ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 639/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 07 tháng 7 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”;
Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 1368/TTr-CAT-PV05 ngày 23 tháng 6 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy định Tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn, khu dân cư và cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Giám đốc Công an tỉnh và Giám đốc các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VỀ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, KHU DÂN CƯ, ĐƠN VỊ MẠNH VỀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Quy định này quy định về đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí, thang điểm đánh giá xã, phường, thị trấn, khu dân cư và cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường (gọi chung là đơn vị) mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (sau đây viết tắt là ANTQ) trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Quy định này áp dụng đối với:
1. Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
2. Thôn, tổ dân phố và đơn vị tương đương (gọi chung là khu dân cư).
3. Cơ quan, doanh nghiệp.
4. Nhà trường, gồm: các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, chính quy và giáo dục thường xuyên, ở các cấp học và trình độ đào tạo. Cơ sở giáo dục mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo), cơ sở giáo dục phổ thông (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông), cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề), cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học...
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tham mưu, xét duyệt, xây dựng, duy trì hoạt động, nhân rộng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo an ninh, trật tự (sau đây viết tắt là ANTT), đánh giá, phân loại mô hình và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
1. Việc đánh giá, phân loại hàng năm nhằm xem xét toàn diện về hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tại các địa bàn theo quy định; phát huy các nhân tố tích cực, khắc phục những hạn chế, yếu kém, tạo động lực thi đua, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Là một trong các tiêu chí đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới; bình xét xã, phường, thị trấn, khu dân cư, cơ quan, đơn vị văn hóa; là cơ sở xét danh hiệu cho các tổ chức cơ sở đảng.
2. Ghi nhận và biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu, tích cực trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Trong quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là hoạt động tự giác, có tổ chức, lôi cuốn đông đảo quần chúng Nhân dân tích cực, tự giác chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương về ANTT; tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật khác, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và tính mạng, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân; xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ ANTT.
2. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là tổng hợp các nội dung, hình thức, biện pháp (điều tra nghiên cứu; xây dựng kế hoạch; tuyên truyền; xây dựng mô hình, điển hình; xây dựng lực lượng nòng cốt; phối hợp các lực lượng; sơ kết, tổng kết...) trong quá trình xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
3. Mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT là hình thức liên kết tập hợp quần chúng ở địa bàn xã, phường, thị trấn, khu dân cư, trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật khác; quản lý, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù, giữ gìn ANTT, an toàn xã hội ở cơ sở.
4. Công tác xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT là hoạt động của các cơ quan, tổ chức (cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội) và cá nhân có liên quan trong việc xây dựng, quản lý, hướng dẫn hoạt động của mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT ở cơ sở.
5. Mô hình điển hình tiên tiến, xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
- Điển hình tiên tiến là sự tiêu biểu cho xu thế mới, phát triển theo chiều hướng đi lên, phù hợp với sự vận động của quy luật. Điển hình tiên tiến có thể là một tập thể (đơn vị, khu dân cư, tổ chức quần chúng) hay một cá nhân. Điển hình tiên tiến cũng có thể là điển hình toàn diện hoặc là điển hình một mặt cụ thể hay điển hình một số mặt.
- Mô hình điển hình tiên tiến, xuất sắc trong trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là những hình mẫu, khuôn mẫu của những tập thể, tổ chức ở vị trí hàng đầu, có tính chất tiêu biểu về hình thức triển khai các biện pháp phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vận động toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ được đúc kết từ thực tiễn do cấp (cơ quan) có thẩm quyền công nhận hoặc thành lập nhằm kịp thời ngăn chặn, không để tội phạm, tệ nạn xã hội xảy ra hoặc nếu có xảy ra phải được phát hiện, xử lý theo quy định.
6. Công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là việc phổ biến những kinh nghiệm điển hình, động viên phong trào thi đua với điển hình. Đó chính là phương pháp lấy người tốt, việc tốt để thúc đẩy trung bình vươn lên; lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, xoá bỏ những yếu kém còn tồn tại.
7. Công tác phát hiện, xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến, xuất sắc trong trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành tìm ra, tạo lập ra, làm cho bền vững hơn những hình mẫu, khuôn mẫu của những tổ chức, tập thể có vị trí hàng đầu, có tính chất tiêu biểu nhằm áp dụng hoặc hỗ trợ áp dụng các biện pháp do Nhà nước quy định hoặc Nhà nước không cấm, không để tội phạm, tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật khác xảy ra hoặc nếu có xảy ra phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tại một địa bàn, lĩnh vực, nhóm đối tượng nhất định. Sau đó, vận dụng, sử dụng những hình mẫu, khuôn mẫu này áp dụng cho các lĩnh vực, địa bàn, nhóm đối tượng khác một cách phù hợp, sáng tạo.
8. Tiêu chuẩn về “an toàn về an ninh trật tự” là các khung tiêu chí đã được quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8 của Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “an toàn về an ninh trật tự” mà các chủ thể như: xã, phường, thị trấn, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường cần phải đảm bảo.
1. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được chỉ đạo và tổ chức thực hiện thường xuyên từ tỉnh đến khu dân cư và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.
2. Việc đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phải được tiến hành định kỳ hàng năm vào dịp tổng kết công tác năm (trường hợp đột xuất sẽ có chỉ đạo riêng) và phải bảo đảm công khai, dân chủ, chính xác theo tiêu chí đã quy định nhằm thúc đẩy, phát triển phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Điều 6. Tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
1. Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” (Tối đa 50 điểm) phải đảm bảo đủ các yêu cầu sau:
- Hàng năm, cấp ủy Đảng có nghị quyết; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có kế hoạch về công tác bảo đảm ANTT và bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; 100% hộ gia đình trên địa bàn ký cam kết giao ước thi đua xây dựng khu dân cư “An toàn về ANTT”.
- Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có mô hình tự quản về ANTT hoạt động có hiệu quả (kết quả hoạt động đạt hiệu quả được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương, ghi nhận; trong 01 năm mô hình phải trực tiếp hoặc tham gia giải quyết có hiệu quả ít nhất từ 02 vụ việc có liên quan đến ANTT).
- Không để xảy ra các hoạt động chống Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng; tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; hoạt động gây rối ANTT; mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ Nhân dân; khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.
- Triển khai, thực hiện các hoạt động phòng ngừa các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác, gồm: kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác so với năm trước; không để xảy ra tội phạm nghiêm trọng, không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên; không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tai nạn lao động nghiêm trọng do công dân của địa phương gây ra ở địa bàn.
- Hàng năm Tổ Bảo vệ dân phố và tương đương, lực lượng Công an cùng cấp phải đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên; không có cá nhân Bảo vệ dân phố và tương đương, Công an chính quy bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
- Có 70% số khu dân cư trở lên được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
2. Thực hiện tốt công tác phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các ngành, đoàn thể và xây dựng các mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT (Tối đa 41 điểm):
- Hàng năm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tham gia tích cực, có hiệu quả công tác vận động quần chúng, thực hiện tốt các chương trình phối hợp, quy chế phối hợp, kế hoạch liên ngành về đảm bảo ANTT đã ký kết với lực lượng Công an cùng cấp.
- Kịp thời phát hiện các mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân để tiến hành hòa giải và giải quyết các vụ việc về lĩnh vực ANTT thuộc thẩm quyền của địa phương đạt từ 80% trở lên.
- Thực hiện tốt công tác phát động và tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng các mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT.
- Tích cực vận động đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú; nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi, người chấp hành xong án phạt tù, đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư theo quy định tại
Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013.
3. Tổ chức Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh (Tối đa 6 điểm):
- Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ cơ sở.
- Không có cán bộ, đảng viên tiêu cực, tham ô, hối lộ…, suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Nội bộ đoàn kết, thống nhất.
4. Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học (Tối đa 3 điểm).
Điều 7. Tiêu chí đánh giá khu dân cư mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
1. Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” (Tối đa 60 điểm), phải đảm bảo đủ các yêu cầu sau:
- Hàng năm, cấp ủy Đảng có nghị quyết, khu dân cư có kế hoạch về công tác bảo đảm ANTT và bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; 100% hộ gia đình trên địa bàn ký cam kết giao ước thi đua xây dựng khu dân cư “An toàn về ANTT”.
- Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có mô hình tự quản về ANTT hoạt động có hiệu quả (kết quả hoạt động đạt hiệu quả được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương, ghi nhận; trong 01 năm mô hình phải trực tiếp hoặc tham gia giải quyết có hiệu quả ít nhất từ 02 vụ việc có liên quan đến ANTT).
- Không để xảy ra các hoạt động chống Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng; tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; hoạt động gây rối ANTT; mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ Nhân dân; khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động phòng ngừa các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác, gồm: kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác so với năm trước; không để xảy ra tội phạm nghiêm trọng, không có công dân của khu dân cư phạm tội nghiêm trọng trở lên; không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng; không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tai nạn lao động nghiêm trọng do công dân của khu dân cư gây ra ở địa bàn.
- Hàng năm, lực lượng Tổ Bảo vệ dân phố, Công an viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; không có cá nhân Bảo vệ dân phố, Công an viên bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
- Có 90% hộ gia đình trên địa bàn được công nhận đạt tiêu chuẩn “Gia đình văn hóa”.
2. Quản lý, xây dựng các mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT có hiệu quả (Tối đa 31 điểm):
- Kịp thời phát hiện, hòa giải 100% các mâu thuẫn xảy ra trong nội bộ Nhân dân.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT.
- Tích cực phối hợp với các đơn vị, lực lượng có liên quan tham gia vận động đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú.
3. Tổ chức Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh (Tối đa 6 điểm):
- Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ cơ sở.
- Không có cán bộ, đảng viên tiêu cực, tham ô, hối lộ…, suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Nội bộ đoàn kết, thống nhất.
4. Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học (Tối đa 3 điểm).
Điều 8. Tiêu chí đánh giá cơ quan, doanh nghiệp mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
1. Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” (Tối đa 50 điểm), phải đảm bảo đủ các yêu cầu sau:
- Hàng năm, cấp ủy Đảng có nghị quyết (đối với nơi có tổ chức Đảng), Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, có kế hoạch về công tác bảo đảm ANTT; có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; có nội quy, quy chế bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ, phòng, chống cháy nổ và 100% cán bộ công nhân viên ký cam kết giao ước thi đua thực hiện tốt các nội quy, quy chế và xây dựng cơ quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
- Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan Công an trong công tác bảo đảm ANTT, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn; có mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về ANTT trong cơ quan, doanh nghiệp; tự bảo vệ vật tư, tài sản trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.
- Không để xảy ra mất đoàn kết nội bộ, các hoạt động tụ tập đông người, gây rối, biểu tình, khiếu kiện, đình công trái pháp luật, lập các hội, nhóm tuyên truyền phát triển đạo, để lộ bí mật nhà nước, mất tài liệu, tài sản; để xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động nghiêm trọng; không có cán bộ, công nhân viên, phạm tội hoặc mắc tệ nạn xã hội, vi phạm các quy định đối với việc bình luận, chia sẻ những thông tin trên mạng xã hội.
- Xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách trong sạch, vững mạnh; hàng năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
- Có 70% số phòng, ban, tổ, đội… trực thuộc đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên.
2. Thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (Tối đa 41 điểm)
- Thực hiện tốt công tác phát động và tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp với lực lượng Công an cùng cấp về nhiệm vụ đảm bảo ANTT.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT.
3. Tổ chức Đảng (nơi có tổ chức Đảng) đoàn kết, trong sạch, vững mạnh (Tối đa 6 điểm)
- Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ cơ sở.
- Không có cán bộ, đảng viên tiêu cực, tham ô, hối lộ…, suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Nội bộ đoàn kết, thống nhất.
4. Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học (Tối đa 3 điểm).
Điều 9. Tiêu chí đánh giá nhà trường mạnh về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
1. Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” (Tối đa 50 điểm), phải đảm bảo đủ các yêu cầu sau:
- Hàng năm, cấp ủy Đảng có nghị quyết (đối với nơi có tổ chức Đảng), Ban giám hiệu (Ban giám đốc) nhà trường có kế hoạch về công tác bảo đảm ANTT; có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; có nội quy, quy chế bảo vệ nhà trường, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý, giáo dục người học; phòng, chống cháy nổ và 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên, người học từ cấp Trung học cơ sở trở lên ký cam kết giao ước thi đua thực hiện tốt các nội quy, quy chế và xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” gắn với các phong trào thi đua trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường - chính quyền địa phương - gia đình học sinh (nếu là học sinh phổ thông) trong công tác bảo đảm ANTT trường học và quản lý, giáo dục học sinh (đối với nhà trường); có mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về ANTT trong nhà trường, ký túc xá.
- Không để xảy ra các hoạt động gây rối, biểu tình, lập các hội, nhóm tuyên truyền phát triển đạo, khiếu kiện và tụ tập đông người; không để xảy ra tội phạm và bạo lực học đường; không có cán bộ, công nhân viên, giáo viên, người học phạm tội hoặc mắc tệ nạn xã hội, vi phạm các quy định đối với việc bình luận, chia sẻ những thông tin trên mạng xã hội; không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn nghiêm trọng.
- Xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách (nếu có) trong sạch, vững mạnh; phân loại thi đua hàng năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
- Có 70% số khoa, phòng, ban, tổ, bộ môn… trực thuộc đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên.
2. Thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (Tối đa 41 điểm)
- Thực hiện tốt công tác phát động và tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp với lực lượng Công an cùng cấp về nhiệm vụ đảm bảo ANTT.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT.
3. Tổ chức Đảng (nơi có tổ chức Đảng) đoàn kết, trong sạch, vững mạnh (Tối đa 6 điểm):
- Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ cơ sở.
- Không có cán bộ, đảng viên tiêu cực, tham ô, hối lộ…, suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Nội bộ đoàn kết, thống nhất.
4. Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học (Tối đa 3 điểm).
Điều 10. Tiêu chí phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
Căn cứ vào mức độ đạt Tiêu chí đánh giá phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của các chủ thể quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9 của Quy định này chia thành 05 loại: Xuất sắc, Tốt, Khá, Trung bình và Yếu. Cụ thể:
1. Loại Xuất sắc: Phải đảm bảo các yêu cầu như sau:
- Ít nhất 02 năm liền trở lên (năm liền trước và năm đánh giá) được xếp loại tốt về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
- Về danh hiệu thi đua của lực lượng chức năng, chuyên trách và bán chuyên trách trong năm:
Công an cùng cấp phải đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” trở lên; Không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Lực lượng bảo vệ chuyên trách của cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trở lên (nếu có); không có cá nhân bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
- Đối với khu dân cư: Không có cá nhân cán bộ chủ chốt, công an viên bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
- Về khen thưởng trong năm: Đối với cấp xã, phường, thị trấn và cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường được cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định tại Điều 79 và Điều 80 của Luật Thi đua khen thưởng.
2. Loại Tốt: Đạt từ 95 điểm đến 100 điểm.
3. Loại Khá: Đạt từ 80 điểm đến dưới 95 điểm.
4. Loại Trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm.
5. Loại Yếu: Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” hoặc đạt dưới 50 điểm.
(chi tiết Có Biểu mẫu đánh giá kèm theo)
Điều 11. Mốc tính thời gian đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
Để phù hợp với thời gian xét thi đua khen thưởng tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hàng năm, mốc thời gian đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được tính từ ngày 30/11 năm trước đến ngày 30/11 năm sau; đối với trường học hoàn thành trước ngày 30/10 hàng năm để phục vụ công tác báo cáo tổng kết và xét thi đua, khen thưởng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ cuối năm.
Điều 12. Thẩm quyền đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
Cấp ủy, chính quyền khu dân cư, cấp xã, cấp huyện và Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường chỉ đạo; lực lượng chức năng cùng cấp (công an, bảo vệ) hoặc bộ phận được giao việc tham mưu đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với địa bàn, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý và theo sự phân công, phân cấp cũng như đối với địa bàn, lĩnh vực của mình (bằng văn bản) để kịp thời đưa ra các giải pháp thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phát triển, đồng thời phục vụ công tác xét duyệt thi đua khen thưởng tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hàng năm và trong các dịp sơ kết, tổng kết chuyên đề. Cụ thể như sau:
1. Bí thư Chi bộ, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban công tác Mặt trận, Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có trách nhiệm tự đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường mà mình là người đứng đầu.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với các khu dân cư, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với các xã, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý; các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan cấp tỉnh đóng trên địa bàn huyện theo sự phân công, phân cấp.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh theo sự phân công, phân cấp.
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được đơn vị chức năng (bộ phận được giao việc) cùng cấp lựa chọn đề nghị các cấp biểu dương, khen thưởng đột xuất và định kỳ (sơ kết, tổng kết các chuyên đề, các chương trình phối hợp về thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT và tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hàng năm) theo hướng dẫn cụ thể của từng cấp, từng ngành về đối tượng, tiêu chuẩn, số lượng và hình thức khen thưởng.
Chính quyền các cấp, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường căn cứ tình hình và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị cân đối nguồn kinh phí hàng năm cho hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để xây dựng, duy trì hoạt động và nhân rộng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT trên địa bàn cũng như trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường theo quy định; đồng thời có thể vận động Nhân dân, các tập thể, cá nhân tự nguyện tham gia công tác này theo hướng xã hội hóa theo đúng quy định của pháp luật.
1. Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ các cấp có trách nhiệm tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể điều chỉnh, bổ sung tiêu chí hoặc quy định mức đạt các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng không được thấp hơn mức quy định tại Quy định này; đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này tại địa bàn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh đóng trên địa bàn.
3. Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có thể điều chỉnh, bổ sung tiêu chí hoặc quy định mức đạt các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường nhưng không được thấp hơn mức quy định tại Quy định này; đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường do mình là người đứng đầu.
4. Lực lượng Công an các cấp là cơ quan thường trực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này ở địa bàn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của cấp trên đóng trên địa bàn.
5. Công an tỉnh có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của cấp huyện và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; đồng thời thẩm định kết quả đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của các khu dân cư, cấp xã, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc quyền quản lý của cấp xã, cấp huyện phục vụ công tác thi đua khen thưởng.
6. Quy định này được thực hiện thống nhất từ khu dân cư đến cấp tỉnh và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
7. Trong quá trình thực hiện Quy định này, trường hợp có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh (Công an tỉnh - Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ - PV05) để được hướng dẫn kịp thời./.
……………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……...……, ngày....... tháng ........ năm 20........ |
Đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm .....................
(Đối với khu dân cư)
Mục | Tiêu chí đánh giá, phân loại | Điểm | |
Tối đa | Chấm điểm | ||
I. | Tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” | 60 |
|
1. | Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” | (0) |
|
2. | Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” | (60) |
|
II. | Quản lý, xây dựng các mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT có hiệu quả | 31 |
|
1. | Giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền | (10) |
|
- Không có vụ việc xảy ra | 5 |
| |
- Kịp thời phát hiện hòa giải thành công 100% các mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0.5 điểm) | 5 |
| |
2. | Xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT | (15) |
|
- Không có mô hình hoặc có nhưng 100% hoạt động yếu, hình thức | 0 |
| |
- Có Mô hình hoạt động, trong đó: | 10 |
| |
Mô hình hoạt động trung bình (Có mô hình yếu cứ 10% trừ 1 điểm, làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%) | 6 |
| |
Mô hình đạt khá | 8 |
| |
Mô hình đạt xuất sắc, mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc | 10 |
| |
- Định kỳ tự đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT đối với 100% mô hình hiện có trên địa bàn (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,25 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%) | 5 |
| |
3. | Phối hợp với các đơn vị, lực lượng có liên quan tham | (6) |
|
| gia vận động đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú |
|
|
- Địa bàn không có đối tượng phạm tội hình sự | 6 |
| |
- Vận động được đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú |
|
| |
Không vận động được | 0 |
| |
Có vận động được | 4 |
| |
III. | Tổ chức Đảng (nơi có tổ chức Đảng), chính quyền, ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh | (6) |
|
1. | Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ | 4 |
|
2. | Không có cán bộ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên | 1 |
|
3. | Nội bộ đoàn kết, thống nhất | 1 |
|
IV. | Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học | (3) |
|
1. | Đầy đủ theo quy định | 2 |
|
2. | Sắp xếp khoa học, sạch sẽ, gọn gàng | 1 |
|
Tổng cộng: | (100) |
| |
Xếp loại: |
| ||
Xếp loại năm liền trước: |
| ||
Khen thưởng trong năm: |
| ||
Kết luận xếp loại: |
|
CƠ QUAN (ĐƠN VỊ) THAM MƯU (BỘ PHẬN ĐƯỢC GIAO VIỆC) | PHÊ DUYỆT CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN |
Ghi chú:
(1) Xếp loại phong trào xuất sắc: Ít nhất 02 năm liền trở lên (năm liền trước và năm đó) được xếp loại tốt về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; trong năm được cấp có thẩm quyền khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng), từ UBND cấp huyện và tương đương trở lên (đối với khu dân cư), từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên (đối với cấp xã, cấp huyện); năm đó, không có cá nhân Công an viên bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. (2) Xếp loại phong trào tốt: Đạt từ 95 điểm đến 100 điểm.(3) Xếp loại phong trào khá: Đạt từ 80 điểm đến dưới 95 điểm. (4) Xếp loại phong trào trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm. (5) Xếp loại phong trào yếu: Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” hoặc đạt dưới 50 điểm.
……………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……...……, ngày....... tháng ........ năm 20........ |
Đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm .....................
(Đối với cấp xã, phường, thị trấn)
Mục | Tiêu chí đánh giá, phân loại | Điểm | |
Tối đa | Chấm điểm | ||
I. | Tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” | 50 |
|
1. | Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” | (0) |
|
2. | Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” | (45) |
|
3. | Định kỳ đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với 100% địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý và theo phân công, phân cấp (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,5 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%) | (5) |
|
II. | Thực hiện công tác phối hợp và xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT | 41 |
|
1. | Công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với Quân sự, MTTQ, Dân vận, Hội Người Cao tuổi, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân cùng cấp | (4) |
|
- Không có kế hoạch và báo cáo hàng năm | 0 |
| |
- Có đầy đủ kế hoạch, báo cáo hàng năm (cứ thiếu 01 văn bản trừ 0,25 điểm) | 4 |
| |
2. | Giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền | (5) |
|
- Không có vụ việc xảy ra | 5 |
| |
- Kịp thời phát hiện hòa giải thành công 100% các mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,25 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%) | 2,5 |
| |
- Giải quyết vụ việc về lĩnh vực ANTT thuộc thẩm quyền của địa phương đạt từ 80% trở lên (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,5 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%) | 2,5 |
| |
3. | Thực hiện công tác phát động, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, | (13) |
|
| Chương trình quốc gia PCTP, ma túy, buôn bán người |
|
|
- Không thực hiện | 0 |
| |
- Có tổ chức phát động, tuyên truyền |
|
| |
Tổ chức phát động, tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức | 2 |
| |
Tổ chức tuyên truyền lồng ghép thông qua hệ thống loa truyền thanh, viết tin bài... | 2 |
| |
Tổ chức tuyên truyền thông qua các kỳ tập huấn | 3 |
| |
Tổ chức tuyên truyền tập trung chuyên đề về ANTT: |
|
| |
-> Từ 01 buổi đến 03 buổi | 2 |
| |
-> Từ 04 buổi đến 08 buổi | 4 |
| |
-> Từ 09 buổi trở lên | 6 |
| |
4. | Xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT | (14) |
|
- Không có mô hình hoặc có nhưng 100% hoạt động yếu, hình thức | 0 |
| |
- Mô hình hoạt động trung bình (nếu mô hình yếu cứ 10% trừ 1 điểm, làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%) | 2 |
| |
- Mô hình đạt khá | 4 |
| |
- Mô hình đạt xuất sắc, mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc | 6 |
| |
- Định kỳ đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT ở cơ sở đối với 100% mô hình hiện có trên địa bàn, thuộc lĩnh vực phụ trách (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,2 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%) | 2 |
| |
5. | Vận động đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú và quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng | (5) |
|
- Địa bàn không có đối tượng phạm tội hình sự | 5 |
| |
- Quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng |
|
| |
Chưa có người tiến bộ | 0 |
| |
Có người tiến bộ | 2 |
| |
Có người tiến bộ không tái phạm | 3 |
| |
- Vận động được đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã |
|
| |
| ra đầu thú, tự thú |
|
|
Không vận động được | 0 |
| |
Có vận động được | 2 |
| |
III. | Tổ chức Đảng (nơi có tổ chức Đảng), chính quyền, ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh | 6 |
|
1. | Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ | (4) |
|
2. | Không có cán bộ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên | (1) |
|
3. | Nội bộ đoàn kết, thống nhất | (1) |
|
IV. | Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học | 3 |
|
1. | Đầy đủ theo quy định | (2) |
|
2. | Sắp xếp khoa học, sạch sẽ, gọn gàng | (1) |
|
Tổng cộng: | (100) |
| |
Xếp loại: |
| ||
Xếp loại năm liền trước: |
| ||
Khen thưởng trong năm: |
| ||
Kết luận xếp loại: |
|
CƠ QUAN (ĐƠN VỊ) THAM MƯU (BỘ PHẬN ĐƯỢC GIAO VIỆC) | PHÊ DUYỆT CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN |
Ghi chú:
(1) Xếp loại phong trào xuất sắc: Ít nhất 02 năm liền trở lên (năm liền trước và năm đó) được xếp loại tốt về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; trong năm được cấp có thẩm quyền khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng), từ UBND cấp huyện và tương đương trở lên (đối với khu dân cư), từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên (đối với cấp xã, cấp huyện); năm đó Công an cùng cấp phải đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” trở lên, không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên; không có cá nhân cán bộ chủ chốt, công an viên của khu dân cư bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. (2) Xếp loại phong trào tốt: Đạt từ 95 điểm đến 100 điểm.(3) Xếp loại phong trào khá: Đạt từ 80 điểm đến dưới 95 điểm. (4) Xếp loại phong trào trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm. (5) Xếp loại phong trào yếu: Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” hoặc đạt dưới 50 điểm./.
……………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……...……, ngày....... tháng ........ năm 20........ |
Đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm .....................
(Đối với cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường)
Mục | Tiêu chí đánh giá, phân loại | Điểm | |
Tối đa | Chấm điểm | ||
I. | Tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” | 50 |
|
1. | Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” | (0) |
|
2. | Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” | (45) |
|
3. | Định kỳ đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với 100% địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,5 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%) | (5) |
|
II. | Thực hiện công tác phối hợp và xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT | 41 |
|
1. | Phối hợp với lực lượng Công an cùng cấp phát động, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Chương trình quốc gia PCTP, ma túy, buôn bán người | (13) |
|
- Không thực hiện | 0 |
| |
- Có tổ chức phát động, tuyên truyền |
|
| |
Tổ chức phát động, tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ của đơn vị | 2 |
| |
Tổ chức tuyên truyền lồng ghép thông qua hệ thống loa truyền thanh, viết tin bài... | 2 |
| |
Tổ chức tuyên truyền thông qua các kỳ tập huấn | 3 |
| |
Tổ chức tuyên truyền tập trung chuyên đề về ANTT: |
|
| |
-> Từ 01 buổi đến 03 buổi | 2 |
| |
-> Từ 04 buổi đến 08 buổi | 4 |
| |
| -> Từ 09 buổi trở lên | 6 |
|
2. | Xây dựng các văn bản định kỳ hàng năm | (2) |
|
- Không có kế hoạch và báo cáo hàng năm | 0 |
| |
- Có đầy đủ kế hoạch, báo cáo hàng năm (cứ thiếu 01 văn bản trừ 1 điểm) | 2 |
| |
3. | Xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT | (14) |
|
- Không có mô hình hoặc có nhưng 100% hoạt động yếu, hình thức | 0 |
| |
- Mô hình hoạt động trung bình (Có mô hình yếu cứ 10% trừ 1 điểm, làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%) | 2 |
| |
- Mô hình đạt loại khá | 4 |
| |
- Mô hình đạt loại xuất sắc, mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc | 6 |
| |
- Định kỳ đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT ở cơ sở đối với 100% mô hình hiện có trong cơ quan, đơn vị (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,1 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%) | 2 |
| |
4. | Quản lý, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên | (12) |
|
- Không có cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên bị xử lý hình sự | 12 |
| |
- Có cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên bị xử lý hình sự | 0 |
| |
III. | Tổ chức Đảng (nơi có tổ chức Đảng), chính quyền, ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh | (6) |
|
1. | Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ | 4 |
|
2. | Không có cán bộ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên | 1 |
|
3. | Nội bộ đoàn kết, thống nhất | 1 |
|
IV. | Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học | (3) |
|
1. | Đầy đủ theo quy định | 2 |
|
2. | Sắp xếp khoa học, sạch sẽ, gọn gàng | 1 |
|
Tổng cộng: | (100) |
| |
Xếp loại: |
|
| |
Xếp loại năm liền trước: |
|
| |
Khen thưởng trong năm: |
|
| |
Kết luận xếp loại.: |
|
|
CƠ QUAN (ĐƠN VỊ) THAM MƯU (BỘ PHẬN ĐƯỢC GIAO VIỆC) | PHÊ DUYỆT CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN |
Ghi chú:
(1) Xếp loại phong trào xuất sắc: Ít nhất 02 năm liền trở lên (năm liền trước và năm đó) được xếp loại tốt về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; trong năm được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng); năm đó lực lượng bảo vệ chuyên trách đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trở lên (nếu có), không có cá nhân bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. (2) Xếp loại phong trào tốt: Đạt từ 95 điểm đến 100 điểm. (3) Xếp loại phong trào khá: Đạt từ 80 điểm đến dưới 95 điểm. (4) Xếp loại phong trào trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm. (5) Xếp loại phong trào yếu: Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” hoặc đạt dưới 50 điểm.