- 1 Luật di sản văn hóa 2001
- 2 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 3 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 4 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7 Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 8 Nghị định 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội
- 9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 10 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11 Thông tư 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12 Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 62/2023/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 20 tháng 11 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, THU CHI TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỄ HỘI VÀ TIỀN CÔNG ĐỨC, TÀI TRỢ CHO DI TÍCH VÀ HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngây 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;
Căn cứ Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 4341/TTr-STC ngày 14 tháng 11 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quyết định này quy định về quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
b) Các nội dung còn lại liên quan đến quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội không được đề cập tại Quyết định này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội và các quy định hiện hành khác có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Tổ chức, cá nhân tổ chức lễ hội bao gồm: Lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức và lễ hội được cơ quan nhà nước giao tổ chức lễ hội.
b) Tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước giao quản lý, sử dụng di tích bao gồm: đơn vị sự nghiệp công lập, Ban quản lý di tích kiêm nhiệm.
c) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.
Điều 2. Quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội
Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Điều 4, 5, 6, 7 và 8 Chương II Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2023 hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Điều 3. Quản lý, thu chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội
1. Hình thức tiếp nhận
a) Bằng tiền (tiền Việt Nam, Ngoại tệ) gồm tiền mặt, tiền chuyển khoản.
b) Bằng các loại giấy tờ có giá, kim khí quý, đá quý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Phương thức tiếp nhận
a) Tiếp nhận theo hình thức chuyển khoản, thanh toán điện tử: Đơn vị được giao quản lý di tích có trách nhiệm mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử.
b) Tiếp nhận bằng tiền mặt (bao gồm cả tiền công đức, tài trợ được bỏ vào hòm công đức): Đơn vị được giao quản lý di tích có trách nhiệm cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận, định kỳ hàng tuần/tháng/quý (tùy theo số lượng tiền công đức phát sinh) thực hiện kiểm đếm, ghi tổng số tiền tiếp nhận, lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký xác nhận của các thành viên tham gia kiểm đếm trên cơ sở đảm bảo tính khách quan, minh bạch và có sự giám sát, kiểm tra của cơ quan, đơn vị liên quan trước khi nộp tiền vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Các khoản tiền công đức, tài trợ bằng ngoại tệ được kiểm đếm phải được chuyển đổi sang đồng Việt Nam (tỷ giá theo Thông báo của Kho bạc Nhà nước tại thời điểm nộp) trước khi nộp vào tài khoản.
c) Tiếp nhận giấy tờ có giá: Đơn vị được giao quản lý di tích mở sổ ghi tên giấy tờ có giá, số tiền ghi trên giấy tờ có giá, tổ chức phát hành, chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng giấy tờ có giá, bao gồm thanh toán trước hạn hoặc thanh toán khi đến hạn, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).
d) Tiếp nhận kim khí quý, đá quý: Đơn vị được giao quản lý di tích mở sổ ghi tên kim khí quý, đá quý và giá trị tương ứng theo tài liệu do tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho cung cấp, chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng kim khí quý, đá quý, bao gồm tổ chức bán đấu giá, bán cho ngân hàng thương mại hoặc đưa vào lưu giữ, trưng bày tại di tích, tùy theo yêu cầu quản lý và nguyện vọng của tổ chức, cá nhân hiến, tặng cho (nếu có).
3. Số tiền công đức, tài trợ cho di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập, Ban quản lý di tích kiêm nhiệm quản lý, sử dụng (trừ các khoản công đức, tài trợ có mục đích, địa chỉ cụ thể) được phân bổ và sử dụng như sau:
a) Trích để lại 10% để tạo nguồn kinh phí tu bổ, phục hồi đối với các di tích khác trên địa bàn tỉnh (không áp dụng đối với di tích có số thu tiền công đức, tài trợ thấp không đủ chi cho hoạt động lễ hội và chi thường xuyên): Số tiền này chuyển vào tài khoản riêng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
b) Trích để lại 30% để chi hoạt động lễ hội theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 04/2023/TT-BTC (áp dụng đối với di tích có hoạt động lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức định kỳ tại di tích). Trường hợp đơn vị không được Ban tổ chức lễ hội giao quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức lễ hội thì chuyển số tiền này vào tài khoản của đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức lễ hội theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thõng tư số 04/2023/TT-BTC.
c) Trích để lại 30% để chi hoạt động thường xuyên của đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư số 04/2023/TT-BTC: Đơn vị được tự chủ sử dụng theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và được tổng hợp vào các khoản thu xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Số còn lại, được để lại chi các khoản đặc thù theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Thông tư số 04/2023/TT-BTC. Đến cuối năm, số dư kinh phí (nếu có) được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục sử dụng cho các nhiệm vụ đặc thù của di tích.
4. Đơn vị được giao quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích thực hiện việc lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội theo quy định của pháp luật có liên quan. Các khoản thu, chi tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội được hạch toán kế toán và quyết toán vào nguồn hoạt động khác được để lại của đơn vị theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2023.
2. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội năm 2016 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 2 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2017 chấn chỉnh công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3 Quyết định 41/2023/QĐ-UBND về Quy định quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận