CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 612/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2001 |
PHÊ DUYỆT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI DỰ ÁN "GIẢM NGHÈO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
- Xét Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 2864 BKH/NN ngày 4 tháng 5 năm 2001;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án “Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: “Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc”
a) Tăng cường cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho người dân vùng dự án nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục, y tế.
b) Xây dựng các mô hình nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tạo nguồn thu nhập trực tiếp cho người dân.
c) Nâng cao năng lực cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp huyện, xã, thôn, bản.
a) Thực hiện trên địa bàn 368 xã, chủ yếu là các xã đặc biệt khó khăn thuộc 44 huyện của 6 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Bắc Giang.
b) Nguyên tắc lựa chọn các tỉnh tham gia dự án: thực hiện theo văn bản số 942/CP-QHQT ngày 4 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Thời gian thực hiện dự án: 5 - 6 năm, bắt đầu từ năm 2001.
5. Cơ quan quản lý chung dự án: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
6. Cơ quan thực hiện đầu tư: UBND các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Bắc Giang.
7. Nội dụng đầu tư: gồm các hợp phần sau đây:
a) Đường giao thông và chợ:
- Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã, đường từ trung tâm xã đến thôn, bản, đường liên thôn, bản, công trình cầu, cống ngầm, bến phà, bến thuyền;
- Xây dựng mới và nâng cấp các chợ nông thôn quy mô nhỏ.
b) Nông nghiệp:
- Xây dựng mới, nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa, phai, đập, kênh dẫn.. quy mô nhỏ có năng lực tưới dưới 30 ha;
- Xây dựng mới, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhóm hộ, hoặc từng hộ riêng lẻ;
- Hỗ trợ xây dựng mô hình các hộ gia đình ứng dụng nông, lâm, ngư nghiệp, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nhỏ;
- Đầu tư nghiên cứu tại chỗ một số đề tài thiết thực đối với vùng dự án.
c) Giáo dục, Y tế:
- Giáo dục: xây dựng mới, nâng cấp các trường trung học cơ sở, tiểu học, lớp cắm bản, nhà ở giáo viên, nhà bán trú, trang thiết bị đồ dùng giảng dạy, đào tạo mới, nâng cấp chuẩn hoá đội ngũ giáo viên từ mẫu giáo đến trung học cơ sở;
- Y tế: xây dựng mới, nâng cấp các trạm y tế xã, cụm xã, cụm bản, cung cấp thiết bị, tủ, túi thuốc, đào tạo cán bộ y tế xã, thôn, bản.
d) Ngân sách phát triển xã: giành 15% số vốn vay WB làm ngân sách phát triển xã, giao cho UBND xã quyết định đầu tư những công việc ngoài các danh mục đã ghi ở các hợp phần chình của dự án, trên cơ sở đề xuất nhất trí cao của thôn bản và được UBND huyện thẩm định.
đ) Hỗ trợ quản lý dự án:
- Đào tạo đội ngũ cán bộ các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã về hệ thống quản lý Nhà nước và hệ thống quản lý sử dụng ODA và hệ thống quản lý tài chính, kế toán và thủ tục mua sắm, đấu thấu, giải ngân;
- Điều phối và cải tiến phương pháp tiếp cận trong dịch vụ xã hội;
- Kiểm tra giám sát các hoạt động;
- Đầu tư phương tiện đi lại, văn phòng và trang thiết bị làm việc của các ban quản lý dự án Trung ương, tỉnh, huyện, Ban phát triển xã.
e) Mua sắm phương tiện đi lại
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính thống nhất về chủ trương mua ô tô, xe máy trên tinh thần hạn chế tối đa việc sử dụng vốn vay để mua sắm ô tô, xe máy, đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, thiết thực, đúng mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Trong trường hợp thực sự cần thiết, việc mua sắm phải hết sức tiết kiệm và nên dùng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Anh, ưu tiên mua xe sản xuất trong nước. Danh mục mua sắm ô tô, xe máy gồm chủng loại, đơn giá, khoản thuế phải nộp và nguồn kinh phí để mua cần thống nhất với WB qua đàm phán và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cùng kết quả đàm phán.
- Vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB): 110 triệu USD tương đương 1.595 tỷ đồng Việt Nam, được phân bổ cho các tỉnh vùng Dự án, Ban quản lý dự án TW và dự phòng như sau:
+ Tỉnh Hoà Bình: 15 triệu USD
+ Tỉnh Sơn La: 17 triệu USD
+ Tỉnh Lào Cai: 27 triệu USD
+ Tỉnh Yên Bái: 17 triệu USD
+ Tỉnh Phú Thọ: 15 triệu USD
+ Tỉnh Bắc Giang: 15 triệu USD
+ Ban quản lý dự án Trung ương: 2 triệu USD
+ Dự phòng: 2 triệu USD
- Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 468 tỷ đồng, tương đương 11,586 triệu USD, trong đó:
+ Vốn đối ứng của Ban quản lý dự án Trung ương: 5,428 tỷ đồng,
+ Ngân sách địa phương: 97,54 tỷ đồng,
+ Đóng góp của người hưởng lợi: 65,032 tỷ đồng.
Vốn viện trợ không hoàn lại của Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID): 10triệu USD, tương đương với 145 tỷ đồng Việt Nam, được phân bổ cho tăng cường năng lực gồm các hoạt động sau:
+ Giám sát và đánh giá,
+ Hỗ trợ kỹ thuật,
+ Tăng cường năng lực cấp xã,
+ Cải tiến phương pháp tiếp cận dịch vụ xã hội,
+ Hỗ trợ quản lý dự án,
Văn phòng DFID tại Hà Nội quản lý 1,5 triệu USD để thuê tư vấn quốc tế.
a) Cơ chế tài chính: phần vốn vay của WB, viện trợ không hoàn lại của DFID là nguồn ODA của Chính phủ được ngân sách Nhà nước cấp phát cho dự án theo phương thức ngân sách Trung ương cấp có mục tiêu cho ngân sách địa phương và Ban Quản lý dự án Trung ương.
b) Cơ chế giải ngân:
- Vốn vay WB: cho phép mở 7 tài khoản đặc biệt (mỗi tỉnh dự án một tài khoản và một tài khoản cho Ban Quản lý dự án Trung ương), và tài khoản tạm ứng cho các Ban quản lý dự án huyện tại ngân hàng thương mại;
- Vốn đối ứng trong nước: UBND tỉnh lập và báo cáo Trung ương để cân đối kế hoạch vốn đối ứng hàng năm trong ngân sách chung của tỉnh; chịu trách nhiệm huy động việc đóng góp của nhân dân đầy đủ và kịp thời. Vốn đối ứng của Trung ương do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo kế hoạch hàng năm.
1. Xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, và thành lập ban quản lý các cấp.
- Báo cáo tiền khả thi Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở để UBND các tỉnh xây dựng dự án khả thi cho các hợp phần của mỗi tỉnh;
- Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, có sự tham gia của đại diện các Bộ và các cơ quan: Tài chình, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc miền núi, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thương mại, để xử lý các vấn đề tồn đọng và phát sinh cho phù hợp tình hình thực tế sau mỗi năm triển khai dự án.
2. Tái định cư đền bù đất đai và tài sản
Thực hiện theo quy định hiện hành và vận dụng linh hoạt các quy định của WB phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Việt Nam và địa phương vùng dự án.
3. Thủ tục đầu tư và đấu thầu mua sắm:
Thực hiện theo quy định hiện hành, trong đó cần ưu tiên cao nhất cho việc đấu thầu trong nước để thực hiện dự án thuận lợi, có hiệu quả.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Hướng dẫn các tỉnh xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án thành phần để có căn cứ thực hiện dự án;
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh hướng dẫn địa phương vùng dự án những vấn đề liên quan đến chuẩn bị và thực hiện dự án;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối vốn đối ứng hàng năm trong ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tỉnh và Ban quản lý dự án Trung ương.
5. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
- Hướng dẫn thực hiện quản lý vốn dự án;
- Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo cơ chế quản lý sử dụng vốn “Ngân sách phát triển xã” thuộc nguồn vốn dự án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Hướng dẫn định mức chi tiêu và thủ tục giải ngân theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam và phù hợp với chính sách của WB.
6. Uỷ ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm:
- Tổ chức, xây dựng, thẩm định và phê duyệt các hợp phần của Dự án Giảm nghèo của tỉnh trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo tiền khả thi “Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc” và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đối với Dự án Giảm nghèo tỉnh Lào Cai, uỷ quyền cho UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt dự án sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Chỉ đạo thực hiện dự án của tỉnh đảm bảo mục tiêu, nội dung, tiến độ đã được phê duyệt;
- Thành lập Ban quản lý dự án giảm nghèo tỉnh, huyện; xem xét quyết định việc thành lập Ban phát triển xã phù hợp với tình hình địa phương;
- Phê duyệt các xã điểm để triển khai thực hiện trước (bằng vốn viện trợ không hoàn lại) nhằm rút kinh nghiệm cho việc chỉ đạo dự án chung.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Ngoại giao, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thương mại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Chủ tịch UBND các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Bắc Giang, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT.THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |