ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2004/QĐ-UB | Pleiku, ngày 26 tháng 5 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐÀO TẠO SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE MÔ TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
+ Căn cứ Điều 124, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ;
+ Căn cứ Nghị quyết 13/2002/NQ-CP ngày 19-11-2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông ;
+ Căn cứ Quyết định số 4352/2001/QĐ-BGTVT ngày 18-12-2001 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chế quản lý sát hạch cấp Giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ ;
+ Căn cứ Quyết định số 4353/2001/QĐ-BGTVT ngày 18-12-2001 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ ;
+ Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại tờ trình số 420/TT- SGTVT ngày 16-12-2003 và văn bản góp ý dự thảo văn bản của Sở Tư pháp và Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh (công văn Số 106/STP-VBPBPL ngày 15-3-2004 và số 18/PC26 ngày 8-3-2004) ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành quy chế phối hợp về đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe mô tô ở các huyện, thị xã, thành phố và đối với đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai .
Điều 2: Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải :
1/ Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND các huyện) tổ chức 02 (hai) điểm đào tạo và sát hạch lái xe mô tô tại mỗi huyện .
2/ Phân công cho các Trường, Trung tâm đào tạo lái xe phối hợp với cơ quan, đơn vị được Uỷ ban nhân dân huyện phân công thực hiện công tác tuyển sinh, giảng dạy theo nội dung chương trình quy định của Bộ Giao thông vận tải ;
3/ Hướng dẫn nội dung , chương trình giảng dạy lý thuyết , thực hành và quy trình sát hạch theo đúng quy định của pháp luật về đào tạo , sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ .
4/ Chủ trì , phối hợp với UBND các huyện giám sát , kiểm tra việc giảng dạy , sát hạch , thu học phí , lệ phí và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật .
5/ Phân công cán bộ sát hạch viên về trực tiếp sát hạch tại các huyện , thực hiện cấp giấy phép lái xe cho các thí sinh theo kết quả sát hạch .
Điều 3: Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện , thị xã , thành phố :
1/ Phân công cơ quan , đơn vị trực thuộc UBND huyện phối hợp với các trường, Trung tâm đào tạo lái xe để tổ chức việc đào tạo và sát hạch lái xe mô tô tại huyện .
2/ Lựa chọn địa điểm tổ chức phải thuận lợi trong việc đi lại , có đủ chổ ngồi cho thí sinh và kiểm tra lý thuyết , sân bãi đủ điều kiện sát hạch tay lái .
3/ Chỉ đạo cơ quan , đơn vị được phân công phối hợp cùng với các trường , Trung tâm đào tạo lái xe thực hiện tốt công tác tuyển sinh trên địa bàn huyện .
4/ Thực hiện và giám sát việc giảng dạy , sát hạch và thu học phí , phí sát hạch theo quy định của Nhà nước .
5/ Hướng dẫn cho UBND xã , phường , thị trấn xác nhận đơn xin học , thi lấy giấy phép lái xe mô tô đối với đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp hoặc không biết chữ .
Điều 4: Về đào tạo , sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp :
1/ Về nội dung và phương pháp giảng dạy :
- Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ sở đào tạo biên soạn tài liệu giảng dạy theo hướng giảm bớt một số nội dung không liên quan trực tiếp nhiều đến người điều khiển xe mô tô ở vùng sâu , vùng xa .
- Phương pháp đào tạo linh hoạt : Phương pháp giảng dạy thông thường , bằng hình ảnh , hỏi đáp và nếu có điều kiện sử dụng giáo viên biết tiếng dân tộc để giảng dạy ; thời gian học có thể tăng thêm 4 giờ so với quy định .
2/ Về nội dung và phương pháp sát hạch :
- Về lý thuyết : áp dụng phương pháp thi viết hoặc thi vấn đáp bằng bộ đề gồm 10 câu , 3 câu về Luật Giao thông đường bộ và 7 câu về biển báo hiệu đường bộ, trả lời đúng 7 câu hỏi trở lên là đạt phần lý thuyết .
- Về thực hành : Thi theo quy định hiện hành của Bộ Giao thông vận tải .
Điều 5: Các Trường, Trung tâm được cấp có thẩm quyền cho phép đào tạo lái xe có trách nhiệm :
1 . Phối hợp cùng với cơ quan đơn vị được Uỷ ban nhân dân huyện phân công tổ chức tốt công tác tuyển sinh ;
2. Tổ chức từng lớp riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp hoặc không biết chữ ;
3. Thực hiện công tác giảng đay theo đúng nội dung, chương trình quy định và hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải ;
4. Thực hiện thu học phí, phí sát hạch lái xe mô tô theo mức quy định ;
5. Quản lý, sử dụng quỹ học phí theo chế độ quy định của Nhà nước ; chuyển trả khoản thu 20% để các huyện bù đắp chi phí và chuyển phí sát hạch, cấp giấy phép lái xe về Sở Giao thông vận tải để nộp ngân sách Nhà nước .
Điều 6: Về học phí đối với đào tạo lái xe mô tô :
1. Học phí đào tạo lái xe mô tô theo quy định tại Thông tư số 44/2001/TT-BTC ngày 15-6-2001 của Bộ Tài chính ;
2. Cho phép thu thêm 20% (không áp dụng đối với học viên là đồng bào dân tộc thiểu số) trên mức học phí theo quy định tại Thông tư số 44/2001/TT-BTC ngày 15-6-2001 Của Bộ Tài chính để chi phí cho việc thực hiện công tác đào tạo và sát hạch ở các huyện ;
3. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm chuyển trả số học phí thu thêm (20%) cho đơn vị cơ quan được Uỷ ban nhân dân huyện phân công phối hợp quản lý, sử dụng ;
4. Cơ sở đào tạo lái xe trực tiếp thu và phát hành biên lai thu học phí cho mỗi học viên ;
5. Các cơ sở đào tạo thực hiện niêm yết công khai mức thu học học phí, lệ phí ; 6. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán quỹ học phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính .
Điều 7: Về phí sát hạch và lệ phí cấp Giấy phép lái xe mô tô :
1. Sở Giao thông vận tải thực hiện thu phí sát hạch (lý thuyết và thực hành), lệ phí cấp Giấy phép lái xe mô tô thu theo quy định của Bộ Tài chính ;
2. Cho phép Sở Giao thông vận tải uỷ quyền cho các cơ sở đào tạo thu hộ phí sát hạch, lệ phí cấp Giấy phép lái xe (thu một lần cùng với thu học pho và phát hành biên lai thu cho mỗi học viên . Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và thực hiện thanh quyết toán phí, lệ phí với Cục Thuế tỉnh theo chế độ quy định .
Điều 8: Hiệu lực thi hành
Quyết định có hiệu lực thi hàn sau 15 ngày kể từ ngày ký .
Điều 9: Các ông : Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã An Khê và thành phố Pleiku, Hiệu trưởng các rường, Trung tâm đào tạo lái xe chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.
Nơi nhận: | TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 21/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, sát hạch lái xe mô tô 2 bánh hạng A1 đối với người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2 Quyết định 21/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về tổ chức đào tạo, sát hạch lái xe mô tô 2 bánh hạng A1 đối với người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 1 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2 Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 4352/2001/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Quyết định 4353/2001/QĐ-BGTVT về Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5 Luật Giao thông đường bộ 2001
- 6 Thông tư 44/2001/TT-BTC về việc thu và sử dụng học phí đào tạo, phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ do Bộ Tài Chính ban hành