ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 591/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 22 tháng 3 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch Và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc thông qua Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 05/TTr-KHĐT ngày 19/01/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Kèm theo Đề án quy hoạch, phụ lục, bảng biểu, bản đồ), với những nội dung chủ yếu sau:
1.1. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố. Phát triển giáo dục phổ thông và mầm non gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành đô thị xanh, văn minh, hiện đại. Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục phổ thông và mầm non của vùng duyên hải Bắc Bộ.
1.2. Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Phát triển giáo dục phổ thông và mầm non đi vào thực chất, tránh bệnh thành tích, giảm bớt dạy thêm, học thêm, tăng cường thời gian cho học sinh tự học, nghiên cứu. Hải Phòng trở thành một trong các địa phương đi đầu trong thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đổi mới căn bản toàn diện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
1.3. Hiện đại hóa hệ thống giáo dục phổ thông và mầm non trên cơ sở bảo đảm nền tảng giáo dục cơ bản, kế thừa những thành quả giáo dục và đào tạo của thành phố. Gắn kết giữa các hình thức, các cấp học và các trình độ đào tạo. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển và từng bước nhân rộng một số mô hình trường học tiên tiến hội nhập quốc tế ở bậc giáo dục phổ thông.
1.4. Đổi mới quản lý giáo dục, tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường học các cấp theo định hướng của Nhà nước trong giai đoạn mới.
1.5. Huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo. Phân định rõ trách nhiệm sự nghiệp của nhà nước và trách nhiệm của nhà đầu tư kinh doanh, bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân và nhà đầu tư. Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục mầm non, phổ thông; thực sự bảo đảm giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân thành phố Hải Phòng. Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục và đào tạo thành phố. Phối hợp chặt chẽ nhà trường - gia đình - xã hội; xây dựng mô hình giáo dục mở, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, kỷ cương, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của học sinh. Đảm bảo công bằng trong giáo dục đào tạo và ưu tiên các đối tượng có tiềm năng phát triển cao; thực hiện các chính sách ưu tiên đối với các đối tượng khó khăn, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, người khuyết tật.
1.6. Tăng cường quan hệ hợp tác, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của thành phố nhằm khuyến khích và huy động sự đầu tư về trí tuệ, khoa học, công nghệ và các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, tiếp cận xu thế phát triển giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới.
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng giáo dục và đào tạo Hải Phòng trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao hàng đầu Vùng duyên hải Bắc Bộ, luôn đứng trong tốp đầu của giáo dục cả nước. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài gắn kết chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.
2.2. Mục tiêu cụ thể (Phụ lục 1)
2.2.1. Giáo dục mầm non .
- Đến năm 2020, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ trong độ tuổi ra lớp là 35%; trẻ mẫu giáo 97%; mẫu giáo 5 tuổi là 99,9%. Huy động trẻ khuyết tật ở độ tuổi 3-5 ra lớp là 65%; Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dưới 7%. Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là 50%.
- Đến năm 2025, tỷ lệ trẻ em đến nhà trẻ trong độ tuổi ra lớp là 40%; trẻ mẫu giáo 100%. Huy động trẻ khuyết tật ở độ tuổi 3-5 ra lớp năm 2025 là 70%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5%. Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là 60%.
- Đến năm 2030, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ trong độ tuổi ra lớp là 50%; trẻ mẫu giáo 100%. Huy động trẻ khuyết tật ở độ tuổi 3-5 ra lớp là 75%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn dưới 2%. Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là 70%.
- Từ năm 2020, tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp là 100%; Hiệu trưởng mầm non đạt chuẩn hiệu trưởng là 100%.
2.2.2. Giáo dục phổ thông
a) Giáo dục tiểu học (TH)
- Đến năm 2020, tỷ lệ huy động trẻ đi học đúng độ tuổi tiểu học (6-10 tuổi) đạt 99,8%. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 75%. Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt 75%.
- Đến năm 2025, tỷ lệ huy động trẻ đi học đúng độ tuổi tiểu học (6-10 tuổi) đạt 99,9%. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 80%. Tỷ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt 85%.
- Đến năm 2030, tỷ lệ huy động trẻ đi học đúng độ tuổi tiểu học (6-10 tuổi) giữ vững 100%. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 100%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 90%.
- Từ năm 2020, tỷ lệ giáo viên tiểu học đạt chuẩn nghề nghiệp là 100%; Hiệu trưởng tiểu học 100% đạt chuẩn hiệu trưởng.
b) Giáo dục trung học cơ sở (THCS)
- Đến năm 2020, tỷ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi THCS (11-14 tuổi) đạt 99,7%. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 25%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 đạt 85%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 50%.
- Đến năm 2025, tỷ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi THCS (11-14 tuổi) đạt 99,9%. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 30%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 là 83%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 60%. Tiếp tục triển khai đại trà dạy Tin học và thực hiện dạy Lịch sử, Địa lý địa phương, giáo dục nếp sống người thành phố Hải Phòng ở 100% trường học của thành phố.
- Đến năm 2030; tỷ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi THCS (11-14 tuổi) đạt 99,9%. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 35%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 là 80%. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 70%.
- Từ năm 2020, tỷ lệ giáo viên THCS đạt chuẩn nghề nghiệp là 100%. Hiệu trưởng THCS: 100% đạt chuẩn hiệu trưởng.
c) Giáo dục trung học phổ thông (THPT)
- Đến năm 2020, tỷ lệ thanh thiếu niên đi học đúng độ tuổi THPT và tương đương đạt 99%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 98,5%. Phấn đấu 40% trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo 100% giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng. Có 200 - 250 giáo viên giỏi ở các môn học khoa học tự nhiên thành thạo ngoại ngữ và có thể giảng dạy môn học mà mình phụ trách bằng tiếng nước ngoài ở các trường chuyên và trường chất lượng cao.
- Đến năm 2025, tỷ lệ thanh thiếu niên đi học đúng độ tuổi THPT và tương đương đạt 99%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99%. Phấn đấu 50% trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo 100% giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng. Có 300 - 350 giáo viên giỏi ở các môn học khoa học tự nhiên thành thạo ngoại ngữ và có thể giảng dạy môn học mà mình phụ trách bằng Tiếng nước ngoài ở các trường chuyên và trường chất lượng cao.
- Đến năm 2030, tỷ lệ thanh thiếu niên đi học đúng độ tuổi THPT và tương đương đạt 99%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99%. Phấn đấu 65% trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo 100% giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng. Có khoảng 30% giáo viên giỏi ở các môn học khoa học tự nhiên thành thạo ngoại ngữ và có thể giảng dạy môn học mà mình phụ trách bằng tiếng nước ngoài ở các trường chuyên và trường chất lượng cao.
d) Giáo dục thường xuyên (GDTX)
- Đến năm 2020, 100% người trong độ tuổi từ 15 - 60 và 99% người trong độ tuổi từ 15 - 35 biết chữ. 100% thanh thiếu niên trong độ tuổi được học chương trình THCS và THPT, giáo dục thường xuyên và tương đương. 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm; 40% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 20% có trình độ bậc 3.
- Đến năm 2025, hoàn thiện cơ cấu, tổ chức, hoạt động cơ sở GDTX, dạy nghề, Trung tâm học tập cộng đồng của thành phố nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các cơ sở này phát huy có hiệu quả năng lực của mình đảm bảo nhu cầu học tập suốt đời của người dân.
- Đến năm 2030, GDTX được tiếp tục đẩy mạnh, tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình. Đội ngũ người lao động được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, góp phần tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp của cá nhân người lao động.
3.1. Mạng lưới trường học
- Đến năm 2020, toàn thành phố có 339 trường mầm non, trong đó có 250 trường công lập; có 218 trường tiểu học; có 186 trường THCS, 12 trường TH&THCS, trong đó 197 trường công lập; có 55 trường THPT, 01 trường TH&THPT, 01 trường THCS&THPT, 02 trường đa cấp (TH+THCS+THPT), 01 trường liên cấp quốc tế, trong đó có 40 trường công lập.
- Năm 2025, toàn thành phố có 371 trường mầm non, trong đó có 260 trường công lập; có 222 trường tiểu học; có 191 trường THCS, 12 trường TH&THCS, trong đó có 202 trường công lập; có 58 trường THPT, 01 trường TH&THPT, 01 trường THCS&THPT, 02 trường đa cấp (TH+THCS+THPT), 02 trường liên cấp quốc tế, trong đó có 40 trường công lập.
- Năm 2030, toàn thành phố có 419 trường mầm non, trong đó 270 trường công lập; có 232 trường tiểu học; có 197 trường THCS, 13 trường TH&THCS, trong đó có 206 trường công lập; có 62 trường THPT, 01 trường TH&THPT, 01 trường THCS&THPT, 02 trường đa cấp (TH+THCS+THPT), 03 trường liên cấp quốc tế, trong đó có 40 trường công lập.
- Đảm bảo mỗi xã, phường có từ 1 - 2 trường mầm non công lập, 1 trường tiểu học công lập, 1 trường THCS công lập. Giai đoạn 2016 - 2030, thành lập mới 102 trường mầm non, 17 trường tiểu học, 01 trường TH&THCS, 13 trường THCS, 8 trường THPT, 03 trường liên cấp quốc tế, trong đó:
+ Mầm non: Giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến thành lập mới 22 trường; Giai đoạn 2021 - 2025: thành lập mới 32 trường và giai đoạn 2026 - 2030 thành lập mới 48 trường.
+ Tiểu học: Giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến thành lập mới 03 trường; Giai đoạn 2021 - 2025: thành lập mới 04 trường và giai đoạn 2026 - 2030 thành lập mới 10 trường.
+ TH&THCS: Giai đoạn 2026 - 2030 dự kiến thành lập mới 01 trường tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.
+ THCS: Giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến thành lập mới 02 trường; Giai đoạn 2021 - 2025: thành lập mới 05 trường và giai đoạn 2026 - 2030 thành lập mới 06 trường.
+ THPT: Giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến thành lập mới 01 trường; Giai đoạn 2021 - 2025: thành lập mới 03 trường và giai đoạn 2026 - 2030 thành lập mới 04 trường.
+ Trường liên cấp quốc tế: Giai đoạn 2016 - 2020 thành lập mới 01 trường; Giai đoạn 2021 - 2025 thành lập mới 01 trường; Giai đoạn 2026 - 2030 thành lập mới 01 trường.
- Bố trí đủ các nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, THCS, THPT cho dân cư sống trong các quận mới thuộc khu vực nội thành phát triển, các khu vực đô thị và nông thôn thuộc khu vực ngoại thành mới. Đề xuất chia tách đối với những trường còn chung cấp và nhiều lớp, thành lập mới một số trường mầm non, tăng cường trường mầm non tại các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Di chuyển địa điểm đối với những trường quá chật hẹp không còn điều kiện mở rộng ra xung quanh để đạt được mục tiêu đầu tư xây dựng khu trung tâm, gom bớt các điểm lẻ (một cách hợp lý) theo các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Hạn chế mở các cơ sở là nhóm, lớp, điểm trường lẻ.
- Phát triển trường liên thông, nhiều cấp học đảm bảo đủ điều kiện tổ chức học tập cho tất cả các đối tượng, các loại hình trường ngoài công lập, trường quốc tế.
- Khi quy hoạch các khu đô thị, khu nhà ở (trong đó có nhà ở công nhân) phải dành đủ diện tích đảm bảo xây dựng các trường học các cấp từ mầm non đến hết phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Ưu tiên dành quỹ đất trong quy hoạch phát triển đô thị cho các cơ sở giáo dục, đảm bảo có đủ chỗ học đạt chuẩn cho học sinh ở tất cả các địa bàn.
- Xây dựng trường chuẩn quốc gia và mô hình trường tiên tiến hội nhập quốc tế. Đến năm 2025, toàn thành phố có ít nhất mỗi cấp học có 1 trường quốc tế ở những khu vực có điều kiện kinh tế phát triển.
- Định hướng phát triển Trường THPT chuyên Trần Phú: Tiếp tục đầu tư xây dựng Trường THPT chuyên Trần Phú với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Xây dựng khu nội trú tại trường nhằm thu hút học sinh giỏi từ các vùng xa thành phố vào học tại trường. Có cơ chế phù hợp để tuyển chọn đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ tốt vào giảng dạy tại trường. Tiến tới đưa chương trình song ngữ vào giảng dạy tại trường đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế.
3.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Trong cả giai đoạn 2016 - 2030: Giáo viên mầm non tăng 4.264 người, trong đó giáo viên mẫu giáo tăng 2.128 người; Giáo viên tiểu học tăng 1.466 người; Giáo viên THCS tăng 505 người; Giáo viên THPT tăng 830 người.
Đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp, bậc học được đủ về số lượng, có chất lượng theo cơ cấu môn học; đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp. Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cốt cán, chuyên gia đầu ngành giỏi ở phổ thông. Có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên GDTX. Đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt các chuẩn nghề nghiệp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không ngừng nâng cao chất lượng, cập nhật trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo trình độ khu vực và quốc tế: Triển khai các chương trình đào tạo và hợp tác đào tạo trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy môn nghệ thuật ở cả ba cấp học đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua ở trong nước và quốc tế nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, tăng cường khả năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, khả năng hoạt động thực tiễn, kiến thức về giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, quản lý giáo dục, trình độ ngoại ngữ và công nghệ hiện đại.
4. Nguồn vốn thực hiện quy hoạch (Phụ lục 2)
- Vốn thực hiện quy hoạch cả giai đoạn 2016-2030 là: 151.167 tỷ đồng, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước 119.665 tỷ đồng; Vốn ngoài ngân sách nhà nước: 31.502 tỷ đồng.
- Danh mục Đề án, Dự án ưu tiên đầu tư (Phụ lục 4)
5. Diện tích đất để thực hiện quy hoạch (Phụ lục 3)
Diện tích đất dành cho giáo dục phổ thông và mầm non đến năm 2030 là: 605,361 ha, trong đó đất đang sử dụng là 421,487 ha; đất cần bổ sung là 183,874 ha.
6. Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch
6.1. Nhóm giải pháp thông tin, tuyên truyền, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp và sự quản lý, điều hành của chính quyền nhằm thực hiện có hiệu quả Quy hoạch.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục. Tổ chức công bố, phổ biến nội dung Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cho các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân trong thành phố. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo đổi mới toàn diện, mạnh mẽ giáo dục theo nguyên tắc bảo đảm sự đồng bộ, tiên tiến, phù hợp và có tác dụng tích cực nâng cao chất lượng giáo dục. Đảm bảo thực hiện các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Thực hiện triệt để phân cấp quản lý giáo dục theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý. Quản lý các cơ sở giáo dục trên cơ sở “quản lý theo mục tiêu chất lượng”. Thực hiện phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở, gắn với việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ sở trường học.
6.2. Nhóm giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Sắp xếp, sử dụng, bổ sung, luân chuyển gắn với đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ ,nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện đổi mới toàn diện hệ thống đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hải Phòng. Xây dựng chính sách khuyến khích, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện một số chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
6.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, chất lượng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.
Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho học sinh, hình thành và phát triển ở học sinh 5 phẩm chất và 8 năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Rèn luyện phương pháp tự học, tự tiến bộ, học tập suốt đời và các năng lực, phẩm chất để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tăng cường dạy tin học, ngoại ngữ phù hợp với từng cấp học, bậc học.
Đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Giữ vững số lượng, chất lượng giải học sinh giỏi quốc gia trong tốp 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. Phấn đấu có học sinh vào vòng thi chọn đội tuyển quốc tế và có học sinh trong đội tuyển đi thi Olympic quốc tế đoạt huy chương. Tuyển chọn, thu hút học sinh giỏi vào học tại Trường THPT chuyên Trần Phú, nghiên cứu phương án mở hệ THCS trong trường THPT chuyên Trần Phú và tạo điều kiện cho các trường THCS trọng điểm tại các quận, huyện để tạo nguồn. Xây dựng cơ chế chính sách của thành phố phù hợp với yêu cầu thực tiễn theo từng giai đoạn cho công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi. Biểu dương khen thưởng kịp thời nhằm động viên thầy và trò có thành tích tốt trong công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
6.4. Nhóm giải pháp tăng cường chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, mô hình trường tiên tiến hội nhập quốc tế của thành phố Hải Phòng.
Tiếp tục đầu tư ngân sách xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Rà soát lại hệ thống trường học và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, đặc biệt là diện tích đất để xây dựng trường chuẩn quốc gia (đối với các quận) và trang thiết bị phục vụ dạy - học (đối với các huyện). Đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam về trường học mầm non, phổ thông.
Xây dựng mô hình trường tiên tiến hội nhập quốc tế. Thành phố Hải Phòng chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan quyết định cơ chế chính sách đảm bảo cho các cơ sở giáo dục đào tạo theo mô hình cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hải Phòng; cơ chế chính sách liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng các cơ sở và loại hình giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; xây dựng và quyết định chương trình giáo dục và đào tạo nâng cao cho các trường phổ thông theo hướng hội nhập quốc tế.
Mời chuyên gia, cử cán bộ quản lý giáo dục giỏi sang các quốc gia có nền giáo dục hiện đại để nghiên cứu thiết kế mô hình trường phù hợp với thành phố Hải Phòng.
6.5. Nhóm giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực để phát triển giáo dục. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ phát triển giáo dục giữa cộng đồng với nhà trường và giữa các nhà trường để thực hiện giáo dục toàn diện học sinh.
Đổi mới chính sách tài chính, từng bước thực hiện tự chủ của các cơ sở giáo dục. Huy động mọi nguồn lực từ Nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân người học và tài trợ quốc tế cho giáo dục và đào tạo, trong đó chú trọng phát triển các trường ngoài công lập. Ưu tiên cho vay vốn tín dụng ưu đãi để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xây dựng trường ngoài công lập. Thể chế hóa vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng, tổ chức, cá nhân, gia đình trong giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục. Công khai hóa mọi quy trình, thủ tục trong quản lý hệ thống giáo dục và ở mỗi cơ sở giáo dục để mỗi người dân và toàn xã hội tham gia giám sát, đánh giá giáo dục.
Thực hiện cơ chế chia sẻ chi phí giáo dục hợp lý giữa nhà nước, người học và các thành phần xã hội. Triển khai các chính sách hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập, trước hết về đất đai, thuế và vốn vay. Khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục, mở các cơ sở giáo dục chất lượng cao.
Tăng cường chất lượng xây dựng kế hoạch phối hợp có hiệu quả 3 môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Củng cố và phát huy hiệu quả hoạt động các tổ chức “Hội khuyến học”; “Hội cựu giáo chức” cấp quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, xây dựng xã hội học tập, có chính sách hỗ trợ người học.
6.6. Nhóm giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.
Đẩy mạnh quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển giáo dục và đào tạo. Phát hiện, khai thác, tận dụng triệt để các nguồn học bổng để gửi các giáo viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu…, đi đào tạo, thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ, chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Có chính sách thu hút các nhà giáo, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường học của thành phố. Tạo cơ chế hấp dẫn để các nhà đầu tư xây dựng trường, phát triển các trường quốc tế. Khuyến khích các cơ sở giáo dục của thành phố mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế với các cơ sở giáo dục, tổ chức giáo dục ở các quốc gia có bản ngữ hoặc ngôn ngữ quốc gia phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở thành phố Hải Phòng. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, tài trợ cho giáo dục, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ góp phần đổi mới giáo dục ở thành phố Hải Phòng.
1. Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt, thực hiện các kế hoạch ngành giáo dục và đào tạo 5 năm và hàng năm và triển khai các dự án theo quy hoạch.
2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thành phố có liên quan công bố công khai quy hoạch, xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển giáo dục phổ thông và mầm non, thu hút các nguồn lực thực hiện quy hoạch, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
3. Các Sở, ban, ngành thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, giám sát Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện quy hoạch.
4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức thực hiện quy hoạch này trên địa bàn quận, huyện; xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo 5 năm, hàng năm phù hợp với quy hoạch này và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Triển khai và đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án giáo dục do quận, huyện quản lý theo quy hoạch được duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ngành thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 22/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
1. Các chỉ tiêu phát triển giáo dục mầm non
TT | Chỉ số | Đến năm 2020 | Đến năm 2025 | Đến năm 2030 |
1 | Tỷ lệ huy động trong độ tuổi (%) |
|
|
|
| Nhà trẻ | 35 | 40 | 50 |
Mẫu giáo | 97 | 100 | 100 | |
Mẫu giáo 5 tuổi | 99,90 | 100 | 100 | |
| Huy động trẻ khuyết tật ở độ tuổi 3-5 ra lớp (%) | 65 | 70 | 75 |
2 | Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (thể nhẹ cân) | <7% | <5% | <2% |
3 | Số trẻ/nhóm lớp |
|
|
|
| Nhà trẻ | 20 | 15 | 15 |
| Mẫu giáo | 30 | 30 | 30 |
4 | Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia | 50% | 60% | 70% |
5 | Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp |
|
|
|
| Nhà trẻ | 97% | 100% | 100% |
| Mẫu giáo | 99,5% | 100% | 100% |
6 | Tỷ lệ trẻ học 2 buổi/ngày | 100% | 100% | 100% |
2. Các chỉ tiêu phát triển giáo dục tiểu học
TT | Chỉ số | Đến năm 2020 | Đến năm 2025 | Đến năm 2030 |
1 | Tỷ lệ huy động đúng độ tuổi | 99,8% | 99,9% | 100% |
2 | Tỷ lệ trẻ 6 tuổi đi học lớp 1 | 99,8% | 99,9% | 100% |
3 | Học sinh tiểu học vào lớp 6 | 99,8% | 99,9% | 100% |
4 | Tỷ lệ học sinh đi học 2 buổi/ngày | 75% | 80% | 100% |
5 | Kết quả đánh giá về năng lực, phẩm chất từ mức “Đạt” trở lên | 99,90% | 99,93% | 99,95% |
6 | Kết quả đánh giá về học tập từ mức “Hoàn thành” trở lên | 99,92% | 99,93% | 99,95% |
7 | Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia | 75% | 85% | 90% |
8 | Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp | 100% | 100% | 100% |
9 | GV/lớp | 1,5 | 1,5 | 1,5 |
3. Các chỉ tiêu phát triển giáo dục trung học cơ sở
TT | Chỉ số | Đến năm 2020 | Đến năm 2025 | Đến năm 2030 |
1 | Tỷ lệ huy động HS trong độ tuổi 11-14 | 99,7% | 99,9% | 99,9% |
2 | Tỷ lệ trẻ 11 tuổi đi học lớp 6 | 99,70% | 99,90% | 99,90% |
3 | Học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 | 85% | 83% | 80% |
4 | Xếp loại hạnh kiểm từ mức trung bình trở lên | 99,97% | 99,98% | 99,99% |
5 | Xếp loại học lực từ mức trung bình trở lên | 99,0% | 99,2% | 99,5% |
6 | Tỷ lệ HS đi học 2 buổi/ngày | 25% | 30% | 35% |
7 | Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia | 50% | 60% | 70% |
8 | Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp | 100% | 100% | 100% |
9 | GV/lớp | 1,90 | 1,90 | 1,90 |
4. Các chỉ tiêu phát triển giáo dục trung học phổ thông | ||||
TT | Chỉ số | Đến năm 2020 | Đến năm 2025 | Đến năm 2030 |
1 | Tỷ lệ nhập học THPT và tương đương đúng tuổi | 99% | 99% | 99% |
2 | Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia | 40% | 50% | 65% |
3 | Xếp loại hạnh kiểm từ mức trung bình trở lên | 99,85% | 99,90% | 99,92% |
4 | Xếp loại học lực từ mức trung bình trở lên. | 98,70% | 99,0% | 99,2% |
5 | Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp | 100% | 100% | 100% |
6 | GV/lớp | 2,25 | 2,25 | 2,25 |
5. Định hướng phát triển trường học mầm non, phổ thông thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2030
TT | Cấp học | Số trường học các cấp | Số trường tăng thêm từng giai đoạn | ||||||
2015-2016 | 2019-2020 | 2024-2025 | 2029-2030 | 2017-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | Tổng giai đoạn | ||
| TỔNG SỐ | 788 | 817 | 862 | 932 | 29 | 45 | 70 | 144 |
1 | Mầm non | 317 | 339 | 371 | 419 | 22 | 32 | 48 | 102 |
Trong đó CL | 242 | 250 | 260 | 270 | 8 | 10 | 10 | 28 | |
NCL | 75 | 89 | 111 | 149 | 14 | 22 | 38 | 74 | |
2 | Tiểu học | 215 | 218 | 222 | 232 | 3 | 4 | 10 | 17 |
Trong đó CL | 215 | 218 | 222 | 229 | 3 | 4 | 7 | 14 | |
NCL | 0 | 0 | 0 | 3 | 0 | 0 | 3 | 3 | |
3 | THCS | 184 | 186 | 191 | 197 | 2 | 5 | 6 | 13 |
Trong đó CL | 184 | 186 | 191 | 194 | 2 | 5 | 3 | 10 | |
NCL | 0 | 0 | 0 | 3 | 0 | 0 | 3 | 3 | |
4 | TH&THCS | 12 | 12 | 12 | 13 | 0 | 0 | 1 | 1 |
Trong đó CL | 11 | 11 | 11 | 12 | 0 | 0 | 1 | 1 | |
NCL | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
5 | THPT | 54 | 55 | 58 | 62 | 1 | 3 | 4 | 8 |
Trong đó CL | 39 | 39 | 39 | 39 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
NCL | 15 | 16 | 19 | 23 | 1 | 3 | 4 | 8 | |
6 | TH&THPT | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Trong đó CL | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
NCL | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
7 | THCS&THPT | 1 | 1 | 1 | 1 . | 0 | 0 | 0 | 0 |
Trong đó CL | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
NCL | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
8 | Đa cấp | 2 | 2 | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Trong đó CL | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
NCL | 2 | 2 | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
9 | Liên cấp quốc | 0 | 1 | 2 | 3 | 1 | 1 | 1 | 3 |
| Trong đó CL | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| NCL | 0 | 1 | 2 | 3 | 1 | 1 | 1 | 3 |
10 | Chuyên biệt | 2 | 2 | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ MẦM NON THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 22/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
1. Nhu cầu chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo
TT | Chỉ tiêu | ĐV tính | Phương án 2 | |||
2016 | 2020 | 2025 | 2030 | |||
1 | GDP (giá so sánh 2010) | Tỷ đồng | 67.351 | 114.289 | 210.569 | 379.453 |
| Tốc độ tăng GDP | %/năm | 11 | BQGĐ 2016-2020 là 13,5 | BQGĐ 2021-2025 là 13 | BQGĐ 2026-2030 là 12,5 |
2 | Tổng chi NSNN thành phố | Tỷ đồng | 25.693 | 29.429 | 50.536 | 91.068 |
3 | Tổng chi toàn xã hội cho GD (4+5) | Tỷ đồng | 4.742 | 6.135 | 10.739 | 19.351 |
4 | Chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục | Tỷ đồng | 3.717 | 4.663 | 8.591 | 15.481 |
| Tỷ lệ chi NSNN cho giáo dục trong tổng chi NSNN thành phố |
| 14,4% | 15,8% | 16,9% | 16,9% |
| Chi thường xuyên | Tỷ đồng | 3.179 | 3.863 | 6.873 | 12.385 |
| Chi đầu tư phát triển | Tỷ đồng | 538 | 800 | 1.718 | 3.096 |
5 | Chi xã hội cho GD | Tỷ đồng | 1.025 | 1.472 | 2.148 | 3.870 |
2. Nhu cầu chi thường xuyên cho giáo dục phổ thông và mầm non theo cấp học
TT | Chỉ tiêu | ĐV tính | 2016 | 2020 | 2025 | 2030 |
| Dự báo nhu cầu CTX theo cấp học | Tỷ đồng | 3.179 | 3.863 | 6.873 | 12.385 |
1 | Mầm non | Tỷ đồng | 796 | 907 | 1.623 | 2.875 |
2 | Tiểu học | Tỷ đồng | 1.216 | 1.496 | 2.381 | 4.385 |
3 | THCS | Tỷ đồng | 853 | 1.118 | 2.141 | 3.822 |
4 | THPT | Tỷ đông | 293 | 319 | 700 | 1.255 |
5 | GDTX | Tỷ đồng | 21 | 23 | 28 | 48 |
| Chi thường xuyên bình quân 1 HS |
|
|
|
|
|
1 | Mầm non | Triệu đồng | 8,7 | 9,2 | 15,7 | 26,5 |
2 | Tiểu học | Triệu đồng | 8,4 | 8,8 | 13,5 | 24,0 |
3 | THCS | Triệu đồng | 9,3 | 9,7 | 16,5 | 28,5 |
4 | THPT | Triệu đồng | 6,8 | 7,4 | 12,5 | 22,0 |
5 | GDTX | Triệu đồng | 4,8 | 5,3 | 6,5 | 9,0 |
3. Nhu cầu xây mới và cải tạo, sửa chữa, mở rộng trường công lập các cấp giai đoạn 2016-2030
TT | Bậc học | Tổng số trường xây mới | Số trường dự kiến xây dựng theo giai đoạn | Tổng số trường cải tạo | Số trường dự kiến Cải tạo theo giai đoạn | ||||
2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | 2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | ||||
| Toàn TP | 53 | 13 | 19 | 21 | 347 | 117 | 131 | 99 |
1 | Mầm non | 28 | 8 | 10 | 10 | 156 | 48 | 60 | 48 |
2 | Tiểu học | 14 | 3 | 4 | 7 | 85 | 31 | 31 | 23 |
3 | TH&THCS | 1 | 0 | 0 | 1 |
|
|
|
|
4 | THCS | 10 | 2 | 5 | 3 | 91 | 33 | 35 | 23 |
5 | THPT | 0 | 0 | 0 | 0 | 15 | 5 | 5 | 5 |
4. Chi NSNN xây dựng và cải tạo, sửa chữa các trường phổ thông và mầm non công lập giai đoạn 2016-2030
Đơn vị: Tỷ đồng
Chi NSNN xây dựng và cải tạo, sửa chữa các trường phổ thông và mầm non công lập | 2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | Tổng GĐ 2016-2030 |
Xây mới | 440 | 900 | 1.200 | 2.540 |
Cải tạo sửa chữa | 814 | 1.154 | 1.158 | 3.126 |
Tổng cộng | 1.254 | 2.054 | 2.358 | 5.666 |
5. Ngân sách nhà nước xây dựng trường công lập mới thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2030 chia theo cấp học.
Đơn vị: Tỷ đồng
TT | Chi đầu tư XDCB | 2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | Tổng GĐ 2016-2030 |
1 | Mầm non | 240 | 400 | 500 | 1.140 |
2 | Tiểu học | 120 | 200 | 420 | 740 |
3 | TH&THCS | 0 | 0 | 70 | 70 |
4 | THCS | 80 | 300 | 210 | 590 |
5 | THPT | 0 | 0 | 0 | 0 |
| Tổng cộng | 440 | 900 | 1.200 | 2.540 |
6. Nguồn vốn huy động xã hội để xây mới các trường ngoài công lập thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2030
TT | Cấp học | Số trường tăng thêm từng giai đoạn | Kinh phí XD trường mới từ nguồn XHH (tỷ đồng) | ||||||
2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | Tổng GĐ 2016-2030 | 2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | Tổng GĐ 2016-2030 | ||
| Tổng số | 16 | 27 | 49 | 92 | 570 | 1.680 | 2.720 | 4.970 |
1 | Mầm non | 14 | 22 | 38 | 74 | 420 | 880 | 1.900 | 3.200 |
2 | Tiểu học | 0 | 0 | 3 | 3 |
|
| 180 | 180 |
3 | THCS | 0 | 0 | 3 | 3 |
|
| 210 | 210 |
4 | THPT | 1 | 3 | 4 | 8 | 50 | 180 | 280 | 510 |
5 | Liên cấp quốc tế | 1 | 1 | 1 | 3 | 100 | 120 | 150 | 370 |
6 | Đại học đa ngành quốc tế | 0 | 1 | 0 | 1 |
| 500 |
| 500 |
7. Kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị trường học thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2030
Đơn vị: Triệu đồng
TT | Kinh phí thiết bị | 2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | Tổng GĐ 2016-2030 |
1 | Mầm non | 75.000 | 120.000 | 225.000 | 420.000 |
2 | Tiểu học | 60.000 | 100.000 | 180.000 | 340.000 |
3 | THCS | 60.000 | 120.000 | 225.000 | 405.000 |
4 | THPT | 22.500 | 50.000 | 60.000 | 132.500 |
| Cộng | 217.500 | 390.000 | 465.225 | 1.297.500 |
8. Kinh phí đào tạo giáo viên thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2030
Đơn vị: Triệu đồng
TT | Đào tạo mới | 2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | Tổng GĐ 2016-2030 |
I | Số lượng (người) |
|
|
|
|
1 | Giáo viên MN | 2.348 | 1.196 | 1.568 | 5.112 |
2 | Tiểu học | 1.096 | 608 | 1.265 | 2.969 |
3 | THCS | 546 | 358 | 154 | 1.058 |
4 | THPT | 259 | 423 | 758 | 1.440 |
II | Đơn giá (triệu đồng/1GV/1 năm) |
|
|
|
|
1 | Giáo viên MN | 20 | 30 | 40 |
|
2 | Tiểu học | 30 | 40 | 50 |
|
3 | THCS | 40 | 50 | 60 |
|
4 | THPT | 40 | 50 | 60 |
|
III | Kinh phí đào tạo mới |
|
|
|
|
1 | Giáo viên MN | 46.960 | 35.880 | 62.720 | 145.560 |
2 | Tiểu học | 32.880 | 24.320 | 63.250 | 120.450 |
3 | THCS | 21.840 | 17.900 | 9.240 | 48.980 |
4 | THPT | 10.360 | 21.150 | 45.480 | 76.990 |
| Cộng đào tạo mới | 112.040 | 99.250 | 180.690 | 391.980 |
9. Kinh phí bồi dưỡng thường xuyên giáo viên thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2030
TT | Cấp học | 2015-2016 | 2019-2020 | 2024-2025 | 2029-2030 |
I | Số lượng (người) |
|
|
|
|
1 | Giáo viên MN | 7.564 | 10.263 | 9.736 | 10.870 |
2 | Tiểu học | 6.827 | 7.923 | 7.962 | 8.163 |
3 | THCS | 5.183 | 5.729 | 6.087 | 6.240 |
4 | THPT | 3.662 | 3.821 | 3.996 | 4.338 |
II | Đơn giá (triệu đồng/1GV/1 năm) |
|
|
|
|
1 | Giáo viên MN | 2 | 3 | 5 | 7 |
2 | Tiểu học | 3 | 5 | 7 | 10 |
3 | THCS | 3 | 5 | 7 | 10 |
4 | THPT | 3 | 5 | 7 | 10 |
III | Kinh phí (tr.đồng) |
|
|
|
|
1 | Giáo viên MN | 15.128 | 30.789 | 48.680 | 76.090 |
2 | Tiểu học | 20.481 | 39.615 | 55.734 | 81.630 |
3 | THCS | 15.549 | 28.645 | 42.609 | 62.400 |
4 | THPT | 10.986 | 19.105 | 27.972 | 43.380 |
| Cộng | 62.144 | 118.154 | 174.995 | 263.500 |
BẢNG TỔNG HỢP NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ MẦM NON THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 22/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Nhu cầu quỹ đất xây mới, cải tạo, mở rộng trường mầm non, phổ thông thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2030
Bậc học | Diện tích đất hiện có (m2) | Tổng diện tích đất cần bổ sung (m2) | Nhu cầu cải tạo sửa chữa | Nhu cầu diện tích đất thành lập trường mới (m2) | |
Nhu cầu đất bổ sung (m2) | Số trường cải tạo, sửa chữa | ||||
TỔNG CỘNG | 4.214.868 | 1.838.745 | 1.105.745 | 347 | 733.000 |
Mầm non | 551.393 | 578.652 | 170.652 | 156 | 408.000 |
Tiểu học | 945.165 | 207.035 | 122.035 | 85 | 85.000 |
TH&THCS |
| 3.000 |
|
| 3.000 |
THCS | 778.435 | 250.562 | 138.5621 | 91 | 112.000 |
THPT | 609.375 | 154.496 | 74.496 | 15 | 80.000 |
GDNN&GDTX | 52.000 | 3.137 | 3.137 |
|
|
Trường chuyên biệt | 12.985 |
|
|
|
|
Trường cho khu tái định cư |
| 15.000 |
|
| 15.000 |
Trường liên cấp quốc tế |
| 30.000 |
|
| 30.000 |
DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ MẦM NON THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 22/3/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Đơn vị: Tỷ đồng
TT | Tên dự án | Tổng mức đầu tư | Vốn ngân sách | Vốn xã hội hóa | Phân kỳ thực hiện | ||
2016-2020 | 2021-2025 | 2026-2030 | |||||
1 | Xây dựng các trường mầm non | 4.340 | 1.140 | 3.200 | 660 | 1.280 | 2.400 |
2 | Xây dựng các trường tiểu học | 920 | 740 | 180 | 120 | 200 | 600 |
3 | Xây dựng các trường trung học cơ sở | 870 | 660 | 210 | 80 | 300 | 490 |
4 | Xây dựng các trường trung học phổ thông | 510 |
| 510 | 50 | 180 | 280 |
5 | Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý cán bộ” | 5 | 5 |
| 1 | 2 | 2 |
6 | Đề án bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và đào tạo Hải Phòng đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo | 391,98 | 391,98 |
| 112,04 | 99,25 | 180,69 |
7 | Đề án “về chuyển đổi một số trường công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xây dựng trường học chất lượng cao”. | 0,5 | 0,5 |
| 0,5 |
|
|
8 | Đề án số hóa Bằng tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT | 5 | 5 |
| 2 | 2 | 1 |
9 | Đề án “Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia” | 7.960 | 5.560 | 2.400 | 2.200 | 2.200 | 3.560 |
10 | Xây dựng trường liên cấp quốc tế | 470 |
| 470 | 100 | 120 | 250 |
11 | Xây dựng trường ĐH đa ngành quốc tế | 500 |
| 500 |
| 500 |
|
| Tổng | 15.972,48 | 8.502,48 | 7.470 | 3.325,54 | 4.883,25 | 7.763,69 |
Tổng mức đầu tư: 15.972,48 tỷ đồng
Trong đó:
- NSNN: | 8.502,48 tỷ đồng |
- Huy động XHH: | 7.470 tỷ đồng. |
- 1 Quyết định 866/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2019-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2 Nghị quyết 96/2018/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo
- 3 Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6 Quyết định 3074/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, chuyên nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 7 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 8 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 9 Quyết định 1508/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2015
- 10 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 11 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 12 Luật Giáo dục 2005
- 1 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 3074/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, chuyên nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Quyết định 1508/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2015
- 4 Nghị quyết 96/2018/NQ-HĐND về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo
- 5 Quyết định 866/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2019-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành