ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2012/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 05 tháng 12 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 61/2002/NĐ-CP , ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP , ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC , ngày 01/7/2003 của Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ Tài chính hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP , ngày 11/6/2002 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Đài Phát thanh – Truyền hình Tây Ninh tại Tờ trình số 311/TTr-PTTH, ngày 28 tháng 8 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỨC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT, THÙ LAO, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ NHUẬN BÚT CỦA ĐÀI PHÁT THANH –TRUYỀN HÌNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2012 /QĐ-UBND, ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
1. Quy định này quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với tác phẩm được sử dụng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; quy định mức chi trả khoản tiền thù lao cho những người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm nhằm đảm bảo quyền lợi và khuyến khích tác giả sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao.
2. Các nội dung khác liên quan đến chế độ nhuận bút, thù lao không quy định trong văn bản này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng hưởng nhuận bút và thù lao
1. Đối tượng hưởng nhuận bút phát thanh truyền hình
a) Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có tác phẩm được cơ quan phát thanh, truyền hình sử dụng.
b) Biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu) đối với phát thanh.
c) Biên kịch, đạo diễn, quay phim, người dựng phim, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), hoạ sĩ đối với truyền hình.
d) Tác giả là người thuộc cơ quan phát thanh truyền hình (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) sáng tạo tác phẩm phát thanh truyền hình ngoài định mức, nhiệm vụ được giao thì hưởng 100% nhuận bút.
2. Đối tượng hưởng thù lao phát thanh truyền hình
a) Ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1 điều này, những người tham gia thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm tùy theo mức độ đóng góp được Đài Phát thanh - Truyền hình trả thù lao thông qua hợp đồng thỏa thuận.
b) Những người thuộc cơ quan Đài Phát thanh - Truyền hình (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) thực hiện các công việc trên ngoài định mức, nhiệm vụ được giao thì hưởng 100% thù lao. Tiền thù lao được tính trong quỹ nhuận bút.
Điều 3. Cách tính định mức, trừ định mức, cách tính nhuận bút, xác định chất lượng
1. Đối tượng trừ định mức: Đối tượng trừ định mức hàng tháng bao gồm: Những người thuộc đơn vị Đài Phát thanh - Truyền hình trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn thực hiện các công việc như: Phóng viên biên tập, phóng viên quay phim, đạo diễn, trợ lý kiêm chủ nhiệm (nếu có), biên dịch, họa sĩ, ….
Hàng tháng sau khi trừ định mức giao thì mới được hưởng 100% thù lao, nhuận bút.
2. Cách tính trừ định mức:
Số tiền trừ định mức = (HS lương ngạch, bậc của cá nhân X mức lương tối thiểu) X 25%
3. Cách tính nhuận bút và thù lao:
a) Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút được quy định bằng 10% mức tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
b) Nhuận bút được tính trả theo mức hệ số nhuận bút trong khung nhuận bút nhân với giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút.
Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút X Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút.
c) Quay phim hưởng nhuận bút bằng 60% phóng viên cùng thể loại.
4. Xác định chất lượng:
Việc xác định chất lượng của tác phẩm được sử dụng do giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình quyết định và tự chịu trách nhiệm.
Điều 4. Nguyên tắc trả nhuận bút
1. Việc trả nhuận bút phải bảo đảm hợp lý giữa lợi ích của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm, lợi ích của bên sử dụng tác phẩm và lợi ích của người hưởng thụ tác phẩm, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh.
2. Mức nhuận bút trả cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm căn cứ vào thể loại, chất lượng thông tin cung cấp và hiệu quả kinh tế - xã hội của tác phẩm. Mức nhuận bút được chi trả theo định mức hệ số nhuận bút tại Quy định này.
3. Cơ quan sử dụng tác phẩm phải trích lập Quỹ nhuận bút. Quỹ nhuận bút được dùng để trả nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có tác phẩm được sử dụng.
Chương II
NHUẬN BÚT CHO CÁC THỂ LOẠI TÁC PHẨM PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THEO NGHỊ ĐỊNH 61/2002/NĐ-CP
Điều 5. Quy định phân loại chất lượng, hệ số khung nhuận bút
1. Tin tức
a) Tin vắn: Tin có tính chất thông báo nhanh, chuyển những thông điệp cô đọng nhất về một sự kiện nào đó.
- Tin loại 1: Có các thành phần kết cấu tương đối đầy đủ, phản ánh những thông điệp đặc trưng về một sự kiện nào đó.
- Tin loại 2: Các thành phần kết cấu tin đầy đủ, có lượng thông tin về một sự kiện, một vấn đề nào đó.
- Tin loại 3: Loại tin này lượng thông tin lớn hơn so với 2 loại thông tin trên. Nó không chỉ phản ánh diện mạo của sự kiện mà còn phân tích đánh giá đặc điểm, ý nghĩa và hậu quả của sự kiện đối với xã hội.
b) Tin thu thanh:
- Loại 1: Các thành phần kết cấu tin đầy đủ, có thu tiếng hiện trường;
- Loại 2: Các thành phần kết cấu tin đầy đủ, có thu tiếng hiện trường nhằm nâng cao chất lượng của một bản tin sâu;
- Loại 3: Thực hiện nhanh, kịp thời một bản tin sâu có đầy đủ kết cấu tin, có thu tiếng hiện trường nhằm nâng cao chất lượng của một bản tin sâu.
c) Tin dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại: Tiêu chí phân bậc cũng như thực hiện phần tin trong nước.
2. Nhóm phóng sự
a) Bài phản ánh:
- Bài phản ánh loại 1: Phản ánh nhanh trung thực, sắc gọn, kịp thời một vấn đề, một sự kiện nào đó trong xã hội;
- Bài phản ánh loại 2: Nêu vấn đề một cách kịp thời, súc tích, trung thực phản ánh các vấn đề mang tính thời sự tại địa phương.
b) Phóng sự: Đưa ra phân tích khái quát một sự kiện, một vấn đề nào đó trong xã hội được dư luận quan tâm.
- Phóng sự loại 1: Có kết cấu chặt chẽ, có tính chất phản ánh và phân tích đặc điểm ý nghĩa của sự kiện.
- Phóng sự loại 2: Đi sâu phân tích quá trình diễn biến và cách giải quyết mâu thuẫn của sự kiện đó.
- Phóng sự loại 3: Phân tích chặt chẽ những diễn biến, những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình diễn biến của sự kiện và cách giải quyết những mâu thuẫn đó.
c) Phóng sự chân dung: Đi sâu tìm hiểu nhân vật, phân tích quá trình diễn biến của nhân vật, nhân vật điển hình có tác dụng nêu gương để nhiều người học tập.
d) Phóng sự điều tra: Đi sâu phân tích một vấn đề, sự kiện, nêu rõ diễn biến, tác hại của vấn đề đối với xã hội và hướng xử lý khắc phục. Quá trình thực hiện phải có thời gian theo dõi, rất tốn kém thời gian công sức (ví dụ: Điều tra tệ nạn mại dâm, điều tra tham nhũng,.. ). Căn cứ vào mức độ phức tạp khi thực hiện và hiệu quả xã hội khi kết thúc loạt phóng sự để xác định bậc cho loại phóng sự này.
e) Phóng sự tài liệu: Đây là loại phóng sự nhằm phân tích kỹ vấn đề, sự kiện, có sử dụng tư liệu hoặc nhân chứng để làm rõ những vấn đề muốn nêu; các phóng sự về kinh tế, văn hóa, xã hội mang tính thời sự ở một lĩnh vực, một địa phương.
f) Bài bình luận, xã luận: Đi sâu phân tích một vấn đề hoặc một số vần đề, một sự kiện hoặc một số sự kiện; nêu quan điểm của tác giả hoặc của Nhà nước về vấn đề đã đặt ra, nêu cách giải quyết vấn đề theo quan điểm chung. Tùy vào số lượng của vấn đề đưa ra nhiều hay ít, tính chất của vấn đề đưa ra để xác định bậc cho thể loại này.
3. Hệ số khung nhuận bút như sau:
STT | Thể loại | Đơn vị tính | Đối tượng hưởng nhuận bút | Loại | ||
Loại 1 | Loại 2 | Loại 3 | ||||
I | PHÁT THANH |
|
|
|
|
|
1 | Tin tức |
|
|
|
|
|
1.1 | Tin vắn | Tin | Phóng viên | 1,00 | 1,20 | 1,40 |
1.2 | Tin thu thanh | Tin | Phóng viên | 1,50 | 1,70 | 1,90 |
2 | Nhóm phóng sự |
|
|
|
|
|
2.1 | Ghi nhanh, ghi nhận người tốt việc tốt | Bài | Phóng viên | 2,25 | 2,50 | 2,75 |
2.2 | Bài phản ánh | Bài | Phóng viên | 2,75 | 3,00 | 3,25 |
2.3 | Phóng sự thường | PS | Phóng viên | 3,25 | 3,50 | 3,75 |
2.4 | Phóng sự chân dung | PS | Phóng viên | 3,75 | 4,00 | 4,25 |
2.5 | Phóng sự điều tra | PS | Phóng viên | 4,50 | 4,75 | 5,00 |
2.6 | Bài bình luận, xã luận | Bài | Phóng viên | 4,75 | 5,00 | 5,25 |
2.7 | Phát biểu, phỏng vấn, trao đổi |
| Người thực hiện | 2,00 | 2,25 | 2,50 |
II | TRUYỀN HÌNH |
|
|
|
|
|
1 | Tin tức |
|
|
|
|
|
1.1 | Tin vắn | Tin | Phóng viên | 1,00 | 1,20 | 1,40 |
1.2 | Tin thu thanh | Tin | Phóng viên | 1,50 | 1,70 | 1,90 |
2 | Nhóm phóng sự |
|
|
|
|
|
2.1 | Ghi nhanh, ghi nhận, người tốt việc tốt | Bài | Phóng viên | 2,25 | 2,50 | 2,75 |
2.2 | Bài phản ánh | Bài | Phóng viên | 2,75 | 3,00 | 3,25 |
2.3 | Phóng sự | PS | Phóng viên | 3,25 | 3,50 | 3,75 |
2.4 | Phóng sự điều tra | PS | Phóng viên | 4,50 | 4,75 | 5,00 |
2.5 | Phóng sự tài liệu | PS | Phóng viên | 4,25 | 4,50 | 4,75 |
2.6 | Phóng sự chân dung | PS | Phóng viên | 3,75 | 4,00 | 4,25 |
2.7 | Bài bình luận, xã luận | Bài | Phóng viên | 4,75 | 5,00 | 5,25 |
2.8 | Phỏng vấn, phát biểu, trao đổi |
| Phóng viên | 2,00 | 2,25 | 2,50 |
Điều 6. Phân loại chất lượng, hệ số khung nhuận bút cho các sản phẩm
1. Tiểu phẩm: Đây là một dạng kịch ngắn có nhân vật thể hiện
a) Loại 1: Tiểu phẩm đơn giản, có 2 nhân vật.
b) Loại 2: Tiểu phẩm chất lượng trung bình, có dàn dựng từ 2-3 nhân vật.
c) Loại 3: Chất lượng khá, dàn dựng công phu có từ 3 nhân vật trở lên thể hiện.
2. Câu chuyện truyền thanh:
a) Loại 1: Câu chuyện có nội dung đơn giản, có từ 3 nhân vật thoại trở xuống.
b) Loại 2: Câu chuyện có cốt truyện hay, chất lượng khá, có từ 4 nhân vật thể hiện trở lên.
c) Loại 3: Cốt truyện hay, đề tài mang tính phát hiện, chất lượng tốt, có từ 4 nhân vật thể hiện trở lên.
3. Chương trình chuyên đề
Đây là thể loại báo chí có chủ đề sử dụng các hình thức phóng sự, phát biểu trong chương trình để nêu bật chủ đề cần đề cập (ví dụ: Các chuyên đề về tuyên truyền pháp luật, chuyên đề thường thức gia đình, chuyên đề về nông nghiệp, nông thôn…phần phóng sự trong từng chuyên đề có thay thế bằng tiểu phẩm, hoạt cảnh bài hát… tùy tính chất của các chuyên đề cụ thể.
a) Loại 1: Có thời lượng từ 12 phút – 15 phút, chương trình đơn giản, ít dàn dựng tổ chức, nêu và giải quyết một vấn đề cụ thể trong cuộc sống, có 01 phóng sự ngắn minh họa và 3 đến 4 phát biểu ngắn của các đối tượng liên quan đến vấn đề thực hiện.
b) Loại 2: Có thời lượng trên 15 phút - 20 phút, nêu và giải quyết một vấn đề phức tạp, có nội dung chuyên sâu, phải có kịch bản chi tiết, có 01 phóng sự với nội dung sâu sắc (hoặc 02 phóng sự ngắn) để dẫn dắt vấn đề và số lượng phát biểu của các đối tượng liên quan cũng nhiều hơn;
c) Loại 3: Có thời lượng trên 20 phút – 30 phút, nêu và giải quyết một vấn đề phức tạp, độ nhạy cảm chương trình cao hoặc đề cập đến một vấn đề liên quan đến chính sách chế độ cho nhiều người; vấn đề được đề cập và giải quyết thông qua 2 phóng sự dẫn (hoặc 01 tiểu phẩm kịch), kịch bản chi tiết, công phu và một tọa đàm có chất lượng với nhiều câu hỏi khó.
4. Chương trình tọa đàm
Cũng như thể loại chuyên đề, tọa đàm cũng là một thể loại báo chí có chủ đề nhưng nó sâu sắc hơn, có nhiều người tham gia đi sâu phân tích nguyên nhân, cách giải quyết.
a) Loại 1: Chương trình tổ chức đơn giản, có 2-3 khách mời tham gia; về nội dung thì nêu được vấn đề cụ thể phát sinh trong cuộc sống (có tính thời sự hoặc tính chuyên môn sâu) và bàn thảo giải quyết được vấn đề nêu ra trong chương trình; có 1-2 phóng sự ngắn để dẫn dắt định hướng thông tin;
b) Loại 2: Đề cập đến những vấn đề tương đối phức tạp, nhạy cảm hoặc tính chuyên môn sâu; vấn đề được nêu lên bằng các phóng sự phản ánh, phóng sự điều tra, mời các cấp các ngành bàn luận cách giải quyết (thời lượng 30 phút).
c) Loại 3: Chương trình lớn, phức tạp, đề cập đến những vấn đề vĩ mô, liên quan đến nhiều người, có độ nhạy cảm chính trị cao, có nội dung tương tác người nghe, người xem tham gia góp ý hoặc đặt câu hỏi, có mời các chính khách quan trọng (thời lượng 45 phút).
5. Chương trình tọa đàm trực tiếp
Về tiêu chí phân bậc cũng giống như chương trình tọa đàm trên, nhưng do chương trình có trực tiếp nên áp lực công việc lớn hơn nhiều, phải chuẩn bị kịch bản kỹ hơn, ê kíp thực hiện phải làm việc nhiều hơn, chuẩn bị chu đáo hơn, mức độ đầu tư để thực hiện chương trình trực tiếp phải cao hơn nhiều về mọi mặt so với chương trình thường.
6. Phát thanh - Truyền hình trực tiếp
Phát thanh, truyền hình trực tiếp là một hình thức thực hiện tuyên truyền đảm bảo những thông tin nhanh nhất, cùng lúc với sự kiện đang diễn ra. Mỗi một ê kíp phát thanh truyền hình trực tiếp bao gồm các khâu: Chỉ đạo, tổ chức sản xuất, biên tập, đạo diễn, kỹ thuật, truyền dẫn…
Đối với chương trình phát thanh truyền hình ghi hình thì được hưởng mức thù lao bằng 80% so với chương trình trực tiếp cùng thể loại.
7. Hệ số khung nhuận bút
STT | Thể loại | Đơn vị tính | Đối tượng | Loại 1 | Loại 2 | Loại 3 |
|
1 | PHÁT THANH |
| |||||
1.1 | Tiểu phẩm (4p-5p) |
| Tác giả, đạo diễn, chọn nhạc (tác giả 80%) | 4,00 | 4,25 | 4,50 |
|
| |||||||
1.2 | Câu chuyện truyền thanh (12p-15p) |
| Tác giả, đạo diễn, chọn nhạc (tác giả 80%) | 5,00 | 5,25 | 5,50 |
|
| |||||||
1.3 | Chuyên đề (thu phát lại) 50% của Truyền hình | CT | Kịch bản, biên tập, đạo diễn, dẫn chương trình, người chọn nhạc | 7,50 | 10,00 | 12,50 |
|
| |||||||
| |||||||
1.4 | Chuyên đề (trực tiếp) | CT | Kịch bản,biên tập, đạo diễn, dẫn chương trình, người chọn nhạc | 12,00 | 16,00 | 20,00 |
|
| |||||||
1.5 | Tọa đàm (60% Truyền hình) | CT | Kịch bản, biên tập, đạo diễn, dẫn chương trình, người chọn nhạc | 18,00 | 21,00 | 27,00 |
|
| |||||||
1.6 | Truyền thanh trực tiếp | Cuộc | Cả Ê kíp thực hiện |
|
|
|
|
- Nếu thời lượng 60 phút |
|
| 20,00 |
| |||
- Nếu thời lượng từ 60 phút trở lên |
|
| 21,00-30,00 |
| |||
1.7 | Biên tập bản tin, tiết mục, chuyên đề, hộp thư... | CT | Biên tập viên (nếu có) | 0,3 -1,5 |
| ||
| |||||||
2 | TRUYỀN HÌNH |
| |||||
2.1 | Tiểu phẩm (Thời lượng 5p-10p) |
| Kịch bản, biên tập, tổ quay phim, đạo diễn, người chọn nhạc | 6,40 | 6,80 | 7,20 |
|
| |||||||
2.2 | Các loại hình: biên dịch từ các chương trình nước ngoài | CT |
| 1,00- 3,00 |
| ||
| |||||||
| |||||||
2.3 | Thu các chương trình qua vệ tinh | CT |
| 0,15-1,00 |
| ||
2.4 | Chuyên đề (15p-30p) | CT | Kịch bản, biên tập, tổ quay phim, đạo diễn, dẫn chương trình, người chọn nhạc | 15,00 | 20,00 | 25,00 |
|
| |||||||
| |||||||
2.5 | Tọa đàm (20p-60p) | CT | Kịch bản, biên tập, tổ quay phim, đạo diễn, dẫn chương trình, người chọn nhạc | 30,00 | 35,00 | 45,00 |
|
| |||||||
| |||||||
2.6 | Tọa đàm trực tiếp (30p-60p) | CT | Kịch bản, biên tập, tổ quay phim, đạo diễn, dẫn chương trình, người chọn nhạc | 45,00 | 50,00 | 55,00 |
|
| |||||||
| |||||||
2.7 | Nhóm biên tập | CT | Biên tập viên | 0,50-1,00 |
| ||
2.8 | Truyền hình trực tiếp |
|
|
|
| ||
+ Nếu thời lượng dưới 60 phút | CT | Cả Êkíp | 70,00 |
| |||
+ Nếu thời lượng từ 60 phút trở lên | CT | Cả Êkíp | 90,00 |
| |||
+ Trên 90 phút | CT | Cả Êkíp | 120,00 |
| |||
2.9 | Thu hình (60% của trực tiếp TH) (có xe màu) | CT | Cả Êkíp |
|
| ||
| |||||||
2.10 | Đạo diễn chương trình thời sự | Ngày |
| 0,5 |
| ||
2.11 | Thư ký chương trình | Ngày |
| 0,30 |
| ||
2.12 | Kiểm thính, xếp chương trình (kiêm nhiệm) | Ngày |
| 0,6 |
|
* SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH VĂN NGHỆ
STT | Thể loại | Đơn vị tính | Thời lượng | Hệ số |
|
1 | PHÁT THANH |
|
|
|
|
1.1 | Thù lao tác phẩm |
|
|
|
|
a | Tác giả chuyên nghiệp cấp Quốc gia |
|
|
|
|
| Ca nhạc | Bài |
| 5,00 |
|
| Ca cổ | Bài |
| 5,00 |
|
| Thơ | Bài |
| 2,50 |
|
| Truyện ngắn | Truyện | 30' | 5,00 |
|
| Truyện thiếu nhi | Truyện | 15' | 2,50 |
|
| Kịch truyền thanh - chập cải lương | Vở | 45' | 7,50 |
|
| Sân khấu truyền thanh - chập cải lương | Vở | 60' | 12,50 |
|
| Kịch truyền hình | Vở | 45'-60' | 9,00 |
|
b | Tác giả chuyên nghiệp cấp tỉnh |
|
|
|
|
| Ca nhạc | Bài |
| 3,75 |
|
| Ca cổ | Bài |
| 3,75 |
|
| Thơ | Bài |
| 1,88 |
|
| Truyện ngắn | Truyện | 30' | 3,75 |
|
| Truyện thiếu nhi | Truyện | 15' | 1,88 |
|
| Kịch truyền thanh - chập cải lương | Vở | 45' | 5,63 |
|
| Sân khấu truyền thanh - chập cải lương | Vở | 60' | 9,38 |
|
| Kịch truyền hình | Vở | 45'- 60' | 6,75 |
|
c | Tác giả nghiệp dư |
|
|
|
|
| Ca nhạc | Bài |
| 1,88 |
|
| Ca cổ | Bài |
| 1,88 |
|
| Thơ | Bài |
| 0,94 |
|
| Truyện ngắn | Truyện | 30' | 1,88 |
|
1.2 | Thù lao cho diễn viên, nhạc công |
|
|
|
|
a | Diễn viên chuyên nghiệp |
|
|
|
|
| Một người hát | Bài |
| 7,00 |
|
| Hai người hát | Bài |
| 8,00 |
|
| Ba người trở lên | Bài |
| 12,00 |
|
| Nhạc công | Bài |
| 0,60 |
|
b | Diễn viên nghiệp dư |
|
|
|
|
| Một người hát | Bài |
| 1,75 |
|
| Hai người hát | Bài |
| 2,00 |
|
| Ba người trở lên | Bài |
| 3,00 |
|
| Nhạc công | Bài |
| 0,40 |
|
c | Diễn viên ca nhạc thiếu nhi |
|
|
|
|
| Một người hát | Bài |
| 0,50 |
|
| Hai người hát | Bài |
| 0,90 |
|
| Ba người hát trở lên | Bài |
| 1,50 |
|
1.3 | Các loại hình khác |
|
|
|
|
a | Kịch truyền thanh - chập cải lương |
| 30' - 45' |
|
|
| Diễn viên chính | Người/CT |
| 4,00 |
|
| Diễn viên phụ | Người /CT |
| 2,60 |
|
| Nhạc nền | CT |
| 3,00 |
|
| Dàn dựng | CT |
| 4,00 |
|
| Tiếng động âm thanh | CT |
| 2,00 |
|
| Kỹ thuật thu thanh | CT |
| 1,50 |
|
b | Tiếng thơ | CT | 30' |
|
|
| Diễn viên | Người/CT |
| 0,50 |
|
| Nhạc công | Người/CT |
| 0,30 |
|
| Dàn dựng | CT |
| 1,00 |
|
| Kỹ thuật thu thanh | CT |
| 0,50 |
|
c | Sân khấu truyền thanh | CT | 60' |
|
|
| Diễn viên chính | Người/CT |
| 4,00 |
|
| Diễn viên phụ | Người/CT |
| 2,00 |
|
| Nhạc nền | CT |
| 3,00 |
|
| Dàn dựng | CT |
| 4,50 |
|
| Tiếng động âm thanh | CT |
| 2,00 |
|
| Kỹ thuật thu thanh | CT |
| 1,50 |
|
2 | TRUYỀN HÌNH |
|
|
|
|
2.1 | Thù lao diễn viên (giống 2.1, 2. , 2.3) |
|
|
|
|
2.2 | Kịch truyền hình |
| 45'- 60' |
|
|
| Diễn viên chính | Người/CT |
| 4,00 |
|
| Diễn viên phụ |
|
| 3,00 |
|
| |||||
| Đạo diễn sân khấu |
|
| 4,50 |
|
2.3 | Những người thực hiện chương trình phát thanh - truyền hình |
|
|
|
|
| Đạo diễn | CT |
| 3,00 |
|
| Biên tập | CT |
| 3,00 |
|
| Quay phim | Máy |
| 2,50 |
|
| Âm thanh | CT |
| 2,00 |
|
| Ánh sáng | CT |
| 2,00 |
|
| VTR | CT |
| 2,00 |
|
| Kỹ thuật hiện trường | CT |
| 2,00 |
|
| Ánh sáng hiện trường | CT |
| 2,00 |
|
| Vi tính đồ hoạ | CT |
| 2,00 |
|
| Phụ quay | CT |
| 2,00 |
|
| Chủ nhiệm | CT |
| 2,50 |
|
| Dựng phim | CT |
| 3,00 |
|
| Hoà Âm | CT |
| 1,00 |
|
| Phối khí | CT |
| 1,00 |
|
2.4 | Sáng tác logo, hình hiệu |
|
| 0,50 |
|
2.5 | WEBSITE |
|
|
|
|
a | Biên tập bản tin trong nước, quốc tế, chuyên đề | ngày |
| 0,2 |
|
b | Cập nhật, xử lý hình ảnh | ngày |
| 0,1 |
|
c | Cập nhật chương trình PTTH | ngày |
| 0,1 |
|
d | Chịu trách nhiệm nội dung | ngày |
| 0,3 |
|
1. Tác giả bản dịch từ tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt hoặc ngược lại hưởng từ 40% đến 65% nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại tương ứng bằng tiếng Việt. Mức nhuận bút do Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình quyết định.
2. Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số hưởng thêm khoản nhuận bút khuyến khích bằng 10% đến 20% nhuận bút của tác phẩm đó.
3. Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác, hưởng thêm khoản nhuận bút khuyến khích bằng 30% đến 50% nhuận bút của tác phẩm đó.
1. Chương trình tết, chương trình đặc biệt khác tăng 30% mức nhuận bút.
2. Các chương trình phát thanh truyền hình thực hiện ở các xã đặc biệt khó khăn được tăng 20% mức nhuận bút. Thực hiện ở nơi nguy hiểm, độc hại (trong bão lụt, chiến tranh, thiên tai, khu hóa chất độc) được tăng 100% mức nhuận bút.
3. Đối với công việc sưu tầm, tuyển chọn các tài liệu, tin, bài, chuyên mục…đã sử dụng trên các phương tiện thông tin truyền thông nếu được sử dụng được hưởng bằng 20% đến 30% mức nhuận bút theo đúng các thể loại.
4. Cán bộ, viên chức giữ các chức danh lãnh đạo do bổ nhiệm, cán bộ, viên chức thuộc khối kỹ thuật, hành chính, chuyên môn… thuộc Đài Phát thanh - Truyền hình không áp dụng định mức khoán nhuận bút thì được hưởng thù lao khối quản lý và các bộ phận liên quan bằng 30% trên tổng nhuận bút, thù lao. Mức thù lao cụ thể giao giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình Tây Ninh quyết định, tiền thù lao được tính trong quỹ nhuận bút.
Điều 9. Thù lao cộng tác viên tham gia các tác phẩm phát thanh truyền hình:
Cộng tác viên tham gia các chương trình tọa đàm, trả lời phỏng vấn, phát biểu: 200.000 đồng/người đến 2.000.000 đồng/người (mức chi này áp dụng tùy vào học hàm, học vị, hoặc lãnh đạo chủ chốt các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang và mức độ tham gia chương trình).
TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ NHUẬN BÚT
1. Quỹ nhuận bút được hình thành từ các nguồn sau:
a) Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp.
b) Nguồn thu khác: Thu từ quảng cáo, dịch vụ bán chương trình và dịch vụ hoạt động phát thanh, truyền hình khác.
2. Xây dựng Quỹ nhuận bút
Đài Phát thanh - Truyền hình xây dựng quỹ nhuận bút theo Điều 30 Nghị định 61/2002/NĐ-CP , ngày 11/6/2002 của Chính phủ.
Điều 11. Sử dụng và quản lý Quỹ nhuận bút
1. Sử dụng Quỹ nhuận bút
Trên cơ sở quỹ nhuận bút được giao hàng năm, căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng của từng thể loại tin, bài, thông tin khi sử dụng, thủ trưởng đơn vị sử dụng tác phẩm chủ động cân đối tỷ lệ % nhuận bút cho từng thể loại tin, bài, thông tin tương ứng với kết quả đánh giá để trả nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm của từng thể loại tin, bài, thông tin theo hệ số khung nhuận bút quy định và quyết định mức nhuận bút khuyến khích, thù lao cho các đối tượng được hưởng theo quy định.
Quỹ nhuận bút chỉ được chi cho nhuận bút và thù lao, không được chi vào mục đích khác.
2. Quản lý Quỹ nhuận bút
a) Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán Quỹ nhuận bút thực hiện theo quy định hiện hành.
b) Quỹ nhuận bút cuối năm nếu đơn vị chi không hết thì được chuyển sang năm sau.
Đài Phát thanh - Truyền hình căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, hàng năm lập dự toán chi Quỹ nhuận bút cùng dự toán chi thường xuyên gửi cơ quan Tài chính để trình cấp có thẩm quyền giao dự toán chi Quỹ nhuận bút (Quỹ nhuận bút được giao trong dự toán hàng năm ở phần không khoán chi của đơn vị).
Điều 13. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành
Giao Sở tài chính phối hợp với đơn vị hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy định này.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh hoặc có những điều khoản không còn phù hợp với quy định của pháp luật, đơn vị kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 1827/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quản lý Nhà nước do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành hết hiệu lực thi hành năm 2012
- 2 Quyết định 26/2017/QĐ-UBND Quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, thù lao, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút lĩnh vực phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 3 Quyết định 216/QĐ-UBND năm 2018 về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh hết hiệu lực toàn bộ và hết hiệu lực một phần năm 2017
- 4 Quyết định 512/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 5 Quyết định 512/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Quyết định 31/2016/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 26/2014/QĐ-UBND quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút đối với cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình và cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
- 3 Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Chế độ nhuận bút cho Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước tỉnh Tây Ninh
- 4 Quyết định 20/2011/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tây Ninh
- 5 Quyết định 42/2010/QĐ-UBND về Quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với cơ quan báo chí, Đài Phát thanh, Truyền thanh, Truyền hình và Cổng Thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
- 6 Quyết định 20/2008/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định 137/1999/QĐ-UB quy định về định mức và chế độ nhuận bút vượt định mức áp dụng cho đài phát thanh - truyền hình và các đài truyền thanh do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 7 Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Thông tư liên tịch 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC hướng dẫn chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm tại Nghị định 61/2002/NĐ-CP do Bộ Văn hóa thông tin và Bộ Tài chính ban hành
- 10 Nghị định 61/2002/NĐ-CP về chế độ nhuận bút
- 1 Quyết định 31/2016/QĐ-UBND Quy chế tổ chức và hoạt động của Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Quyết định 26/2014/QĐ-UBND quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ nhuận bút đối với cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình và cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
- 3 Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2013 ban hành Chế độ nhuận bút cho Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước tỉnh Tây Ninh
- 4 Quyết định 20/2011/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tây Ninh
- 5 Quyết định 42/2010/QĐ-UBND về Quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với cơ quan báo chí, Đài Phát thanh, Truyền thanh, Truyền hình và Cổng Thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa
- 6 Quyết định 20/2008/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định 137/1999/QĐ-UB quy định về định mức và chế độ nhuận bút vượt định mức áp dụng cho đài phát thanh - truyền hình và các đài truyền thanh do thành phố Đà Nẵng ban hành