ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 620/QĐ-UBND .HC | Đồng Tháp, ngày 04 tháng 7 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 142/2013/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc thông qua đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại công văn số 603/SXD-KTQH.HTKT ngày 30 tháng 6 năm 2014 về việc báo cáo kết quả thẩm định và trình phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
QUYẾT ÐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên đồ án: Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch:
Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Đồng Tháp với tổng diện tích tự nhiên 3.376,95 km2, bao gồm thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và 09 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung và Châu Thành. Có ranh giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp Campuchia (có biên giới dài 50,5 km);
- Phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang;
- Phía Nam giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long;
- Phía Tây giáp tỉnh An Giang.
3. Tính chất và mục tiêu phát triển:
3.1. Tính chất vùng:
- Là đầu mối giao thương quốc tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Là trung tâm phát triển nông nghiệp chuyên canh về lúa, trái cây và nông nghiệp công nghệ cao về hoa kiểng của vùng và quốc gia. Là trung tâm đánh bắt nuôi trồng thủy sản nước ngọt của vùng ĐBSCL.
- Là trung tâm công nghiệp chế biến và phụ trợ nông nghiệp của vùng ĐBSCL.
- Là trung tâm du lịch sinh thái đặc trưng Đồng Tháp Mười (vườn quốc gia Tràm Chim và rừng tràm), du lịch văn hóa lịch sử của vùng và quốc gia, du lịch cảnh quan sông nước, vườn cây ăn trái và cù lao trên sông.
- Là trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học của quốc gia và quốc tế.
- Có vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng an ninh của vùng ĐBSCL và cả nước.
3.2. Mục tiêu phát triển:
- Cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Tích hợp chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Định hướng tổ chức không gian toàn vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 làm cơ sở để chỉ đạo các ngành, các cấp trong việc lập các dự án quy hoạch chuyên ngành, các chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển. Làm công cụ quản lý kiểm soát phát triển hài hòa và bền vững, tạo cơ hội thu hút đầu tư.
4. Các dự báo phát triển vùng:
4.1. Về dân số:
- Đến năm 2020: dân số toàn vùng khoảng 1.850.000 - 1.900.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 670.000 - 710.000 người, với tỉ lệ đô thị hóa khoảng 36 - 38%.
- Đến năm 2030: dân số toàn vùng khoảng 2.050.000 - 2.100.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 950.000 - 990.000 người, với tỉ lệ đô thị hóa khoảng 45 - 48%.
4.2. Về đất xây dựng đô thị và công nghiệp:
- Quy mô đất đai xây dựng đô thị: đến năm 2020 khoảng 9.300 - 9.900 ha.; đến năm 2030 khoảng 14.000 - 15.000 ha.
- Quy mô đất đai xây dựng công nghiệp tập trung: đến năm 2020 khoảng 2.600 ha; đến năm 2030 khoảng 3.000 ha.
5. Định hướng phát triển không gian vùng, tổ chức không gian vùng, định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật:
Thống nhất theo báo cáo kết quả thẩm định của Sở Xây dựng tại công văn số 603/SXD-KTQH.HTKT ngày 30 tháng 06 năm 2014.
6. Chương trình dự án ưu tiên đầu tư:
- Xây dựng đường vành đai thành phố Cao Lãnh; xây dựng tuyến Quốc lộ từ thành phố Cao Lãnh đi Quốc lộ 1A; xây dựng tuyến QL30B, QL80B; xây dựng tuyến Quốc lộ N1 từ thị xã Hồng Ngự đi thị trấn Thường Thới (dự kiến).
- Đầu tư cải tạo chỉnh trang cảnh quan ven sông đối với các nhánh sông, kênh rạch đi qua đô thị; xây dựng dự án kè sông Tiền, sông Hậu tại các khu vực đô thị; từng bước đầu tư xây dựng các bến cảng tại các đô thị dọc sông Tiền nơi có mật độ tập trung dân cư cao và là đầu mối giao thương buôn bán của vùng.
- Cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng cho các đô thị từ loại III trở lên và tại các đô thị là trung tâm vùng và các tiểu vùng. Từng bước đầu tư hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng cho các nơi khác.
- Xây dựng các trạm 110/22Kv đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho các tiểu vùng. Cải tạo nâng công suất các trạm biến thế 220/110 KV, 110/22KV hiện hữu, xây dựng mới trạm 220kV cho các đô thị và khu công nghiệp tập trung.
- Dự án nhà máy cấp nước tại thị xã Hồng Ngự, thị trấn Mỹ An. Đầu tư nâng cấp nhà máy nước tại thành phố Cao Lãnh. Xây dựng các tuyến ống phân phối nước sạch cho các đô thị.
- Xây dựng tuyến ống nước thải và xử lý nước thải tại thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự, thị trấn Mỹ An. Xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại vùng Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự. Đầu tư xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch hệ thống nghĩa trang của Tỉnh.
- Chương trình khôi phục và phát triển rừng phòng hộ biên giới. Chương trình vệ sinh môi trường nông thôn. Bảo tồn rừng Quốc gia Tràm Chim, khu di tích Gò Tháp, các khu vực rừng đặc dụng.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng tổ chức công bố đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tổ chức việc thực hiện Quy hoạch theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát điều chỉnh hoặc triển khai lập quy hoạch đô thị và các quy hoạch khác theo nội dung của đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 2755/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hoàn Lão, tỉnh Quảng Bình và vùng phụ cận đến năm 2030
- 2 Quyết định 2886/QĐ-UBND năm 2016 Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3 Quyết định 3172/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán kinh phí lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2065
- 4 Nghị quyết 142/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 5 Thông tư 07/2008/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 6 Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8 Luật xây dựng 2003
- 1 Quyết định 2755/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Hoàn Lão, tỉnh Quảng Bình và vùng phụ cận đến năm 2030
- 2 Quyết định 2886/QĐ-UBND năm 2016 Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3 Quyết định 3172/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán kinh phí lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2065