- 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2 Luật giao thông đường bộ 2008
- 3 Quyết định 1203/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- 5 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6 Luật Quy hoạch 2017
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 624/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2019 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12/NQ-CP NGÀY 19/02/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 624/QĐ-BGTVT ngày 10/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ và định hướng cơ bản liên quan đến ngành giao thông vận tải đã được giao tại Nghị quyết, cụ thể:
1. Tổ chức thể chế hóa và thực hiện đầy đủ các quan điển, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 12/NQ-CP).
2. Xác định các nhiệm vụ để các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP.
Để tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông, phấn đấu giảm số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5% đến 10%; khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên các trục giao thông chính, các đô thị lớn và trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 12/NQ-CP, trong thời gian tới, bên cạnh nhiêu vụ thường xuyên, Tổng cục và các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT càn cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm mà Nghị quyết số 12/NQ-CP đã đề ra, bao gồm:
1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; lồng ghép mục tiêu an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông trong các đề án chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố, các dự án đầu tư tạo ra nhu cầu giao thông, vận tải lớn.
2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải, xây dựng, đất đai và du lịch có liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông; nâng cao năng lực, hiệu lực của lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
4. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo đảm an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện hữu; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
5. Đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá để thu hút hành khách, hàng hóa sử dụng vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị, vùng tỉnh và liên tỉnh.
6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
7. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, kiểm soát chặt điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới, đặc biệt là trong các khu vực trung tâm đô thị.
8. Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng bảo đảm việc đầu tư, xây dựng mới hoặc điều chỉnh, sắp xếp các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... trong các đô thị phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.
9. Tham khảo, học tập kinh nghiệm của các nước phát triển có thể áp dụng tại Việt Nam trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
III. NỘI DUNG PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các cơ quan, đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ phân công trong Kế hoạch để xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị mình, bảo đảm đạt được yêu cầu về chất lượng, tiến độ thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan được giao cho Bộ GTVT tại Nghị quyết số 12/NQ-CP:
1.1. Xây dựng và trình sửa đổi Luật giao thông đường bộ năm 2008
- Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Cơ quan chủ trì trình: Vụ Pháp chế.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Vụ thuộc Bộ (có liên quan), các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT.
- Hình thức ban hành: Luật của Quốc hội ban hành.
1.2. Nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật giao thông đường thủy nội địa
- Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (nghiên cứu đề xuất).
- Cơ quan chủ trì trình: Vụ Pháp chế.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Vụ thuộc Bộ (có liên quan), các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT.
- Hình thức ban hành: Luật của Quốc hội ban hành.
1.3. Nghiên cứu đề xây các quy định pháp luật có liên quan đến trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông
Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp các Vụ thuộc Bộ (có liên quan), Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục chuyên ngành nghiên cứu đề xuất và thực hiện theo Chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ GTVT.
1.4. Ban hành quy định bắt buộc chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình xây dựng lớn phải thiết kế phương án kết nối giao thông vào đường quốc lộ, đường chính trong đô thị, tính toán nhu cầu giao thông phát sinh của công trình, đảm bảo an toàn giao thông và không gây ùn tắc giao thông
- Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo: Tổng cục ĐBVN nghiên cứu bổ sung vào Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT về hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trình Bộ trưởng tháng 6/2019).
- Cơ quan chủ trì trình: Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Vụ thuộc Bộ (có liên quan), các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT.
- Hình thức ban hành: Thông tư sửa đổi, bổ sung.
1.5. Khẩn trương xây dựng và trình cấp thẩm quyền phê duyệt các Quy ngành quốc gia thuộc lĩnh vực giao thông vận tải sau khi Nghị định hướng dẫn Luật Quy hoạch năm 2014 được ban hành và Quy hoạch tổng thể quốc gia được phê duyệt để làm cơ sở điều chỉnh các Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành cho phù hợp điều kiện thực tế.
- Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục chuyên ngành.
- Cơ quan chủ trì trình: Vụ Kế hoạch đầu tư.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Vụ thuộc Bộ (có liên quan), các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT.
- Hình thức ban hành: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ GTVT.
1.6. Vụ An toàn giao thông chủ trì, phối hợp với các Vụ liên quan, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cục chuyên ngành, các Sở GTVT triển khai thực hiện cập nhật và tiếp tục triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3 1. Triển khai thực hiện tăng cường công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; nghiên cứu báo cáo Chính phủ về việc tăng tỷ trọng vốn cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông;
3.2 Tham mưu thực hiện nhiệm vụ đưa ra lộ trình cụ thể để xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt vào năm 2025, giảm tối thiểu 30% lối đi tự mở vào năm 2021; khẩn trương sửa chữa, bảo đảm an toàn đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
4.1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục phối hợp Cục Cảnh sát giao thông, các Sở GTVT và các cơ quan có liên quan để thực hiện công tác trao đổi, chia sẻ thông tin nhằm tăng cường công tác phối hợp trong hoạt động đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông;
4.2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Vụ Vận tải nghiên cứu đề xuất bổ sung nội dung quy định vào Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP) hoặc Luật giao thông đường bộ (Luật sửa đổi Luật giao thông đường bộ năm 2008) để quy định bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải và tổ chức giao thông;
4.3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ Vận tải, Vụ Khoa học - Công nghệ, Trung tâm Công nghệ thông tin và các các quan, đơn vị có liên quan thực hiện: Tiếp tục xây dựng, thực hiện Đề án “Giải pháp giao thông thông minh trên nền bản đồ số” và nâng cấp Hệ thống dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô để phục vụ công tác quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô;
4.4. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Vụ liên quan, các cục chuyên ngành, các Sở GTVT để tham mưu Lãnh đạo Bộ GTVT triển khai thực hiện nhiệm vụ “Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, đề xuất cải tiến Giấy phép điều khiển phương tiện giao thông được tích hợp các thông tin cần thiết cho công tác quản lý đối với người điều khiển phương tiện giao thông, đồng thời đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung trong công tác cấp Giấy phép lái xe, phục vụ công tác quản lý lái xe và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông”.
6. Vụ Kế hoạch đầu tư chủ trì:
6.1. Phối hợp với các Vụ liên quan, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cục chuyên ngành, các Sở GTVT để lập Đề án đầu tư các công trình hạ tầng kết nối và khu hậu cần của các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cảng thủy nội địa trọng điểm nhằm tái cơ cấu thị phần các lĩnh vực vận tải và thúc đẩy phát triển logistics;
6.2. Phối hợp với Vụ Đối tác công tư và các địa phương để huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
- Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo: Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Cơ quan chủ trì trình: Trung tâm Công nghệ thông tin.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Vụ thuộc Bộ (có liên quan), các Cục chuyên ngành, các Sở GTVT.
- Hình thức ban hành: Quyết định của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án.
9.1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định, chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân nhằm kéo giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; lồng ghép vào các quy định pháp luật, chiến lược, quy hoạch của ngành giao thông vận tải;
9.2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các Đề án đã được phê duyệt của hai thành phố về hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân nhằm bảo đảm an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
10. Cục Y tế Giao thông vận tải có trách nhiệm:
10.1. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và y tế địa phương thực hiện tốt Đề án tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường cao tốc đến năm 2020 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 19/7/2013);
10.2. Phối hợp với Tổng cục Đường bộ và Tổng công ty đường cao tốc làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn; kịp thời vận chuyển nạn nhân để giảm ùn tắc giao thông khi có tai nạn xảy ra.
12. Chế độ báo cáo và đôn đốc triển khai thực hiện
12.1. Trước ngày 20 của tháng cuối hằng quý các Vụ liên quan, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các cục chuyên ngành, các Sở GTVT đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao gửi Bộ GTVT để tổng hợp báo cáo các nhiệm vụ tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
12.2. Định kỳ tháng 12 hằng năm Bộ GTVT tổng hợp báo cáo gửi Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về kết quả việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
12.3. Vụ An toàn giao thông là cơ quan tham mưu lãnh đạo Bộ GTVT đôn đốc công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
12.4. Vụ Vận tải là cơ quan tham mưu lãnh đạo Bộ GTVT đôn đốc công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ chống ùn tắc giao thông; cơ quan chủ trì, đầu mối tổng hợp, báo cáo chỉ đạo và báo cáo chung định kỳ hằng năm gửi cơ quan cấp trên.
Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021./.
- 1 Công văn 10285/BGTVT-ATGT năm 2021 triển khai một số nhiệm vụ về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2 Công văn 10531/BGTVT-ATGT năm 2021 về phối hợp chia sẻ thông tin, dữ liệu và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3 Công văn 10774/BGTVT-KHCN năm 2021 về phối hợp chia sẻ thông tin, dữ liệu và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc do Bộ Giao thông vận tải ban hành