ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 22 tháng 02 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 22/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tổ chức và cán bộ;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 01/TTr-SGDĐT ngày 10/01/2021 và Sở Nội vụ tại Báo cáo số 34/BC-SNV ngày 28/01/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm
a) Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo phải tuân thủ và phù hợp với yêu cầu về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quan điểm, chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước.
b) Mang tính kế thừa quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được phê duyệt trước đây nhằm phát huy hiệu quả, phù hợp với khả năng đầu tư và đặc điểm của tỉnh.
c) Sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, của tỉnh để tăng cường thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công; tiếp tục củng cố, đầu tư cơ sở vật chất các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời thực hiện các chính sách thúc đẩy xã hội hóa nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
d) Sắp xếp, kiện toàn bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tinh gọn, đồng bộ, thống nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động; kế thừa, phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ viên chức hiện có.
đ) Quy hoạch mang tính động và mở, có sự điều chỉnh, cập nhật từng thời kỳ cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Bố trí hợp lý nguồn lực ngân sách nhà nước dành cho hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, đồng bộ, tập trung nguồn lực tạo đột phá trong quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về giáo dục và đào tạo.
- Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tài chính và nhân lực có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng, nhu cầu của người dân và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo phát triển lành mạnh, bền vững.
b) Mục tiêu cụ thể
- Về mạng lưới các đơn vị sự nghiệp: Rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp đảm bảo phù hợp với danh mục dịch vụ sự nghiệp công của lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đảm bảo tinh gọn, đồng bộ, thống nhất.
Đến năm 2025 có 453 đơn vị; định hướng đến năm 2030: Tiếp tục duy trì 453 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Về thực hiện cơ chế tự chủ:
Giai đoạn 2021 - 2025: Có 01 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (Trường phổ thông Tuyên Quang trực thuộc Trường Đại học Tân Trào); 02 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (Trường Trung học phổ thông Chuyên, Trường Trung học phổ thông Tân Trào); 450 đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.
Định hướng giai đoạn 2026 - 2030: Có 01 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (Trường phổ thông Tuyên Quang trực thuộc Trường Đại học Tân Trào); 03 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (Trường Trung học phổ thông Chuyên, Trường Trung học phổ thông Tân Trào, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Huyên); 449 đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.
3. Nội dung quy hoạch
a) Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Giai đoạn 2021-2025: Sắp xếp giảm 14 đơn vị sự nghiệp công lập so với thời điểm tháng 01/2021, toàn tỉnh có 453 đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục củng cố tổ chức và phát triển chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp.
- Định hướng giai đoạn 2026 - 2030: Tiếp tục duy trì đơn vị như giai đoạn 2021-2025 và thực hiện rà soát để sắp xếp các đơn vị phù hợp, nhằm giảm đầu mối; thành lập các trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học, Trung học cơ sở trên cơ sở các trường Tiểu học, Trung học cơ sở hiện có; thí điểm chuyển đổi một số trường công lập thành trường ngoài công lập ở những nơi có điều kiện phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện thực tế tại địa phương; sắp xếp, bố trí đội ngũ công chức, viên chức theo vị trí việc làm.
(Có biểu kèm theo)
b) Về thực hiện cơ chế hoạt động tài chính
Căn cứ vào kết quả tình hình tài chính và tài sản của các đơn vị và điều kiện thực tế tại địa phương, định hướng cho các năm tiếp theo. Giao các đơn vị quyền tự chủ theo các nhóm tự chủ quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 để có cơ chế hoạt động cho phù hợp:
- Năm 2021, thực hiện như sau:
Nhóm 1: Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: 01 đơn vị (Trường phổ thông Tuyên Quang trực thuộc Trường Đại học Tân Trào).
Nhóm 2: Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Không có.
Nhóm 3: Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: 02 đơn vị (Trường Trung học phổ thông Chuyên, Trường Trung học Phổ thông Tân Trào).
Nhóm 4: Đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: 464 đơn vị.
- Giai đoạn từ 2022 - 2025, thực hiện như sau:
Nhóm 1: Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: 01 đơn vị (Trường phổ thông Tuyên Quang trực thuộc Trường Đại học Tân Trào).
- Nhóm 2: Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Không có.
- Nhóm 3: Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: 02 đơn vị (Trường Trung học phổ thông Chuyên, Trường Trung học phổ thông Tân Trào).
- Nhóm 4: Đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: 450 đơn vị.
- Định hướng đến giai đoạn 2026 - 2030:
Có 01 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (Trường phổ thông Tuyên Quang trực thuộc Trường Đại học Tân Trào); 03 đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (Trường Trung học phổ thông Chuyên, Trường Trung học phổ thông Tân Trào, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Văn Huyên); 449 đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên.
Tiếp tục củng cố tổ chức và thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo của địa phương; tăng cường tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp.
4. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Về thực hiện các cơ chế chính sách
- Triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát huy đơn vị sự nghiệp công lập; tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
- Gắn quyền hạn với trách nhiệm của từng cấp và cá nhân người đứng đầu đơn vị; phân cấp về nhiệm vụ với phân cấp quản lý về tổ chức, nhân sự, tài chính và đảm bảo các điều kiện vật chất khác. Trao đầy đủ quyền tự chủ và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật hiện hành.
- Quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo; quy định và thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; đồng thời, phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lý của các cấp; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng trong việc giám sát hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Xây dựng Đề án thí điểm chuyển một số trường công lập thành trường ngoài công lập ở những nơi có đủ điều kiện theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Về tổ chức, hoạt động của các đơn vị
- Tiếp tục duy trì các đơn vị sự nghiệp phù hợp, xem xét sắp xếp lại cơ cấu tổ chức đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.
- Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đối với các đơn vị, các địa bàn có điều kiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục vào đào tạo.
- Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô trường, lớp học một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
c) Về nhân lực
- Về số lượng người làm việc: Trước mắt giữ nguyên số lượng người làm việc của các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo như hiện nay và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định. Đồng thời thực hiện có hiệu quả các giải pháp về biên chế giáo dục theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ.
- Tổ chức tuyển dụng, quản lý, sử dụng đội ngũ viên chức giáo dục và đào tạo đảm bảo kịp thời, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức gắn với vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng năm học.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục. Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên được thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm; thực hiện có hiệu quả quy định của Chính phủ về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của đội ngũ giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu dạy học.
- Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp học; bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên hiện có hợp lý, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên giữa các đơn vị, giữa các bộ môn trong cùng đơn vị, từng cấp học; thực hiện cơ chế, chính sách thu hút đội ngũ giáo viên có chất lượng, trình độ chuyên môn cao vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
d) Về tài chính, cơ sở vật chất
- Ngân sách Nhà nước bố trí vốn đầu tư để tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và các phòng học phục vụ dạy và học, mua sắm trang thiết bị dạy học. Huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư khác, đẩy mạnh xã hội hóa trong huy động vốn để xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học đặc biệt là đối với các khu vực nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp liên kết với doanh nghiệp, cá nhân, với các đơn vị sự nghiệp khác trong các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Đẩy nhanh tiến trình thực hiện tự chủ và thực hiện xã hội hóa.
1. Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Thực hiện việc tự chủ trong xây dựng kế hoạch hoạt động, về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy, nhân sự theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch này. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Quy hoạch với Ủy ban nhân dân tỉnh; rà soát, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; căn cứ quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, chỉ đạo xây dựng phương án giao quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện theo quy định.
3. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố việc bố trí biên chế sự nghiệp giáo dục và đào tạo hằng năm theo đúng quy định.
4. Sở Tài chính: Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí dự toán ngân sách theo quy định của Nhà nước; đảm bảo cho các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp quy định của pháp luật hiện hành và điều kiện thực tế của tỉnh.
Hướng dẫn xây dựng phương án tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực giáo dục và đào tạo để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo quy định.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh việc lồng ghép, huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố: Phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan thực hiện Quy hoạch hằng năm, bố trí kinh phí địa phương để thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc sở: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Trào; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
SỐ TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ CẤP THCS THÀNH LẬP MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 22/02/2021 của UBND tỉnh)
STT | Đơn vị | Dự kiến thời gian thành lập | |
I | Lâm Bình |
|
|
1 | Trường THCS Bình An | 2024-2025 |
|
2 | Trường THCS Khuôn Hà | 2026-2030 |
|
3 | Trường THCS Lăng Can | 2026-2030 |
|
4 | Trường THCS Thổ Bình | 2026-2030 |
|
II | Na Hang |
|
|
1 | Trường TH-THCS Côn Lôn | 2026-2030 |
|
2 | Trường TH-THCS Sinh Long | 2021-2022 |
|
3 | Trường TH-THCS Thượng Nông | 2021-2022 |
|
4 | THCS Năng Khả | 2024-2025 |
|
5 | TH-THCS Sơn Phú | 2021-2022 |
|
III | Chiêm Hóa |
|
|
1 | Trường TH-THCS Bình Phú | 2026-2030 |
|
2 | Trường THCS Bình Nhân | 2026-2030 |
|
3 | Trường THCS Hà Lang | 2026-2030 |
|
4 | Trường THCS Hòa An | 2026-2030 |
|
5 | Trường THCS Hùng Mỹ | 2026-2030 |
|
6 | Trường THCS Linh Phú | 2022-2023 |
|
7 | Trường THCS Phú Bình | 2026-2030 |
|
8 | Trường THCS Tân Mỹ | 2026-2030 |
|
9 | Trường THCS Yên Lập | 2024-2025 |
|
IV | Hàm Yên |
|
|
1 | Trường TH-THCS Bằng Cốc | 2026-2030 |
|
2 | Trường TH-THCS Yên Lâm | 2026-2030 |
|
3 | Trường THCS Bạch Xa | 2026-2030 |
|
4 | Trường THCS Minh Quang | 2026-2030 |
|
5 | Trường TH-THCS Minh Tiến | 2026-2030 |
|
6 | Trường THCS Thành Long | 2026-2030 |
|
7 | Trường THCS Yên Hương | 2026-2030 |
|
8 | Trường THCS Yên Lâm | 2021-2022 |
|
V | Yên Sơn |
|
|
1 | Trường TH-THCS Phú Thịnh | 2026-2030 |
|
2 | Trường TH-THCS Trung Trực | 2026-2030 |
|
3 | Trường THCS Công Đa | 2022-2023 |
|
4 | Trường THCS Đạo Viện | 2022-2023 |
|
5 | Trường THCS Kim Quan | 2026-2030 |
|
6 | Trường THCS Lực Hành | 2026-2030 |
|
7 | Trường THCS Quý Quân | 2024-2025 |
|
8 | Trường THCS Tân Tiến | 2026-2030 |
|
9 | Trường THCS Trung Sơn | 2022-2023 |
|
Ghi chú
Giai đoạn 2021-2025 thành lập 12 trường
Giai đoạn 2026-2030 thành lập 23 trường
DỰ KIẾN SỐ TRƯỜNG BÁN TRÚ CẤP TIỂU HỌC THÀNH LẬP MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 22/02/2021 của UBND tỉnh)
STT | Đơn vị | Dự kiến thời gian thành lập | |
I | Lâm Bình |
|
|
1 | Trường TH Bình An | 2026-2030 |
|
2 | Trường TH Khuôn Hà | 2026-2030 |
|
3 | Trường TH Lăng Can | 2026-2030 |
|
4 | Trường TH Thổ Bình | 2026-2030 |
|
II | Na Hang |
|
|
1 | Trường TH Đà Vị | 2021-2022 |
|
2 | Trường TH Yên Hoa | 2021-2022 |
|
3 | Trường TH Năng Khả | 2023-2024 |
|
III | Chiêm Hóa |
|
|
1 | Trường TH Linh Phú | 2022-2023 |
|
2 | Trường TH Tân Mỹ | 2024-2025 |
|
3 | Trường TH Tri Phú | 2023-2024 |
|
4 | Trường TH Trung Hà | 2023-2024 |
|
5 | Trường TH Hà Lang | 2026-2030 |
|
6 | Trường TH Hòa An | 2026-2030 |
|
7 | Trường TH Hùng Mỹ | 2026-2030 |
|
8 | Trường TH Kiên Đài | 2026-2030 |
|
9 | Trường TH Minh Quang | 2026-2030 |
|
10 | Trường TH Phú Bình | 2026-2030 |
|
11 | Trường TH Phúc Sơn | 2022-2023 |
|
12 | Trường TH Yên Lập | 2023-2024 |
|
IV | Hàm Yên |
|
|
1 | Trường TH Minh Tiến | 2021-2022 |
|
2 | Trường TH Bạch Xa | 2026-2030 |
|
3 | Trường TH Hùng Thắng | 2026-2030 |
|
4 | Trường TH Hùng Vân | 2024-2025 |
|
5 | Trường TH Minh Khương | 2026-2030 |
|
6 | Trường TH Minh Phú | 2026-2030 |
|
7 | Trường TH Thành Long | 2026-2030 |
|
8 | Trường TH Yên Hương | 2026-2030 |
|
9 | Trường TH Yên Lâm 1 | 2026-2030 |
|
10 | Trường TH Yên Thuận | 2024-2025 |
|
V | Yên Sơn |
|
|
1 | Trường TH Hùng Lợi 2 | 2026-2030 |
|
2 | Trường TH Hùng Lợi I | 2022-2023 |
|
3 | Trường TH Kiến Thiết | 2024-2025 |
|
4 | Trường TH Tân Tiến | 2026-2030 |
|
5 | Trường TH Trung Sơn | 2026-2030 |
|
Ghi chú
Giai đoạn 2021-2025 thành lập 14 trường
Giai đoạn 2026-2030 thành lập 20 trường
CÁC TRƯỜNG HỢP NHẤT TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 22/02/2021 của UBND tỉnh)
STT | Tên trường sẽ thực hiện Hợp nhất | Trường sau khi hợp nhất (hoặc thành lập mới) | Năm học dự kiến hợp nhất | Ghi chú |
I | Huyện Lâm Bình (giảm 02 trường) |
|
|
|
1 | THCS Thượng Lâm huyện Lâm Bình | THCS-THPT Thượng Lâm | 2021-2022 | Hợp nhất THCS Thượng Lâm với THPT Thượng Lâm |
2 | TH Phúc Yên huyện Lâm Bình | TH-THCS Phúc Yên | 2023-2024 | Hợp nhất TH Phúc Yên với THCS Phúc Yên |
II | Huyện Na Hang (giảm 03 trường) |
|
|
|
1 | TH Sinh Long | PTDTBT TH-THCS Sinh Long | 2021-2022 | Hợp nhất TH Sinh Long với PTDTBT THCS Sinh Long |
2 | TH Thượng Nông | PTDTBT TH-THCS Thượng Nông | 2021-2022 | Hợp nhất TH Thượng Nông với PTDTBT THCS Thượng Nông |
3 | TH Sơn Phú | PTDTBT TH-THCS Sơn Phú | 2021-2022 | Hợp nhất TH Sơn Phú với PTDTBT THCS Sơn Phú |
III | Huyện Chiêm Hóa (giảm 01 trường) |
|
| |
1 | PTDTNT THCS huyện Chiêm Hóa | PTDTNT THCS-THPT huyện Chiêm Hóa | 2022-2023 | Thành lập mới trường PTDTNT THCS-THPT huyện Chiêm Hóa trên cơ sở trường PTDTNT THCS huyện Chiêm Hóa hiện nay; trường sẽ trực thuộc Sở GDĐT |
III | Huyện Hàm Yên (giảm 02 trường) |
|
|
|
1 | PTDTNT THCS huyện Hàm Yên | PTDTNT THCS-THPT huyện Hàm Yên | 2021-2022 | Thành lập mới trường PTDTNT THCS-THPT huyện Hàm Yên trên cơ sở trường PTDTNT THCS huyện Hàm Yên hiện nay; trường sẽ trực thuộc Sở GDĐT |
2 | TH Minh Tiến | TH-THCS Minh Tiến | 2023-2024 | Hợp nhất TH Minh Tiến với THCS Minh Tiến |
IV | Huyện Yên Sơn (giảm 03 trường) |
|
|
|
1 | TH Công Đa | TH-THCS Công Đa | 2024-2025 | Hợp nhất TH Công Đa với THCS Công Đa |
2 | TH Đạo Viện | TH-THCS Đạo Viện | 2022-2023 | Hợp nhất TH Đạo Viện với THCS Đạo Viện |
3 | TH Quý Quân | TH-THCS Quý Quân | 2021-2022 | Hợp nhất TH Quý Quân với THCS Quý Quân |
V | Huyện Sơn Dương (giảm 03 trường) |
|
| |
1 | THCS Kháng Nhật huyện Sơn Dương | THCS-THPT Kháng Nhật | 2021-2022 | Hợp nhất THCS Kháng Nhật với THPT Kháng Nhật |
2 | TH Chi Thiết | TH-THCS Chi Thiết | 2022-2023 | Hợp nhất TH Chi Thiết với THCS Chi Thiết |
3 | TH Đông Thọ II | TH-THCS Đông Thọ II | 2022-2023 | Hợp nhất TH Đông Thọ II với THCS Đông Thọ II |
VI | TP Tuyên Quang (giảm 02 trường) |
|
|
|
1 | TH An Khang, TP Tuyên Quang | TH-THCS An Khang, TP Tuyên Quang | 2024-2025 | Hợp nhất TH An Khang với THCS An Khang |
2 | TH Thái Long, TP Tuyên Quang | TH-THCS Thái Long, TP Tuyên Quang | 2024-2025 | Hợp nhất TH Thái Long với THCS Thái Long |
Ghi chú
Huyện Lâm Bình giảm 02 trường; huyện Na Hang giảm 03 trường; huyện Chiêm Hóa giảm 01 trường; huyện Hàm Yên giảm 02 trường; huyện Yên Sơn giảm 03 trường
Huyện Sơn Dương giảm 03 trường; TP Tuyên Quang giảm 02 trường; Sở Giáo dục tăng 02 trường (Trường PTDTNT THCS-THPT huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa)