Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/2012/QĐ-UBND

Long An, ngày 26 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, CÔNG VIÊN THỊ TRẤN VĨNH HƯNG, HUYỆN VĨNH HƯNG, TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa- Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị quyết số 66/2012/NQ-HĐND ngày 19/11/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đặt tên đường, công viên ở thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Đặt tên 39 đường và 03 công viên của thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An (theo phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Hưng tổ chức thực hiện, gắn biển tên đường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Hưng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục KTVBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT.Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII;
- CT, PCT. UBND tỉnh (VX);
- Như Điều 3;
- Phòng NCVX;
- Lưu: VT, M.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

 


PHỤ LỤC

TÊN ĐƯỜNG, CÔNG VIÊN CỦA THỊ TRẤN VĨNH HƯNG, HUYỆN VĨNH HƯNG, TỈNH LONG AN
(Kèm theo Quyết định số 60 /2012/QĐ-UBND ngày 26 /11/2012 của UBND tỉnh)

I. TÊN ĐƯỜNG

TT

Tên đường cũ

Điểm đầu

Điểm cuối

Độ dài

Kết cấu

Tên đường mới

Tóm tắt tiểu sử

1

Đường N1 (Khu dân cư Tháp Mười)

Đường Võ Văn Tần

Đường đê bao Tuyên Bình

220m

Bê tông xi măng

Lê Lợi

Anh hùng dân tộc (1385-1433), vị vua lập ra nhà Hậu Lê năm 1428.

2

Đường B2 (Khu dân cư Tháp Mười)

Đường Tháp Mười

Đường Cách mạng Tháng Tám

210m

Bê tông xi măng

Hoàng Hoa Thám

Anh hùng dân tộc (1858-1913), người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp trong những năm 1885-1913.

3

Đường số 1 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường đê bao Nguyễn Thị Hạnh

Đường 3/2

490m

Cấp phối

Nguyễn Bình

Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1906-1951), một trong những vị tướng đầu tiên của Quân đội ta, Tư lệnh Nam Bộ (1948-1951), sống chiến đấu và thụ phong cấp bậc Trung tướng ở chiến khu Đồng Tháp Mười.

4

Đường số 2 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường đê bao Nguyễn Thị Hạnh

Đường Nhật Tảo

200m

Cấp phối

Trương Định

Anh hùng dân tộc (1820-1864), thủ lĩnh phong trào võ trang kháng Pháp ở Nam Kỳ trong những năm 1862-1864.

5

Đường số 3 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường Nội bộ 831

Đường Nguyễn Thị Hồng

300m

Cấp phối

Phạm Văn Bạch

Nhà hoạt động cách mạng (1910-1986), Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ, từng sống chiến đấu ở chiến khu Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

6

Đường số 4 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường Nội bộ 831

Đường số 2

190m

Cấp phối

Trần Văn Trà

Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1919- 1996), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Thường trực Quân ủy Trung ương, Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội NDVN, từng sống chiến đấu ở chiến khu Đồng Tháp Mười trong những năm 1946-1948 trong vai trò Khu bộ trưởng Khu 8.

7

Đường số 5 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường Cách mạng Tháng Tám

Đường số 1

80m

Cấp phối

Lê Quốc Sản

Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1920-2000), từng sống chiến đấu ở Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chín năm chống Pháp với vai trò là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 120, người tham gia chỉ huy trận đánh Mộc Hóa lịch sử 16- 18/8/1948.

8

Đường số 6 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường số 4

Đường số 3

130m

Cấp phối

Bùi Thị Xuân

Nữ tướng của nhà Tây Sơn (?-1802), vợ Đô đốc Trần Quang Diệu. Bà đã lập nhiều công lớn ở triều đại Tây Sơn thế kỷ XVIII, để lại cho đời tấm gương trung liệt.

 

9

Đường số 7 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường số 2

Đường Nguyễn Thị Hồng

140m

Cấp phối

Nguyễn Minh Đường

Nhà hoạt động cách mạng (1919-2002), Bí thư Khu ủy kiêm Chánh ủy Quân khu 8, hơn hai mươi năm hoạt động kháng chiến ở Đồng Tháp Mười, 1950-1974.

10

Đường số 9 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường Nội bộ 831

Đường Cách mạng Tháng Tám

130m

Cấp phối

Hoàng Quốc Việt

Nhà hoạt động cách mạng (1905-1992), Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, từng sống, làm việc và lãnh đạo cách mạng miền Nam trên đất Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chín năm kháng chiến chống Pháp.

11

 

Đường số 10 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường Cách mạng Tháng Tám

Đường số 1

750m

Cấp phối

Phạm Ngọc Thuần

Nhà hoạt động cách mạng (1914-2002), Quyền Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ ở ĐTM năm 1946.

12

Đường số 11 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường Nội bộ 831

Đường Cách mạng Tháng Tám

130m

Cấp phối

Hà Tây Giang

Nhà hoạt động cách mạng (1924-1991), người lãnh đạo cuộc CMTT năm 1945 ở ĐTM

13

Đường số 12 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường Cách mạng Tháng Tám

Đường số 1

80m

Cấp phối

Lê Văn Khuyên

Nhà hoạt động cách mạng (1919-1976 ), Nguyên là Huyện đội trưởng huyện Mộc Hóa, Phó Tư lệnh Khu 8.

14

Đường số 13 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường Nội bộ 831

Đường Cách mạng Tháng Tám

130m

Cấp phối

Phan Văn Đạt

Sĩ phu yêu nước (1827-1861), một trong những thủ lĩnh của phong trào võ trang kháng Pháp giữa thế kỷ XIX ở Tân An, hy sinh oanh liệt năm 1861.

15

Đường số 29 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường Nguyễn Thị Hạnh

Đường Nhật Tảo

200m

Cấp phối

Võ Văn Quới

Nhà hoạt động yêu nước, người lập Hội kín Thiên Địa Hội ở Đồng Tháp Mười năm 1914.

16

Đường số 30 (Khu dân cư Bàu Sậy)

Đường Nguyễn Thị Hạnh

Đường Nhật Tảo

200m

Cấp phối

Trần Quang Diệu

Danh tướng nhà Tây Sơn (1760-1802), từ khi khởi nghĩa Tây Sơn (1771) đến khi cơ nghiệp nhà Tây Sơn sụp đổ (1802).

17

Đường số 15 (Khu dân cư Bến xe)

Đường tỉnh 831

Đường Huỳnh Văn Đảnh nối dài

140m

Cấp phối

Nguyễn Duy

Tán lý quân vụ Gia Định-Biên Hòa (1809- 1861), chống Pháp, hy sinh oanh liệt năm 1861.

18

Đường số 16 (Khu dân cư Bến xe)

Đường tỉnh 831

Đường số 22

320m

Cấp phối

Tôn Đức Thắng

Lãnh tụ (1888-1980), Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chủ tịch nước đầu tiên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từng sống, làm việc và lãnh đạo cách mạng miền Nam trên đất Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chín năm chống Pháp.

19

Đường số 17 (Khu dân cư Bến xe)

Đường tỉnh 831

Đường số 20

230m

Cấp phối

Lê Văn Tưởng

Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1919-2007), quê Bến Lức, Long An, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Miền trong kháng chiến chống Mỹ, hoạt động trên chiến trường Tân An, Đồng Tháp Mười với nhiều cương vị: Tỉnh đội trưởng Tân An, Tỉnh đội phó Đồng Tháp (1950), Huyện đội trưởng Mộc Hóa (1951- 1954).

20

Đường số 18 (Khu dân cư Bến xe)

Đường tỉnh 831

Đường Cách mạng Tháng Tám nối dài

120m

Cấp phối

Nguyễn Văn Kỉnh

Nhà hoạt động cách mạng (1916-1981), quê Cần Đước, Long An, Phó bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1948-1951), Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội III của Đảng, 1960, sống lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chín năm chống Pháp.

21

Đường số 19 (Khu dân cư Bến xe)

Đường tỉnh 831

Đường số 20

230m

Cấp phối

Nguyễn Chí Thanh

Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1914-1967), người giữ nhiều cương vị khác nhau trên nhiều lĩnh vực, Bí thư trung ương Cục miền Nam, Chính ủy Quân giải phóng miền Nam, 1965-1967.

22

Đường số 20 (Khu dân cư Rọc Bùi)

Đường Tuyên Bình

Đường số 17

140m

Bê tông xi măng

Đốc Binh Kiều

Thủ lĩnh nghĩa quân trong phong trào võ trang kháng Pháp giữa thế kỷ XIX (?- 1866), một trong hai vị chỉ huy cuộc kháng Pháp ở Đồng Tháp Mười cùng với Thiên hộ Võ Duy Dương những năm 1864- 1866.

23

Đường số 21 (Khu dân cư Rọc Bùi)

Đường Tuyên Bình

Trường dạy nghề

140m

Bê tông xi măng

Hồ Ngọc Dẫn

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1930-1999), Tỉnh đội trưởng tỉnh Kiến Tường trong kháng chiến chống Mỹ.

24

Đường số 22 (Khu dân cư Rọc Bùi)

Đường Tuyên Bình

Trường dạy nghề

140m

Bê tông xi măng

Võ Duy Dương

Anh hùng dân tộc Võ Duy Dương (1827- 1866), còn gọi là Thiên Hộ Dương, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp ở Đồng Tháp Mười (1864- 1866).

25

Đường số 23 (Khu dân cư Rọc Bùi)

Đường số 20

Đường số 22

200m

Bê tông xi măng

Phạm Hùng

Nhà hoạt động cách mạng (1912-1988), Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từng sống chiến đấu ở Đồng Tháp Mười trong những năm đầu chín năm kháng chiến chống Pháp.

26

Đường số 24 (Khu dân cư khu H)

Đường Long Khốt

Đường số 26

100m

Cấp phối

Dương Văn Dương

Liệt sĩ, Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (1900-1946), một trong những tướng lĩnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Khu bộ phó Khu 7 năm 1946, sau khi hy sinh, tên ông được đặt cho một con kinh lớn ở Đồng Tháp Mười.

27

Đường số 26 (Khu dân cư khu H)

Đường Cách mạng Tháng Tám

Đường Tháp Mười

180m

Cấp phối

Huỳnh Tấn Phát

Nhà hoạt động cách mạng (1913-1989), Chủ tịch Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, 1969-1976.

28

Đường số 27 (Khu dân cư khu H)

Đường số 25

Đường Võ Văn Tần

230m

Cấp phối

Nguyễn Thông

Sĩ phu yêu nước (1827-1884), tham gia chống Pháp xâm lược, quê Phú Ngãi Trị, Châu Thành, Long An.

29

Đường số 28 (Khu dân cư sau trường Mầm Non)

Đường Long Khốt

Khu nhà dân

140m

Bê tông xi măng

Đỗ Huy Rừa

Liệt sĩ (1924-1949), quê ở xã Yên Đồng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, từng giữ các chức vụ: Tiểu đoàn trưởng đầu tiên Tiểu đoàn 307, Trung đoàn phó Trung đoàn 99, Chi đội phó Chi đội Trần Phú; chỉ huy Tiểu đoàn 307 giành thắng lợi trong nhiều trận đánh: Song Thuận- Mỹ Tho, Tháp Mười, Mộc Hoá, La Bang… Năm 1949, địch mở cuộc càn quét lớn vào Đồng Tháp Mười, ông được lệnh chỉ huy Tiểu đoàn 307 đánh địch càn quét và hy sinh ở đây.

30

Đường số 14 cặp Ngân hàng Chính sách

Đường 30/4

Đường 3 tháng 2

210m

Bê tông xi măng

Lê Thị Hồng Gấm

Liệt sĩ (1951-1970), nữ chiến sĩ giao liên, Anh hùng LLVTND, anh dũng hy sinh khi mới 19 tuổi.

31

Đường dãy tập thể Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Cách mạng Tháng Tám

Đường nội bộ 831

210m

Bê tông xi măng

Võ Thị Sáu

Liệt sĩ (1935-1952), nữ chiến sĩ an ninh nhân dân, Anh hùng LLVTND

32

Đường cặp Trường Nguyễn Thái Bình

Đường Nguyễn Thái Bình

Đường Huỳnh Việt Thanh

300m

Cấp phối

Huỳnh Châu Sổ

Nhà hoạt động cách mạng (1923-2000), quê Bình Đức, Bến Lức. Bí thư Khu ủy Khu 8, sống, lãnh đạo và chiến đấu nhiều năm trên ĐTM trong hai thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.

33

Đường sau trường Nguyễn Thái Bình

Đường 30/4

Đường 3 tháng 2

220m

Cấp phối

Huỳnh Nho

Liệt sĩ (1916-1960), Vùng trưởng Vùng 8 Kiến Tường, hy sinh trong trận đánh Gò Gòn, xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, 1960-địa điểm đã trở thành di tích lịch sử

34

Hẻm số 1 (đường Cách mạng Tháng Tám), sau UBND huyện

Đường Cách mạng Tháng Tám

Trường Chính trị

176m

Cấp phối

Nguyễn Văn Khánh

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1940-1969), quê xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, Long An, người lập nhiều thành tích diệt giặc, đặc biệt là các chiến công đánh tàu trên sông Vàm Cỏ Tây, Đồng Tháp Mười.

35

Hẻm số 2 (sau UBND huyện)

Đường Cách mạng Tháng Tám

Đường Nguyễn Thái Bình

216m

Cấp phối

Nguyễn Văn Tịch

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (1931-1975), quê An Vĩnh Ngãi, Tp.Tân An, thể hiện tinh thần mưu trí và dũng cảm trong trận đánh tiêu diệt đồn Ông Tờn (Mộc Hóa), năm 1953, hy sinh ở chiến trường Campuchia vào đầu tháng 4-1975 .

36

Đường Tháp Mười Một

Đường Long Khốt

Đường đê bao Tuyên Bình

600m

Đất

Nguyễn Thị Định

Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1920-1992), Nữ tướng đầu tiên của Quân đội NDVN.

37

Gồm Đê Bao 831 và đường Nội bộ 831

Đường Tuyên Bình

Đường Nguyễn Thị Hạnh

1500m

Bê tông xi măng

Nguyễn Văn Linh

Nhà hoạt động cách mạng (1915-1998), nhà Chính trị Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986-1991.

38

Đường quy hoạch mới Khu Chợ Mới

Đường Cách mạng Tháng Tám

Đường Tháp Mười

180m

Cấp phối

Cao Thắng

Chỉ huy nghĩa quân chống Pháp (1864-1893), một trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng, và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896) trong lịch sử Việt Nam ở cuối thế kỷ 19.

39

Đường bờ Nam kênh 281km 7, Tỉnh lộ 831

Giáp ranh Vĩnh Bình

Giáp ranh Vĩnh Trị

1700m

Cấp phối

Võ Văn Kiệt

Nhà hoạt động cách mạng (1922-2008), nhà Chính trị Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và sau đó là Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991- 1997).

 

II. TÊN CÔNG VIÊN

Số TT

Tên thường gọi

Vị trí

Tên mới

Tóm tắt tiểu sử

1

Công viên trung tâm văn hóa

Đường 30 tháng 4

Công viên 30 tháng 3

Ngày 30-3-1978 là ngày thành lập huyện Vĩnh Hưng.

2

Công viên Kênh 28

Ấp Rạch Bùi

Công viên Trần Thị Viết

Mẹ Việt Nam anh hùng (1892-2011), xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng, người có nhiều con hy sinh và là mẹ Việt Nam anh hùng có tuổi thọ cao nhất.

3

Công viên khu dân cư Bàu Sậy

Khu phố Bàu Sậy

Công viên Bàu Sậy

Địa danh văn hóa đã trở thành tên khu phố, tên chợ trung tâm huyện Vĩnh Hưng