tòa, Viện kiểm sát có thể trực tiếp hoặc làm văn bảnyêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp cho Viện kiểm sát hồ sơ, tài liệu, vật chứng theo quy định tại khoản 4 Điều 85, khoản 2 Điều 94 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
Mục 2. KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
Điều 12. Kiểm sát giải quyết các việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án
Các việc dân sự do Tòa án giải quyết thuộc đối tượng kiểm sát bao gồm:
Các yêu cầu về dân sự quy định tại Điều 26 BLTTDS;
Các yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 28 BLTTDS;
Các yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 30 BLTTDS;
Các yêu cầu về lao động quy định tại Điều 32 BLTTDS;
Điều 13. Kiểm sát thông báo thụ lý
Hoạt động kiểm sát thông báo thụ lý việc dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 14. Kiểm sát tuân theo pháp luật tại phiên họp giải quyết việc dân sự
a. Viện kiểm sát phải tham gia tất cả các phiên họp giải quyết việc dân sự.
b. Các hoạt động kiểm sát trước khi mở phiên họp, tại phiên họp, Kiểm sát viên căn cứ các Điều 313, 313a, 314 BLTTDS;Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT để thực hiện như trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm được hướng dẫn tại Điều 8 Quy chế này.
c.Sau phiên họp, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc Tòa án gửi quyết định giảiquyết việc dân sự theo quy định tại Điều 315 BLTTDS.
1. Về thẩm quyền kháng nghị: Thực hiện theo quy định tại Điều 316 BLTTDS và được hướng dẫn tại Điều 9 Quy chế này.
2. Về thời hạn kháng nghị phúc thẩm: Thời hạn kháng nghị được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 317 BLTTDS.
Đối với quyết định về việc xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài và quyết định xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài thì thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 358 và khoản 2 Điều 372 BLTTDS.
3. Quyết định kháng nghị và gửi kháng nghị thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Quy chế này.
4. Tham gia phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự
Kiểm sát viên phải tham gia các phiên họp xét kháng cáo, kháng nghị giải quyết các việc dân sự theo quy định tại khoản 3 Điều 21; khoản 2 Điều 359; Điều 363; khoản 2 Điều 373 BLTTDS và khoản 3 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại.
Hoạt động của Kiểm sát viên trước, trong và sau phiên họp phúc thẩm thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Quy chế này.
KIỂM SÁT THỦ TỤC ĐẶC BIỆT XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Khi xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 310a BLTTDS thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia và phát biểu ý kiến tại phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 310a BLTTDS.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia và phát biểu ý kiến tại phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 2 Điều 310b BLTTDS.
1. Vụ 5, Vụ 12 và các đơn vị hữu quan trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi phát hiện được quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định đó, thì lãnh đạo đơn vị được ủy quyền lập hồ sơ kiểm sát và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị với Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại Điều 310a BLTTDS.
2. Tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ án
a. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao cho Vụ 5 (hoặc Vụ 12) nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ, tài liệu; chuẩn bị bài phát biểu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị về việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
b. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao cho Vụ 5 (hoặc Vụ 12) nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ, tài liệu; chuẩn bị bài phát biểu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên họp xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
a. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu về nội dung kiến nghị và căn cứ của việc kiến nghị.
b. Trường hợp xem xét kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội hoặc xem xét đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kiến nghị, đề nghị; nêu rõ quan điểm và lý do của việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.
4. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Tại phiên họp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu quan điểm về tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bị đưa ra xem xét lại; đồng thời, đề nghị hướng giải quyết đối với quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bị xem xét lại.
KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 18. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án cùng cấp và Tòa án cấp dưới ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo của đương sự theo quy định tại Điều 12, Điều 13 của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT.
2. Trong quá trình kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm theo quy định của BLTTDS; kiến nghị với cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm để bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật.
Điều 19. Tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
1. Các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát địa phương khi nhận đơn khiếu nại đối với bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải chuyển cho Vụ khiếu tố (Vụ 7) trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đơn vị khiếu tố trực thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh để phân loại xử lý trước khi chuyển cho Vụ 5 (hoặc Vụ 12) thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Phòng 5 (hoặc Phòng 12) thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Nếu phát hiện bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có dấu hiệu vi phạm, thì trình tự, thủ tục thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10 của Quy chế này.
2. Vụ 7 trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đơn vị khiếu tố trực thuộc Viện kiểm sát các cấp khi tiếp nhận đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, có trách nhiệm cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự theo quy định tại Điều 284b BLTTDS.
Điều 20. Lập hồ sơ kiểm sát các vụ việc dân sự
Quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự, Kiểm sát viên phải lập hồ sơ kiểm sát ở tất cả các thủ tục: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc lập hồ sơ kiểm sát thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Hồ sơ kiểm sát phải được quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của Nhà nước và ngành Kiểm sát về quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, cán bộ, Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ phải báo cáo, đề xuất bằng văn bản với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kiểm sát về giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Báo cáo phải nêu rõ những vấn đề cơ bản của nội dung vụ, việc dân sự, hệ thống chứng cứ, tài liệu; quá trình giải quyết vụ án của cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; đơn yêu cầu của các bên đương sự; quan điểm đề xuất đường lối giải quyết vụ việc dân sự. Ý kiến của Kiểm sát viên vàcủa lãnh đạo đơn vị, kết luận của lãnh đạo Viện phải ghi chép đầy đủ và lưu hồ sơ kiểm sát.
Viện kiểm sát các cấp phải quản lý chặt chẽ công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quản lý tình hình và kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý tình hình và kết quả hoạt động của toàn ngành Kiểm sát.
Chế độ sổ sách, các mẫu văn bản tố tụng, biểu mẫu thống kê vụ việc dân sự phải tuân theo quy định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 23. Chế độ báo cáo, thỉnh thị
Chế độ báo cáo, thỉnh thị thực hiện theo Quy chế về thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân. Báo cáo đề nghị kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới với Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị phải kèm theo đơn đề nghị của đương sự và các tài liệu liên quan; báo cáo do lãnh đạo Viện kiểm sát ký.
Việc trả lời thỉnh thị, báo cáo đề nghị kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên phải kịp thời và do lãnh đạo đơn vị ký. Đối với những trường hợp báo cáo đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của các Viện kiểm sát địa phương và các Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, thời hạn nghiên cứu chậm nhất là 03 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án do Tòa án chuyển đến (đối với trường hợp vụ việc phức tạp hoặc có trở ngại khác quan thì thời hạn không quá 6 tháng);hết thời hạn nói trên, nếu không có căn cứ kháng nghị, thì phải có văn bản thông báo cho Viện kiểm sát đã đề nghị biết.
Điều 24. Chế độ thông báo nghiệp vụ
1. Định kỳ 06 tháng, 01 năm hoặc khi cần thiết, Viện kiểm sát cấp trên ra thông báo nghiệp vụ về kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự cho Viện kiểm sát cấp dưới hoặc thông báo cho các đơn vị liên quan nhằm rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự.
2. Theo yêu cầu, nhiệm vụ của công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự, Viện kiểm sát cấp trêntổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ; bồi dưỡng kỹ năng, xây dựng các chuyên đề và các thông báo rút kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ, nhận thức cho cán bộ làm công tác kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự trong toàn Ngành.
Điều 25. Chế độ kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ
Đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện kiểm sát các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự của đơn vị mình; Viện kiểm sát cấp trên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình đối với Viện kiểm sát cấp dưới về thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự nhằm rút kinh nghiệm và chỉ đạo hướng dẫn về công tác nghiệp vụ. Hoạt động kiểm tra thực hiện đúng theo quy chế về kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 26. Chế độ bảo vệ bí mật tài liệu
Viện kiểm sát các cấp phải quản lý chặt chẽ hồ sơ vụ việc dân sự, hồ sơ kiểm sát và các tài liệu liên quan về thực hiện chế độ bảo mật theo quy định của pháp luật. Việc giao nhận hồ sơ phải có biên bản và theo đúng thủ tục quy định.
Ý kiến chỉ đạo giải quyết vụ việc dân sự của lãnh đạo Viện kiểm sát phải được giữ bí mật, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đối với vụ việc dân sự của Viện kiểm sát cấp trên lưu vào hồ sơ kiểm sát, không đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự.
Điều 27. Chấp hành kỷ luật nghiệp vụ
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự,Viện trưởng, Phó Viện trưởng, cán bộ, Kiểm sát viênViện kiểm sát nhân dân các cấp phải chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhấtcác quy định của pháp luật và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
1. Quy chế công tác kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện thống nhất trong toàn ngành. Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải tổ chức nghiên cứu và triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế này.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Quy chế, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 1154/2007/QĐ-VKSTC ngày 19/11/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
- 1 Quyết định 1154/2007/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 1 Quyết định 35/QĐ-VKSTC-V4 năm 2013 về Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Hướng dẫn 06/HD-VKSTC-V5 công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2013 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Quyết định 573/2012/QĐ-VKSTC-V12 ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5 Quyết định 379/QĐ-VKSTC năm 2012 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi 2011
- 7 Luật Trọng tài thương mại 2010
- 8 Quyết định 306/QĐ-VKSTC năm 2008 về Quy chế xét, tặng Kỷ niệm chương do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9 Quyết định 307/QĐ-VKSTC năm 2008 về Quy chế Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10 Quyết định 07/2008/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11 Quyết định 959/2007/QĐ-VKSTC-V4 về Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 12 Quyết định 960/2007/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 13 Quyết định 807/2007/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác kiểm sát thi hành án do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 14 Quyết định 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 về Quy chế công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát
- 15 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
- 16 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002
- 1 Quyết định 35/QĐ-VKSTC-V4 năm 2013 về Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 2 Hướng dẫn 06/HD-VKSTC-V5 công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự năm 2013 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3 Quyết định 573/2012/QĐ-VKSTC-V12 ban hành Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4 Quyết định 379/QĐ-VKSTC năm 2012 về Quy chế chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 5 Quyết định 306/QĐ-VKSTC năm 2008 về Quy chế xét, tặng Kỷ niệm chương do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6 Quyết định 307/QĐ-VKSTC năm 2008 về Quy chế Thi đua – Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 7 Quyết định 07/2008/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra vụ án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 8 Quyết định 959/2007/QĐ-VKSTC-V4 về Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 9 Quyết định 960/2007/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 10 Quyết định 807/2007/QĐ-VKSTC về Quy chế công tác kiểm sát thi hành án do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 11 Quyết định 59/2006-QĐ-VKSTC-V7 về Quy chế công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát