ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 636/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 4 năm 2010 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2015;
Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010;
Căn cứ Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 310/QĐ-UBND ngày 09/10/2008 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về một số chính sách hỗ trợ dân sinh và cơ chế khắc phục khẩn cấp các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai gây ra;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi tại Tờ trình số 518/TTr-SNN-PTNT ngày 02/04/2010 về việc xin phê duyệt Quy hoạch Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, hải đảo, di cư tự do trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2010 đến năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, hải đảo, di cư tự do trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2010-2015, với các nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, hải đảo, di cư tự do trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2010 đến năm 2015.
2. Phạm vi thực hiện quy hoạch:
Trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc 14 huyện, thành phố trong tỉnh.
Gồm có 4 đối tượng chính sau:
- Hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét;
- Hộ dân sống trong vùng đặc biệt khó khăn;
- Hộ còn du canh, du cư;
- Hộ ở các vùng ngập trũng, lũ lụt thường xuyên.
Đến năm 2015 toàn tỉnh hoàn thành cơ bản việc bố trí sắp xếp lại dân cư cho 10.831 hộ dân sống ở những vùng có nguy cơ sạt lở ven sông, ven biển, sạt lở núi, vùng đặc biệt khó khăn, di cư tự do, với tổng số 518 khu, điểm tái định cư (TĐC), trong đó thực hiện theo Chương trình 193 là 9.015 hộ với 177 điểm TĐC tập trung, 153 điểm di dân xen ghép và 89 điểm ổn định tại chỗ; thực hiện theo Chương trình 33 là 1.816 hộ với 29 điểm tập trung và 70 điểm xen ghép, nhằm ổn định và nâng cao đời sống cho người dân, phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng.
a) Theo Chương trình 193:
Tổng số hộ cần di dời: 9.015 hộ, chia ra:
- Di dân và sắp xếp ổn định tại chỗ cho 4.224 hộ sống trong vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, trong đó:
+ Hộ sống trong vùng có nguy cơ sạt lở ven sông, ven suối: 2.152 hộ;
+ Hộ sống trong vùng có nguy cơ sạt lở ven biển: 618 hộ;
+ Hộ sống trong vùng có nguy cơ sạt lở, nứt núi: 1.300 hộ;
+ Hộ sống trong vùng có nguy cơ bị lũ quét, lũ ống: 154 hộ;
- Sắp xếp, ổn định đối với 1.780 hộ sống ở vùng ngập trũng, lũ lụt thường xuyên.
- Di dân và sắp xếp ổn định cho 3.011 hộ sống ở vùng đặc biệt khó khăn.
b) Theo Chương trình 33 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009):
Tổng số hộ cần định canh định cư: 1.816 hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư trên địa bàn 6 huyện miền núi của tỉnh, trong đó:
- Định canh định cư tập trung: 1.338 hộ.
- Định canh định cư xen ghép: 478 hộ.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư quy hoạch bố trí lại dân cư trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2010 đến 2015 là: 618.555,5 triệu đồng, trong đó:
a) Vốn đầu tư thuộc Chương trình 193 là: 419.381,5 triệu đồng, chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư.
a1) Phân theo nội dung hỗ trợ di dời và đầu tư cơ sở hạ tầng:
- Vốn hỗ trợ di dời: 90.150 triệu đồng, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư. Mức bình quân là 10 triệu đồng/hộ để hỗ trợ làm nhà, di chuyển, mua giống cây trồng, vật nuôi. Chủ yếu hỗ trợ cho các đối tượng sau:
+ Hỗ trợ di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét: 42.240 triệu đồng.
+ Hỗ trợ di dời dân trong vùng đặc biệt khó khăn: 30.110 triệu đồng.
+ Hỗ trợ di dời dân trong vùng ngập trũng, lũ lụt: 17.800 triệu đồng.
- Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 329.231,5 triệu đồng, chiếm 78,5% tổng vốn đầu tư, trong đó:
+ Bồi thường giải phóng mặt bằng: 24.800,5 triệu đồng.
+ San ủi, san lấp mặt bằng: 43.540 triệu đồng.
+ Xây dựng đường giao thông: 64.426 triệu đồng.
+ Đầu tư điện sinh hoạt: 113.341,8 triệu đồng.
+ Đầu tư nước sinh hoạt: 34.354 triệu đồng.
+ Hệ thống thoát nước: 370 triệu đồng
+ Các công trình khác: 48.399 triệu đồng.
a2) Phân kỳ vốn đầu tư:
- Năm 2010 đầu tư 75.966,5 triệu đồng, chiếm 18,11% tổng vốn đầu tư, trong đó:
+ Vốn hỗ trợ di dời: 14.020 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 62.356,3 triệu đồng.
- Năm 2011 đầu tư 56.090 triệu đồng, chiếm 13,37% tổng vốn đầu tư, trong đó:
+ Vốn hỗ trợ di dời: 14.310 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 42.190 triệu đồng
- Năm 2012 đầu tư 71.335,8 triệu đồng, chiếm 17,0% tổng vốn đầu tư, trong đó:
+ Vốn hỗ trợ di dời: 17.180 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 53.925,8 triệu đồng.
- Năm 2013 đầu tư 77.126,5 triệu đồng, chiếm 18,39% tổng vốn đầu tư, trong đó:
+ Vốn hỗ trợ di dời: 12.600 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 64.706,5 triệu đồng
- Năm 2014 đầu tư 84.529,0 triệu đồng, chiếm 20,16% tổng vốn đầu tư, trong đó:
+ Vốn hỗ trợ di dời: 17.470 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 66.509,0 triệu đồng.
- Năm 2015 đầu tư 54.114,0 triệu đồng, chiếm 12,90% tổng vốn đầu tư, trong đó:
+ Vốn hỗ trợ di dời: 14.570 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 39.544 triệu đồng.
b) Tổng vốn đầu tư theo Quyết định 33 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009): 185.783 triệu đồng, chiếm 30,7% tổng vốn đầu tư.
b1) Phân theo nội dung hỗ trợ di dời và đầu tư cơ sở hạ tầng:
- Vốn hỗ trợ di dời: 27.240 triệu đồng, chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư. Mức bình quân là 15 triệu đồng/hộ để hỗ trợ làm nhà, di chuyển, mua giống cây trồng, vật nuôi.
- Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 158.543 triệu đồng. Chiếm 85,3% tổng vốn đầu tư
b2) Phân kỳ đầu tư:
- Năm 2010 đầu tư: 80.000 triệu đồng, chiếm 43% tổng vốn đầu tư, trong đó:
+ Vốn hỗ trợ di dời: 12.000 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 68000 triệu đồng.
- Năm 2011 đầu tư: 75.000 triệu đồng, chiếm 40,37% tổng vốn đầu tư, trong đó:
+ Vốn hỗ trợ di dời: 10.500 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 64.500 triệu đồng
- Năm 2012 đầu tư: 30.783 triệu đồng, chiếm 16,63% tổng vốn đầu tư, trong đó:
+ Vốn hỗ trợ di dời: 4.740 triệu đồng.
+ Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng: 26.043 triệu đồng.
- Ngân sách Trung ương: 335.505,2 triệu đồng, chiếm 80% tổng vốn đầu tư.
- Ngân sách địa phương: 83.876,3 triệu đồng, chiếm 20% tổng vốn đầu tư.
8. Thời gian thực hiện Dự án: Từ năm 2010 đến năm 2015.
9. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch:
a) Giải pháp về lựa chọn địa điểm bố trí khu tái định cư::
Khu tái định cư phải theo đúng định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và mang tính ổn định về mặt lâu dài, không có nguy cơ bị tái ảnh hưởng bởi thiên tai trong tương lai.
Chọn địa bàn bố trí khu tái định cư phải trên cơ sở ưu tiên khai thác, sử dụng quỹ đất chưa sử dụng, đất sản xuất kém hiệu quả do địa phương quản lý hoặc của các tổ chức, nông trường, lâm trường, hạn chế đến mức thấp nhất việc lấy đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất canh tác của người dân để bố trí đất ở.
Trường hợp cần thiết phải thu hồi đất đã cấp giấy CNQSD đất của người dân để bố trí đất ở phải được sự đồng ý, chấp thuận của người dân và phải có các biện pháp đền bù, thu hồi đất theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Giải pháp về chính sách:
b1) Chính sách bồi thường, GPMB tạo quỹ đất ở, đất sản xuất:
Đối với diện tích đất đã cấp giấy CNQSD đất cho người dân, đất do UBND xã quản lý, đất thuộc quyền sử dụng của các nông, lâm trường sử dụng không có hiệu quả... Trong trường hợp cần thiết phải thu hồi để bố trí xây dựng các khu TĐC tập trung, các cấp các ngành có thẩm quyền có biện pháp thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bồi thường đất và hoa màu trên đất theo đúng các quy định hiện hành ở từng thời điểm cụ thể theo hướng đảm bảo được quyền lợi của người được đền bù theo đúng pháp luật.
b2) Chính sách đất ở, đất sản xuất:
- Đối với đất ở: Các hộ gia đình thuộc đối tượng phải di dời đến vùng quy hoạch của dự án sẽ được giao đất ở từ 100 – 200 m2 tuỳ theo khả năng của dự án tái định cư mà không thu tiền sử dụng đất.
- Đối với đất sản xuất: hiện nay quỹ đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân nên việc tìm quỹ đất đưa vào khai hoang cải tạo sau đó giao lại cho các hộ thuộc diện di dời để sản xuất rất khó khăn, đặc biệt là các khu vực đồng bằng. Do đó, việc ưu tiên lựa chọn vùng, điểm tái định cư phải gần hoặc không quá cách xa nơi sản xuất cũ, tạo điều kiện để người dân quay trở lại sản xuất được xem là giải pháp quan trọng trong quy hoạch bố trí lại dân cư từ nay đến năm 2015.
b3) Chính sách về đào tạo, giải quyết việc làm:
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề cho các lao động thuộc hộ gia đình được bố trí, sắp xếp đến vùng dự án bố trí dân cư nhưng không đảm bảo quỹ đất sản xuất nông nghiệp để ổn định đời sống, mức hỗ trợ cụ thể áp dụng theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
Những hộ nghèo di chuyển đến vùng quy hoạch bố trí dân cư được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống theo quy định hiện hành.
Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn chuyên ngành về công tác di dân theo chương trình của Bộ NN&PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn) cho các cán bộ làm công tác di dân, kể cả cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) nhằm thực hiện thành công chương trình bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh.
b4) Chính sách phát triển sản xuất:
- Đối với khu vực miền núi: thực hiện quy hoạch bố trí lại dân cư phải kết hợp với các Chương trình, dự án hỗ trợ đầu tư và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển ngành nghề nông thôn,… Trong đó phát huy lợi thế về quỹ đất sản xuất nông – lâm nghiệp, tập trung vào phát triển các loại cây lương thực, đưa nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất, ưu tiên hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi phục vụ sản xuất, …. cho các hộ đến nơi ở mới. Bên cạnh đó thực hiện tốt các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ thực vật, thú y, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,… đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn vốn khác nhau để hỗ trợ phát triển, tác động lẫn nhau nhằm tạo ra những động lực mới thay đổi được đời sống nhân dân.
- Đối với khu vực đồng bằng: ngoài việc bố trí, sắp xếp dân cư một cách hợp lý, đảm bảo cho người dân tiếp tục sản xuất trên ruộng đất của mình, tiếp tục đầu tư các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất, chất lượng cao, đưa cơ giới hoá vào sản xuất,….. làm tăng hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị đất đai, tăng sản lượng nhằm tăng thu nhập cho các hộ tái định cư.
- Mở rộng phát triển các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề thủ công kết hợp với việc phát triển thương mại, dịch vụ nông thôn để thu hút và giải quyết được một lực lượng lao động nông thôn chưa có việc làm hoặc làm việc theo tính chất mùa vụ.
c) Giải pháp về vốn:
- Huy động tất cả các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch bố trí dân cư như: vốn Trung ương, vốn địa phương, vốn lồng ghép của các chương trình, chính sách, dự án khác trên địa bàn; vốn đóng góp tự nguyện của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và vốn trong dân đóng góp.
- Thực hiện một cách đồng bộ từ các khâu vận động, hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng,… một cách hợp lý, đơn giản hoá các thủ tục, tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình thi công, .... nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.
- Vốn đầu tư trong quy hoạch bố trí dân cư, ưu tiên thực hiện ở những nơi có nguy cơ cao, cần thiết phải di dời khẩn cấp, do đó cần huy động các nguồn vốn một cách kịp thời để công tác di dời đạt được hiệu quả cao nhất.
- Đối với các xã miền núi, nguồn vốn thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn của Chương trình 193, Chương trình 30a, Chương trình 33 và vốn của các chương trình mục tiêu Quốc gia. Đối với các xã đồng bằng, ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư cho những vùng tái định cư tập trung, vùng có nguy cơ sạt lở cao, còn những vùng còn lại chủ yếu huy động vốn khai thác từ quỹ đất, vốn doanh nghiệp, vốn trong dân để thực hiện.
d) Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng:
Nhà nước tập trung đầu tư các công trình thiết yếu cho những vùng, điểm tái định cư tập trung như: san ủi mặt bằng, đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, nhà trẻ,.... Khối lượng đầu tư cơ sở hạ tầng căn cứ vào yêu cầu thực tế ở mỗi địa điểm bố trí dân cư, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng ở các xã miền núi có cơ sở hạ tầng tương đối thấp, các hộ có nguy cơ sạt lở cao. Đồng thời kết hợp các hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, các quy hoạch ngành đã được phê duyệt ở mỗi địa phương để khai thác sử dụng và đầu tư một cách hợp lý, có hiệu quả tránh chồng chéo, lãng phí.
Các công trình cơ sở hạ tầng khi đầu tư xây dựng tại các điểm tái định cư áp dụng đúng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng quy định hiện hành và tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
e) Giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân:
Tuyên truyền, vận động, phổ biến sâu rộng và đầy đủ trong nhân dân về các nội dung, chính sách hỗ trợ di dân tái định cư để người dân hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của công tác di dân tái định cư nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân, để từ đó người dân tự nguyện di dời đến vùng quy hoạch. Đồng thời xây dựng ý chí quyết tâm tự lực vươn lên của mỗi người dân và của cộng đồng cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước để các hộ TĐC vươn lên thoát nghèo, sớm hoà nhập với cộng đồng, với sự phát triển chung của toàn xã hội.
1. Trách nhiệm của các Sở, ngành ở tỉnh:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tham mưu giúp UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về công tác di dân tái định cư và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân tái định cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các huyện xây dựng kế hoạch bố trí dân cư hàng năm, 5 năm và các dự án di dân cụ thể trên địa bàn để tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch hàng năm đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch của các địa phương đảm bảo đúng mục tiêu, đúng chế độ, chính sách hiện hành.
- Theo dõi, đánh giá việc thực hiện quy hoạch ở các huyện và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định hiện hành.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí đủ vốn cho quy hoạch bố trí dân cư để thực hiện kế hoạch hàng năm và 5 năm.
- Tham mưu đề xuất với UBND tỉnh ban hành các quy định về huy động, lồng ghép các nguồn vốn; hướng dẫn cơ chế lồng ghép nguồn vốn của các Chương trình, Chính sách, Dự án và tham mưu trình UBND tỉnh cân đối nguồn vốn lồng ghép trên địa bàn để thực hiện quy hoạch.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra việc bố trí kế hoạch chỉ tiêu và bố trí vốn của các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch bố trí dân cư theo kế hoạch đã được giao hàng năm.
c) Sở Tài chính:
- Phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc bố trí vốn thực hiện quy hoạch bố trí dân cư theo kế hoạch hàng năm.
- Hướng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; tham mưu trình UBND tỉnh bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh, nguồn vốn của các chương trình, chính sách, dự án và các nguồn vốn huy động khác (nếu có) để đảm bảo thực hiện quy hoạch.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra việc bố trí, giải ngân nguồn vốn của các địa phương trong việc thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo kế hoạch đã được giao hàng năm.
d) Ban Dân tộc tỉnh:
- Tham mưu giúp UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về công tác định canh, định cư và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho các đối tượng hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch định canh, định cư tại quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009).
- Hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 1342/QĐ-TTg ở các huyện và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở ngành khác có liên quan trong việc chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện quy hoạch.
e) Các Sở, ngành khác:
Các Sở ngành khác có liên quan, theo chức năng thẩm quyền được UBND tỉnh giao có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo và kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện quy hoạch.
2. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch bố trí dân cư hàng năm, 5 năm và các dự án di dân cụ thể trên địa bàn, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với Chương trình 193) và Ban Dân tộc tỉnh (đối với Chương trình 33) để tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn), Ban Dân tộc tỉnh hoàn chỉnh các thủ tục chuẩn bị đầu tư để tranh thủ nguồn vốn Trung ương và các nguồn vốn huy động khác.
- Xem xét bố trí lồng ghép các chương trình dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong các vùng quy hoạch bố trí sắp xếp lại dân cư để tạo điều kiện cho các hộ tái định cư được hưởng lợi trực tiếp các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, góp phần nhanh chóng ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất.
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, công bố công khai các khoản hỗ trợ về chính sách hỗ trợ thực hiện di dân TĐC theo Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg để nhân dân, các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và Đoàn thể trong vùng biết cùng tham gia.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo kịp thời theo định kỳ hoặc đột xuất cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh.
3. Trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn:
- Lập kế hoạch di dời dân hàng năm theo đúng các đối tượng đã được phê duyệt và trình các cấp có thẩm quyền xem xét. Đồng thời phải phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, UBND cấp huyện tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch hàng năm.
- Thông qua các tổ chức đoàn thể, lực lượng làm công tác dân vận để tuyên truyền, vận động các hộ ở các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn ... tự nguyện di dời đến vùng quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 45/QĐ-UBND ngày 10/01/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt quy hoạch bố trí lại dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006-2010.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Chi cục phát triển nông thôn Quảng Ngãi; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các Sở, Ban ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Nghị quyết 129/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bố trí ổn định dân cư tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025
- 2 Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND về điều chỉnh quy hoạch bố trí ổn định dân cư giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 3 Quyết định 93/2017/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng của Chương trình bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017-2020
- 4 Quyết định 1342/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh, du cư đến năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Quyết định 310/QĐ-UBND năm 2008 về chính sách hỗ trợ dân sinh và cơ chế khắc phục khẩn cấp các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai gây ra do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 6 Quyết định 78/2008/QĐ-TTg về chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định 193/2006/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Quyết định 33/2007/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 – 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Quyết định 193/2006/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai,đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 93/2017/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng của Chương trình bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2017-2020
- 2 Nghị quyết 129/NQ-HĐND năm 2017 về phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bố trí ổn định dân cư tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025
- 3 Nghị quyết 13/2017/NQ-HĐND về điều chỉnh quy hoạch bố trí ổn định dân cư giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang