UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/2008/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 16 tháng 10 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH BỐ TRÍ CÁC NGÀNH NGHỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét Tờ trình số 1589/KHĐT-ĐKKD ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quyết định quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ưu tiên khuyến khích tất cả các dự án sản xuất công nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Đối với những ngành nghề sản xuất công nghiệp dưới đây được bố trí như sau:
1. Các trường hợp phải bố trí đầu tư mới vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp đáp ứng được hạ tầng kỹ thuật và xử lý chất thải gồm:
a) Dự án đầu tư có quy mô sử dụng diện tích đất trên 10.000m2.
b) Dự án không kể quy mô sử dụng đất thuộc ngành nghề sản xuất giấy, bột giấy.
2. Các trường hợp cho phép bố trí dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp gồm:
a) Ngành, nghề truyền thống; ngành, nghề gắn liền với lao động thủ công như: Sản xuất sơn mài, chạm trỗ, điêu khắc, đan lát, hàng mộc mỹ nghệ sản xuất bằng phương pháp thủ công, đắp tượng mỹ thuật, bóc vỏ lụa hạt điều nhân.
b) Dự án có quy mô nhỏ sử dụng diện tích đất không quá 10.000m2 không thuộc các ngành, nghề quy định tại điểm b, khoản 1 của Điều này; các ngành, nghề gắn với vùng nguyên liệu hoặc có tính chất đặc thù không thể bố trí trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
c) Các dự án này phải phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành nghề, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Không thu hút những dự án đầu tư thuộc các ngành nghề sản xuất công nghiệp như: Thuộc da; giặt tẩy, nhuộm, xi mạ; sản xuất hóa chất cơ bản; chất tẩy rửa; thuốc nhuộm; mực in; ắc-qui; sản xuất giấy từ nguyên liệu thô hoặc những ngành nghề sử dụng lao động phổ thông với số lượng lớn. Trường hợp đặc biệt, dự án đầu tư có quy mô lớn, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét, có ý kiến từng dự án cụ thể.
Điều 4. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã nơi đặt dự án đầu tư căn cứ quy hoạch chi tiết sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm được phê duyệt và các yếu tố đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận địa điểm đầu tư.
Các dự án đầu tư không quy định tại
Điều 5. Các trường hợp thay đổi loại hình từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp; thay đổi chủ doanh nghiệp; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; đầu tư mở rộng cùng ngành nghề hoặc bổ sung, thay đổi ngành nghề khác được quy định như sau:
1. Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất gốm, sứ, gạch, ngói nung không nằm trong danh sách phải di dời (riêng sản xuất gạch, ngói nung phải chuyển đổi công nghệ lò nung theo Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24 tháng 7 năm 2000 của Bộ Xây dựng) và các ngành nghề sản xuất khác, nếu trong quá trình hoạt động sản xuất bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường thì khi thay đổi loại hình từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, thay đổi chủ doanh nghiệp; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp vẫn được phép tiếp tục sản xuất tại địa điểm hiện đang hoạt động.
2. Đối với dự án mở rộng sản xuất tại cùng địa điểm doanh nghiệp đang hoạt động: Chỉ được đầu tư mở rộng cùng ngành nghề hoặc bổ sung, thay đổi ngành nghề được phép bố trí dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp quy định tại
3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã xem xét, có ý kiến về địa điểm hoạt động sản xuất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm cơ sở để chủ đầu tư lập thủ tục chuyển đổi loại hình hoặc đầu tư mở rộng.
4. Các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp đáp ứng được hạ tầng kỹ thuật và xử lý chất thải.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 181/2006/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 7. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 181/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2 Quyết định 49/2011/QĐ-UBND quy định bố trí ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 3 Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 4 Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013
- 1 Quyết định 181/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định bố trí các ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 2 Quyết định 49/2011/QĐ-UBND quy định bố trí ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 3 Quyết định 2875/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản, quy định pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2011 hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31/10/2013