Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/2023/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 31 tháng 8 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VIỆC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH ĐỊA ĐIỂM ĐỔ CHẤT THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG; BÙN THẢI TỪ BỂ PHỐT, HẦM CẦU VÀ BÙN THẢI TỪ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 thành 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải;

Căn cứ Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2749/TTr-SXD ngày 21 tháng 8 năm 2023; Theo báo cáo kết quả thẩm định số 2313/BC-STP ngày 06 tháng 10 năm 2022 và ý kiến tại Văn bản số 2279/STP-VBTT ngày 16 tháng 8 năm 2023 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; gồm 4 Chương, 23 Điều.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 09 tháng 9 năm 2023. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản được quy định viện dẫn tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ Pháp chế - Bộ Xây dựng;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh Ủy, TT HĐND tỉnh;
- Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND Tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận;
- Thường trực HĐND các Huyện, thành phố;
- Báo, Đài PT&TH Ninh Thuận (thông báo);
- Trung tâm CNTT&TT, CTT điện tử tỉnh;
- VPUB: LĐVP, KTTH, BTCD;
- Lưu: VT. TL

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Tấn Cảnh

 

PHỤ LỤC I

MẪU THÔNG BÁO KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (KHÔNG BAO GỒM NHÀ Ở)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2023/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG

Kính gửi: .…………….………………………

1. Thông tin về công trình xây dựng

Tên chủ đầu tư

 

Người đại diện

Chức vụ:

Địa điểm công trình xây dựng

 

Giấy phép xây dựng (nếu có)

Số:

Ngày cấp:

Cơ quan cấp:

Loại hình công trình xây dựng

1. Xây mới

2. Sửa chữa, cải tạo, tu bổ

3. Phá dỡ, di dời

Thời gian xây dựng

/    / ~ /    /

Tên đơn vị xây dựng (chỉ nêu chủ thầu chính)

 

Người đại diện

Chức vụ:

Giấy phép kinh doanh/số CMT

 

Địa chỉ công ty

Điện thoại:

2. Kế hoạch tận dụng vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng

Khối lượng vật liệu (tấn)

Vật liệu có thể tận dụng tại công trường (tấn)

Vật liệu tái chế (tấn)

Vật liệu mới mua (tấn)

Tỷ lệ tái chế vật liệu (b c)/a*100 (%)

Ghi chú

 

(a)

(b)

(c)

(d)

(đ)

 

Đất

 

 

 

 

 

 

Bê tông, gạch vỡ

 

 

 

 

 

 

Nhựa đường

 

 

 

 

 

 

Gỗ, giấy

 

 

 

 

 

 

Sắt, thép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kế hoạch quản lý chất thải rắn xây dựng

Chất thải rắn xây dựng

Khối lượng phát thải (tấn)

Tái sử dụng tại công trường (tấn)

Tái sử dụng tại công trường khác (tấn)

Tái chế tại cơ sở tái chế (tấn)

Xử lý cuối cùng (tấn)

Tỷ lệ tái sử dụng ((f g)/e*100) (%)

Tỷ lệ tái chế ((f g h)/e*100 (%)

Ghi chú

 

(e)

(f)

(g)

(h)

(i)

 

 

 

Đất

 

 

 

 

 

 

 

 

Bê tông cốt liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhựa đường và bê tông cốt liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

Bùn thải

 

 

 

 

 

 

 

 

Gỗ, giấy

 

 

 

 

 

 

 

 

Sắt, thép

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Các hồ sơ kèm theo (bản sao):

1. Giấy phép xây dựng (nếu có); 2. Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD; 3. Các văn bản khác (nếu có)

 

 

………….., ngày ……. tháng ……. năm ……..
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: Biểu mẫu này có thể bổ sung thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.

 

PHỤ LỤC II

MẪU THÔNG BÁO THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH NHÀ Ở
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2023/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

Kính gửi: ....…………….………………………

1. Thông tin về công trình

Tên chủ hộ:

Số GPXD (nếu có): Ngày cấp:

Địa chỉ công trình:

 

Loại công trình xây dựng:

1. Xây dựng mới

2. Cải tạo, sửa chữa

3. Phá dỡ, di dời

Thời gian thực hiện công trình:

/     / - /    /

Tên chủ thầu:

 

Đại diện:

Chức vụ (nếu có):

Số giấy phép kinh doanh/Số CMT:

 

Địa chỉ văn phòng:

 

Số điện thoại:

 

2. Chất thải rắn xây dựng phát sinh

Khối lượng chất thải rắn xây dựng ước tính

m3 (hoặc tấn)

3. Kế hoạch quản lý chất thải xây dựng

Thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng

Tên cá nhân, tổ chức thu gom, vận chuyển

 

Đại diện:

Chức vụ (nếu có):

Số giấy phép kinh doanh (hoặc tương đương)/số CMT (căn cước)

 

Địa chỉ:

 

Số điện thoại:

 

Tái chế/Xử lý chất thải rắn xây dựng

Tên cơ sở xử lý, tiếp nhận:

 

Đại diện:

Chức vụ:

Số giấy phép kinh doanh (hoặc tương đương):

 

Địa chỉ văn phòng:

 

Điện thoại:

 

4. Các hồ sơ kèm theo (bản sao):

1. Giấy phép xây dựng (nếu có); 2. Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD; 3. Các văn bản khác (nếu có)

 

 

………….., ngày ……. tháng ……. năm ……..
CHỦ HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: Biểu mẫu này có thể bổ sung thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.

 

PHỤ LỤC IIIA

MẪU ĐĂNG KÝ THÔNG TIN NĂNG LỰC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG (DÀNH CHO DOANH NGHIỆP)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2023/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Tên tổ chức
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………….

………….., ngày ……. tháng ……. năm 20…..

 

BẢNG THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG

Kính gửi: …………………..

1) Tên tổ chức (tên đăng ký pháp nhân):

2) Đại diện đơn vị:

3) Thông tin liên hệ:

- Trụ sở:

- Điện thoại:                                                      - Fax:

- Email:                                                             - Website (nếu có):

4) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô [3]:

5) Số lượng phương tiện, năng lực thực hiện

STT

Loại phương tiện

Số lượng

Ghi chú

1

Xe ô tô có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn

 

 

2

Xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 3,5 - 7 tấn

 

 

3

Xe ô tô có trọng tải thiết kế từ 7 - 10 tấn

 

 

4

Xe ô tô có trọng tải thiết kế trên 10 tấn

 

 

5

Các phương tiện khác (nếu có)

 

 

...

 

 

 

6) Các công trình tiêu biểu đã tham gia:

STT

Tên dự án/Chủ đầu tư/Địa điểm

Thời gian thực hiện

Khối lượng thực hiện

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

...

 

 

 

 

7) Những công trình đang thực hiện:

STT

Tên dự án/Chủ đầu tư/Địa điểm

Thời gian thực hiện

Khối lượng thực hiện

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

...

 

 

 

 

Tôi, đại diện Tên tổ chức, cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện Tổ chức
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú: Biểu mẫu này có thể bổ sung thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.

 

PHỤ LỤC IIIB

MẪU ĐĂNG KÝ THÔNG TIN NĂNG LỰC THỰC HIỆN DỊCH VỤ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG (DÀNH CHO HỘ KINH DOANH)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2023/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

BẢNG THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG

Kính gửi:..................

1) Tên đơn vị kinh doanh vận tải:

2) Họ và tên người đại diện hợp pháp:

3) Số CMTND (hoặc tương đương):       Ngày cấp:                     Nơi cấp:

4) Thông tin liên hệ:

- Địa chỉ liên hệ:

- Điện thoại:

- Email:

5) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

6) Loại phương tiện thực hiện:

- Loại xe:                      ; Dung tích thùng chứa, chuyên chở:... .(tấn/m3);

- Biển kiểm soát:

- Tên chủ sở hữu:

Tôi cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

………….., ngày ……. tháng ……. năm 20…..
Đại diện đơn vị kinh doanh vận tải
(Ký tên, đóng dấu (nếu có))

Ghi chú: Biểu mẫu này có thể bổ sung thông tin cho phù hợp với tình hình thực tế.

 

PHỤ LỤC IV

MẪU ĐĂNG KÝ THÔNG TIN NĂNG LỰC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN DỊCH VỤ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64 /2023/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Tên tổ chức
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………

………….., ngày ……. tháng ……. năm 20……..

 

BẢNG THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG

Kính gửi: ……………………….

1) Tên tổ chức (tên đăng ký pháp nhân):

2) Đại diện: Chức vụ:

3) Thông tin liên hệ:

- Trụ sở:

- Điện thoại:                                                      - Fax:

- Email:                                                             - Website (nếu có):

4) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc đăng ký doanh nghiệp):

5) Địa điểm cơ sở xử lý chất thải rắn xây dựng:

6) Quy mô, công nghệ xử lý chất thải rắn xây dựng:

6.1. Công nghệ nghiền, sàng, sản xuất cốt liệu:

- Quy mô: ....ha (m2);                 - Công suất: …… tấn/ngày (tấn/giờ);

6.2. Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng:

- Loại sản phẩm vật liệu xây dựng:

- Công suất sản phẩm:

- Quy mô cơ sở:...ha (m2);

- Công suất xử lý: ....tấn/ngày (tấn/giờ);

6.3. Chôn lấp:

- Quy mô bãi chôn lấp:.... (ha);               - Công suất tiếp nhận:....tấn/ngày (tấn/giờ);

6.4. Công nghệ khác (nếu có):

Tôi, đại diện Tên tổ chức, cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Người đại diện Tổ chức
(Ký tên, đóng dấu)

 

QUY ĐỊNH

VIỆC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH ĐỊA ĐIỂM ĐỔ CHẤT THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG; BÙN THẢI TỪ BỂ PHỐT, HẦM CẦU VÀ BÙN THẢI TỪ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Kèm theo Quyết định số 64/2023/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định một số nội dung về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng và quy hoạch địa điểm đổ chất thải từ hoạt động xây dựng; bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Những nội dung không được quy định trong văn bản này thì thực hiện theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng (sau đây viết tắt là CTRXD); bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. CTRXD là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ) của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

2. Hoạt động quản lý CTRXD là các hoạt động kiểm soát CTRXD trong suốt quá trình từ phát sinh, phân loại đến thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời, tái chế, xử lý hoặc tái sử dụng nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.

3. Chủ nguồn thải CTRXD là chủ đầu tư (bao gồm các hộ gia đình) hoặc nhà thầu chính thi công xây dựng công trình (được chủ đầu tư ủy quyền thông qua hợp đồng) có phát sinh CTRXD.

4. Chủ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD là các tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD.

5. Cơ sở xử lý CTRXD là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý CTRXD (bao gồm cả hoạt động tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp).

6. Điểm tập kết CTRXD là nơi chuyển giao CTRXD từ các loại phương tiện thu gom CTRXD tại nguồn thải, khu vực công cộng để chuyển CTRXD sang phương tiện cơ giới có tải trọng lớn.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý

1. Quản lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước phải tuân thủ các nguyên tắc chung về quản lý CTRXD có liên quan quy định tại Điều 64, Điều 81, Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

2. Khi thiết kế công trình phải có giải pháp thiết kế và công nghệ, lựa chọn sử dụng vật liệu hợp lý nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải phát sinh.

3. Vị trí, quy mô các điểm tập kết, địa điểm đổ và cơ sở xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và quy định về bảo vệ môi trường.

4. Khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước.

5. Dự án đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước được hưởng ưu đãi theo các quy định về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, sản xuất vật liệu xây dựng và các ưu đãi khác theo quy định hiện hành.

6. Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát việc thực hiện các quy định quản lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn.

Điều 4. Hành vi bị nghiêm cấm

1. Thải bỏ CTRXD không đúng nơi quy định, làm mất cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường.

2. Xả thải bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước chưa qua xử lý ra môi trường xung quanh.

3. Cản trở việc kiểm tra, thanh tra hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước.

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây phiền hà, sách nhiễu các tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước.

5. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Quy hoạch địa điểm tập kết, đổ chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước

1. Địa điểm tập kết CTRXD được xác định tại các quy hoạch chi tiết khu đô thị, khu dân cư và quy hoạch nông thôn mới của UBND huyện và thành phố.

2. Địa điểm đổ CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước được xác định tại Quyết định số 194/QĐ-UBND ngày 25/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025 hoặc khi có Quy hoạch khác thay thế Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025.

Điều 6. Phân loại chất thải rắn xây dựng

1. CTRXD phải được phân loại ngay tại nơi phát sinh thành các loại sau đây:

a) Chất thải rắn có khả năng tái chế được;

b) Chất thải rắn có thể được tái sử dụng ngay trên công trường hoặc tái sử dụng ở các công trường xây dựng khác;

c) Chất thải không tái chế, tái sử dụng được và phải đem đi chôn lấp;

d) Chất thải nguy hại được phân loại riêng và quản lý theo quy định tại các Điều 83, 84, 85 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại.

2. CTRXD sau khi phân loại không được để lẫn với các chất thải khác và phải được lưu giữ riêng theo quy định.

3. Trong trường hợp CTRXD thông thường có lẫn với chất thải nguy hại thì phải thực hiện việc phân tách phần chất thải nguy hại. Nếu không thể tách được thì toàn bộ hỗn hợp phải được quản lý như chất thải nguy hại.

Điều 7. Lưu giữ chất thải rắn xây dựng

1. Khi tiến hành thi công xây dựng công trình, chủ nguồn thải phải bố trí thiết bị hoặc khu vực lưu giữ CTRXD trong khuôn viên công trường hoặc tại địa điểm theo quy định của chính quyền địa phương.

2. Địa điểm lưu giữ CTRXD phải bố trí ở nơi tránh bị ngập nước, hoặc nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh khu vực lưu giữ.

3. Thiết bị, khu vực lưu giữ CTRXD phải đảm bảo không gây cản trở giao thông của khu vực và đảm bảo mỹ quan đô thị; phải ghi hoặc dán nhãn thông tin về loại CTRXD.

4. Thời gian lưu giữ CTRXD phù hợp theo đặc tính của loại chất thải và quy mô, khả năng lưu chứa của thiết bị, địa điểm lưu giữ.

5. Các loại CTRXD có thể tái chế, tái sử dụng được phân loại phải lưu chứa trong các thiết bị hoặc khu vực lưu giữ riêng.

Điều 8. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng

1. CTRXD phải được thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết và cơ sở xử lý được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cơ sở tái chế, công trình khác để tái chế, tái sử dụng;

2. Việc vận chuyển phải theo thời gian và lộ trình về tuyến đường, an toàn giao thông và tuân thủ các quy định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông tại địa phương;

3. Các phương tiện vận chuyển CTRXD phải là phương tiện bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành theo quy định;

4. Trong quá trình vận chuyển, phương tiện vận chuyển phải đảm bảo không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi, ô nhiễm môi trường;

5. Trong trường hợp chủ nguồn thải tự vận chuyển CTRXD thì phải tuân thủ các quy định tại Điều này.

Điều 9. Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn xây dựng

1. CTRXD được tái sử dụng phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

2. Đối với các công trình xây dựng được quy định tại Khoản 1 Điều 13 Quy định này, khuyến khích thực hiện các giải pháp liên quan đến tái sử dụng, tái chế CTRXD ngay tại công trường trong kế hoạch quản lý CTRXD.

3. CTRXD có khả năng tái chế, tái sử dụng được thu gom, vận chuyển đến các cơ sở xử lý CTRXD để tái chế, tái sử dụng.

4. Các loại CTRXD được tái chế, tái sử dụng theo các mục đích sau:

a) CTRXD dạng bê tông và gạch vụn chủ yếu được tái chế thành cốt liệu thô, có thể sử dụng làm vật liệu sản xuất gạch, tấm tường, gạch lát nền, các sản phẩm vật liệu xây dựng khác hoặc san nền;

b) Đối với CTRXD như gỗ, giấy chủ yếu được tái chế làm nguyên liệu cho sản xuất giấy, gỗ và nhiên liệu đốt;

c) Đối với CTRXD là vật liệu hỗn hợp nhựa đường, có thể tái chế thành vật liệu bê tông nhựa (dạng cốt liệu);

d) Đối với phế liệu là thép và các vật liệu kim loại khác, có thể trực tiếp tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu cho ngành luyện kim;

đ) Các loại CTRXD khác, tùy theo tính chất và đặc điểm (thành phần), được tái sử dụng, tái chế theo mục đích sử dụng phù hợp;

e) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào cọc móng được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp.

Điều 10. Xử lý chất thải rắn xây dựng

1. Cơ sở xử lý CTRXD phải được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Khuyến khích việc xử lý CTRXD tại nơi phát sinh với quy trình, công nghệ phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về an toàn, môi trường.

3. Công nghệ xử lý chất thải rắn xây dựng:

a) Nghiền, sàng;

b) Sản xuất vật liệu xây dựng;

c) Chôn lấp;

d) Các công nghệ khác.

4. Công nghệ xử lý CTRXD phải phù hợp với quy mô, công suất và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và hiệu quả kinh tế xã hội.

5. Việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTRXD phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 11. Bùn thải từ hệ thống thoát nước

1. Bùn thải được thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến cơ sở xử lý được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc công trình khác để tái sử dụng;

2. Trường hợp bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định tại các Điều 83, 84, 85 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại.

3. Nội dung quản lý bùn thải từ hệ thống thoát nước được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 03/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải.

Điều 12. Bùn thải từ bể phốt, hầm cầu

1. Bùn thải từ bể phốt, hầm cầu các hộ gia đình, cơ quan hành chính, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải được hút định kỳ.

2. Việc thông hút, vận chuyển bùn thải từ bể phốt, hầm cầu phải bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

3. Bùn thải từ bể phốt, hầm cầu phải được thu gom, vận chuyển đến cơ sở xử lý được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc các địa điểm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép để xử lý.

4. Chi phí thông hút, vận chuyển và xử lý bùn thải từ bể phốt, hầm cầu do các chủ hộ gia đình, cơ quan hành chính và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ chi trả theo hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ.

5. Bùn thải từ bể phốt, hầm cầu được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các Điều 81, 82 của Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Điều 13. Trách nhiệm của chủ nguồn thải

1. Đối với công trình xây dựng (không bao gồm nhà ở), chủ nguồn thải có trách nhiệm sau đây:

a) Lập kế hoạch quản lý CTRXD theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này, trình chủ đầu tư chấp thuận (nếu là nhà thầu chính) trước khi triển khai thi công xây dựng; hướng dẫn các nhà thầu phụ (nếu có) thực hiện quản lý CTRXD theo kế hoạch quản lý CTRXD;

b) Thực hiện việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRXD phát sinh trên công trường xây dựng theo kế hoạch quản lý CTRXD, bùn thải;

c) Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về xây dựng để hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý CTRXD trong công trình xây dựng. Ghi chép nhật ký, lưu giữ chứng từ ghi khối lượng, thành phần CTRXD được thu gom, vận chuyển đến cơ sở xử lý;

d) Ký hợp đồng với chủ thu gom, vận chuyển và chủ xử lý CTRXD để vận chuyển, xử lý CTRXD hoặc tự xử lý CTRXD tại nơi phát sinh tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải;

đ) Báo cáo kết quả thực hiện quản lý CTRXD với chủ đầu tư (nếu là nhà thầu chính);

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Đối với công trình nhà ở, chủ nguồn thải là chủ đầu tư và thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Quy định này.

Điều 14. Trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển

1. Có đủ thiết bị, phương tiện thực hiện thu gom, vận chuyển CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 8 Quy định này và các quy định khác có liên quan.

2. Thu gom, vận chuyển CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước đến cơ sở xử lý đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định hoặc công trình khác để tái sử dụng. Chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra trong quá trình thu gom, vận chuyển.

3. Xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước để làm cơ sở ký hợp đồng thu gom, vận chuyển.

4. Có sổ theo dõi quản lý việc thu gom, vận chuyển CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước nội dung gồm:

a) Thông tin chung về chủ nguồn thải;

b) Số chuyến xe thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển trong ngày/tháng của từng chủ nguồn thải;

c) Khối lượng, loại CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước được thu gom, vận chuyển;

d) Địa điểm tiếp nhận xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước (cơ sở xử lý; các cơ sở tái chế, tái sử dụng);

đ) Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển;

e) Các thông tin khác nếu cần thiết.

5. Cung cấp thông tin về năng lực cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo mẫu tại Phụ lục IIIA, IIIB ban hành kèm theo Quyết định này để công bố, công khai theo quy định.

6. Lập các báo cáo sau:

a) Báo cáo công tác thu gom, vận chuyển CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước định kỳ hàng năm và gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quản lý;

b) Báo cáo đột xuất về tình hình thu gom, vận chuyển CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Trách nhiệm của chủ xử lý

1. Đầu tư xây dựng, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện và bố trí nhân lực đáp ứng năng lực tiếp nhận CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Tiếp nhận và xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước từ các chủ thu gom, vận chuyển trên cơ sở hợp đồng ký kết với chủ nguồn thải và có phiếu ghi khối lượng, thành phần CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước được vận chuyển đến hàng ngày có xác nhận của hai bên.

3. Có sổ theo dõi hoạt động xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước nội dung gồm:

a) Thông tin chung của các chủ thu gom, vận chuyển CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước;

b) Khối lượng/dung tích/số chuyển xe chở CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước được tiếp nhận của từng chủ thu gom, vận chuyển CTRXD bùn thải; loại CTRXD, bùn thải tiếp nhận;

c) Công nghệ, biện pháp xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước;

d) Nhật ký vận hành các hạng mục công trình, thiết bị trong dây chuyền công nghệ xử lý (nếu có);

đ) Các thông tin khác nếu cần thiết.

4. Xây dựng phương án giá dịch vụ xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước làm cơ sở ký kết hợp đồng dịch vụ xử lý:

a) Đối với cơ sở xử lý được đầu tư từ ngân sách nhà nước, trình Sở Tài chính để tổ chức thẩm định;

b) Đối với cơ sở xử lý được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, chủ đầu tư phê duyệt phương án giá và gửi thông báo giá đến Sở Tài chính và Sở Xây dựng để theo dõi, quản lý.

5. Thực hiện đúng quy trình quản lý vận hành cơ sở xử lý; có các biện pháp an toàn lao động trong vận hành và bảo đảm sức khỏe cho người lao động.

6. Cung cấp thông tin về năng lực cho Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để công bố trên website. Mẫu cung cấp thông tin về năng lực thực hiện theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định này.

7. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Khi phát hiện sự cố môi trường, phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chủ đầu tư, chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra ô nhiễm hoặc sự cố môi trường để phối hợp xử lý.

8. Lập các báo cáo sau:

a) Báo cáo công tác xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước định kỳ hàng năm và gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố;

b) Báo cáo đột xuất về tình hình xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

9. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Trách nhiệm của chủ đầu tư công trình xây dựng

1. Chủ đầu tư các công trình xây dựng (trừ các công trình quy định tại Khoản 2 Điều này) có trách nhiệm:

a) Phê duyệt và gửi thông báo kế hoạch quản lý CTRXD theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này, đến Sở Xây dựng (hoặc cơ quan cấp phép xây dựng theo phân cấp về quản lý công trình) và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tối thiểu 07 (bảy) ngày trước ngày khởi công thi công xây dựng công trình. Báo cáo kết quả thực hiện quản lý CTRXD sau khi công trình hoàn thành;

b) Tổ chức kiểm tra, giám sát kế hoạch thực hiện quản lý CTRXD đảm bảo môi trường xây dựng theo quy định;

c) Đảm bảo chi phí cho việc phân loại, lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD theo quy định;

d) Các nghĩa vụ khác theo quy định.

2. Chủ đầu tư các công trình nhà ở có trách nhiệm:

a) Lập và gửi thông báo thực hiện quản lý CTRXD theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này đến cơ quan cấp phép xây dựng (nếu công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng) và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tối thiểu 07 (bảy) ngày trước khi khởi công xây dựng công trình;

b) Chịu trách nhiệm về việc quản lý CTRXD tại công trình theo các quy định tại Quy định này và các quy định hiện hành khác có liên quan;

c) Trường hợp các hộ gia đình tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển CTRXD khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải thực hiện quản lý chất thải xây dựng theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch và các nguồn nước mặt.

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

1. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc những công trình của tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện Quy định này theo phân cấp quản lý cấp phép xây dựng.

2. Phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý CTRXD, bùn thải trên địa bàn tỉnh.

3. Phối hợp với các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trong việc xây dựng và thẩm định định mức của phương án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh trước khi trình Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

4. Tổng hợp, báo cáo hằng năm và đột xuất về tình hình hoạt động quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước tại đô thị, khu dân cư, khu du lịch về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 18. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn kế hoạch đầu tư công để thực hiện đầu tư dự án xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 19. Trách nhiệm của Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan hướng dẫn, tổ chức thẩm định phương án giá dịch vụ xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh.

Điều 20. Trách nhiệm Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động xây dựng theo phân cấp.

2. Quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức khi xây dựng các dự án cơ sở xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước dựa trên nhu cầu thực tế và yêu cầu phát triển từng giai đoạn theo quy hoạch đã được phê duyệt.

3. Căn cứ các đồ án quy hoạch xây dựng có liên quan đã được phê duyệt, cập nhật Phương án sử dụng đất của Quy hoạch tỉnh và Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

4. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước theo quy định pháp luật.

Điều 21. Trách nhiệm của Công an tỉnh

1. Phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật trong quản lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước theo quy định pháp luật.

2. Kiểm tra, giám sát phương tiện vận chuyển CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước đảm bảo đúng tải trọng theo quy định.

Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Chịu trách nhiệm quản lý chấp hành theo Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường trên địa bàn, thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quản lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn quản lý. Trường hợp vượt thẩm quyền gửi hồ sơ vi phạm về Ủy ban nhân dân tỉnh để xử lý theo quy định.

2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc những công trình của tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện Quy định này theo phân cấp quản lý cấp phép xây dựng.

3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước.

4. Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện thực hiện việc phân loại, xả thải CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước theo đúng quy định.

5. Rà soát, xác định địa điểm vị trí tập kết CTRXD trên địa bàn quản lý, cập nhật các vị trí này vào các đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết của địa phương đảm bảo phù hợp với các đồ án quy hoạch tỉnh, quy hoạch phân khu được duyệt.

6. Thông báo công khai vị trí tập kết CTRXD; địa chỉ và số điện thoại các đơn vị thu gom và xử lý CTRXD trên trang thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh của xã để các tổ chức, cá nhân biết thực hiện đúng quy định.

7. Giám sát quá trình thu gom, vận chuyển CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn quản lý. Trong trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về quản lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật hoặc xử lý theo thẩm quyền;

8. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra công tác tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường của các công trình xây dựng và cơ sở xử lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn quản lý;

9. Lập danh sách các công trình xây dựng (bao gồm công trình nhà ở phải có giấy phép xây dựng) sẽ phá dỡ, xây dựng trên địa bàn và thông báo công khai để các tổ chức, cá nhân liên quan biết và phối hợp trong công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRXD.

10. Báo cáo công tác quản lý CTRXD, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12) và gửi báo cáo về Sở Xây dựng trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, tổ chức thực hiện Quy định này; theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.

2. Các Sở, Ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có chức năng, nhiệm vụ liên quan thực hiện Quy định này.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời bằng văn bản gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.