BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 606/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 792/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014 của ngành giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông giai đoạn 2015 - 2017.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng; Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, trưởng phòng giáo dục và đào tạo, các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 606/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Mục tiêu chung
Quán triệt đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. Qua đó, giúp học sinh nâng cao hiểu biết, có ý thức tôn trọng, thực thi pháp luật; góp phần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mọi lúc, mọi nơi.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phổ biến đầy đủ, kịp thời các quy định pháp luật cơ bản và cần thiết cho học sinh.
- Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức, hành vi của học sinh trong việc thực hiện quy định của pháp luật.
- Học sinh nghiêm túc chấp hành và thực hiện pháp luật.
- Góp phần hình thành ý thức và phẩm chất công dân, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, hòa nhập, yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ của học sinh với người thân, bạn bè và cộng đồng.
1. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh phải tiến hành nghiêm túc theo kế hoạch đề ra.
2. Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức, các phương pháp phổ biến, giáo dục phong phú, hấp dẫn, sáng tạo, phù hợp và thiết thực.
3. Phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với chương trình giáo dục chính khóa.
4. Tận dụng có hiệu quả các phương tiện, điều kiện sẵn có để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh.
5. Kết hợp lồng ghép nội dung giáo dục pháp luật một cách hợp lý với giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa truyền thống thông qua các hoạt động giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các buổi sinh hoạt chính trị….
6. Đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật, các cuộc vận động, các phong trào lớn của ngành; phối hợp đồng bộ với các lực lượng và các ngành chức năng triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh trong và ngoài nhà trường.
III. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Chương trình áp dụng đối với tất cả các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các trường sử dụng cho học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông giai đoạn 2015 - 2017.
IV. Những nội dung chủ yếu của Chương trình
- Phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh cần phù hợp với chương trình giáo dục pháp luật chính khóa, cụ thể:
+ Với học sinh trung học cơ sở: những nội dung liên quan đến giá trị đạo đức, quyền và nghĩa vụ công dân.
+ Với học sinh trung học phổ thông: những nội dung liên quan đến đạo đức, kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật cơ bản.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh cần tập trung những quy định pháp luật cơ bản, cần thiết liên quan tới học sinh, như: Quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, pháp luật về thanh thiếu niên; chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy và tệ nạn mại dâm, giáo dục giới tính và phòng chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, biện pháp chăm sóc sức khỏe vị thành niên, bảo vệ môi trường; phổ biến các nội dung Luật Biển Việt Nam, về chủ quyền biển, đảo và chiến lược biển của Việt Nam, pháp luật về cư trú, pháp luật về lao động và việc làm, hôn nhân và gia đình, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật về lao động và an toàn lao động, Luật Phòng cháy chữa cháy, các hiểu biết nhất định về phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, các quy định pháp luật có liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự, nếp sống văn minh đô thị và quy định của chính quyền địa phương đối với học sinh cư trú trên địa bàn.
- Phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giáo dục có liên quan đến học sinh như: Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009, các quy chế, quy định liên quan trong công tác giáo dục và đào tạo, công tác học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các nội quy, quy chế quy định của nhà trường, thông tin liên quan đến chủ trương tín dụng, chế độ chính sách ưu đãi cho học sinh, những nội dung trọng tâm của năm học, các quy định khác của ngành giáo dục.
- Tập trung có chiều sâu và hiệu quả các nội dung trọng tâm của ngành như: đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục chuẩn mực đạo đức công dân cho học sinh.
V. Các hình thức, phương pháp thực hiện Chương trình
1. Hình thức thực hiện Chương trình
Đa dạng hóa các hình thức thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh, trong đó tập trung vào một số hình thức như:
- Tuyên truyền miệng: Theo tinh thần Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền miệng về pháp luật cho từng đối tượng học sinh.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua tài liệu tuyên truyền: Phân loại nhóm tài liệu tuyên truyền, giáo dục pháp luật đưa vào thư viện sách của nhà trường và tổ chức sắp xếp khoa học, hợp lý, tiện dụng; lập kế hoạch thu hút học sinh sử dụng thư viện sách có hiệu quả; tổ chức ngày hội đọc sách pháp luật và tuần giới thiệu sách pháp luật theo chủ đề, chuyên đề; khuyến khích, tạo điều kiện khích lệ học sinh cùng cha mẹ được tham gia đóng góp sách, tài liệu pháp luật cho thư viện sách của nhà trường.
- Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua tư vấn, trợ giúp pháp lý: Phát triển mạnh mẽ các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trực tiếp, xây dựng phòng tâm vấn, hỗ trợ pháp lý hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, trang mạng xã hội, các trang tìm kiếm nổi tiếng; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý lưu động cho các học sinh được trợ giúp; tăng cường hình thức trả lời, giải đáp, tư vấn của cơ quan nhà nước đối với những thắc mắc về pháp luật, về quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh bằng nhiều hình thức.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Xây dựng trang thông tin điện tử (website) phổ biến, giáo dục pháp luật của thành phố, địa phương và của ngành; nhà trường xây dựng chương trình phát thanh được cập nhật thường xuyên các thông tin pháp luật mới, gần gũi, thiết thực; tổ chức đưa tin về pháp luật, các chuyên đề, chuyên mục pháp luật phù hợp với chương trình giáo dục đạo đức, giáo dục công dân; dành vị trí phù hợp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên bản tin, website của nhà trường; thử nghiệm hình thức xây dựng trang thông tin điện tử, lập hộp thư điện tử tư vấn để cung cấp các văn bản pháp luật, chú ý những vấn đề gắn liền với cuộc sống, học tập của học sinh, chú trọng phổ biến, giáo dục các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo vệ môi trường; tổ chức cho học sinh được xem các phiên tòa xét xử tại tòa án địa phương, trên truyền hình Việt Nam….
- Triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đợt sinh hoạt chính trị, tuần sinh hoạt công dân, nói chuyện chuyên đề, hội thi do nhà trường tổ chức, như: tổ chức báo cáo chuyên đề về pháp luật, phát huy hiệu quả các hình thức thi viết, vẽ tranh, kể chuyện, sáng tác câu chuyện, thi qua hình thức sân khấu hóa những tình huống pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật truyền hình tương tác trên internet, xem phim tư liệu.
- Thông qua hình ảnh trực quan sinh động: Sử dụng triệt để, vận dụng có hiệu quả các hình ảnh thực tiễn về chấp hành pháp luật của địa phương, cơ quan ban ngành trong địa phương, trong cuộc sống xung quanh học sinh đang diễn ra hàng ngày vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật (truy tố, xét xử, kiện tụng, tranh chấp, trốn thuế, tham nhũng, vi phạm luật lệ an toàn giao thông, vi phạm các tệ nạn xã hội, an ninh trật tự...).
- Phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa thông qua các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
2. Phương pháp thực hiện Chương trình
- Căn cứ chủ điểm năm học; chủ điểm, chủ đề giáo dục hàng tháng, quý; các hoạt động của địa phương để xây dựng các chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa theo quý, năm một cách hợp lý, hiệu quả, phù hợp chương trình chính khóa và các chủ đề, chuyên đề trọng tâm trong nhà trường.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, chính quyền, các tổ chức đoàn thể của địa phương và gia đình học sinh tổ chức đồng bộ các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh. Phối hợp cơ quan Công an, Tư pháp của địa phương tổ chức các buổi nói chuyện theo chuyên đề về pháp luật, chú trọng về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thân thể, bảo vệ môi trường và các quy định cụ thể liên quan đến cuộc sống và học tập của học sinh.
- Các đơn vị chủ động, sáng tạo trong việc biên soạn các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng cuốn cẩm nang tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh; Xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường phù hợp, tiện dụng; bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật: Sách pháp luật, báo pháp luật, sách hỏi đáp pháp luật, giải đáp thắc mắc (thu thập câu hỏi, thắc mắc của chính học sinh trong nhà trường), sổ tay pháp luật, cẩm nang tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đĩa CD, VCD, DVD (đĩa văn bản hoặc hình ảnh tuyên truyền việc thực hiện pháp luật…), tài liệu, tờ gấp, tờ tin, panô, áp phích tuyên truyền, đăng tải trên trang website chung…. Xây dựng bộ truyện tranh, hình minh họa, phim hoạt hình, phim thiếu nhi lồng ghép nội dung, thông điệp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức các đợt vận động học sinh đóng góp các tài liệu pháp luật cơ bản gắn với học sinh và tài liệu pháp luật về ngành giáo dục.
- Trang bị Pa-nô, áp phích tuyên truyền: chú trọng nội dung giáo dục an toàn giao thông, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường, đảm bảo an ninh, trật tự đô thị, an toàn trường học và bản thân, bảo vệ môi trường v.v…
- Đẩy mạnh việc tự làm đồ dùng tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
- Tham mưu lãnh đạo ngành, địa phương đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh, xây dựng kế hoạch triển khai, đề xuất kinh phí thực hiện công tác này phù hợp…
1. Thời gian thực hiện Chương trình
- Năm 2015: Các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông xây dựng kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện Chương trình. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp thực hiện cho phù hợp.
- Năm 2016: Đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm qua việc thực hiện Chương trình trong năm 2015.
- Năm 2017: Tiếp tục thực hiện, kiểm tra, đánh giá sơ kết kết quả thực hiện Chương trình, trên cơ sở đó khẳng định những mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa phù hợp, rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo.
2. Trách nhiệm triển khai
a) Vụ Công tác học sinh, sinh viên chủ trì phối hợp Vụ Pháp chế, Vụ Giáo dục Trung học và các đơn vị có liên quan
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để chỉ đạo, hướng dẫn,
đôn đốc, giám sát, kiểm tra, đánh giá các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các nhà trường trong việc triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình;
- Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh;
- Tổ chức biên soạn cuốn “cẩm nang tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh” nhằm phục vụ, hỗ trợ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường;
- Thường xuyên cập nhật, cung cấp các thông tin phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh trên Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, báo Giáo dục và Thời đại;
- Tham mưu, đề xuất và kiến nghị các giải pháp đổi mới và cải tiến, giúp các đơn vị có cơ sở, căn cứ thực hiện Chương trình có hiệu quả.
b) Các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo
- Xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả Chương trình theo từng năm và giai đoạn 2015 - 2017. Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh trong nhà trường cho phù hợp;
- Rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh trong các nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo và sự phát triển của đất nước. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ làm công tác này trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông;
- Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về việc bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này trong các nhà trường;
- Tiến hành kiểm tra, sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa hàng quý, hàng năm; tổng hợp và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên định kỳ tháng 6 và tháng 12 theo quy định; đề xuất các giải pháp chủ yếu thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa.
c) Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông
- Căn cứ nội dung Chương trình và sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh giai đoạn 2015 - 2017;
- Triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình; xây dựng các nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện phù hợp, phong phú, đa dạng;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
3. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các nhà trường dành riêng chi cho công tác này theo quy định hiện hành;
b) Các đơn vị có trách nhiệm tham mưu, đề xuất kinh phí thực hiện theo phân cấp và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa được thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
- 1 Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1921/QĐ-BTTTT năm 2014 Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 3 Quyết định 792/QĐ-BGDĐT về Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014 của ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Quyết định 798/QĐ-BCA-V19 về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 5 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 6 Quyết định 366/QĐ-BGDĐT năm 2014 về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh, sinh viên trong trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2013 - 2016 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Luật biển Việt Nam 2012
- 8 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 9 Nghị định 32/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 10 Chỉ thị 17-CT/TƯ năm 2007 tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới do Ban Bí thư ban hành
- 11 Luật Giáo dục 2005
- 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 13 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 1 Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 1921/QĐ-BTTTT năm 2014 Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 3 Quyết định 798/QĐ-BCA-V19 về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 4 Quyết định 366/QĐ-BGDĐT năm 2014 về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh, sinh viên trong trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2013 - 2016 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành