ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 591/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 26 tháng 4 năm 2019 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05/4/2016;
Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 12/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2013 - 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 809/SLĐTBXH-TE&BĐG ngày 27/3/2019 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 697/SNV-TCCB ngày 17/4/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động của hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 1943/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định về hoạt động của hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 591/QĐ-UBND ngày 26/4/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Điều 1. Quan điểm hình thành hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Bảo vệ trẻ em phải đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em”.
Theo đó, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tiếp cận theo hướng hình thành một hệ thống đảm bảo việc phòng ngừa, can thiệp sớm và đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Việc hình thành hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em khỏi những nguy cơ bị xâm hại, ngăn ngừa và trợ giúp trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; đồng thời tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương huy động nguồn lực hỗ trợ trẻ em, xây dựng môi trường phù hợp, đảm bảo việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em tại địa phương.
Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em được hình thành trên cơ sở pháp lý:
1. Công ước ước Quốc tế về quyền trẻ em;
2. Luật Trẻ em ngày 05/4/2016, có hiệu lực từ ngày 01/6/2017;
3. Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em;
4. Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020;
5. Quyết định số 2361/QĐ-TTg ngày 22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;
6. Quyết định 856/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban quốc gia về trẻ em;
7. Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em;
8. Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 18/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em;
9. Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 12/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2013 - 2020.
Điều 3. Tổ chức hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em
1. Hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em (sau đây gọi tắt là hệ thống bảo vệ trẻ em) là tổ chức phối hợp liên ngành được hình thành ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; chịu sự quản lý trực tiếp của UBND các cấp; Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại cộng đồng.
2. Tổ chức hệ thống bảo vệ trẻ em gồm có:
a) Cấp tỉnh: Ban điều hành và Tổ giúp việc Ban điều hành hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp tỉnh.
b) Cấp huyện: Ban điều hành và Tổ giúp việc Ban điều hành hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện.
c) Cấp xã: Ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em và cộng tác viên ở cụm dân cư và cộng đồng (điểm tư vấn trẻ em ở cộng đồng, trường học; nhóm trẻ em nòng cốt; cộng tác viên, tình nguyện viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, tổ dân phố).
d) Các cơ sở hỗ trợ trẻ em theo phạm vi, thẩm quyền được thành lập theo quy định của pháp luật.
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ TRẺ EM.
Điều 4. Ban điều hành bảo vệ, chăm sóc trẻ em
1. Ban điều hành bảo vệ, chăm sóc trẻ em (sau đây gọi tắt là Ban điều hành) được thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện, là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng tham mưu giúp UBND cùng cấp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bảo đảm thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ở địa phương. Ban điều hành do Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định thành lập.
2. Thành phần tham gia Ban điều hành:
- Trưởng Ban: Phó Chủ tịch UBND phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội.
- Phó Trưởng Ban Thường trực: Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Ban điều hành cấp tỉnh); Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (cấp huyện); các Phó Trưởng Ban: Lãnh đạo Sở Y tế, Lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo.
- Các ủy viên: Đại diện Lãnh đạo các ngành: Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch - Đầu tư; Tài chính; Nội vụ; Công an; Văn phòng UBND; Ban Dân tộc; Đài Phát thanh - Truyền hình.
- Mời đại diện Lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể tham gia: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đoàn Thanh niên; Hội Liên hiệp phụ nữ.
3. Nhiệm vụ của Ban điều hành: Tham mưu giúp UBND cùng cấp:
a) Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án và các hoạt động về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, các chương trình, dự án, mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở địa phương.
b) Huy động nguồn lực để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở địa phương.
c) Hướng dẫn thực hiện chức năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật hiện hành; cung cấp dịch vụ trợ giúp trẻ em ở 03 cấp “phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp”; phát hiện ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gây tổn hại đối với trẻ em hoặc hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; thực hiện quy trình quản lý đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại theo quy định tại Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ và các văn bản có liên quan; xử lý thân thiện đối với trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật.
d) Truyền thông, tư vấn nâng cao nhận thức cộng đồng và các kỹ năng phòng tránh nhằm phòng ngừa, trợ giúp trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Thiết lập hệ thống thông tin, dữ liệu về trẻ em và các nhóm trẻ em cần sự bảo vệ, chăm sóc trên địa bàn.
đ) Định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở địa phương. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất cho cấp có thẩm quyền và Ban điều hành cấp trên.
e) Các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
4. Nguyên tắc hoạt động:
a) Ban điều hành làm việc theo chế độ tập thể thông qua các phiên họp thường kỳ và đột xuất dưới sự chủ trì của Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban (khi được ủy quyền). Trưởng Ban điều hành ban hành Quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban điều hành, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
b) Ban điều hành cấp huyện chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban điều hành cấp tỉnh.
c) Thành viên Ban điều hành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành và nhiệm vụ do Trưởng Ban điều hành phân công.
d) Cơ quan Thường trực của Ban điều hành là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với Ban điều hành cấp tỉnh), Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với Ban điều hành cấp huyện), có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện hoạt động của Ban điều hành và sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
đ) Kinh phí hoạt động của Ban điều hành do Ngân sách Nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan Thường trực Ban điều hành.
Điều 5. Tổ giúp việc Ban điều hành hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em
1. Tổ giúp việc Ban điều hành hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em (sau đây gọi tắt là Tổ giúp việc) được thành lập ở cấp tỉnh, cấp huyện. Có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban điều hành cùng cấp, do Trưởng Ban điều hành cùng cấp quyết định thành lập.
2. Thành phần tham gia Tổ giúp việc gồm cán bộ công chức, viên chức các cơ quan là thành viên Ban điều hành. Đại diện Lãnh đạo Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Tổ giúp việc.
3. Nhiệm vụ của Tổ giúp việc: Tham mưu giúp Ban điều hành cùng cấp:
a) Xây dựng, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch và các vấn đề về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở địa phương.
b) Tiếp nhận, xử lý và giám sát các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, ngược đãi nghiêm trọng; nghiên cứu, tư vấn, cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc xử lý, giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại; phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ đối với các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; ngăn chặn các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ; tham mưu xử lý thân thiện đối với trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật.
c) Xây dựng và thực hiện các chương trình tư vấn, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, truyền thông cho cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm hỗ trợ các gia đình và cộng đồng thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
d) Định kỳ báo cáo Ban điều hành kết quả hoạt động và các vụ việc liên quan đến trẻ em nhằm tăng cường công tác bảo vệ trẻ em tại cộng đồng trên địa bàn.
đ) Tham mưu Trưởng Ban điều hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Tổ giúp việc, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban điều hành giao.
4. Nguyên tắc hoạt động:
a) Tổ giúp việc chịu sự chỉ đạo của Ban điều hành trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo nhiệm vụ được giao.
b) Các thành viên Tổ giúp việc hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ do Trưởng Ban điều hành phân công.
c) Kinh phí hoạt động của Tổ giúp việc do Ngân sách nhà nước đảm bảo và được tổng hợp chung trong dự toán kinh phí hoạt động của Ban điều hành.
1. Ban bảo vệ trẻ em cấp xã, phường, thị trấn:
Ban bảo vệ trẻ em cấp xã do UBND cấp xã thành lập, trong đó Trưởng Ban bảo vệ trẻ em cấp xã là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã.
Thành phần tham gia Ban bảo vệ trẻ em cấp xã gồm: Cán bộ, công chức giữ chức danh: Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng, Tư pháp, Công an, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, các Hội đoàn thể có liên quan, Cán bộ làm công tác trẻ em, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Ban bảo vệ trẻ em cấp xã có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND cấp xã:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn;
b) Huy động nguồn lực để thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; vận động cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tình nguyện hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
c) Tổ chức khảo sát, thu thập thông tin, phân loại đối tượng và thiết lập cơ sở dữ liệu trẻ em tại xã, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
d) Thực hiện chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để ngăn chặn nguy cơ vi phạm quyền trẻ em; phát hiện, xác minh, xử lý hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bạo lực, xâm hại, ngược đãi, bóc lột trẻ em, hướng xử lý thân thiện đối với trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật để xử lý kịp thời hoặc ngăn chặn, đồng thời báo cáo cho Ban điều hành cấp huyện.
đ) Tổ chức các hoạt động cung cấp và kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em như đảm bảo sự an toàn cho trẻ; tư vấn, tham vấn, trị liệu phục hồi tâm lý, thể chất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, các phúc lợi xã hội khác khi có nhu cầu. Trợ giúp nâng cao năng lực cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, cộng đồng về bảo vệ trẻ em, kỹ năng làm cha mẹ; nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của trẻ.
e) Báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban điều hành cấp huyện về công tác bảo vệ trẻ em ở địa phương.
g) Các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
2. Đội ngũ cộng tác viên:
Hình thành đội ngũ cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, tổ dân phố. Nhiệm vụ của cộng tác viên:
a) Tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch điều tra, thu thập số liệu về tình hình trẻ em ở địa phương.
b) Phối hợp với cán bộ làm công tác trẻ em cấp xã, phường, thị trấn thực hiện các hoạt động truyền thông về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111, truyền thông về quyền trẻ em, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
c) Phát hiện và báo cáo các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bóc lột và bạo lực, tai nạn thương tích, đuối nước.
d) Phối hợp, hỗ trợ cán bộ trẻ em cấp xã cung cấp và kết nối các dịch vụ chăm sóc, giáo dục, phục hồi và hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm cả dịch vụ quản lý các vụ việc.
đ) Chịu sự chỉ đạo của Ban bảo vệ trẻ em cấp xã; cùng với nhóm trẻ em nòng cốt, các tổ chức và cá nhân khác cung cấp và kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em tại cộng đồng dưới sự giám sát và hỗ trợ của Ban bảo vệ trẻ em cấp xã.
3. Nhóm trẻ em nòng cốt:
Nhóm trẻ em nòng cốt bao gồm trẻ em và người chưa thành niên dưới 18 tuổi, tình nguyện tham gia thực hiện và kết nối các dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em ở thôn, tổ dân phố. Nhóm trẻ em nòng cốt giao cho Đoàn thanh niên cấp xã quản lý và hướng dẫn hoạt động. Nhóm trẻ em nòng cốt có nhiệm vụ sau:
a) Truyền thông về quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ và cộng đồng dân cư.
b) Phát hiện và báo cáo cho cán bộ làm công tác trẻ em cấp xã và cộng tác viên về các nguy cơ dẫn đến trẻ em bị xâm hại, ngược đãi, bóc lột, bạo lực và vi phạm pháp luật; phối hợp với cộng tác viên hỗ trợ trẻ em và những người chưa thành niên phòng ngừa các nguy cơ dẫn đến trẻ em bị xâm hại, bạo lực, bóc lột và vi phạm pháp luật; hỗ trợ các hoạt động phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em.
c) Tham gia các hoạt động bảo vệ trẻ em ở địa phương.
d) Chịu sự chỉ đạo của Ban bảo vệ trẻ em cấp xã; sự quản lý, giám sát và hỗ trợ của Đoàn thanh niên.
4. Kinh phí hoạt động của Ban bảo vệ trẻ em cấp xã và mạng lưới cộng tác viên, nhóm trẻ em nòng cốt được chi từ nguồn kinh phí hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ trẻ em, chương trình hành động vì trẻ em, ngân sách địa phương và huy động từ sự đóng góp của cộng đồng.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này, đảm bảo thực hiện có hiệu quả chương trình công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của tỉnh giai đoạn 2013 - 2020; định kỳ báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai và kết quả thực hiện.
2. Các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
3. UBND huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai Quy định này ở địa phương; đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đưa mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, thành phố; bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em ở xã, phường, thị trấn (phải có Quyết định phân công nhiệm vụ cụ thể cho công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách thuộc quyền quản lý) và hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên, nhóm trẻ em nòng cốt tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, tổ dân phố; tăng cường xã hội hóa, huy động các nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu vì trẻ em theo chương trình, kế hoạch đề ra.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia phối hợp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong tổ chức mình; giám sát việc thực hiện pháp luật về trẻ em; góp phần cùng với chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
5. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phản ảnh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều chỉnh cho phù hợp.
- 1 Kế hoạch 27/KH-UBND về thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, năm 2020
- 2 Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND quy định về chế độ hỗ trợ đối với cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới ở các khu, ấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường chỉ đạo thực hiện giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 5 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 6 Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2019 quy định về tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2017 thành lập Ủy ban quốc gia về trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em
- 9 Luật trẻ em 2016
- 10 Quyết định 2361/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 12 Quyết định 819/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 13 Quyết định 1555/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
- 1 Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2 Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 3 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường chỉ đạo thực hiện giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4 Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND quy định về chế độ hỗ trợ đối với cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới ở các khu, ấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5 Kế hoạch 27/KH-UBND về thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, năm 2020