ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 586/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 24 tháng 04 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
Công bỐ thỦ tỤc hành chính mỚi ban hành lĩnh vỰc Lâm nghiỆp thuỘc thẨm quyỀn giẢi quyẾt cỦa sỞ Nông nghiỆp và PTNT tỈnh Cà Mau
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 785/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố TTHC mới ban hành thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 63/TTr-SNN-KSTTHC ngày 10/4/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo quyết định này 01 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau (có Danh mục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số: 586/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Danh mục TTHC mới ban hành
STT | MÃ SỐ HỒ SƠ | TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH | CÔNG KHAI (Trang) |
01 |
| Thẩm định, phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. |
|
NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. THỦ TỤC: THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP THUỘC UBND CẤP TỈNH
1.1. Trình tự thực hiện: Gồm 06 bước.
Công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, gửi hồ sơ thẩm định đề án tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 49A, Hùng Vương, phường 5, TP.Cà Mau vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ), cụ thể như sau:
+ Buổi sáng: Từ 7 giờ 00 đến 11 giờ 00.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00.
Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ hồ sơ
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa đúng, chưa đủ thì có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh.
Bước 3: Thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ
Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập hội đồng thẩm định gồm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực; các sở, ngành là thành viên gồm: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ.
Bước 4: Tổ chức thẩm định và trả kết quả hồ sơ
Trong thời gian 20 (Hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan được giao thẩm định phải tổ chức thẩm định, lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản thẩm định gửi công ty nông, lâm nghiệp.
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ thẩm định
Trong thời gian 5 (Năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định, công ty nông, lâm nghiệp có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ trình theo nội dung văn bản thẩm định của Ủy ban nhân dân tỉnh và gửi lại hồ sơ theo quy định tại khoản 2, 3 và điểm a, b, c Điều 5 Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bước 6: Phê duyệt đề án sắp xếp đổi mới công ty nông, lâm nghiệp
Trong thời hạn 05 (Năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản phê duyệt Phương án tổng thể của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án của các công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc và tổ chức thực hiện.
1.2. Cách thức thực hiện: gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ, bao gồm:
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Tờ trình thẩm định của công ty nông, lâm nghiệp gửi Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Đề án sắp xếp, đổi mới của công ty nông, lâm nghiệp (theo mẫu tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
1.3.2. Số lượng: Gửi 01 (Một) bộ hồ sơ (bản giấy) và 01 (Một) bản điện tử được sao lưu trên đĩa CD.
1.4. Thời hạn giải quyết: 20 (Hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức.
1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp.
d) Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ.
1.7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản thẩm định Đề án và Quyết định phê duyệt Đề án của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đề cương Đề án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1.10. Yêu cầu hoặc điều kiện: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 27/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
- Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ.
Phụ lục I: Đề cương
ĐỀ ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
UBND TỈNH CÀ MAU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………, ngày… tháng …. năm 2015 |
ĐỀ ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP
Đặt vấn đề.
Căn cứ để xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới công ty:
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
- Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ.
- Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng của công ty nông, lâm nghiệp đang được giao quản lý và sử dụng; kết quả điều tra, kiểm kê rừng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch 3 loại rừng; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi công ty nông, lâm nghiệp đứng chân.
- Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 3 năm liên tiếp của công ty nông, lâm nghiệp đến năm thực hiện sắp xếp, đổi mới theo Nghị định trên của Chính phủ.
- Phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh, sử dụng lao động của công ty nông, lâm nghiệp trong các năm tới.
Phần I
HIỆN TRẠNG CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP
I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
- Tên công ty.....; địa chỉ....; điện thoại....; địa chỉ thư điện tử...; vị trí địa lý (Đông, Tây, Nam, Bắc... giáp ...), thuộc các xã...., huyện....tỉnh..../tập đoàn/tổng công ty....
- Quá trình hình thành, phát triển công ty đến nay.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hiện nay.
II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Hiện trạng về quản lý, sử dụng đất
Đưa ra số liệu cụ thể và phân tích về các tình hình sau:
a) Việc đo đạc, cắm mốc, giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho công ty.
b) Việc quản lý và sử dụng đất của công ty, cụ thể:
- Diện tích đất được giao, hệ số và hiệu quả sử dụng, ưu, nhược điểm.
- Diện tích đất được thuê, hệ số và hiệu quả sử dụng, ưu, nhược điểm.
- Diện tích đất đã cho thuê, cho mượn; bị lấn chiếm có tranh chấp; đất liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư.
- Diện tích đất tổ chức khoán, đối tượng nhận khoán, hình thức giao khoán (giai đoạn, chu kỳ...), quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên; ưu, nhược điểm.
- Diện tích đất ở, đất kinh tế hộ gia đình.
- Diện tích đất được giao nhưng không sử dụng (bao gồm không cần sử dụng hoặc không sử dụng được), lý do.
Lập biểu số liệu theo mẫu biểu số 01/ĐĐ kèm theo.
2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
a) Rừng sản xuất: thống kê, xác định diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên (có trữ lượng rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng chưa có trữ lượng; trong đó diện tích đã có phương án quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ về quản lý rừng bền vững); diện tích rừng trồng và đất chưa có rừng, tình hình quản lý bảo vệ và mức độ xâm hại rừng.
b) Rừng phòng hộ (diện tích rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, rừng trồng; trạng thái và chất lượng rừng; đất chưa có rừng), tình hình quản lý bảo vệ và mức độ xâm hại rừng.
c) Rừng đặc dụng (diện tích rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, rừng trồng; trạng thái và chất lượng rừng; đất chưa có rừng), tình hình quản lý bảo vệ và mức độ xâm hại rừng.
Lập biểu số liệu theo mẫu biểu số 01/ĐĐ kèm theo.
3. Hiện trạng tài sản là cây trồng, vật nuôi
Đưa ra số liệu cụ thể và phân tích:
a) Cây ngắn ngày (diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh trên địa bàn).
b) Cây công nghiệp dài ngày (diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh trên địa bàn).
c) Vật nuôi (số lượng, năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh trên địa bàn).
d) Mặt nước nuôi trồng thủy sản (diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh trên địa bàn).
đ) Rừng sản xuất là rừng trồng (diện tích, năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh trên địa bàn).
Lập biểu số liệu theo các mẫu biểu số 03, 04/TS kèm theo.
4. Hiện trạng các công trình kết cấu hạ tầng
Đưa ra số liệu cụ thể và phân tích về số lượng, chủng loại, biến động, chất lượng, giá trị và hiệu quả sử dụng các loại công trình kết cấu hạ tầng.
Lập biểu số liệu theo mẫu biểu số 05/TS kèm theo.
5. Hiện trạng về tài chính doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh tế thông qua các chỉ tiêu về kết quả tài chính thể hiện tại các biểu 06/TC, 07/KD kèm theo, qua đó rút ra các nhận định, đánh giá về hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có về đất đai, vốn và đầu tư, lao động, v.v...
6. Hiện trạng về lao động
Đưa ra số liệu cụ thể và phân tích:
a) Số lượng, chất lượng CNV: Tổng số lao động có tên trong công ty:……… người, trong đó nữ:………người,
Chia ra:
- Số lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn:……..người.
- Số lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng:………người.
- Số lao động ký hợp đồng lao động mùa vụ, theo công việc dưới 12 tháng: ………người.
- Số lao động chưa thực hiện ký hợp đồng lao động:………người.
b) Việc thực hiện chế độ tiền lương, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động của công ty; nhận xét, đánh giá.
c) Tình hình thực hiện khoán: hình thức, nội dung, quyền và nghĩa vụ các bên; số lượng lao động nhận khoán với công ty theo hợp đồng (trong đó chia ra số thực hiện theo Nghị định số 135/2006/NĐ-CP và số thực hiện theo Nghị định số 01/CP chưa chuyển đổi theo Nghị định số 135/2006/NĐ-CP); nhận xét, đánh giá.
d) Tình hình lao động hiện đang dôi dư hoặc thiếu, lý do.
Lập biểu số liệu theo mẫu biểu số 09/LĐ kèm theo.
7. Hiện trạng về khoa học và công nghệ
Đưa ra số liệu cụ thể và phân tích về kết quả nghiên cứu, sử dụng giống mới, quy trình khoa học công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh; hiệu quả của việc áp dụng khoa học, công nghệ mới; khả năng mở rộng và phát triển; thuận lợi, khó khăn.
Lập biểu số liệu theo mẫu biểu số 10/KHCN kèm theo.
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
1. Những kết quả đã đạt được:
a) Quản lý, sử dụng đất.
b) Quản lý, sử dụng rừng.
c) Hiệu quả sản xuất kinh doanh.
d) Lao động việc làm.
đ) Ứng dụng khoa học công nghệ.
e) Các vấn đề khác (an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, dân tộc định canh định cư...).
2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
Phần II
NỘI DUNG SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP
I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI
1. Mục tiêu sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp.
2. Nguyên tắc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp.
II. XÁC ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Trên cơ sở hiện trạng và kết quả phân tích, đánh giá và quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, xác định chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty sau khi thực hiện sắp xếp đổi mới.
Trên cơ sở số liệu và hiện trạng về đất đai được Nhà nước giao cho công ty quản lý hiện có, công ty lập dự kiến phương án sử dụng đất theo quy định của cơ quan về Tài nguyên và Môi trường ở địa phương. Phương án phải thể hiện được các nội dung sau:
1. Diện tích đất nhận thuê để sản xuất kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh được xác định.
2. Diện tích đất nhận giao đất Nhà nước không thu tiền sử dụng đất (thuộc loại nào, diện tích bao nhiêu cho từng loại).
3. Diện tích không quản lý được, không sử dụng được hoặc không cần sử dụng đề nghị thu hồi, bàn giao theo quy định của pháp luật về đất đai.
Lập biểu số liệu theo mẫu biểu số 02/ĐĐ kèm theo.
IV. PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VƯỜN CÂY, MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, RỪNG CÁC LOẠI
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và phương án sử dụng đất được xác định, phương án sản xuất, kinh doanh của công ty, xác định cụ thể diện tích, phương pháp quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh đối với:
1. Vườn cây:
a) Cây ngắn ngày.
b) Cây công nghiệp dài ngày.
2. Mặt nước nuôi trồng thủy sản.
3. Rừng sản xuất là rừng trồng.
4. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên:
a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên đã có phương án quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ về quản lý rừng bền vững.
b) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên chưa có phương án quản lý rừng bền vững và chưa được cấp chứng chỉ về quản lý rừng bền vững.
c) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt.
5. Rừng phòng hộ.
6. Rừng đặc dụng.
Đưa số liệu phù hợp với phương án sử dụng đất vào mẫu biểu số 02/ĐĐ kèm theo.
V. PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG
1. Loại công trình cần giữ lại, giải thích về sự cần thiết.
2. Loại công trình không cần dùng, giải thích lý do và đề xuất chuyển giao về số lượng và giá trị.
Điền số liệu vào mẫu biểu số 05/TS kèm theo.
VI. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP
Căn cứ quy định tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP và các phương án quản lý, sử dụng đất đai, tài sản trên đất để xác định phương án sắp xếp, đổi mới công ty thuộc các loại hình sau:
1. Công ty nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
- Công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Công ty thực hiện nhiệm vụ công ích.
2. Công ty thực hiện cổ phần hóa nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.
3. Công ty thực hiện cổ phần hóa nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
5. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập.
7. Đề xuất khác (nếu có).
Có thuyết minh về phương án sắp xếp, đổi mới được lựa chọn.
VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI
1. Xác định rõ ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, ngành nghề sản xuất kinh doanh bổ sung, ngành nghề kinh doanh phục vụ sản xuất kinh doanh chính. Xây dựng phương án sắp xếp lại các công ty theo hướng tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính gắn kết giữa phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp nông, lâm, công nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trên đơn vị diện tích sản xuất, nâng cao đời sống của người dân.
2. Giải pháp về đất đai
a) Lập phương án sử dụng đất báo cáo cơ quan Tài nguyên và Môi trường thẩm định phương án sử dụng đất trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Nội dung phương án sử dụng đất phải thể hiện vị trí, ranh giới sử dụng đất; diện tích đất đề nghị giữ lại sử dụng theo từng loại đất, hình thức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất bàn giao cho địa phương.
b) Đo đạc, cắm mốc, giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
c) Thu hồi, bàn giao đất về địa phương.
d) Xử lý đất công ty đã cho thuê, cho mượn; bị lấn chiếm có tranh chấp; đất liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư; đất ở, đất kinh tế hộ gia đình.
3. Giải pháp về quản lý, sử dụng rừng
- Rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng.
- Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng.
- Giải pháp về phát triển rừng trồng là rừng sản xuất (lựa chọn loài cây, giống, thâm canh...)
- Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng.
4. Giải pháp về tài chính, đầu tư, tín dụng
- Vốn điều lệ.
- Xác định giá trị vườn cây, mặt nước, rừng trồng làm cơ sở thực hiện cổ phần hóa, liên doanh, liên kết, thế chấp vay vốn...
- Đầu tư và tín dụng đầu tư phát triển.
- Giao kế hoạch và đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ công ích.
- Kinh phí đo đạc, cắm mốc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Xử lý tài chính đối với công trình kết cấu hạ tầng, tài sản trên đất khi bàn giao đất.
- Xử lý công nợ.
- Trích lập dự phòng rủi ro
.…..
5. Giải pháp về lao động
- Giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư.
- Thực hiện các chính sách, chế độ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với cán bộ, công nhân và người lao động.
- Thực hiện cơ chế khoán.
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý, tay nghề lao động.
……
6. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Về nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh của công ty.
7. Giải pháp về chế biến
8. Giải pháp về thị trường
- Rà soát, xây dựng, củng cố thương hiệu các loại sản phẩm của công ty.
- Tham gia hội chợ triển lãm giới thiệu tiềm năng, sản phẩm của công ty, kêu gọi hợp tác đầu tư.
- Đánh giá, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp của công ty như (thị trường cà phê, chè, tiêu, điều, cao su..., thị trường tiêu thụ gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sản phẩm sau chế biến lâm sản) trong và ngoài nước.
9. Giải pháp về tổ chức bộ máy
…...
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Khái toán kinh phí thực hiện đề án
- Tổng kinh phí: ………….tỷ đồng, trong đó:
+ Rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp GCNQSDĐ, Thuê đất: …………..
+ Bổ sung vốn Điều lệ: …………………………………………………..
+ Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng: ……………………………………….
+ Kinh phí thực hiện nhiệm vụ công ích:………………………………
+ Xử lý các khoản công nợ:...............................................................
+ Giải quyết lao động dôi dư:.............................................................
2. Tổ chức thực hiện đề án
- Tiến độ thực hiện đề án.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận chuyên môn của công ty, nông, lâm nghiệp thực hiện đề án.
IX. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG
3. Môi trường
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Đề xuất, kiến nghị: Những đề xuất và kiến nghị của công ty nông, lâm nghiệp đối với địa phương, các Bộ, ngành và Chính phủ để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ.
|
|
| GIÁM ĐỐC |
- 1 Quyết định 1604/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực phát triển nông thôn, thuộc chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương Thành phố Hà Nội
- 3 Quyết định 788/QĐ-BTC năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới về xuất khẩu vàng trang sức, kỹ nghệ và sản phẩm khác bằng vàng thuộc nhóm 71.13, 71.14, 71.15 tại Biểu thuế xuất khẩu trong lĩnh vực thuế quan thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
- 4 Quyết định 785/QĐ-BNN-TCLN năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5 Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau
- 6 Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 8 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 788/QĐ-BTC năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới về xuất khẩu vàng trang sức, kỹ nghệ và sản phẩm khác bằng vàng thuộc nhóm 71.13, 71.14, 71.15 tại Biểu thuế xuất khẩu trong lĩnh vực thuế quan thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
- 2 Quyết định 1882/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương Thành phố Hà Nội
- 3 Quyết định 1604/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực phát triển nông thôn, thuộc chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau
- 4 Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau