Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 629/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH SƠ KẾT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020;

Căn cứ Chương trình làm việc năm 2019 số 106-CTr/TW ngày 22 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư;

Căn cứ Quyết định số 612/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Các Ban: Tuyên giáo Trung ương, Dân vận Trung ương, Kinh tế Trung ương;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Ủy ban: Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

KẾ HOẠCH

SƠ KẾT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

Thực hiện các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2019, Chính phủ xây dựng Kế hoạch sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Đánh giá toàn diện về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020. Phân tích, đánh giá rõ những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, yếu kém và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng cho giai đoạn 2021 - 2030.

2. Yêu cầu:

Trong quá trình sơ kết cần đánh giá các mặt quán triệt, triển khai thực hiện, cơ chế, biện pháp tổ chức; nêu bật thành tựu đạt được; nhận rõ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm.

Xuất phát từ thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, tập trung làm rõ những nội dung nào/mục tiêu nào chưa phù hợp, thậm chí không đạt được.

Cần tập trung nhận diện các vấn đề mới (các rủi ro, các nhóm yếu thế mới,...) xuất hiện chưa được đưa vào nội dung Nghị quyết (hiện tại và trong thời gian tới); đề xuất phương hướng và giải pháp cho năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2030.

Công tác đánh giá sơ kết Nghị quyết được tiến hành từ cơ sở đến trung ương, đảm bảo đúng kế hoạch, đảm bảo tính khách quan, nghiêm túc, thực chất, tiết kiệm, hiệu quả, tránh sơ sài, hình thức.

II. NỘI DUNG

1. Công tác tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ đạo triển khai nghị quyết

- Đánh giá việc triển khai phổ biến, quán triệt Nghị quyết; những kết quả chuyển biến về nhận thức và hành động.

- Cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết vào kế hoạch, chương trình hành động của các bộ, ngành và địa phương.

- Công tác chỉ đạo, đôn đốc; chế độ kiểm tra, giám sát; chế độ báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của các bộ, ngành và địa phương.

- Những hạn chế trong công tác tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết của các bộ, ngành và địa phương.

2. Đánh giá về chính sách

- Quan điểm, chủ trương và các định hướng lớn của Nghị quyết.

- Mục tiêu chính sách.

- Mức độ phù hợp của chính sách (về phạm vi đối tượng, tiêu chí xác định đối tượng, mức hưởng, điều kiện hưởng...).

- Mức độ hiệu quả của chính sách.

- Mức độ bền vững của chính sách.

3. Kết quả thực hiện nghị quyết

Tập trung làm rõ nhận thức, trách nhiệm và kết quả thực hiện ở các bộ, ngành và địa phương đối với các nhiệm vụ đã được xác định trong Nghị quyết:

- Công tác xây dựng và triển khai các văn bản, chính sách pháp luật.

- Kết quả thực hiện.

4. Đánh giá về công tác theo dõi, giám sát, đánh giá

- Tình hình theo dõi, giám sát thực hiện chính sách, quản lý đối tượng (thông tin phục vụ theo dõi, giám sát, đánh giá; hệ thống giám sát và bộ chỉ số phục vụ giám sát).

- Phối hợp liên ngành trong các hoạt động (tổ chức thực hiện, theo dõi đánh giá...).

5. Nguồn lực

- Nguồn lực huy động thực hiện chính sách (phần cấp của trung ương, bổ sung của địa phương và nguồn lực xã hội hóa).

- Các khó khăn vướng mắc trong thực hiện các quy trình tài chính chủ yếu: lập và duyệt dự toán, phân bổ ngân sách, giải ngân, kế toán kiểm toán...

- Kết quả sử dụng, mức độ đáp ứng.

6. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

7. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện về lý luận và tổ chức thực hiện chính sách xã hội trong tình hình mới

- Nhận diện các vấn đề phát sinh của bộ, ngành và địa phương về chính sách người có công và an sinh xã hội:

+ Các rủi ro (kinh tế, xã hội, môi trường), các xu thế về hội nhập mới phát sinh cần phải có các chính sách hỗ trợ.

+ Phát hiện các nhóm “yếu thế” mới.

- Cơ hội và thách thức, các nhân tố tác động đến việc hoàn thành các mục tiêu chính sách của bộ, ngành và địa phương đến 2020 và giai đoạn 2021 - 2030.

- Xác định các động lực mới, mô hình mới cho việc thực hiện chính sách người có công và an sinh xã hội trong thời gian tới.

- Đề xuất về chủ trương, quan điểm, phương pháp tiếp cận, mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu về chính sách người có công và an sinh xã hội trong thời kỳ đến 2020 và giai đoạn 2021 - 2030 (chung và cụ thể theo 10 nhóm chính sách).

- Đề xuất hệ giải pháp và khâu đột phá.

III. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH

1. Thời gian:

- Các bộ, ngành và địa phương tiến hành tổng kết đến ngày 30 tháng 6 năm 2019.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương cuối tháng 9 năm 2019.

2. Phương thức tiến hành

- Các bộ, ngành và địa phương tiến hành đánh giá, sơ kết sát với tình hình và điều kiện thực tế; báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 theo đề cương đã được thống nhất.

- Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức họp góp ý Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020.

IV. TIẾN ĐỘ VÀ CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC SƠ KẾT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5 KHÓA XI CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2012 - 2020

TT

Nội dung hoạt động

Cơ quan chủ trì/chịu trách nhiệm

Cơ quan phối hợp

Thời gian triển khai

1

Xây dựng kế hoạch/đề cương

Bộ LĐ-TB&XH (Viện KHLĐXH)

 

01/2 - 20/2

2

Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI

Bộ LĐ-TB&XH

 

01/4 - 30/4

3

Tổ chức Hội thảo quốc gia “Định hướng Chiến lược An sinh xã hội thời kỳ 2021 - 2030”

Bộ LĐ - TB&XH

Hội đồng lý luận trung ương, các tổ chức trong nước và quốc tế

10/4

4

Họp Ban Chỉ đạo lần thứ nhất, thống nhất kế hoạch sơ kết và đề cương báo cáo (dự kiến mời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì)

Bộ LĐ - TB&XH

 

01/5 - 10/5

5

Các bộ, ngành và địa phương tiến hành tổng kết (theo đề cương được duyệt)

Các bộ, ngành và địa phương có liên quan

 

01/5 - 30/6

6

Triển khai một số nghiên cứu chuyên sâu

 

 

01/5 - 30/6

a)

Vấn đề tích hợp các chính sách an sinh xã hội

Bộ LĐ-TB&XH (Vụ Pháp chế)

 

 

b)

Vấn đề chi trả cho các đối tượng thông qua dịch vụ

Bộ LĐ-TB&XH (Cục Bảo trợ Xã hội)

 

 

7

Ban Chỉ đạo làm việc với một số bộ, ngành về sơ kết tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết (dự kiến Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Dân tộc)

Ban Chỉ đạo Trung ương

Các bộ, ngành

Tháng 6

8

Khảo sát đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết tại một số tỉnh

 

 

 

a)

Vùng miền núi phía Bắc (Cao Bằng)

Ban chỉ đạo Trung ương

UBND tỉnh

Tháng 6

b)

Vùng Tây Nguyên và duyên hải miền Trung (Đắk Nông)

Ban Chỉ đạo Trung ương

UBND tỉnh

Tháng 6

c)

Vùng Tây Nam bộ (Sóc Trăng)

Ban Chỉ đạo Trung ương

UBND tỉnh

Tháng 6

9

Tổ chức Hội thảo vùng

 

 

 

a)

Hà Nội

Ban Chỉ đạo Trung ương

UBND các tỉnh

Tháng 6

b)

Thành phố Hồ Chí Minh

Ban Chỉ đạo Trung ương

UBND các tỉnh

Tháng 7

10

Nghiên cứu kinh nghiệm an sinh xã hội tại một số nước

Ban Chỉ đạo Trung ương

Bộ Tài chính

Tháng 6 - 7

11

Xây dựng dự thảo Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020; tổ chức hội thảo các báo cáo chuyên đề

Bộ LĐ-TB&XH (Viện KHLĐXH)

Tổ biên tập Báo cáo sơ kết

01/7 - 25/8

12

Dự thảo văn bản kiến nghị về các giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2021 - 2030

Bộ LĐ-TB&XH

Tổ biên tập Báo cáo sơ kết

01/7 - 25/8

13

Tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo báo cáo và văn bản kiến nghị

Bộ LĐ-TB&XH

 

26/8 - 5/9

14

Xin ý kiến Ban Chỉ đạo Trung ương và các địa phương về dự thảo báo cáo và kiến nghị

Bộ LĐ-TB&XH

 

06/9 - 15/9

15

Hoàn thiện dự thảo báo cáo (báo cáo đầy đủ, báo cáo tóm tắt, dự thảo kết luận, các kiến nghị)

Bộ LĐ-TB&XH (Viện KHLĐXH)

Tổ biên tập Báo cáo sơ kết

16/9 - 25/9

16

Trình Ban Chỉ đạo Trung ương báo cáo cuối cùng

Bộ LĐ-TB&XH

 

26/9 - 30/9

17

Hoàn thiện báo cáo trình Ban cán sự đảng Chính phủ

Ban Chỉ đạo Trung ương

 

01/10 - 15/10

18

Hoàn thiện báo cáo và dự thảo kết luận của Bộ Chính trị theo chỉ đạo của Ban cán sự đảng Chính phủ

Bộ LĐ-TB&XH

Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng

16/10 - 15/12

V. KẾT QUẢ DỰ KIẾN

- Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020.

- Dự thảo kiến nghị về các giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2030.

- Dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2021 - 2030./.