BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 587-BYT/QĐ | Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 1994 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Điều 14 Nghị định số 25/CP của Chính phủ ngày 23-5-1993 về ban hành tiêu chuẩn và quản lý các ngạch công chức, viên chức.
Căn cứ công văn số 276/TCCP-VC ngày 21/7/1994 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ thoả thuận để Bộ Y tế ra quyết định ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của Giám đốc Sở Y tế.
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (có bản tiêu chuẩn nghiệp vụ kèm theo).
Điều 2. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của Giám đốc Sở Y tế là căn cứ để các địa phương thực hiện việc sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, xếp lương... theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Những quy định trước đây về tiêu chuẩn nghiệp vụ của Giám đốc Sở Y tế trái với Quyết định này đều huỷ bỏ.
Điều 4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ: Tổ chức cán bộ, Kế hoạch - Tài chính Kế toán, Điều trị, Khoa học đào tạo, Dược, Thanh tra, Trang thiết bị và công trình y tế... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Trọng Nhân (Đã ký) |
NGHIỆP VỤ CỦA GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ
Là công chức lãnh đạo (chỉ huy, điều khiển) đứng đầu bộ máy của Sở Y tế thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh); chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước lĩnh vực y tế được giao trên địa bàn tỉnh, (được xác định theo chức năng, nhiệm vụ của Sở và nội dung phân cấp của Bộ Y tế đối với địa phương).
Nhiệm vụ cụ thể:
- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển chung về kinh tế - xã hội của tỉnh; tổ chức, xây dựng các đề án cụ thể của ngành và các biện pháp nghiệp vụ triển khai trên địa bàn toàn tỉnh để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt đạt hiệu quả.
- Tổ chức chỉ đạo xây dựng được các văn bản pháp quy nhằm cụ thể hoá các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành y tế ở địa phương, trên cơ sở các quy định của Nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Y tế để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các văn bản đó một cách có hiệu quả.
Theo quy định về phân cấp quản lý tổ chức, công chức, viên chức của cấp trên:
+ Tổ chức được việc phân công, phân cấp, sắp xếp bộ máy hợp lý để thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của Sở và làm đầy đủ các nội dung công việc quản lý Nhà nước của Bộ Y tế đã phân cấp cho tỉnh và các nhiệm vụ cụ thể do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, đảm bảo phát huy được hiệu lực của bộ máy Văn phòng Sở và hệ thống tổ chức cấp dưới.
+ Trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức, phân công các công chức, viên chức trong sở; xây dựng nền nếp quản lý khoa học, có quy chế chặt chẽ; thực hiện tốt quản lý các ngạch công chức; tổ chức việc đánh giá, quản lý công chức đúng quy chế; thực hiện việc điều động, bổ nhiệm công chức vào ngạch; tổ chức đào tạo bồi dưỡng, nâng bậc, nâng ngạch nhằm sử dụng tốt nhất năng lực và thời gian hoạt động của công chức, viên chức trong ngành.
- Tổ chức xây dựng nền nếp quản lý nghiệp vụ y tế, thu thập, tổng hợp thông tin để nắm vững hoạt động của ngành trên địa bàn tỉnh, đồng thời phân tích, đánh giá các thông tin đó để đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
- Tổ chức chỉ đạo được công tác kiểm tra, thanh tra thường xuyên trong lĩnh vực nghiệp vụ y, dược (thuộc các đối tượng tập thể, cá nhân có liên quan đến ngành nghề y, dược trong địa bàn) để uốn nắn kịp thời những lệch lạc trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước của ngành.
- Tổ chức được việc phối hợp công tác trong sở với các cơ quan liên quan nhằm đảm bảo sự hiệp đồng, tính đồng bộ trong quản lý, đúng với quyền hạn và trách nhiệm của sở.
- Tổ chức chỉ đạo việc tổng kết chuyên môn nghiệp vụ y tế để cải tiến, đổi mới công tác quản lý phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Nắm vững chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngành.
- Nắm chắc các luật lệ, cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước đối với ngành y tế và các vấn đề có liên quan.
- Nắm chắc nội dung cơ bản về công tác quản lý Nhà nước đối với ngành để vận dụng vào thực tế của địa phương.
- Am hiểu tình hình phát triển kinh tế - đời sống - xã hội của địa phương và trong nước.
- Có năng lực tổ chức, quản lý và tổng kết nhanh, nhạy, dự đoán được tình hình phát triển của ngành ở địa phương.
- Có khả năng đề xuất và vận dụng sáng tạo công tác chuyên môn nghiệp vụ y tế ở địa phương.
3. Yêu cầu trình độ, phẩm chất:
a) Trình độ:
- Là chuyên viên chính trở lên thuộc lĩnh vực y, phải biết sâu một trong lĩnh vực (dự phòng hoặc chữa bệnh) do sở quản lý đã qua chức vụ: Phó Giám đốc Sở, Trưởng phòng của sở, Giám đốc bệnh viện Đa khoa, Giám đốc Trung tâm các đơn vị dự phòng của tỉnh và Giám đốc Trung tâm y tế huyện, thị, quận ít nhất là 03 năm.
- Trung cấp chính trị trở lên.
b) Về phẩm chất:
- Trung thành với đường lối, quan điểm chính trị của Đảng, Nhà nước. Kiên trì với mục tiêu đổi mới của đất nước.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thành, lành mạnh, quyết đoán và giám chịu trách nhiệm, được đồng nghiệp tín nhiệm.
- Có khả năng đoàn kết, tập hợp đồng nghiệp và các ngành có liên quan.
- 1 Thông tư 32/2015/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó giám đốc Sở y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2 Thông tư 32/2015/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó giám đốc Sở y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành