THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2013/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2013 |
VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN NHIỆM QUỐC GIA
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia,
Quyết định này quy định các nội dung sau:
1. Cung cấp thông tin, số liệu về tình hình kinh tế - xã hội phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
2. Quy trình phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc phối hợp thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan tới công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ số tín nhiệm quốc gia là chỉ số đánh giá về khả năng tài chính cũng như khả năng hoàn trả đúng hạn tiền gốc và lãi các khoản nợ của một quốc gia. Hệ số tín nhiệm quốc gia càng thấp thì mức độ rủi ro về khả năng không thanh toán được các khoản nợ càng cao.
Hệ số tín nhiệm quốc gia bao gồm:
- Mức trần tín nhiệm quốc gia;
- Mức tín nhiệm của các công cụ nợ bằng ngoại tệ và nội tệ phát hành trên thị trường vốn trong nước và quốc tế của Chính phủ.
Hệ số tín nhiệm thường được biểu hiện bằng các chữ cái, chữ số, dấu (A, B, C, D, a, 1, 2, 3, +, -).
2. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia là việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thực hiện việc phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia để đưa ra hệ số tín nhiệm cho quốc gia đó.
3. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm là các tổ chức độc lập chuyên thực hiện việc xếp hạng tín nhiệm, trong đó có xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
4. Công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia là việc các Bộ, ngành, tổ chức liên quan thực hiện việc cung cấp số liệu, làm việc và trao đổi thông tin với tổ chức xếp hạng tín nhiệm, giúp tổ chức xếp hạng tín nhiệm đưa ra báo cáo đánh giá về xếp hạng tín nhiệm của quốc gia.
5. Công cụ nợ là sản phẩm tài chính xác lập nghĩa vụ nợ của tổ chức phát hành, bao gồm: Trái phiếu, công trái, các khoản vay và các sản phẩm tài chính có phát sinh nghĩa vụ nợ khác.
CUNG CẤP THÔNG TIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN NHIỆM QUỐC GIA
Điều 4. Mục đích cung cấp thông tin
Việc cung cấp thông tin, số liệu nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và xây dựng báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam phục vụ công tác xếp hạng tín nhiệm của quốc gia.
Điều 5. Nguyên tắc cung cấp thông tin
Việc cung cấp thông tin, số liệu phục vụ công tác xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Chính xác, đầy đủ, cập nhật và đúng thời hạn quy định.
2. Thống nhất về chỉ tiêu, biểu mẫu, phương pháp tính, phù hợp với các số liệu đã cung cấp hoặc số liệu đã công bố công khai.
3. Không trùng lặp, chồng chéo, đáp ứng yêu cầu phân tích, đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
4. Phù hợp với quy định hiện hành về cung cấp thông tin.
Điều 6. Các loại thông tin cần thiết cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia
1. Thông tin chung về kinh tế - xã hội:
a) Chiến lược dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
b) Số liệu thống kê tình hình thực hiện và dự báo về kinh tế - xã hội: Tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ đầu tư, chỉ số lạm phát, dân số, việc làm, tỷ lệ thất nghiệp và các thông tin liên quan khác.
2. Thông tin về tài khóa
a) Chính sách tài khóa và các kế hoạch tài chính - ngân sách trung hạn.
b) Số liệu về thu, chi và cân đối ngân sách nhà nước.
c) Cải cách doanh nghiệp nhà nước.
d) Tình hình nợ của Chính phủ; nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.
đ) Thông tin khác có liên quan.
3. Thông tin về tiền tệ, ngân hàng
a) Chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ (tỷ giá, lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị trường mở).
b) Thông tin về hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và cải cách hệ thống Ngân hàng.
c) Tình hình và số liệu về cán cân thanh toán; dự trữ ngoại hối; tín dụng ngân hàng; nợ xấu, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu.
d) Thông tin khác có liên quan.
4. Thông tin về kinh tế đối ngoại
a) Xuất nhập khẩu, cán cân thương mại.
b) Thu hút vốn FDI.
c) Tiếp nhận kiều hối.
d) Thông tin khác có liên quan.
5. Thông tin về chính trị:
a) Đường lối, chủ trương của Chính phủ;
b) Đặc điểm về nhân sự trong bộ máy của Chính phủ;
c) Quan hệ của Việt Nam với Chính phủ các nước và các tổ chức tài chính quốc tế;
d) Cải cách về hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính;
đ) Thông tin khác có liên quan.
6. Các thông tin kinh tế, xã hội khác trên cơ sở đề xuất của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng cung cấp của các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam.
Điều 7. Kỳ hạn cung cấp thông tin
1. Thông tin, số liệu được các cơ quan liên quan cung cấp định kỳ (tháng, quý, năm) cho Bộ Tài chính theo các biểu số liệu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này. Trong trường hợp đến thời hạn cung cấp chưa có số liệu chính thức, các cơ quan cung cấp cho Bộ Tài chính số liệu ước tính cập nhật nhất.
2. Thời hạn cung cấp thông tin định kỳ hàng tháng là ngày 15 của tháng tiếp theo.
3. Thời hạn cung cấp thông tin định kỳ hàng quý là ngày 30 tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
4. Thời hạn cung cấp thông tin định kỳ hàng năm là ngày 28 của tháng 02 năm kế tiếp.
5. Đối với số liệu về kế hoạch, dự báo cho năm tiếp theo được cung cấp định kỳ hàng năm, thời hạn cung cấp thông tin là ngày 15 tháng 12 của năm thực hiện.
Điều 8. Phương thức cung cấp thông tin
1. Đối với thông tin, số liệu không thuộc danh mục bí mật Nhà nước, việc cung cấp thông tin, số liệu được thực hiện bằng văn bản, fax hoặc dữ liệu điện tử truyền qua mạng máy tính hoặc gửi qua vật mang tin.
2. Đối với thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, việc cung cấp thông tin, số liệu được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Bộ Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức có liên quan thu thập, phân tích và xây dựng báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội để phục vụ công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
b) Khai thác thông tin, số liệu trên trang thông tin điện tử của các Bộ, ngành và tổ chức liên quan.
c) Thu nhận các thông tin do các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân cung cấp.
d) Cung cấp thông tin, số liệu theo yêu cầu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm về các nội dung tại Điều 6, bao gồm nhưng không giới hạn các số liệu nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
đ) Sử dụng, lưu trữ, cung cấp và công bố thông tin, báo cáo phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thỏa thuận hợp tác với tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
2. Bộ, ngành và cơ quan liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu cho Bộ Tài chính để Bộ Tài chính cung cấp cho tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm cung cấp số liệu và thông tin về nợ nước ngoài của doanh nghiệp, chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, hoạt động của hệ thống ngân hàng, các chương trình cải cách hệ thống ngân hàng, kiều hối, dự trữ ngoại hối, cán cân thanh toán và các thông tin khác có liên quan phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp các số liệu và thông tin về Chiến lược dài hạn, kế hoạch trung hạn, định hướng và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, triển vọng tăng trưởng, tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ đầu tư toàn xã hội, thông tin về nguồn vốn FDI và các thông tin khác liên quan phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
c) Bộ Công Thương có trách nhiệm cung cấp số liệu và thông tin về xuất nhập khẩu, cán cân thương mại và các thông tin khác có liên quan phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công Thương.
d) Các cơ quan khác có trách nhiệm cung cấp số liệu và thông tin phù hợp với chức năng nhiệm vụ quản lý theo đề nghị của Bộ Tài chính trên cơ sở yêu cầu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
đ) Các Bộ, ngành có trách nhiệm định kỳ cung cấp số liệu cho Bộ Tài chính theo mẫu biểu tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và các thông tin, số liệu theo yêu cầu của tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong từng đợt làm việc cụ thể cho Bộ Tài chính.
PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN NHIỆM QUỐC GIA
1. Công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia là một quá trình thường xuyên nhằm trao đổi thông tin cập nhật với các nhà đầu tư, từng bước nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế và đáp ứng tốt hơn yêu cầu về hội nhập kinh tế trong giai đoạn mới.
2. Nâng cao tính chủ động và trách nhiệm giải trình của các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan trong công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
3. Đảm bảo tính đồng bộ, kịp thời, chính xác.
4. Các thông tin, số liệu cung cấp, Báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế xã hội, ý kiến giải trình cần phải phản ánh đầy đủ, phù hợp với thực trạng của nền kinh tế và tuân thủ các quy định tại Quyết định này.
5. Chủ động học hỏi kinh nghiệm các nước trong khu vực và các nước thành công trong việc thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Phát huy vai trò của các tổ chức được giao chủ trì và tham gia thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Điều 11. Quy trình thực hiện xếp Hạng tín nhiệm quốc gia
Quy trình thực hiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia bao gồm các bước sau:
1. Tiếp xúc, lựa chọn và ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm quốc gia với tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
2. Xây dựng kế hoạch và thống nhất chương trình làm việc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
3. Xây dựng Báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội để thuyết trình với tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
4. Tổ chức các đợt làm việc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
5. Cung cấp thông tin, số liệu cần thiết theo đề nghị của tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
6. Bình luận và kiến nghị về các nhận định, đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
7. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia.
Điều 12. Lựa chọn hợp tác và ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm quốc gia
1. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm được lựa chọn hợp tác và ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm quốc gia phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Có uy tín trên thị trường quốc tế.
b) Đáp ứng yêu cầu về tham gia thị trường vốn quốc tế và phát hành công cụ nợ của Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế.
c) Phù hợp với khuyến nghị của các nhà đầu tư, các tổ chức cho vay nước ngoài khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.
2. Thỏa thuận với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia bao gồm những điều khoản cơ bản sau:
a) Thông tin về tổ chức xếp hạng tín nhiệm;
b) Thông tin về đại diện thực hiện ký kết thỏa thuận;
c) Thời hạn thực hiện thỏa thuận;
d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên.
Các điều khoản về cung cấp thông tin, số liệu, theo dõi, cập nhật, phân tích, đánh giá, bảo mật, công bố xếp hạng tín nhiệm quốc gia, xử lý tranh chấp và các vấn đề liên quan khác.
3. Phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm quốc gia: Bao gồm phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm lần đầu tiên, phí duy trì mức xếp hạng tín nhiệm hàng năm, phí sử dụng hệ số tín nhiệm đối với các nghiệp vụ phát hành công cụ nợ Chính phủ và các loại phí khác (nếu có).
4. Thỏa thuận cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm quốc gia chấm dứt trong các trường hợp hết hạn hoặc các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước hạn.
5. Trường hợp xét thấy cần thiết hủy bỏ các thỏa thuận với tổ chức xếp hạng tín nhiệm hiện hành và ký thỏa thuận mới, Bộ Tài chính đề xuất, xin ý kiến của các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
6. Bộ Tài chính đại diện cho Chính phủ ký thỏa thuận với tổ chức xếp hạng tín nhiệm hoặc thông báo hủy bỏ thỏa thuận với tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
7. Trường hợp tổ chức xếp hạng tín nhiệm tự nguyện thực hiện đánh giá, xếp hạng tín nhiệm quốc gia, không yêu cầu ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ, nhưng có yêu cầu cung cấp thông tin và đề xuất làm việc với các cơ quan liên quan của Việt Nam, Bộ Tài chính có trách nhiệm xem xét, xử lý cụ thể. Trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính chủ trì, thông báo cho cơ quan liên quan để bố trí các đợt làm việc theo đề nghị của tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
Điều 13. Lập kế hoạch làm việc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm
1. Bộ Tài chính là đầu mối liên lạc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm để thống nhất kế hoạch và nội dung làm việc hàng năm giữa các tổ chức xếp hạng tín nhiệm với cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
2. Bộ Tài chính thông báo kế hoạch và nội dung làm việc trên cơ sở đề nghị của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm để Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và cơ quan, tổ chức khác có liên quan chuẩn bị và tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
1. Việc cung cấp thông tin, số liệu để thực hiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia được thực hiện theo quy định tại Chương II của Quyết định này.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và tổ chức tư vấn về xếp hạng tín nhiệm quốc gia xây dựng Báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam trên cơ sở số liệu, thông tin do các cơ quan có liên quan cung cấp.
3. Dự thảo báo cáo được Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến các cơ quan liên quan trước khi cung cấp cho tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
4. Báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội được gửi cho tổ chức xếp hạng tín nhiệm ít nhất là 01 tuần trước khi tổ chức xếp hạng tín nhiệm sang làm việc trực tiếp tại Việt Nam.
Điều 15. Tổ chức làm việc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm
1. Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì tổ chức các buổi làm việc, thảo luận với tổ chức xếp hạng tín nhiệm theo định kỳ (hàng năm) và đột xuất (trường hợp có những thay đổi đáng kể về tình hình kinh tế - xã hội).
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và cơ quan có liên quan khác có trách nhiệm:
a) Thu xếp, bố trí cán bộ làm việc với tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia phù hợp với các nội dung thảo luận do tổ chức xếp hạng tín nhiệm đề nghị;
b) Cử đơn vị làm đầu mối liên lạc, trao đổi thông tin với tổ chức xếp hạng tín nhiệm và Bộ Tài chính;
c) Trả lời và giải trình thông tin cho tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với các câu hỏi phát sinh sau các buổi làm việc hoặc khi có đề nghị từ tổ chức xếp hạng tín nhiệm;
d) Gửi thông tin, số liệu giải trình bổ sung cho tổ chức xếp hạng tín nhiệm thông qua Bộ Tài chính trên cơ sở đề nghị của tổ chức xếp hạng tín nhiệm;
đ) Chủ động tiếp cận với tổ chức xếp hạng tín nhiệm và cung cấp thông tin trong trường hợp cần thiết, đồng thời thông báo cho Bộ Tài chính để phối hợp theo dõi.
3. Định kỳ hàng năm Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Công Thương, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức công tác quảng bá, gặp gỡ, trao đổi thông tin về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam cho các nhà đầu tư, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức tín dụng xuất khẩu là thành viên OECD và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trên thị trường quốc tế và nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia.
Điều 16. Bình luận và kiến nghị về các nhận định, đánh giá của tổ chức xếp hạng tín nhiệm
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan cung cấp bổ sung các thông tin, số liệu, dẫn chứng để giải trình và làm rõ hơn với tổ chức xếp hạng tín nhiệm về những nội dung đánh giá chưa sát hoặc chưa đúng về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc đề xuất và kiến nghị tổ chức xếp hạng tín nhiệm xem xét lại mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Điều 17. Thông báo kết quả xếp hạng tín nhiệm và chế độ báo cáo
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Thông báo cho các Bộ, ngành, cơ quan liên quan thông tin về kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc gia do tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố;
b) Chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc gia hàng năm do tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố.
2. Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả xếp hạng tín nhiệm hàng năm và kiến nghị giải pháp nhằm cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Kinh phí thực hiện các hoạt động liên quan tới công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, đơn vị có liên quan được cơ quan có thẩm quyền giao.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2013.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức, thực hiện Quyết định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
I. CÁC SỐ LIỆU DO BỘ TÀI CHÍNH CUNG CẤP
Biểu 1. Phát hành tín phiếu, trái phiếu
Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Quý/năm.... |
1. Số phát hành |
|
|
VNĐ | Tỷ đồng |
|
Chia theo kỳ hạn |
|
|
< 1 năm |
|
|
> 1 năm |
|
|
USD | Triệu USD |
|
Chia theo kỳ hạn |
|
|
< 1 năm |
|
|
> 1 năm |
|
|
2. Số trả nợ |
|
|
VNĐ | Tỷ đồng |
|
Gốc |
|
|
Lãi |
|
|
USD | Triệu USD |
|
Gốc |
|
|
Lãi |
|
|
3. Dư nợ tín phiếu và trái phiếu Chính phủ |
|
|
VNĐ | Tỷ đồng |
|
Chia theo kỳ hạn |
|
|
< 1 năm |
|
|
> 1 năm |
|
|
USD | Triệu USD |
|
Chia theo kỳ hạn |
|
|
< 1 năm |
|
|
> 1 năm |
|
|
Biểu 2. Dư nợ trong nước của Chính phủ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu | Năm thực hiện | Năm kế hoạch |
1. Tín phiếu |
|
|
2. Trái phiếu |
|
|
3. Nợ khác |
|
|
Trong đó: |
|
|
a) Vay tồn ngân KBNN của NSTW |
|
|
b) Vay Quỹ tích lũy trả nợ |
|
|
c) Vay BHXH |
|
|
d) Vay từ các nguồn khác |
|
|
Tổng số |
|
|
Biểu 3. Thông tin về Doanh nghiệp có vốn Nhà nước
Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Năm.... |
1. Số lượng doanh nghiệp 100% vốn nhà nước | Doanh nghiệp |
|
Tổng vốn chủ sở hữu | Tỷ đồng |
|
Tổng tài sản | Tỷ đồng |
|
Tổng nợ phải trả | Tỷ đồng |
|
Tổng doanh thu | Tỷ đồng |
|
Tổng lợi nhuận | Tỷ đồng |
|
Số tiền nộp NSNN | Tỷ đồng |
|
2. Số lượng doanh nghiệp có trên 50% đến <100% vốn nhà nước | Doanh nghiệp |
|
Tổng vốn chủ sở hữu | Tỷ đồng |
|
Tổng tài sản | Tỷ đồng |
|
Tổng nợ phải trả | Tỷ đồng |
|
Tổng doanh thu | Tỷ đồng |
|
Tổng lợi nhuận | Tỷ đồng |
|
Số tiền nộp NSNN | Tỷ đồng |
|
3. Số lượng doanh nghiệp có trên 0% đến 50% vốn nhà nước | Doanh nghiệp |
|
Tổng vốn chủ sở hữu | Tỷ đồng |
|
Tổng tài sản | Tỷ đồng |
|
Tổng nợ phải trả | Tỷ đồng |
|
Tổng doanh thu | Tỷ đồng |
|
Tổng lợi nhuận | Tỷ đồng |
|
Số tiền nộp NSNN | Tỷ đồng |
|
II. CÁC BẢNG SỐ LIỆU DO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CUNG CẤP
Đơn vị tính: Triệu USD
| Quý/năm |
1. Xuất nhập khẩu hàng hóa |
|
a) Xuất khẩu f.o.b |
|
b) Nhập khẩu f.o.b |
|
2. Xuất nhập khẩu dịch vụ |
|
a) Xuất khẩu |
|
b) Nhập khẩu |
|
3. Thu nhập từ đầu tư |
|
a) Thu |
|
b) Chi |
|
4. Chuyển giao (Ròng) |
|
a) Tư nhân |
|
b) Chính phủ |
|
A. Cán cân vãng lai |
|
B. Cán cân vốn và Tài chính |
|
5. FDI (ròng) |
|
a) FDI vào Việt Nam |
|
b) Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài |
|
6. Vay trung và dài hạn |
|
a) Giải ngân |
|
b) Trả nợ đến hạn |
|
7. Vay ngắn hạn |
|
a) Giải ngân |
|
b) Trả nợ đến hạn |
|
8. Đầu tư vào giấy tờ có giá |
|
9. Tiền và Tiền gửi |
|
C. Lỗi và sai sót |
|
D. Cán cân tổng thể |
|
E. Bù đắp |
|
10. Thay đổi tài sản ngoại tệ ròng |
|
Thay đổi dự trữ ngoại hối ròng |
|
Tín dụng từ IMF |
|
Chỉ tiêu | Tháng/ Quý/Năm | Tăng trưởng % |
A- Tổng tín dụng |
|
|
1. Tín dụng cho DNNN (DN có trên 50% vốn nhà nước) |
|
|
a) Bằng VNĐ |
|
|
- Từ NHTM |
|
|
- Từ các tổ chức khác |
|
|
b) Bằng ngoại tệ |
|
|
- Từ NHTM |
|
|
- Từ các tổ chức khác |
|
|
2. Tín dụng cho các doanh nghiệp khác |
|
|
a) Bằng VNĐ |
|
|
- Từ NHTM |
|
|
- Từ các tổ chức khác |
|
|
b) Bằng ngoại tệ |
|
|
- Từ NHTM |
|
|
- Từ các tổ chức khác |
|
|
3. Tín dụng cho cá nhân |
|
|
B- Tổng tín dụng (phân chia theo ngành kinh tế) |
|
|
1. Nông, lâm, thủy sản |
|
|
2. Công nghiệp chế biến, chế tạo |
|
|
3. Xây dựng |
|
|
4. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác |
|
|
5. Hoạt động kinh doanh bất động sản |
|
|
6. Giáo dục đào tạo |
|
|
7. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội |
|
|
8. Các ngành khác |
|
|
C- Nợ xấu |
|
|
1. Nợ xấu (tỷ đồng) |
|
|
2. Tỷ lệ nợ xấu so với tổng tín dụng (%) |
|
|
Biểu 3. Thông tin về cung tiền
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu | Tháng/Quý/Năm |
1. Tiền mở rộng [(4) + (5)] |
|
2. Tổng tiền gửi [(3) + (4)] |
|
3. Tiền gửi VNĐ [(3.1) + (3.2)] |
|
3.1. Tiền gửi có kỳ hạn |
|
3.2. Tiền gửi khác |
|
4. Tiền gửi bằng ngoại tệ |
|
5. Thanh khoản bằng VNĐ [(3) + (6)] |
|
6. Tiền VNĐ ngoài ngân hàng |
|
7. Tiền gửi bằng ngoại tệ/Tiền mở rộng (%) [(4)/(1)] |
|
8. Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng |
|
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu | Tháng.... |
Tài sản tại nước ngoài |
|
Vàng |
|
Tiền mặt và tiền gửi |
|
Khác |
|
Tiền gửi kho bạc |
|
GIR |
|
Tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng |
|
Nợ nước ngoài phải trả |
|
NIR |
|
Đơn vị: %
Chỉ tiêu | Quý/Năm |
Lãi suất huy động (bình quân) |
|
Tiền gửi tiết kiệm VNĐ (3 tháng), hộ gia đình |
|
Tiền gửi ngoại tệ (< 6 tháng) |
|
Tiền gửi ngoại tệ (> 6 tháng) |
|
Lãi suất cho vay (bình quân) |
|
Vốn lưu động (ngắn hạn) |
|
Vốn cố định (trung hạn) |
|
Vay bằng ngoại tệ |
|
Biểu 6. Nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu | Năm... |
Dư nợ nước ngoài đầu kỳ |
|
Trong đó: - Ngắn hạn (<1 năm) - Dài hạn (>=1 năm) |
|
Số vay trong kỳ |
|
Trong đó: - Ngắn hạn (<1 năm) - Dài hạn (>=1 năm) |
|
Số trả nợ trong kỳ Trong đó: Trả gốc: - Ngắn hạn (<1 năm) - Dài hạn (>=1 năm) Trả lãi: - Dài hạn (>=1 năm) |
|
Số dư cuối kỳ |
|
Trong đó: - Ngắn hạn (<1 năm) - Dài hạn (>=1 năm) |
|
III. CÁC BIỂU SỐ LIỆU DO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ CUNG CẤP
Biểu 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đơn vị: triệu USD
Thông tin | Quý/năm |
Vốn đăng ký |
|
Trong đó: |
|
- Công nghiệp, xây dựng |
|
- Nông, Lâm, Ngư nghiệp |
|
- Dịch vụ |
|
Vốn thực hiện |
|
Trong đó: |
|
- Công nghiệp, xây dựng |
|
- Nông, Lâm, Ngư nghiệp |
|
- Dịch vụ |
|
Biểu 2. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
Thông tin | Đơn vị tính | Năm thực hiện | Năm kế hoạch |
GDP | Tỷ đồng |
|
|
GDP | USD |
|
|
GDP bình quân đầu người | USD/người |
|
|
GDP bình quân đầu người (tính theo PPP) | USD/người |
|
|
Tỷ lệ thất nghiệp | % |
|
|
Trong đó: |
|
|
|
- Khu vực thành thị |
|
|
|
- Khu vực nông thôn |
|
|
|
Tỷ lệ hộ nghèo | % |
|
|
Tạo việc làm mới | Việc làm |
|
|
CPI | % |
|
|
IV. BIỂU SỐ LIỆU DO BỘ CÔNG THƯƠNG CUNG CẤP
Biểu 1. Xuất nhập khẩu hàng hóa
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu | Quý/năm |
1. Xuất khẩu |
|
Mức tăng trưởng XK (%) |
|
Dầu |
|
Than |
|
Cao su |
|
Gạo |
|
Dệt may |
|
Thủy sản |
|
Cà phê |
|
Cao su |
|
Hàng điện tử |
|
Hàng hóa khác |
|
2. Nhập khẩu |
|
Tăng trưởng NK (%) |
|
Xăng dầu |
|
Phân bón |
|
Thuốc trừ sâu |
|
Sắt thép |
|
Ô tô |
|
Nguyên liệu dệt may |
|
Máy móc thiết bị |
|
Hàng hóa khác |
|
3. Thâm hụt/thặng dư cán cân thương mại hàng hóa |
|
- 1 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
- 2 Công văn 1012/VPCP-KTTH năm 2014 Fitch công bố mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam năm 2014 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 304/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án Nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 1 Công văn 6371/VPCP-KTTH về công ty xếp hạng tín nhiệm quốc tế do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 304/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án Nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 1012/VPCP-KTTH năm 2014 Fitch công bố mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam năm 2014 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm